KINH HOA NGHIÊM
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
Hán dịch: Sa Môn Thật Xoa Nan Đà
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định
TẬP 4
KINH HOA NGHIÊM
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG
PHẬT
QUYỂN BA MƯƠI
CHÍN
PHẨM THẬP ĐỊA THỨ
HAI MƯƠI SÁU
THỨ CHÍN THIỆN HUỆ
ĐỊA
Khi nói Bồ Tát Bát địa nầy
Như Lai hiện sức đại thần thông
Chấn động mười phương các cõi nước
Vô lượng ức số khó nghĩ bàn.
Tất cả tri kiến của chư Phật
Thân đều khắp phóng đại quang minh
Chiếu sáng vô lượng cõi nước đó
Đều khiến chúng sinh được an lạc.
Bồ Tát vô lượng
trăm ngàn ức
Đồng thời vọt
thân lên hư không
Dùng đồ cúng hơn
hẳn chư Thiên
Cúng dường bậc
thuyết pháp tối thắng.
Đại Tự Tại Vương
Trời Tự Tại
Cùng nhau đồng
tâm vui vô lượng
Đều đem đủ thứ đồ
cúng dường
Cúng Phật biển
công đức thâm sâu.
Lại có Thiên nữ
ngàn vạn ức
Thân tâm hoan hỉ
đều đầy khắp
Đều tấu âm nhạc
vô lượng thứ
Cúng dường đại
Tôn Sư trời người.
Bấy giờ âm nhạc
đồng thời tấu
Trăm ngàn vạn ức
vô lượng thứ
Đều nhờ sức oai
thần của Phật
Vang ra diệu âm
để tán thán.
Tịch tĩnh điều
nhu không dơ hại
Tuỳ bậc nhập vào
khéo tu tập
Tâm như hư không
đến mười phương
Rộng nói Phật đạo
ngộ quần sinh.
Trên trời nhân
gian khắp mọi nơi
Đều hiện trang
nghiêm không gì bằng
Do công đức Như
Lai sinh ra
Khiến người thấy
được thích Phật trí.
Không rời một
cõi đến các cõi
Như trăng hiện
khắp chiếu thế gian
Âm thanh tâm niệm
thảy đều diệt
Ví như hang núi
dội tiếng vang.
Nếu có chúng
sinh tâm hạ liệt
Vì họ diễn nói hạnh
Thanh Văn
Nếu tâm lanh lợi
thích Bích Chi
Liền vì họ nói đạo
trung thừa.
Nếu người từ
bi thích lợi ích
Vì họ nói đạo Bồ
Tát tu
Nếu người tâm
trí huệ tối thắng
Liền bày pháp vô
thượng của Phật.
Ví như huyễn
sư làm các việc
Đủ thứ hình tướng
đều chẳng thật
Bồ Tát trí huyễn
cũng như vậy
Chỉ hiện tất cả
lìa có không.
Tiếng hay ngàn
vạn thứ như vậy
Ca ngợi Phật rồi
đứng im lặng
Giải Thoát Nguyệt
nói nay chúng tịnh
Xin nói hành đạo
của Cửu địa.
Bấy giờ, Bồ
Tát Kim Cang Tạng bảo Bồ Tát Giải Thoát Nguyệt rằng : Phật tử ! Đại Bồ Tát dùng
vô lượng trí như vậy, tư duy quán sát. Càng muốn cầu tịch tĩnh giải thoát thù
thắng hơn, lại tu tập trí huệ Như Lai. Vào pháp bí mật của Như Lai, quán sát
tánh đại trí không nghĩ bàn, tịnh các môn tam muội Đà la ni, đầy đủ đại thần
thông. Vào thế giới khác nhau, tu lực vô uý pháp bất cộng. Theo chư Phật chuyển
pháp luân, chẳng bỏ đại bi nguyện lực xưa, vào được Thiện Huệ địa thứ chín của
Bồ Tát.
Phật tử! Đại Bồ
Tát trụ Thiện Huệ địa nầy, biết như thật về: Pháp hành thiện, bất thiện, vô ký.
Pháp hành hữu lậu, vô lậu. Pháp hành thế gian, xuất thế gian. Pháp hành nghĩ
bàn, không nghĩ bàn. Pháp hành định, bất định. Pháp hành Thanh Văn, Độc Giác.
Pháp hành Bồ Tát hạnh. Pháp hành Như Lai địa. Pháp hành hữu vi. Pháp hành vô
vi.
Bồ Tát nầy
dùng trí huệ như vậy, biết chúng sinh như thật về: Tâm rừng rậm, phiền não rừng
rậm, nghiệp rừng rậm, căn rừng rậm, hiểu rừng rậm, tánh rừng rậm, ưa muốn rừng
rậm, tuỳ miên rừng rậm, thọ sinh rừng rậm, tập khí liện tục rừng rậm, ba tụ
khác biệt rừng rậm.
Bồ Tát nầy biết
đủ thứ tướng tâm chúng sinh như thật. Đó là: Tướng tạp khởi, tướng tốc chuyển,
tướng hoại bất hoại, tướng không hình chất, tướng không bờ mé, tướng thanh tịnh,
tướng dơ, không dơ, tướng ràng buộc, không ràng buộc, tướng huyễn làm ra, tướng
tuỳ các cõi sinh. Trăm ngàn vạn ức như vậy cho đến vô lượng, đều biết như thật.
Lại biết đủ thứ
các tướng phiền não. Đó là: Tướng lâu xa tuỳ hành, tướng vô biên dẫn khởi, tướng
câu sanh chẳng bỏ, tướng miên khởi một nghĩa, tướng với tâm tương ưng, không
tương ưng, tướng tuỳ cõi thọ sinh mà trụ, tướng ba cõi khác biệt, tướng ái kiến
si mạn lỗi lầm hoạn nạn như mũi tên cắm vào, tướng ba nghiệp nhân duyên chẳng dứt.
Lược nói cho đến tám vạn bốn ngàn, đều biết như thật.
Lại biết đủ thứ
các tướng nghiệp. Đó là: Tướng thiện, bất thiện, vô ký. Tướng có biểu thị,
không biểu thị. Tướng với tâm cùng sinh không lìa. Tướng nhân tự tánh sát na hoại,
mà thứ lớp tập quả không mất. Tướng có báo, không báo. Tướng thọ các báo đen tối.
Tướng như ruộng vô lượng. Tướng phàm Thánh khác biệt. Tướng hiện thọ sinh, thọ
hậu thọ. Tướng thừa, phi thừa, định, bất định. Lược nói cho đến tám vạn bốn
ngàn tướng, đều biết như thật.
Lại biết tướng
căn mềm trung thắng. Tướng thuở trước, thuở sau, khác biệt, chẳng khác biệt. Tướng
thượng trung hạ. Tướng phiền não đều sinh không lìa nhau. Tướng thừa, phi thừa,
định, bất định. Tướng thuần thục điều nhu. Tướng tuỳ lưới căn nhẹ chuyển thành
hoại. Tướng tăng thượng không thể hoại. Tướng thối chuyển, bất thối chuyển khác
biệt. Tướng xa tuỳ cùng sinh bất đồng. Lược nói cho đến tám vạn bốn ngàn tướng,
đều biết như thật.
Lại biết các sự
hiểu biết hạ trung thượng, các tánh hạ trung thượng, sự ưa muốn hạ trung thượng,
đều lược nói cho đến tám vạn bốn ngàn.
Lại biết các
tuỳ miên đủ thứ tướng. Đó là : Tướng cùng sinh với thâm tâm. Tướng cùng sinh với
tâm. Tướng tâm tương ưng, chẳng tương ưng khác biệt. Tướng lâu xa tuỳ hành. Tướng
vô thuỷ không ra khỏi. Tướng trái với tất cả thiền định giải thoát tam muội Tam
ma bạt đề thần thông. Tướng tam giới tương tục thọ sinh trói buộc. Tướng khiến
cho vô biên tâm tương tục hiện khởi. Tướng mở cửa các nơi. Tướng kiên thật khó
trị. Tướng địa xứ thành tựu, không thành tựu. Tướng chỉ dùng Thánh đạo nhổ được
sự khổ.
Lại biết tướng
đủ thứ thọ sinh. Đó là : Tướng tuỳ nghiệp thọ sinh. Tướng sáu cõi khác biệt. Tướng
hữu sắc, vô sắc khác biệt. Tướng hữu tưởng, vô tưởng khác biệt. Tướng nghiệp
làm ruộng, nước ái thấm nhuần, tối vô minh che, thức là hạt giống, sinh mầm đời
sau. Tướng danh sắc đều sinh không lìa nhau. Tướng si ái mong cầu nối thân sau.
Tướng muốn thọ, muốn sinh vô thuỷ ưa chấp. Tướng tham cầu hy vọng rằng thoát
tam giới.
Lại biết đủ thứ
tướng tập khí. Đó là : Tướng tu hành, chẳng tu hành khác biệt. Tướng tuỳ cõi
huân tập. Tướng tuỳ chúng sinh hạnh huân tập. Tướng tuỳ nghiệp phiền não huân tập.
Tướng thiện, bất thiện, vô ký huân tập. Tướng tuỳ nhập thân sau huân tập. Tướng
thứ lớp huân tập. Tướng chẳng đoạn phiền não viễn hành không bỏ huân tập. Tướng
thật, chẳng thật huân tập. Tướng thấy nghe gần gũi Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ
Tát, Như Lai huân tập.
Lại biết tướng
chánh định, tà định, bất định của chúng sinh. Đó là : Tướng chánh kiến, chánh định.
Tướng tà kiến, tà định. Tướng cả hai bất định. Tướng ngũ nghịch tà định. Tướng
năm căn chánh định. Tướng cả hai bất định. Tướng bát tà tà định. Tướng chánh
tánh, chánh định. Tướng càng không làm cả hai lìa bất định. Tướng sâu chấp tà
pháp, tà định. Tướng tập hành Thánh đạo chánh định. Tướng cả hai xả bất định.
Phật tử ! Bồ Tát tuỳ thuận trí huệ như vậy, gọi là trụ bậc
Thiện Huệ địa. Trụ địa nầy rồi, biết rõ các việc làm khác biệt của chúng sinh,
để giáo hoá điều phục, khiến cho họ được giải thoát.
Phật tử ! Bồ Tát nầy khéo diễn nói pháp Thanh Văn thừa, pháp
Độc Giác thừa, pháp Bồ Tát thừa, pháp Như Lai thừa. Vì tất cả hành xứ tuỳ trí
huệ hành, hay tuỳ theo căn tánh ham muốn hiểu biết của chúng sinh, sở hành có
khác, các tụ khác biệt. Cũng tuỳ thọ sinh phiền não miên ràng buộc các nghiệp tập
khí, mà vì họ thuyết pháp, khiến cho họ tin hiểu, tăng trưởng trí huệ, theo thừa
của họ mà được giải thoát.
Phật tử ! Bồ Tát trụ bậc Thiện Huệ địa nầy, làm đại pháp sư,
đủ hạnh pháp sư, khéo giữ gìn pháp tạng của Như Lai. Dùng trí vô lượng khéo léo,
khởi bốn biện vô ngại. Dùng lời lẽ Bồ Tát mà diễn nói pháp. Bồ Tát nầy thường
chuyển theo bốn trí vô ngại, không tạm xả lìa. Những gì là bốn ? Đó là : Pháp
vô ngại trí, nghĩa vô ngại trí, từ vô ngại trí, nhạo thuyết vô ngại trí.
Bồ Tát nầy dùng
pháp vô ngại trí, biết tự tướng của các pháp. Nghĩa vô ngại trí, biết biệt tướng
của các pháp. Từ vô ngại trí, nói không sai lầm. Lạc thuyết vô ngại trí, nói
không dứt tận.
Lại nữa ! Dùng
pháp vô ngại trí, biết tự tánh của các pháp. Nghĩa vô ngại trí, biết sinh diệt
của các pháp. Từ vô ngại trí, an lập tất cả pháp nói không dứt. Nhạo thuyết vô
ngại trí, tuỳ sự an lập không thể hoại nói vô biên.
Lại nữa, dùng pháp vô ngại trí, biết pháp hiện tại khác biệt.
Nghĩa vô ngại trí, biết pháp quá khứ, vị lai khác biệt. Từ vô ngại trí, nơi
pháp quá khứ, hiện tại, vị lai, nói không sai lầm. Nhạo thuyết vô ngại trí, nơi
mỗi mỗi đời, nói vô biên pháp tỏ rõ.
Lại nữa, dùng pháp vô ngại trí, biết pháp khác biệt. Nghĩa
vô ngại trí, biết nghĩa khác biệt. Từ vô ngại trí, tuỳ lời lẽ âm thanh mà nói.
Nhạo thuyết vô ngại trí, tuỳ tâm họ thích mà nói.
Lại nữa, pháp vô ngại trí, dùng pháp trí biết sai biệt không
khác. Nghĩa vô ngại trí, dùng trí nầy biết khác biệt như thật. Từ vô ngại trí,
dùng thế trí nói khác biệt. Nhạo thuyết vô ngại trí, dùng đệ nhất nghĩa trí nói
khéo léo.
Lại nữa, pháp vô ngại trí, biết các pháp một tướng bất hoại.
Nghĩa vô ngại trí, biết khéo léo về duyên khởi uẩn giới xứ đế. Từ vô ngại trí,
dùng tất cả âm thanh, văn tự, hay đẹp dễ hiểu của thế gian để nói. Nhạo thuyết
vô ngại trí, dùng chuyển thắng vô biên pháp minh để nói.
Lại nữa, pháp
vô ngại trí, biết tánh nhứt thừa bình đẳng. Nghĩa vô ngại trí, biết tánh các thừa
khác biệt. Từ vô ngại trí, nói tất cả thừa không khác biệt. Nhạo thuyết vô ngại
trí, nói mỗi mỗi thừa vô biên pháp.
Lại nữa, pháp
vô ngại trí, biết tất cả Bồ Tát hạnh, trí hạnh, pháp hạnh, trí tuỳ chứng. Nghĩa
vô ngại trí, biết Thập địa phân vị nghĩa khác biệt. Từ vô ngại trí, nói tướng địa
đạo không khác biệt. Nhạo thuyết vô ngại trí, nói tướng mỗi địa vô biên hạnh.
Lại nữa, pháp
vô ngại trí, biết tất cả Như Lai một niệm thành Chánh Giác. Nghĩa vô ngại trí,
biết đủ thứ thời, đủ thứ nơi, thảy đều khác biệt. Từ vô ngại trí, nói thành
Chánh Giác khác biệt. Nhạo thuyết vô ngại trí, nơi mỗi câu pháp, vô lượng kiếp
nói không hết.
Lại nữa, pháp
vô ngại trí, biết tất cả lời lẽ, lực, vô sở uý, Phật pháp bất cộng, đại từ, đại
bi, biện tài, phương tiện, chuyển bánh xe pháp, trí nhất thiết trí tuỳ chứng của
Như Lai. Nghĩa vô ngại trí, biết Như Lai tuỳ tám vạn bốn ngàn tâm hạnh căn cơ
hiểu biết âm thanh khác biệt của chúng sinh. Từ vô ngại trí, tuỳ hạnh của tất cả
chúng sinh, dùng âm thanh khác biệt của Như Lai để nói. Nhạo thuyết vô ngại
trí, tuỳ tin hiểu của chúng sinh, dùng trí thanh tịnh hạnh viên mãn của Như Lai
để nói.
Phật tử ! Bồ
Tát trụ Địa thứ chín, đắc được vô ngại trí thiện xảo như vậy. Đắc được diệu
pháp tạng của Như Lai, mà làm đại pháp sư.
Đắc được nghĩa
Đà la ni, pháp Đà la ni, trí Đà la ni, quang chiếu Đà la ni, thiện huệ Đà la
ni, chúng tài Đà la ni, oai đức Đà la ni, vô ngại môn Đà la ni, vô biên tế Đà
la ni, đủ thứ nghĩa Đà la ni. Trăm vạn A tăng kỳ môn Đà la ni như vậy, đều được
viên mãn. Dùng trăm vạn A tăng kỳ môn âm thanh biện tài thiện xảo, mà diễn nói
pháp.
Bồ Tát nầy đắc
được trăm vạn A tăng kỳ môn Đà la ni như vậy rồi, ở nơi vô lượng chư Phật, ở
trước mỗi đức Phật, đều dùng trăm vạn A
tăng kỳ môn Đà la ni như vậy, lắng nghe chánh pháp. Nghe rồi không quên, dùng
vô lượng môn khác nhau, vì họ diễn nói.
Bồ Tát nầy khi
mới thấy Phật, cúi đầu đảnh lễ cung kính, bèn ở chỗ đức Phật, đắc được vô lượng
pháp môn. Pháp môn đắc được đây, chẳng phải văn trì các đại Thanh Văn trong
trăm ngàn kiếp lãnh thọ được.
Bồ Tát nầy được
Đà la ni như vậy, vô ngại trí như vậy, ngồi nơi pháp toà mà diễn nói pháp.
Chúng sinh khắp trong đại thiên thế giới, tuỳ tâm ưa thích của họ, mà phân biệt
diễn nói. Ngoài chư Phật và thọ chức Bồ Tát ra, trong các chúng hội, oai đức
quang minh, không có ai bằng Ngài được.
Bồ Tát nầy ngự
tại pháp toà, muốn dùng một âm, khiến cho các đại chúng đều hiểu được, thì liền
hiểu được. Hoặc có lúc tâm muốn dùng đủ thứ âm thanh, khiến cho đại chúng đều
được khai ngộ. Hoặc có lúc tâm muốn phóng đại quang minh, diễn nói pháp môn.
Hoặc có lúc tâm muốn ở trên mỗi lỗ chân lông nơi thân họ, đều
diễn nói pháp âm. Hoặc có lúc tâm muốn cho đến ba ngàn đại thiên thế giới, hết
thảy tất cả vật hữu hình, vô hình, thảy đều vang ra tiếng diệu pháp. Hoặc có
lúc tâm muốn phát ra tiếng nói, khắp cùng pháp giới, đều khiến cho họ hiểu được.
Hoặc có lúc tâm muốn tất cả tiếng nói, đều làm pháp âm, luôn
trụ không diệt. Hoặc có lúc tâm muốn những ống tiêu, sáo, chuông, trống, và ca
vịnh, tất cả âm nhạc của tất cả thế giới, đều diễn pháp âm. Hoặc có lúc tâm muốn
ở trong một chữ, tất cả câu pháp, lời lẽ, tiếng nói khác biệt, thảy đều đầy đủ.
Hoặc có lúc tâm muốn khiến cho đất nước gió lửa bốn đại, hết
thảy hạt bụi, tụ trong bất khả thuyết vô lượng thế giới, ở trong mỗi hạt bụi,
thảy đều diễn nói ra bất khả thuyết pháp môn. Sở niệm như vậy, tất cả tuỳ tâm,
thảy đều thành tựu.
Phật tử ! Giả
sử Bồ Tát nầy, khiến cho hết thảy chúng sinh trong ba ngàn đại thiên thế giới,
đều đến trước mặt Ngài, mỗi người đều dùng vô lượng tiếng nói mà vấn nạn Ngài,
mỗi mỗi vấn nạn, thảy đều khác nhau, Bồ Tát trong khoảng một niệm, đều lãnh thọ
được hết, bèn dùng một tiếng, giải thích khắp hết, khiến cho tuỳ tâm họ ưa
thích, thảy đều hoan hỉ.
Như vậy cho đến hết thảy chúng sinh, trong bất khả thuyết thế
giới, trong khoảng sát na, mỗi người đều dùng vô lượng tiếng nói mà vấn nạn, mỗi
mỗi vấn nạn thảy đều khác nhau, Bồ Tát ở trong khoảng một niệm, đều lãnh thọ được
hết, cũng dùng một tiếng giải thích khắp hết, đều tuỳ theo tâm ưa thích của mỗi
người, thảy đều hoan hỉ.
Cho đến chúng sinh đầy trong bất khả thuyết bất khả thuyết
thế giới, Bồ Tát đều có thể tuỳ tâm ưa thích của họ, tuỳ theo căn tánh, tuỳ
theo sự hiểu biết, mà vì họ thuyết pháp. Nương thần lực của Phật, rộng làm Phật
sự, khắp vì tất cả làm chỗ nương tựa cho họ.
Phật tử ! Bồ
Tát nầy càng tinh tấn hơn, thành tựu trí minh. Giả sử nơi đầu một sợi lông, có
pháp hội chư Phật, nhiều như số hạt bụi bất khả thuyết thế giới. Mỗi mỗi chúng
hội, có chúng sinh nhiều như số hạt bụi bất khả thuyết thế giới. Mỗi mỗi chúng
sinh, có tánh dục nhiều như số hạt bụi bất khả thuyết thế giới.
Chư Phật đó tuỳ tánh dục của họ, đều ban cho pháp môn. Như
nơi đầu một sợi lông, tất cả nơi pháp giới cũng đều như vậy. Như vậy vô lượng
pháp môn nói ra, Bồ Tát ở trong một niệm, đều lãnh thọ được hết, không có quên
mất.
Phật tử ! Bồ
Tát trụ Địa thứ chín nầy, ngày đêm chuyên cần, không có niệm nào khác, chỉ nhập
vào cảnh giới Phật, gần gũi Như Lai. Nhập vào giải thoát thâm sâu của Bồ Tát,
thường ở trong tam muội. Luôn thấy chư Phật, chưa từng xả lìa. Ở trong mỗi kiếp,
thấy vô lượng vị Phật, vô lượng trăm vị Phật, vô lượng ngàn vị Phật, cho đến vô
lượng trăm ngàn ức Na do tha vị Phật, cung kính tôn trọng, thừa sự cúng dường. Ở
chỗ chư Phật, đủ thứ vấn nạn, đắc được thuyết pháp Đà la ni. Hết thảy căn lành,
càng thêm sáng tịnh.
Ví như vàng thật,
thợ vàng khéo léo dùng làm mũ báu của Chuyển Luân Thánh Vương, để trang nghiêm
trên đầu. Tất cả đồ trang nghiêm của những ông vua nhỏ trong bốn thiên hạ, và
các thần dân, không ai bằng được.
Căn lành của Bồ
Tát Cửu địa nầy, cũng lại như vậy. Hết thảy căn lành của tất cả Thanh văn, Bích
chi Phật, và Bồ Tát bậc dưới, không thể bằng được.
Phật tử ! Ví
như chủ Đại Phạm Thiên Vương hai ngàn thế giới, thân phóng quang minh. Có thể
chiếu sáng đến những chỗ tối xa của hai ngàn thế giới, phá tan đen tối. Hết thảy
căn lành của Bồ Tát địa nầy, cũng lại như vậy. Có thể phóng ra quang minh, chiếu
đến tâm chúng sinh, thì phiền não đen tối, đều khiến tiêu diệt.
Bồ Tát nầy ở trong mười Ba La Mật, thì lực Ba la mật tối thắng
nhất, còn các Ba La Mật kia, chỉ tuỳ sức tuỳ phần mà tu.
Phật tử ! Đó
là lược nói Địa thứ chín Thiện Huệ địa của đại Bồ Tát. Nếu nói rộng ra, thì vô
lượng kiếp, nói cũng không hết được.
Phật tử ! Đại
Bồ Tát trụ địa nầy, phần nhiều làm Đại Phạm Thiên Vương chủ hai ngàn thế giới.
Khéo hay thống lý, tự tại làm lợi ích. Hay vì tất cả Thanh Văn, Duyên Giác và
các Bồ Tát, phân biệt diễn nói hạnh Ba La Mật. Tuỳ tâm chúng sinh, hết thảy vấn
nạn, không thể khuất phục được. Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, làm tất cả
các nghiệp như vậy, đều không lìa niệm Phật, cho đến không lìa niệm nhất thiết
chủng trí, nhất thiết trí.
Bồ Tát lại nghĩ
như vầy : Tôi sẽ là thượng thủ, là thắng, ở trong tất cả chúng sinh, cho đến là
bậc y chỉ của nhất thiết trí. Nếu Bồ Tát nầy chuyên cần tinh tấn, thì trong khoảng
một niệm, đắc được trăm vạn A tăng kỳ tam muội, nhiều như số hạt bụi cõi nước,
cho đến thị hiện trăm vạn A tăng kỳ Bồ Tát, nhiều như số hạt bụi cõi nước, dùng
làm quyến thuộc.
Nếu dùng nguyện
lực thù thắng của Bồ Tát, tự tại thị hiện, thì sẽ hơn số trên. Cho đến trăm
ngàn ức Na do tha kiếp, không thể đếm biết được.
Bấy giờ, Bồ
Tát Kim Cang Tạng muốn tuyên lại nghĩa trên, bèn nói kệ rằng:
Vô lượng trí lực
khéo quán sát
Tối thượng vi diệu
đời khó biết
Khắp vào chỗ bí
mật Như Lai
Lợi ích chúng
sinh vào Cửu địa.
Tổng trì tam
muội đều tự tại
Được đại thần
thông vào các cõi
Lực trí vô uý
pháp bất cộng
Nguyện lực bi
tâm vào Cửu địa.
Trụ nơi địa nầy
trì tạng pháp
Rõ thiện bất thiện
và vô ký
Hữu lậu vô lậu
thế xuất thế
Nghĩ không nghĩ
bàn đều khéo biết.
Hoặc pháp quyết
định chẳng quyết định
Việc làm tam thừa
đều quán sát
Hữu vi vô vi
hành sai biệt
Biết rõ như vậy
vào thế gian.
Nếu muốn biết
các tâm chúng sinh
Thì hay dùng trí
biết như thật
Đủ thứ chuyển
nhanh hoại chẳng hoại
Các tướng vô chất
vô biên thảy.
Phiền não vô
biên luôn bạn chung
Miên khởi một
nghĩa nối các cõi
Tánh nghiệp đủ
thứ đều khác biệt
Nhân hoại quả tập
đều biết rõ.
Đủ thứ các căn hạ
trung thượng
Thuở trước thuở
sau khác vô lượng
Hiểu tánh ưa muốn
cũng như vậy
Tám vạn bốn ngàn đều biết hết.
Chúng sinh hoặc
kiến luôn chuyển theo
Rừng rậm vô thuỷ
chưa chặt trừ
Với chí cùng
chung tâm đều sinh
Thường ràng buộc
nhau chẳng đoạn tuyệt.
Chỉ vọng tưởng
chẳng phải vật thật
Chẳng lìa nơi
tâm không xứ sở
Thiền định cảnh
trừ vẫn thối chuyển
Kim cang đạo diệt
mới rốt ráo.
Sáu cõi thọ
sinh đều khác nhau
Ruộng nghiệp, ái
nhuận, vô minh che
Thức là hạt giống,
mầm danh sắc
Ba cõi vô thuỷ
luôn nối tiếp.
Hoặc nghiệp
tâm tập sinh các cõi
Nếu lìa nơi đây
không còn sinh
Chúng sinh đều ở
trong ba tụ
Hoặc chìm kiến
chấp hoặc hành đạo.
Trụ nơi Địa nầy
khéo quán sát
Tuỳ tâm họ thích
và căn tánh
Đều dùng diệu biện
tài vô ngại
Tuỳ người đáng độ
nói khác nhau.
Ngồi nơi pháp
toà như sư tử
Cũng như ngưu
vương bảo sơn vương
Lại như long
vương bủa mây dày
Tuôn mưa cam lồ
đầy biển lớn.
Khéo biết pháp
tánh và áo nghĩa
Tuỳ thuận ngôn từ
hay biện thuyết
Tổng trì trăm vạn
A tăng kỳ
Ví như biển lớn
thọ các mưa.
Tổng trì tam
muội đều thanh tịnh
Trong một niệm
thấy nhiều vị Phật
Chỗ mỗi vị Phật
đều nghe pháp
Lại dùng diệu âm
mà diễn xướng.
Nếu muốn ba ngàn đại thiên giới
Giáo hoá tất cả
các quần sinh
Như mây giăng bủa
rộng lớn khắp
Tuỳ căn dục họ
khiến vui mừng.
Đầu lông Phật
chúng đông vô số
Chúng sinh ưa
thích cũng vô cực
Ứng với tâm họ
cho pháp môn
Tất cả pháp giới đều như vậy.
Bồ Tát siêng
thêm sức tinh tấn
Lại được công đức
càng tăng thắng
Văn trì đủ loại
các pháp môn
Như đất giữ được
tất cả giống.
Mười phương vô
lượng các chúng sinh
Đều đến gần gũi
ngồi trong hội
Một niệm tuỳ tâm
đều vấn nạn
Một âm đối khắp
đều thoả mãn.
Trụ nơi địa nầy
làm Pháp Vương
Tuỳ cơ giáo hoá
không nhàm mỏi
Ngày đêm thấy Phật
chưa từng bỏ
Vào sâu tịch diệt
trí giải thoát.
Cúng dường chư Phật
thiện thêm sáng
Như mũ báu đẹp
trên đầu vua
Lại khiến chúng
sinh phiền não diệt
Ví như Phạm
Vương quang chiếu khắp.
Trụ đây thường
làm Đại Phạm Thiên
Đem pháp tam
thừa dạy chúng sinh
Làm các thiện
nghiệp ích lợi khắp
Cho đến sẽ thành
Nhất thiết trí.
Một niệm nhập
vào các tam muội
A tăng kỳ cõi số
hạt bụi
Thấy Phật thuyết
pháp cũng như thế
Nguyện lực mà
làm nhiều hơn trên.
Đó là Thiện Huệ
địa thứ chín
Chỗ tu hành Bồ
Tát đại trí
Thâm sâu vi diệu
khó thấy được
Tôi vì Phật tử
đã nói xong.
No comments:
Post a Comment