KINH HOA NGHIÊM
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
Hán dịch: Sa Môn Thật Xoa Nan Đà
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định
TẬP 5
KINH HOA NGHIÊM
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG
PHẬT
QUYỂN BỐN MƯƠI CHÍN
PHẨM HẠNH PHỔ HIỀN
THỨ BA MƯƠI SÁU
Bấy giờ, đại Bồ
Tát Phổ Hiền lại bảo đại chúng các đại Bồ Tát rằng : Phật tử ! Như ở trước đã
nói, đó chỉ là tuỳ căn cơ của chúng sinh, mà lược nói ít phần cảnh giới của Như
Lai.
Tại sao ? Chư Phật
Thế Tôn vì các chúng sinh không có trí huệ làm ác, tính toán cái ta và của ta,
chấp trước vào thân, điên đảo ngu si, tà kiến phân biệt, với các ràng buộc luôn
cùng tương ưng, theo dòng sinh tử, xa đạo Như Lai, nên Phật xuất hiện ra đời.
Phật tử ! Tôi chẳng
thấy một pháp nào, lỗi lầm lớn bằng các Bồ Tát đối với Bồ Tát khác, khởi tâm
sân hận.
Tại sao ? Phật tử
! Vì nếu các Bồ Tát khởi tâm sân hận với Bồ Tát khác, tức thành tựu trăm vạn cửa
chướng ngại.
Những gì là trăm
vạn chướng. Đó là : Chướng chẳng thấy bồ đề. Chướng chẳng nghe chánh pháp. Chướng
sinh về thế giới bất tịnh. Chướng sinh vào các đường ác. Chướng sinh vào nơi
các nạn. Chướng nhiều các bệnh tật. Chướng nhiều người phỉ báng. Chướng sinh
vào cõi ngu độn. Chướng hoại mất chánh niệm. Chướng thiếu trí huệ.
Chướng mắt, chướng
tai, chướng mũi, chướng lưỡi, chướng thân, chướng ý. Chướng ác tri thức. Chướng
bạn ác đảng. Chướng thích tu tiểu thừa. Chướng thích gần kẻ phàm ngu.
Chướng chẳng tin
ưa người đại oai đức. Chướng thích cùng ở với người lìa chánh kiến. Chướng sinh
vào nhà ngoại đạo. Chướng trụ cảnh giới ma. Chướng lìa khỏi chánh giáo của Phật.
Chướng chẳng thấy bạn lành. Chướng khó trồng căn lành. Chướng tăng pháp bất thiện.
Chướng được nơi hạ liệt. Chướng sinh nơi biên địa.
Chướng sinh vào
nhà kẻ ác. Chướng sinh trong ác thần. Chướng sinh trong : Rồng ác, Dạ
Xoa ác, Càn Thát Bà ác, A Tu La ác, Ca Lâu La ác, Khẩn Na La ác, Ma Hầu La Già
ác, La Sát ác.
Chướng chẳng thích Phật pháp. Chướng tập pháp nhi đồng ngu
muội. Chướng ưa chấp tiểu thừa. Chướng chẳng ưa đại thừa. Chướng tánh nhiều sợ
hãi. Chướng tâm thường ưu sầu. Chướng ái chấp sinh tử. Chướng chẳng chuyên Phật
pháp. Chướng chẳng vui thấy nghe thần thông tự tại của Phật. Chướng chẳng đắc
được các căn Bồ Tát.
Chướng chẳng tu hành tịnh hạnh Bồ Tát. Chướng thối khiếp
thâm tâm Bồ Tát. Chướng chẳng sinh đại nguyện Bồ Tát. Chướng tâm chẳng phát nhất
thiết trí. Chướng giải đãi đối với hạnh Bồ Tát. Chướng không thể tịnh trị các
nghiệp. Chướng không thể nhiếp lấy phước lớn. Chướng trí lực không thể sáng lợi.
Chướng dứt nơi trí huệ rộng lớn. Chướng chẳng hộ trì các hạnh Bồ Tát.
Chướng thích phỉ báng lời nói của bậc nhất thiết trí. Chướng
xa lìa chư Phật bồ đề. Chướng thích ở các cảnh giới ma. Chướng chẳng chuyên tu
cảnh giới Phật. Chướng chẳng quyết định phát hoằng thệ nguyện của Bồ Tát. Chướng
chẳng thích ở chung với Bồ Tát. Chướng chẳng cầu căn lành của Bồ Tát. Chướng
tánh nhiều kiến hoặc. Chướng tâm thường ngu tối. Chướng không thể thực hành bố
thí bình đẳng của Bồ Tát, vì tham sân không bỏ được.
Vì không giữ giới của Như Lai, nên chướng khởi phá giới. Vì
không thể vào môn kham nhẫn, nên chướng khởi ngu si não hại sân hận. Vì không
thể thực hành đại tinh tấn của Bồ Tát, nên chướng khởi sự giải đãi cấu bẩn. Vì
không thể đắc được các tam muội, nên chướng khởi tán loạn. Vì không tu trị Bát
Nhã Ba La Mật, nên chướng khởi ác huệ. Chướng ở trong xứ phi xứ, không thiện xảo.
Chướng đối với độ chúng sinh, không phương tiện. Chướng ở trong trí huệ Bồ Tát,
không thể quán sát. Chướng ở trong pháp xuất ly của Bồ Tát, không thể biết rõ.
Chướng vì không thành tựu mười thứ mắt rộng lớn của Bồ Tát,
nên mắt như sinh ra đã mù. Chướng vì tai không nghe pháp vô ngại, nên miệng như
câm. Chướng vì chẳng đủ tướng tốt, nên căn mũi phá hoại. Chướng vì không thể biện
rõ lời lẽ chúng sinh, nên thành tựu căn lưỡi. Chướng vì khinh tiện chúng sinh,
nên thành tựu căn thân. Chướng vì tâm nhiều cuồng loạn, nên thành tựu ý căn.
Chướng chẳng giữ ba thứ luật nghi, nên thành tựu thân nghiệp. Chướng vì luôn khởi
bốn thứ lỗi lầm, nên thành tựu lời nghiệp. Chướng vì sinh nhiều tham sân tà kiến,
nên thành tựu ý nghiệp. Chướng tặc tâm cầu pháp.
Chướng đoạn tuyệt cảnh giới Bồ Tát. Chướng ở trong pháp Bồ
Tát dũng mãnh, sinh tâm thối khiếp. Chướng ở trong đạo xuất ly của Bồ Tát, sinh
tâm lười biếng. Chướng ở trong môn trí huệ quang minh của Bồ Tát, sinh tâm ngừng
nghỉ. Chướng ở trong niệm lực Bồ Tát, sinh tâm hạ liệt nhu nhược. Chướng ở
trong giáo pháp Như Lai, không thể trụ giữ. Chướng nơi đạo lìa sinh của Bồ Tát,
không thể gần gũi. Chướng nơi đạo không thất hoại của Bồ Tát, không thể tu tập.
Chướng tuỳ thuận nhị thừa chánh vị. Chướng xa lìa giống tánh chư Phật Bồ Tát ba
đời.
Phật tử! Nếu Bồ Tát đối với các Bồ Tát khởi một tâm sân, thì
sẽ thành tựu trăm vạn cửa chướng như vậy. Tại sao? Phật tử! Vì ta không thấy có
một pháp nào, lỗi ác lớn bằng các Bồ Tát đối với Bồ Tát khác khởi tâm sân.
Cho nên các đại Bồ Tát muốn mau viên mãn các hạnh Bồ Tát,
thì phải siêng tu mười pháp. Những gì là mười? Đó là:
Tâm chẳng xả bỏ tất cả chúng sinh. Đối với các Bồ Tát sinh
tưởng Như Lai. Vĩnh viễn không phỉ báng tất cả Phật pháp. Biết các cõi nước
không cùng tận. Đối với hạnh Bồ Tát, sinh tâm tin ưa thâm sâu. Chẳng xả bỏ tâm
bồ đề bình đẳng hư không pháp giới. Quán sát bồ đề, vào lực của Như Lai. Tinh cần
tu tập biện tài vô ngại, giáo hoá chúng sinh không có mỏi nhàm. Trụ tất cả thế
giới, tâm không chấp trước. Đó là mười.
Phật tử! Đại Bồ Tát an trụ mười pháp này rồi, liền được đầy
đủ mười thứ thanh tịnh. Những gì là mười? Đó là:
Thông đạt pháp thâm sâu thanh tịnh. Gần gũi thiện tri thức
thanh tịnh. Hộ trì các Phật pháp thanh tịnh. Thấu đạt cõi hư không thanh tịnh.
Vào sâu pháp giới thanh tịnh. Quán sát vô biên tâm thanh tịnh. Với tất cả Bồ
Tát đồng thiện căn thanh tịnh. Chẳng chấp các kiếp thanh tịnh. Quán sát ba đời
thanh tịnh. Tu hành tất cả các Phật pháp thanh tịnh. Đó là mười.
Phật tử! Đại Bồ Tát trụ mười pháp này rồi, liền được đầy đủ
mười thứ trí rộng lớn. Những gì là mười? Đó là:
Trí biết tất cả tâm hạnh của chúng sinh. Trí biết tất cả
nghiệp báo của chúng sinh. Trí biết tất cả Phật pháp. Trí biết tất cả Phật pháp
lý thú sâu dày. Trí biết tất cả môn Đà la ni. Trí biết tất cả văn tự biện tài.
Trí biết tất cả lời lẽ âm thanh từ biện thiện xảo của chúng sinh. Trí khắp hiện
thân mình trong tất cả thế giới. Trí khắp hiện hình bóng trong tất cả pháp hội.
Trí đủ nhất thiết trí trong tất cả chỗ thọ sinh. Đó là mười.
Phật tử ! Đại Bồ Tát trụ mười trí này rồi, liền được mười thứ
vào khắp. Những gì là mười ? Đó là :
Tất cả thế giới vào trong một lỗ chân lông, một lỗ chân lông
vào trong tất cả thế giới.
Tất cả thân chúng sinh vào một thân, một thân vào tất cả
thân chúng sinh.
Bất khả thuyết kiếp vào một niệm, một niệm vào bất khả thuyết
kiếp.
Tất cả Phật pháp vào một pháp, một pháp vào tất cả Phật
pháp.
Bất khả thuyết nơi vào một nơi, một nơi vào bất khả thuyết
nơi.
Bất khả thuyết căn vào một căn, một căn vào bất khả thuyết
căn.
Tất cả căn vào chẳng phải căn, chẳng phải căn vào tất cả
căn.
Tất cả tưởng vào một tưởng, một tưởng vào tất cả tưởng.
Tất cả lời nói vào một lời nói, một lời nói vào tất cả lời
nói.
Tất cả ba đời vào một đời, một đời vào tất cả ba đời. Đó là mười.
Phật tử ! Đại Bồ
Tát quán sát như vậy rồi, liền trụ vào mười thứ tâm thù thắng vi diệu. Những gì
là mười ? Đó là :
Tâm thù thắng vi
diệu, trụ vào ngôn ngữ chẳng phải ngôn ngữ của tất cả thế giới.
Tâm thù thắng vi
diệu, trụ vào tưởng niệm không chỗ y chỉ của tất cả chúng sinh.
Tâm thù thắng vi
diệu, trụ vào cõi hư không rốt ráo.
Tâm thù thắng vi
diệu, trụ vào vô biên pháp giới.
Tâm thù thắng vi
diệu, trụ vào tất cả Phật pháp sâu dày.
Tâm thù thắng vi
diệu, trụ vào pháp thâm sâu không khác biệt.
Tâm thù thắng vi
diệu, trụ vào trừ diệt tất cả nghi hoặc.
Tâm thù thắng vi
diệu, trụ vào tất cả đời bình đẳng không khác biệt.
Tâm thù thắng vi
diệu, trụ vào chư Phật ba đời bình đẳng.
Tâm thù thắng vi
diệu, trụ vào lực vô lượng của tất cả chư Phật. Đó là mười.
Phật tử ! Đại Bồ
Tát trụ vào mười thứ tâm thù thắng vi diệu đó rồi, liền đắc được mười thứ trí
thiện xảo Phật pháp. Những gì là mười ? Đó là :
Trí thiện xảo thấu
đạt Phật pháp thâm sâu. Trí thiện xảo sinh ra Phật pháp rộng lớn. Trí thiện xảo
tuyên nói đủ thứ Phật pháp. Trí thiện xảo chứng nhập Phật pháp bình đẳng. Trí
thiện xảo thấu rõ Phật pháp khác biệt. Trí thiện xảo ngộ hiểu Phật pháp không
khác biệt. Trí thiện xảo vào sâu Phật pháp trang nghiêm. Trí thiện xảo một
phương tiện vào Phật pháp. Trí thiện xảo vô lượng phương tiện vào Phật pháp.
Trí thiện xảo biết vô biên Phật pháp không khác biệt. Trí thiện xảo dùng tự tâm
tự lực đối với tất cả Phật pháp không thối chuyển. Đó là mười.
Phật tử ! Đại Bồ
Tát nghe pháp này rồi, đều nên phát tâm cung kính thọ trì. Tại sao ? Vì đại Bồ
Tát trì pháp này, ít làm công lực, mau đắc được A nậu đa la tam miệu tam bồ đề,
đều được đầy đủ tất cả Phật pháp, đều đồng với pháp của chư Phật ba đời.
Bấy giờ, do thần lực
của Phật, vì pháp như vậy, nên mười phương đều có các thế giới nhiều như số hạt
bụi bất khả thuyết trăm ngàn ức Na do tha cõi Phật, đều sáu thứ chấn động. Mưa
xuống tất cả mây hoa, mây hương, mây bột hương, y lọng, tràng phan, báu ma ni,
cùng với mây tất cả đồ trang nghiêm. Mưa xuống mây các kỹ nhạc. Mưa xuống mây
các Bồ Tát. Mưa xuống mây bất khả thuyết sắc tướng Như Lai. Mưa xuống mây bất
khả thuyết tán thán Như Lai lành thay. Mưa xuống mây âm thanh Như Lai đầy khắp
tất cả pháp giới. Mưa xuống mây bất khả thuyết thế giới trang nghiêm. Mưa xuống
mây bất khả thuyết tăng trưởng bồ đề. Mưa xuống mây bất khả thuyết quang minh
chiếu sáng. Mưa xuống mây bất khả thuyết thần lực thuyết pháp, thảy đều hơn ở
các cõi trời.
Như trong cung điện
Bồ đề tràng dưới cội bồ đề bốn thiên hạ thế giới này, đều thấy đức Như Lai
thành Đẳng Chánh Giác, diễn nói pháp này. Trong mười phương tất cả các thế giới,
cũng lại như thế.
Bấy giờ, do thần
lực của Phật, vì pháp như vậy, nên mười phương đều vượt ngoài số thế giới, nhiều
như số hạt bụi mười bất khả thuyết cõi Phật, có các đại Bồ Tát, nhiều như số hạt
bụi mười cõi Phật đi đến cõi này, đầy khắp mười phương, đều nói như vầy : Lành
thay ! Lành thay ! Phật tử ! Có thể nói đây là pháp thệ nguyện thọ ký rộng lớn
thâm sâu nhất của chư Phật Như Lai.
Phật tử ! Chúng
tôi tất cả đều đồng danh hiệu là Phổ Hiền, đều từ thế giới Phổ Thắng, chỗ Đức
Như Lai Phổ Tràng Tự Tại, đi đến cõi nầy. Do đều nhờ thần lực của Phật, mà
trong tất cả mọi nơi, đều diễn nói pháp này, như chúng hội nầy, lời nói đều như
vậy, tất cả đều bình đẳng không có thêm bớt. Chúng tôi đều nương oai thần lực của
Phật, đến đạo tràng nầy, để vì Ngài làm chứng.
Như đạo tràng nầy,
các Bồ Tát chúng tôi nhiều như số hạt bụi mười cõi Phật, đến làm chứng. Trong
mười phương tất cả thế giới, cũng đều như thế.
Bấy giờ, đại Bồ
Tát Phổ Hiền nhờ thần lực của Phật, và sức căn lành của mình, quán sát mười
phương khắp pháp giới. Muốn khai thị hạnh Bồ Tát. Muốn tuyên nói cảnh bồ đề của
Như Lai. Muốn nói cảnh giới đại nguyện. Muốn nói kiếp số của tất cả Như Lai. Muốn
nói chư Phật tuỳ thời xuất hiện. Muốn nói Như Lai tuỳ căn thành thục của chúng
sinh mà xuất hiện, khiến cho họ cúng dường. Muốn biết rõ Như Lai ra đời, công
không luống qua. Muốn biết rõ sự gieo trồng căn lành, sẽ được quả báo. Muốn biết
rõ đại oai đức của Bồ Tát, vì tất cả chúng sinh hiện hình thuyết pháp, khiến
cho họ khai ngộ, mà nói kệ rằng :
Các vị nên hoan hỉ
Xả lìa hết các cái
Một lòng cung kính nghe
Các hạnh nguyện Bồ Tát.
Thuở xưa các Bồ Tát
Tối
thắng Nhân sư tử
Như các Ngài tu hành
Tôi sẽ lần lượt nói.
Cũng nói các kiếp số
Thế giới và các nghiệp
Cùng với đấng Vô Đẳng
Xuất hiện ra nơi đời.
Như vậy Phật quá khứ
Đại nguyện hiện ra đời
Vì chúng sinh diệt trừ
Các khổ não ra sao !
Tất cả Luận sư tử
Tiếp tục tu viên mãn
Được pháp Phật bình đẳng
Tất cả cảnh giới trí.
Thấy được đời quá khứ
Tất cả Nhân sư tử
Phóng lưới đại quang minh
Chiếu khắp mười phương cõi.
Suy gẫm phát nguyện nầy:
Tôi sẽ làm đèn sáng
Đầy đủ Phật công đức
Mười lực nhất thiết trí.
Tất cả các chúng sinh
Tham sân si thiêu đốt
Tôi sẽ cứu thoát họ
Khiến diệt khổ đường ác.
Phát thệ nguyện như vậy
Kiên cố không thối chuyển
Tu đủ hạnh Bồ Tát
Được mười lực vô ngại.
Thệ nguyện như vậy rồi
Tu hành không thối khiếp
Việc làm đều không hư
Nói tên Luận sư tử.
Ở trong một Hiền kiếp
Ngàn Phật hiện ra đời
Hết thảy Phổ Nhãn đó
Tôi sẽ lần lượt nói.
Như trong một Hiền kiếp
Vô lượng kiếp cũng vậy
Phật hạnh vị lai đó
Tôi sẽ phân biệt nói.
Như một loại cõi Phật
Vô lượng cõi cũng thế
Đấng Thập Lực vị lai
Nay tôi nói các hạnh.
Phật lần lượt ra đời
Tuỳ nguyện tuỳ danh hiệu
Tuỳ theo được thọ ký
Tuỳ theo sự thọ mạng.
Tuỳ sự tu chánh
pháp
Chuyên cầu đạo vô
ngại
Tuỳ giáo hoá
chúng sinh
Chánh pháp trụ thế
gian.
Tuỳ sự tịnh cõi
Phật
Chúng sinh và
pháp luân
Diễn nói thời phi
thời
Thứ tự tịnh quần
sinh.
Tuỳ theo nghiệp
chúng sinh
Thực hành và tin
hiểu
Thượng trung hạ
khác nhau
Hoá họ khiến tu tập.
Nhập vào trí như
vậy
Tu hành hạnh tối
thắng
Thường làm nghiệp
Phổ Hiền
Rộng độ các chúng
sinh.
Thân nghiệp không
chướng ngại
Lời nghiệp đều
thanh tịnh
Ý hành cũng như
thế
Ba đời đều như vậy.
Bồ Tát hành như
thế
Rốt ráo đạo Phổ
Hiền
Sinh ra tịnh trí
nhựt
Chiếu khắp nơi
pháp giới.
Các kiếp đời vị
lai
Cõi nước bất khả
thuyết
Một niệm đều biết
rõ
Nơi đó không phân
biệt.
Hành giả nhập vào
được
Bậc tối thắng như
vậy
Các pháp Bồ Tát nầy
Tôi sẽ nói ít phần.
Trí huệ không bờ
mé
Thông đạt cảnh giới
Phật
Tất cả đều khéo
vào
Tu hành không thối
chuyển.
Đầy đủ huệ Phổ Hiền
Thành mãn nguyện
Phổ Hiền
Vào nơi trí vô đẳng
Tôi sẽ nói hạnh
đó.
Ở trong một hạt bụi
Đều thấy các thế
giới
Chúng sinh nếu
nghe được
Tâm mê loạn phát
cuồng.
Như nơi một hạt bụi
Tất cả bụi cũng
thế
Thế giới đều vào
trong
Như vậy không
nghĩ bàn.
Trong mỗi hạt bụi
có
Pháp mười phương
ba đời
Các cõi đều vô lượng
Đều phân biệt biết
được.
Trong mỗi hạt bụi
có
Vô lượng loại cõi
Phật
Đủ thứ đều vô lượng
Chẳng gì mà không
biết.
Hết thảy trong
pháp giới
Đủ thứ các tướng
lạ
Cõi loài đều khác
nhau
Đều phân biệt biết
được.
Vào sâu trí vi tế
Phân biệt các thế
giới
Tất cả kiếp thành
hoại
Đều thấu rõ nói
được.
Biết các kiếp dài
ngắn
Ba đời tức một niệm
Các hạnh giống chẳng
giống
Đều phân biệt biết
được.
Vào sâu các thế
giới
Rộng lớn chẳng rộng
lớn
Một thân vô lượng
cõi
Một cõi vô lượng
thân.
Hết thảy trong mười
phương
Các thế giới khác
loại
Vô lượng tướng rộng
lớn
Tất cả đều biết
được.
Trong tất cả ba đời
Vô lượng các cõi
nước
Đầy đủ trí thâm
sâu
Đều rõ đó thành
hoại.
Mười phương các
thế giới
Có thành hoặc có
hoại
Như vậy bất khả
thuyết
Hiền đức đều hiểu
sâu.
Hoặc có các cõi
nước
Đủ thứ cõi nghiêm
sức
Các cõi cũng như
thế
Đều do nghiệp
thanh tịnh.
Hoặc có các thế
giới
Vô lượng thứ tạp
nhiễm
Đều do chúng sinh
cảm
Tất cả như họ
làm.
Vô lượng vô biên
cõi
Biết rõ tức một
cõi
Như vậy vào các
cõi
Số đó bất khả
thuyết.
Tất cả các thế giới
Đều vào trong một
cõi
Thế giới chẳng phải
một
Lại cũng không tạp
loạn.
Thế giới có úp ngửa
Hoặc cao hoặc lại
thấp
Đều do tưởng
chúng sinh
Đều phân biệt biết
được.
Các thế giới rộng
lớn
Vô lượng không bờ
mé
Biết đủ thứ là một
Biết một là đủ thứ.
Phổ Hiền các Phật
tử
Hay dùng trí Phổ
Hiền
Biết rõ số các
cõi
Số đó không bờ
mé.
Biết các thế giới
hoá
Cõi hoá chúng
sinh hoá
Pháp hoá chư Phật
hoá
Tất cả đều rốt
ráo.
Tất cả các thế giới
Cõi nhỏ bé rộng lớn
Đủ thứ trang
nghiêm lạ
Đều do nghiệp khởi
lên.
Vô lượng các Phật
tử
Khéo học vào pháp
giới
Sức thần thông tự
tại
Khắp cùng trong
mười phương.
Chúng sinh đồng số
kiếp
Nói tên thế giới
đó
Cũng không thể hết
được
Chỉ trừ Phật khai
thị.
Thế giới và Như
Lai
Đủ thứ các danh
hiệu
Trải qua vô lượng
kiếp
Nói không thể hết
được.
Hà huống tối thắng
trí
Ba đời các Phật
pháp
Từ pháp giới sinh
ra
Đầy khắp bậc Như
Lai.
Niệm thanh tịnh
vô ngại
Huệ vô biên vô ngại
Phân biệt nói
pháp giới
Đến được bờ bên
kia.
Quá khứ các thế
giới
Rộng lớn và nhỏ
bé
Tu tập trang
nghiêm đẹp
Một niệm đều biết
được.
Trong đó Nhân sư
tử
Tu đủ thứ hạnh Phật
Thành tựu Đẳng
Chánh Giác
Thị hiện các tự tại.
Như vậy đời vị
lai
Lần lượt vô lượng
kiếp
Hết thảy Nhân
Trung Tôn
Bồ Tát đều biết
được.
Hết thảy các hạnh
nguyện
Hết thảy các cảnh
giới
Như vậy siêng tu
hành
Trong đó thành
Chánh Giác.
Cũng biết chúng hội
đó
Thọ mạng hoá
chúng sinh
Dùng các pháp môn
đó
Vì chúng chuyển
pháp luân.
Bồ Tát biết như vậy
Trụ hạnh bậc Phổ
Hiền
Trí huệ đều thấu
rõ
Sinh ra tất cả Phật.
Hiện tại nhiếp thế
gian
Tất cả các cõi Phật
Vào sâu các cõi
đó
Thông đạt nơi
pháp giới.
Trong các thế giới
đó
Hiện tại tất cả
Phật
Nơi pháp được tự
tại
Ngôn luận không
chướng ngại.
Cũng biết chúng hội
đó
Tịnh độ sức ứng
hoá
Hết vô lượng ức
kiếp
Thường suy gẫm việc
đó.
Đấng Điều Ngự thế
gian
Hết thảy sức oai
thần
Trí huệ tạng vô tận
Tất cả đều biết
được.
Sinh ra mắt vô ngại
Tai mũi thân vô
ngại
Lưỡi rộng dài vô
ngại
Hay khiến chúng
hoan hỉ.
Tâm tối thắng vô
ngại
Khắp thanh tịnh rộng
lớn
Trí huệ đầy khắp
cùng
Đều biết pháp ba
đời
Khéo học tất cả
hoá
Cõi hoá chúng
sinh hoá
Đời hoá điều phục
hoá
Rốt ráo hoá bờ
kia.
Thế gian đủ thứ
khác
Đều do có vọng tưởng
Vào Phật trí
phương tiện
Nơi đó đều thấu
rõ.
Chúng hội bất khả
thuyết
Mỗi mỗi vì hiện
thân
Đều khiến thấy
Như Lai
Độ thoát vô biên
chúng.
Trí chư Phật thâm
sâu
Như mặt trời nơi
đời
Trong tất cả cõi
nước
Hiện khắp không
ngừng nghỉ.
Thấu đạt các thế
gian
Giả danh không có
thật
Chúng sinh và thế
giới
Như mộng như hình
bóng.
Pháp nơi các thế
gian
Thấy chẳng sinh
phân biệt
Người khéo lìa
phân biệt
Cũng chẳng thấy
phân biệt.
Vô lượng vô biên
kiếp
Hiểu rõ tức một
niệm
Biết niệm cũng vô
niệm
Thấy thế gian như
vậy.
Vô lượng các cõi
nước
Một niệm đều siêu
việt
Trải qua vô lượng
kiếp
Chẳng động nơi bổn
xứ.
Bất khả thuyết
các kiếp
Tức là trong khoảnh
khắc
Chẳng thấy dài và
ngắn
Pháp sát na rốt
ráo.
Tâm trụ nơi thế
gian
Thế gian trụ nơi
tâm
Nơi đây chẳng vọng
khởi
Phân biệt hai chẳng
hai.
Chúng sinh thế giới
kiếp
Chư Phật và Phật
pháp
Tất cả như huyễn
hoá
Pháp giới đều
bình đẳng.
Khắp trong mười
phương cõi
Thị hiện vô lượng
thân
Biết thân từ
duyên khởi
Rốt ráo không chấp
trước.
Nương nơi trí
không hai
Xuất hiện Nhân Sư
Tử
Chẳng chấp pháp
không hai
Biết không hai chẳng
hai.
Biết rõ các thế
gian
Như diệm như ánh
bóng
Như vang cũng như
mộng
Như huyễn như biến
hoá.
Như vậy tuỳ thuận
vào
Nơi chư Phật tu
hành
Thành tựu trí Phổ
Hiền
Chiếu khắp sâu
pháp giới.
Chúng sinh cõi
nhiễm trước
Tất cả đều xả lìa
Mà khởi tâm đại
bi
Tịnh khắp các thế
gian.
Bồ Tát thường
chánh niệm
Luận sư tử diệu
pháp
Thanh tịnh như hư
không
Mà khởi đại
phương tiện.
Thấy đời thường
mê đảo
Phát tâm đều cứu
độ
Sở hành đều thanh
tịnh
Khắp cùng các
pháp giới.
Chư Phật và Bồ
Tát
Phật pháp thế
gian pháp
Nếu thấy đó chân
thật
Tất cả không khác
biệt.
Như Lai tạng pháp
thân
Khắp vào trong thế
gian
Tuy ở tại thế
gian
Nơi đời không chấp
trước.
Ví như nước trong
sạch
Hình bóng không đến
đi
Pháp thân khắp thế
gian
Nên biết cũng như
vậy.
Như vậy lìa nhiễm
trước
Thân đời đều
thanh tịnh
Sáng suốt như hư
không
Tất cả không có
sinh.
Biết thân không hết
được
Không sinh cũng
không diệt
Chẳng thường chẳng
không thường
Thị hiện các thế
gian.
Diệt trừ các tà
kiến
Khai thị nơi
chánh kiến
Pháp tánh không đến
đi
Chẳng chấp ta của
ta.
Ví như nhà huyễn
thuật
Thị hiện đủ thứ
việc
Nó không từ đâu đến
Cũng chẳng đi đến
đâu.
Tánh huyễn chẳng
có lượng
Lại cũng chẳng
không lượng
Ở trong đại chúng
đó
Thị hiện lượng vô
lượng.
Dùng tâm tịch định
nầy
Tu tập các căn
lành
Sinh ra tất cả Phật
Chẳng lượng chẳng
không lượng.
Có lượng và vô lượng
Thảy đều là vọng
tưởng
Thấu đạt tất cả
cõi
Chẳng chấp lượng
vô lượng.
Pháp chư Phật
thâm sâu
Rộng lớn sâu tịch
diệt
Trí thâm sâu vô
lượng
Biết các cõi sâu
đó.
Bồ Tát lìa mê đảo
Tâm tịnh thường
liên tục
Khéo dùng sức thần
thông
Độ vô lượng chúng
sinh.
Chưa an khiến được an
An rồi chỉ đạo tràng
Như vậy khắp pháp giới
Tâm đó không chấp trước.
Chẳng trụ nơi thật tế
Chẳng vào nơi Niết Bàn
Như vậy khắp thế gian
Khai ngộ các quần sinh.
Pháp số chúng sinh số
Biết rõ mà chẳng chấp
Mưa khắp nơi pháp vũ
Thấm khắp các thế gian.
Khắp nơi các thế giới
Niệm niệm thành Chánh Giác
Mà tu hạnh Bồ Tát
Chưa từng có thối chuyển.
Thế gian đủ thứ thân
Tất cả đều biết rõ
Biết pháp thân như vậy
Liền được thân chư Phật.
Biết khắp các chúng sinh
Các kiếp và các cõi
Mười phương không bờ mé
Biển trí thảy đều vào.
Thân chúng sinh vô lượng
Vì mỗi mỗi hiện thân
Thân Phật không bờ mé
Bậc trí đều nhìn thấy.
Một niệm liền biết được
Các Như Lai xuất hiện
Trải qua vô lượng kiếp
Khen ngợi không hết được.
Chư Phật hay hiện thân
Nơi nơi vào Niết Bàn
Trong một niệm vô lượng
Xá lợi đều khác nhau.
Như vậy đời vị lai
Siêng cầu nơi quả Phật
Vô lượng tâm bồ đề
Quyết định trí đều biết.
Như vậy trong ba đời
Hết thảy các Như Lai
Tất cả đều biết được
Gọi trụ hạnh Phổ Hiền.
Như vậy phân
biệt biết
Vô lượng các hạnh
địa
Nhập vào nơi trí huệ
Chuyển bánh xe bất
thối.
Trí vi diệu rộng
lớn
Vào sâu cảnh Như
Lai
Vào rồi không thối
chuyển
Gọi tên huệ Phổ
Hiền.
Tất cả đấng Tối
Thắng
Vào khắp cảnh giới
Phật
Tu hành bất thối
chuyển
Được vô thượng bồ đề.
Vô lượng vô biên
tâm
Mỗi mỗi nghiệp
khác nhau
Đều do tưởng
tích tập
Bình đẳng đều biết
rõ.
Nhiễm ô chẳng
nhiễm ô
Tâm học tâm vô học
Bất khả thuyết
các tâm
Trong niệm niệm
đều biết.
Biết rõ chẳng một
hai
Chẳng nhiễm cũng
chẳng tịnh
Cũng lại không tạp
loạn
Đều do mình nghĩ
khởi.
Như vậy
đều thấy rõ
Tất cả các chúng
sinh
Tâm tưởng đều
khác nhau
Khởi đủ thứ thế
gian.
Dùng phương tiện
như vậy
Tu các hạnh tối
thắng
Từ Phật pháp hoá
sinh
Được tên là Phổ
Hiền.
Chúng sinh đều vọng
khởi
Tưởng thiện ác
các cõi
Do đó hoặc sinh
Thiên
Hoặc lại đoạ địa
ngục.
Bồ Tát quán thế
gian
Vọng tưởng nghiệp
khởi lên
Vì vọng tưởng vô
biên
Thế gian cũng vô
lượng.
Tất cả các cõi
nước
Do lưới tưởng hiện
ra
Vì phương tiện
lưới huyễn
Một niệm đều vào
được.
Mắt tai mũi lưỡi
thân
Ý căn cũng như vậy
Tưởng thế gian
khác biệt
Bình đẳng đều
vào được.
Mỗi mỗi cảnh giới
mắt
Vô lượng mắt đều
vào
Đủ thứ tánh khác
nhau
Vô lượng bất khả
thuyết.
Chỗ thấy không
khác biệt
Lại cũng không tạp
loạn
Đều tuỳ theo
nghiệp mình
Thọ dụng các quả
báo.
Sức Phổ Hiền vô
lượng
Đều biết hết tất
cả
Tất cả cảnh giới
mắt
Đại trí đều vào
được.
Như vậy các thế
gian
Đều phân biệt biết
được
Mà tu tất cả hạnh
Lại cũng không
thối chuyển.
Phật nói chúng sinh nói
Cùng với cõi nước
nói
Ba đời nói như vậy
Đủ thứ đều biết
rõ.
Vị lai trong quá
khứ
Hiện tại trong vị
lai
Đều thấy tướng
ba đời
Mỗi mỗi đều thấu
rõ.
Như vậy vô lượng
thứ
Khai ngộ các thế
gian
Nhất thiết trí
phương tiện
Bờ mé bất khả đắc.
No comments:
Post a Comment