KINH HOA NGHIÊM
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
Hán dịch: Sa Môn Thật Xoa Nan Đà
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định
TẬP 4
KINH HOA NGHIÊM
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
QUYỂN BA MƯƠI BẢY
PHẨM THẬP ĐỊA THỨ HAI MƯƠI SÁU
THỨ SÁU HIỆN TIỀN ĐỊA
Bồ Tát đã nghe những thắng hạnh
Tâm đều hoan hỉ
mưa diệu hoa
Phóng tịnh quang minh rải châu báu
Cúng dường Như
Lai khen khéo nói.
Trăm ngàn
Thiên chúng đều vui mừng
Cùng trong hư
không rải các báu
Tràng hoa anh lạc
và tràng phan
Lọng báu hương
thoa đều cúng Phật.
Tự Tại Thiên
Vương cùng quyến thuộc
Tâm sinh hoan hỉ
trụ hư không
Rải báu thành
mây để cúng dường
Khen nói Phật tử
khéo diễn nói.
Vô lượng Thiên
nữ trụ trong không
Đều dùng âm nhạc
ca khen Phật
Trong tiếng hát
đều nói như vầy
Lời Phật hay trừ
bệnh phiền não.
Pháp tánh vốn
lặng không hình tướng
Giống như hư
không chẳng phân biệt
Vượt các chấp lấy
bặc lời lẽ
Chân thật bình
đẳng thường thanh tịnh.
Nếu hay thông
đạt các pháp tánh
Nơi có nơi không
tâm chẳng động
Vì muốn cứu đời
siêng tu hành
Từ miệng Phật
sanh chân Phật tử.
Không thủ các
tướng mà bố thí
Vốn dứt các ác
kiên trì giới
Hiểu pháp không
hại thường kham nhẫn
Biết pháp tánh
lìa đủ tinh tấn.
Đã hết phiền não
vào các thiền
Khéo đạt tánh
không phân biệt pháp
Đầy đủ trí lực
hay rộng cứu
Diệt trừ các ác
xưng Đại Sĩ.
Diệu âm như vậy
ngàn vạn thứ
Khen rồi yên lặng
chiêm ngưỡng Phật
Giải Thoát Nguyệt
nói Kim Cang Tạng
Dùng hạnh tướng
nào vào địa sau ?
Bấy giờ, Bồ
Tát Kim Cang Tạng nói với Bồ Tát Giải Thoát Nguyệt rằng : Phật tử ! Đại Bồ Tát
đã đầy đủ Địa thứ năm, muốn vào Hiện Tiền địa thứ sáu, phải quán sát mười pháp
bình đẳng.
Những gì là mười
?Đó là : Tất cả pháp không tướng nên bình đẳng. Không thể nên bình đẳng. Không
sanh nên bình đẳng. Không thành nên bình đẳng. Bổn lai thanh tịnh nên bình đẳng.
Không hí luận nên bình đẳng. Không lấy bỏ nên bình đẳng. Vắng lặng nên bình đẳng.
Như huyễn, như mộng, như bóng, như vang, như trăng dưới nước, như hình trong
gương, như diệm, như hoá, nên bình đẳng. Có, không, chẳng hai nên bình đẳng.
Bồ Tát quán tất
cả pháp như vậy, tự tánh thanh tịnh, tuỳ thuận không trái, nhập vào được Địa thứ
sáu Hiện Tiền địa. Đắc được tuỳ thuận nhẫn minh lợi, chưa đắc được vô sinh pháp
nhẫn.
Phật tử ! Bồ
Tát nầy quán như vậy rồi, lại dùng đại bi làm đầu, đại bi tăng thượng, đại bi đầy
đủ. Quán thế gian sanh diệt, mà nghĩ như vầy : Thế gian thọ sanh, đều do chấp
cái ta, nếu lìa chấp trước nầy, thì không có chỗ sinh.
Lại nghĩ như vầy : Phàm phu không có trí huệ, chấp trước vào
cái ta, thường cầu có, không, suy nghĩ bất chánh, khởi hạnh hư vọng, hành tà đạo,
tạo tội, làm phước, làm bất động, tích tập tăng trưởng.
Ở trong các hạnh,
trồng hạt giống tâm, hữu lậu có thủ lấy. Lại khởi cõi sau, sanh và lão tử. Do
đó gọi nghiệp là ruộng, thức là hạt giống, vô minh đen tối che đậy, nước ái thấm
nhuần, ngã mạn tưới nước, lưới chấp kiến tăng trưởng, sinh mầm danh sắc. Danh sắc
tăng trưởng sinh ra năm căn. Các căn tương đối sinh xúc, xúc đối sinh ra thọ,
thọ rồi mong cầu sinh ra ái. Ái tăng trưởng sinh ra thủ, thủ tăng trưởng sinh
ra hữu, hữu sinh rồi, thì ở trong các cõi khởi thân năm uẩn gọi là sinh. Sinh rồi,
suy biến là già, cuối cùng là chết. Khi già chết thì sinh các nhiệt não. Vì nhiệt
não nên ưu sầu bi ai các khổ đều tụ tập.
Đó là do nhân
duyên nên tập hợp, chứ chẳng có kẻ tập, nhậm vận mà diệt, cũng chẳng có kẻ diệt.
Bồ Tát tuỳ thuận quán sát tướng duyên khởi như vậy.
Phật tử ! Đại Bồ
Tát nầy lại nghĩ như vầy : Nơi đệ nhất nghĩa đế không thấu hiểu, nên gọi là vô
minh. Làm những nghiệp quả là hành. Hành y chỉ vào sơ tâm là thức. Thức cùng
sinh với bốn thủ uẩn là danh sắc. Danh sắc tăng trưởng là sáu xứ. Căn, cảnh, thức,
ba việc hoà hợp là xúc. Xúc cộng với sinh có thọ. Nơi thọ nhiễm trước là ái. Ái
tăng trưởng là thủ. Thủ khởi lên nghiệp hữu lậu là hữu. Từ nghiệp khởi uẩn là
sinh. Uẩn chín mùi là già. Uẩn hoại là chết. Khi chết ly biệt, ngu mê tham ái,
lòng phiền muộn là sầu. Khóc rơi lệ than thở là thán. Tại năm căn là khổ. Tại ý
tưởng là ưu. Ưu khổ chuyển nhiều thành não.
Như vậy chỉ có cây khổ tăng trưởng. Không ta, không của ta,
không kẻ làm, không kẻ thọ. Lại nghĩ như vầy : Nếu có kẻ làm, thì có làm việc.
Nếu không kẻ làm, cũng không làm việc. Trong đệ nhất nghĩa đế đều bất khả đắc.
Phật tử ! Đại
Bồ Tát nầy lại nghĩ như vầy : Hết thảy ba cõi, chỉ là một tâm. Như Lai từ đây
mà phân biệt diễn nói mười hai chi, đều nương vào một tâm như vậy mà lập. Tại
sao vậy? Vì tuỳ theo sự tham dục cùng sinh với tâm. Tâm là thức, sự là hành.
Nơi hành mê hoặc là vô minh. Vô minh cùng sinh với tâm là danh sắc. Danh sắc
tăng trưởng là sáu xứ. Sáu xứ ba phần hợp là xúc. Xúc cùng sinh là thọ. Thọ
không nhàm đủ là ái. Ái nhiếp lấy không bỏ là thủ. Các chi đó sinh là hữu. Hữu
khởi lên gọi là sinh. Sinh chín mùi là lão. Lão hoại là tử.
Phật tử !
Trong đó vô minh có hai thứ nghiệp : Một là khiến cho chúng sinh mê nơi sở
duyên. Hai là cùng với hành làm sinh ra nhân.
Hành cũng có hai
thứ nghiệp : Một là hay sinh báo vị lai. Hai là cùng với thức làm sinh ra nhân.
Thức cũng có hai
thứ nghiệp : Một là khiến cho các hữu tương tục. Hai là cùng với danh sắc làm
sinh ra nhân.
Danh sắc cũng có
hai thứ nghiệp : Một là hổ tương trợ thành. Hai là cùng với sáu xứ làm sinh ra
nhân.
Sáu xứ cũng có
hai thứ nghiệp : Một là mỗi thứ đều thủ lấy cảnh giới. Hai là cùng với xúc làm
sinh ra nhân.
Xúc cũng có hai
thứ nghiệp : Một là hay xúc sở duyên. Hai là cùng với thọ làm sinh ra nhân.
Thọ cũng có hai
thứ nghiệp : Một là hay lãnh thọ thương ghét các sự việc. Hai là cùng với ái
làm sinh ra nhân.
Ái cũng có hai
thứ nghiệp : Một là nhiễm trước việc đáng ưa thích. Hai là cùng với thủ làm
sinh ra nhân.
Thủ cũng có hai
thứ nghiệp : Một là khiến các phiền não tương tục. Hai là cùng với hữu làm sinh
ra nhân.
Hữu cũng có hai
thứ nghiệp : Một là hay khiến sinh ở trong các cõi khác. Hai là cùng với sinh
làm sinh ra nhân.
Sinh cũng có hai
thứ nghiệp : Một là hay khởi các uẩn. Hai là cùng với già làm sinh ra nhân.
Già cũng có hai
thứ nghiệp : Một là khiến các căn biến đổi. Hai là cùng với chết làm sinh ra
nhân.
Chết cũng có hai
thứ nghiệp : Một là hay hoại các hành. Hai là không giác biết, cho nên liên tục
không ngừng.
Phật tử !
Trong đây vô minh duyên hành, cho đến sinh duyên lão tử, do vô minh cho đến
sinh làm duyên, nên khiến hành cho đến lão tử trợ giúp hình thành không dứt. Vô
minh diệt thì hành diệt, cho đến sinh diệt thì lão tử diệt. Do vô minh cho đến
sinh không làm duyên, nên khiến cho các hành, cho đến lão tử đoạn diệt không trợ
giúp hình thành.
Phật tử !
Trong đây vô minh ái thủ không dứt là phiền não đạo. Hành và hữu không dứt là
nghiệp đạo. Các phần khác không dứt là khổ đạo. Tiền tế hậu tế phân biệt diệt
thì tam đạo dứt. Như vậy ba nghiệp lìa ngã, ngã sở, chỉ có sinh diệt giống như
bó lau.
Lại nữa, vô
minh duyên hành là quán quá khứ. Thức cho đến thọ là quán hiện tại. Ái cho đến
hữu là quán vị lai. Từ đây về sau triển chuyển liên tục. Vô minh diệt thì hành
diệt, là quán đối đãi đoạn diệt.
Lại nữa, mười
hai chi đều có ba khổ, trong đó vô minh hành, cho đến sáu xứ là hành khổ. Xúc
thọ là khổ khổ. Còn những cái khác là hoại khổ. Vô minh diệt thì hành diệt, là
ba khổ dứt.
Lại nữa, vô
minh duyên hành, vô minh nhân duyên sinh ra các hành. Vô minh diệt thì hành diệt,
không có vô minh, thì các hành cũng không, những cái khác cũng như vậy.
Lại nữa, vô
minh duyên hành là sinh trói buộc. Vô minh diệt thì hành diệt, là diệt trói buộc.
Những cái khác cũng như vậy.
Lại nữa, vô minh duyên hành là tuỳ thuận vô sở hữu quán. Vô
minh diệt thì hành diệt, là tuỳ thuận tận diệt quán, những cái khác cũng như vậy.
Phật tử ! Đại
Bồ Tát quán nghịch thuận mười thứ duyên khởi như vậy. Đó là vì hữu chi tương tục,
vì nhất tâm nhiếp trì, vì tự nghiệp khác biệt, vì chẳng bỏ lìa nhau, vì tam đạo
không dứt, vì quán quá khứ, hiện tại, vị lai, vì ba khổ tụ tập, vì nhân duyên
sinh diệt, vì sinh diệt trói buộc, vì vô sở hữu tận quán.
Phật tử ! Đại
Bồ Tát dùng mười thứ tướng quán các duyên khởi như vậy, biết không có cái ta,
không người, không thọ mạng, tự tánh không, không người làm, không người thọ,
liền được môn giải thoát không hiện tiền. Quán các chi hữu, đều tự tánh diệt, rốt
ráo giải thoát, chẳng có chút pháp tướng sinh, liền đắc được giải thoát môn vô
tướng hiện tiền.
Như vậy vào không vô tướng rồi, không có nguyện cầu, chỉ trừ
đại bi làm đầu, giáo hoá chúng sinh. Liền đắc được môn giải thoát vô nguyện hiện
tiền. Bồ Tát tu ba môn giải thoát như vậy, lìa nghĩ tưởng cái ta đó, lìa nghĩ
tưởng người làm, người thọ, lìa nghĩ tưởng có và không.
Phật tử ! Đại
Bồ Tát nầy đại bi càng tăng thêm, tinh chuyên tu tập, vì chưa mãn pháp bồ đề phần,
nên khiến cho viên mãn. Bèn nghĩ rằng : Tất cả hữu vi, có hoà hợp thì chuyển,
không hoà hợp thì không chuyển. Duyên tập thì chuyển, duyên không tập thì không
chuyển. Tôi biết pháp hữu vi nhiều các hoạ hoạn như vậy, phải dứt nhân duyên
hoà hợp nầy. Nhưng vì thành tựu chúng sinh, nên cũng không rốt ráo diệt các
hành.
Phật tử ! Bồ
Tát quán sát pháp hữu vi nhiều các lỗi ác như vậy, chẳng có tự tánh, không
sinh, không diệt, mà luôn khởi đại bi không bỏ chúng sinh, liền đắc được Bát
Nhã Ba La Mật hiện tiền, tên là Vô chướng ngại trí quang minh. Thành tựu trí
quang minh như vậy rồi, tuy tu tập bồ đề phần nhân duyên, mà không trụ trong
pháp hữu vi. Tuy quán pháp hữu vi tự tánh vắng lặng, cũng không trụ trong vắng
lặng, vì pháp bồ đề phần chưa viên mãn.
Phật tử ! Bồ
Tát trụ Hiện Tiền địa nầy, vào được không tam muội, tự tánh không tam muội, đệ
nhất nghĩa không tam muội, đệ nhất không tam muội, đại không tam muội, hợp
không tam muội, khởi không tam muội, như thật chẳng phân biệt không tam muội, chẳng
xả lìa không tam muội, lìa chẳng lìa không tam muội. Bồ Tát nầy đắc được mười
tam muội không như vậy làm đầu, trăm ngàn không tam muội thảy đều hiện tiền. Mười
vô tướng, mười vô nguyện môn tam muội như vậy làm đầu, trăm ngàn vô tướng vô
nguyện môn tam muội thảy đều hiện tiền.
Phật tử ! Bồ
Tát trụ Hiện Tiền địa nầy, lại càng tu tập đầy đủ tâm không thể hoại, tâm quyết
định, tâm thuần thiện, tâm thâm sâu, tâm không thối chuyển, tâm không dừng nghỉ,
tâm rộng lớn, tâm không bờ mé, tâm cầu trí, tâm phương tiện huệ tương ưng, thảy
đều viên mãn.
Phật tử ! Bồ
Tát dùng mười thứ tâm nầy, tuỳ thuận Phật bồ đề, chẳng sợ dị luận, vào các trí
địa. Lìa đạo nhị thừa, hướng về Phật trí. Các ma phiền não, không thể nào trở
ngại phá hoại được. Trụ nơi trí huệ quang minh của Bồ Tát, ở trong pháp không,
vô tướng, vô nguyện, đều khéo tu tập. Phương tiện trí huệ luôn tương ưng với
nhau. Pháp bồ đề phần thường thực hành không bỏ.
Phật tử ! Bồ
Tát trụ trong Hiện Tiền địa nầy, đắc được Bát Nhã Ba La Mật hạnh tăng thượng, đắc
được tam minh lợi thuận nhẫn, vì ở nơi các pháp như thật tướng tuỳ thuận không
trái.
Phật tử ! Bồ
Tát trụ Hiện Tiền địa nầy rồi, do nhờ nguyện lực, nên thấy được nhiều vị Phật.
Thấy được nhiều trăm vị Phật, cho đến thấy được nhiều trăm ngàn ức Na do tha vị
Phật.
Đều dùng tâm rộng
lớn, tâm thâm sâu, cúng dường cung kính, tôn trọng khen ngợi. Y phục, thức ăn uống,
toạ cụ, thuốc thang, tất cả vật tư sanh, đều dâng lên cúng dường. Cũng đem cúng
dường tất cả chúng Tăng. Đem căn lành hồi hướng về Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh
Giác. Ở chỗ các đức Phật cung kính nghe pháp, nghe rồi thọ trì, đắc được như thật
tam muội, trí huệ quang minh. Tuỳ thuận tu hành, nhớ giữ không bỏ. Lại đắc được
pháp tạng thâm sâu của chư Phật.
Trải qua trăm
kiếp, ngàn kiếp, cho đến vô lượng trăm ngàn ức Na do tha kiếp, hết thảy căn
lành càng thêm sáng tịnh. Ví như vàng thật, dùng báu tỳ lưu ly mài dũa, thì
càng thêm sáng tịnh.
Hết thảy căn
lành của Bồ Tát địa nầy cũng lại như vậy. Dùng phương tiện huệ theo dõi quán
sát, càng thêm sáng tịnh. Lại càng vắng lặng, chẳng có che khuất được. Ví như
ánh sáng mặt trăng chiếu lên thân chúng sinh, khiến cho được mát mẻ, bốn thứ
gió không thể nào hoại được. Hết thảy căn lành của Bồ Tát địa nầy cũng lại như vậy,
có thể diệt vô lượng trăm ngàn ức Na do tha lửa phiền não của chúng sinh, bốn
thứ ma đạo không thể nào phá hoại được.
Bồ Tát nầy ở
trong mười Ba la mật, thiên nhiều về Bát Nhã Ba La Mật, còn các Ba La Mật kia,
chỉ tuỳ sức tuỳ phần mà tu.
Phật tử ! Đó là
lược nói về Hiện Tiền địa thứ sáu của đại Bồ Tát.
Bồ Tát trụ tại
địa nầy, phần nhiều làm Thiện Hoá Thiên Vương, việc làm đều tự tại. Tất cả
Thanh Văn vấn nạn điều gì, đều không khuất phục được, hay khiến cho chúng sinh
diệt trừ được ngã mạn, vào sâu duyên khởi. Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự,
làm tất cả các nghiệp như vậy, đều không lìa khỏi niệm Phật, cho đến không lìa
niệm đầy đủ nhất thiết chủng trí, nhất thiết trí.
Lại nghĩ như vầy
: Ở trong tất cả chúng sinh, tôi phải làm thượng thủ, làm tối thắng, cho đến
làm bậc y chỉ của nhất thiết trí. Bồ Tát nầy nếu siêng hành tinh tấn, thì trong
khoảng một niệm, đắc được trăm ngàn ức tam muội, cho đến thị hiện trăm ngàn ức
Bồ Tát, dùng để làm quyến thuộc. Nếu dùng nguyện lực tự tại mà thị hiện, thì
nhiều hơn số trên, cho đến trăm ngàn ức Na do tha số kiếp, không thể đếm biết
được.
Bấy giờ Bồ Tát
Kim Cang Tạng muốn thuật lại nghĩa trên, bèn nói kệ rằng :
Bồ Tát viên mãn
Ngũ địa rồi
Quán pháp vô tướng
cũng vô tánh
Không sanh không
diệt vốn thanh tịnh
Không có hí luận
không lấy bỏ.
Thể tướng vắng
lặng như huyễn thảy
Có, không chẳng
hai lìa phân biệt
Tuỳ thuận pháp
tánh quán như vậy
Trí nầy đắc được
vào Lục địa.
Minh lợi thuận
nhẫn trí đầy đủ
Quán sát thế
gian tướng sanh diệt
Do sức si ám thế
gian sinh
Nếu diệt si ám
thế gian diệt.
Quán các nhân
duyên thật nghĩa không
Không hoại giả gọi
hoà hợp dụng
Không làm không
thọ không nghĩ nhớ
Các hành như mây giăng khắp nơi.
Không biết
chân đế gọi vô minh
Gây tạo nghĩ nghiệp ngu si quả
Thức khởi cùng sinh đó gọi sắc
Như vậy cho đến các khổ tụ.
Thấu đạt ba cõi nương tâm có
Mười hai nhân duyên cũng như vậy
Sinh tử đều do tâm tạo ra
Nếu tâm diệt rồi
hết sinh tử.
Vô minh tạo
nên có hai thứ
Trong duyên
không rõ là nhân hành
Như vậy cho đến
lão và tử
Từ đây khổ sinh
không cùng tận.
Vô minh làm
duyên không thể dứt
Duyên khổ đó hết
thảy đều diệt
Ngu si ái thủ
phiền não chi
Hành hữu là nghiệp
chi khác khổ.
Si đến sáu xứ là hành khổ
Xúc thọ tăng trưởng là khổ khổ
Còn các chi khác là hoại khổ
Nếu thấy vô ngã ba khổ diệt.
Vô minh và hành là quá khứ
Thức đến thọ chuyển biến hiện tại
Ái thủ hữu sinh khổ vị lai
Quán đãi nếu dứt mờ mé dứt.
Vô minh làm duyên trói buộc sinh
Nơi duyên lìa được trói buộc hết.
Từ nhân sinh quả lìa sẽ dứt
Quán sát từ đây biết tánh không.
Tuỳ thuận vô minh khởi các cõi
Nếu không tuỳ thuận các cõi dứt
Đây có kia có không cũng vậy
Mười thứ suy gẫm tâm lìa chấp.
Có chi liên tục một tâm nhiếp
Tự nghiệp chẳng lìa và ba đường
Ba tế ba khổ nhân duyên sanh
Ràng buộc khởi diệt thuận vô tận.
Như vậy quán khắp duyên khởi hành
Không làm không thọ không chân thật
Như huyễn như mộng như hình bóng
Cũng như kẻ ngu đuổi dương diệm.
Như vậy quán sát vào nơi không
Biết duyên tánh lìa được vô tướng
Thấu rõ hư vọng không nguyện cầu
Chỉ có từ bi độ chúng sinh.
Đại sĩ tu hành môn giải thoát
Thêm ích đại bi cầu Phật pháp
Biết các hữu vi hoà hợp làm
Chí
ưa quyết định siêng hành đạo.
Môn không tam muội đủ trăm ngàn
Vô tướng vô nguyện cũng như vậy
Bát nhã thuận nhẫn đều tăng thêm
Giải thoát trí huệ được thành mãn.
Lại dùng thâm tâm cúng nhiều Phật
Ở trong Phật giáo tu tập đạo
Được Phật pháp tạng thêm căn lành
Như vàng dùng lưu ly dũa bóng.
Như trăng mát mẻ bị các vật
Bốn gió thổi đến không thể hoại
Bồ Tát địa nầy vượt ma đạo
Cũng dứt phiền não của chúng sinh.
Địa nầy thường làm Thiện Hoá Vương
Hoá đạo chúng sinh trừ ngã mạn
Chỗ làm đều cầu nhất thiết trí
Đều đã vượt qua Thanh Văn đạo.
Địa nầy Bồ Tát siêng tinh tấn
Được các tam muội trăm ngàn ức
Cũng thấy bao nhiêu vô lượng Phật
Ví
như mặt trời giữa mùa hạ.
Thâm sâu vi diệu khó thấy biết
Thanh Văn Độc Giác không rõ được
Bồ Tát Địa thứ sáu như vậy
Tôi vì Phật tử đã nói xong.
No comments:
Post a Comment