KINH HOA NGHIÊM
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
Hán dịch: Sa Môn Thật Xoa Nan Đà
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định
TẬP 4
KINHHOANGHIÊM
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
QUYỂN BA MƯƠI LĂM
PHẨM THẬP ĐỊA THỨ HAI MƯƠI SÁU
THỨ BA PHÁT QUANG ĐỊA
Phật tử nghe
được hạnh địa nầy
Cảnh giới Bồ Tát
khó nghĩ bàn
Thảy đều cung
kính tâm hoan hỉ
Rải hoa trong
không để cúng dường.
Khen nói
lành thay đại Sơn Vương
Tâm từ thương nhớ các chúng sinh
Khéo nói pháp luật
nghi bậc trí
Tướng hạnh ở
trong Địa thứ hai.
Hạnh vi diệu
các Bồ Tát đó
Chân thật không
khác không sai biệt
Vì muốn lợi ích
các quần sinh
Diễn nói rất
thanh tịnh như vậy.
Người được các
trời người cúng dường
Xin hãy diễn nói
Địa thứ ba
Các pháp tương
ưng với trí nghiệp
Những cảnh giới
đó mong nói đủ.
Phật có hết thảy
pháp thí giới
Nhẫn nhục tinh tấn
thiền trí huệ
Cùng với phương
tiện đạo từ bi
Hạnh Phật thanh
tịnh đều xin nói.
Bấy giờ Giải
Thoát Nguyệt lại nói:
Đại Sĩ vô úy Kim
Cang Tạng
Xin nói hướng
vào Địa thứ ba
Các công đức bậc
tâm nhu hoà.
Bấy giờ, Bồ
Tát Kim Cang Tạng bảo Bồ Tát Giải Thoát Nguyệt rằng : Phật tử ! Đại Bồ Tát đã tịnh
Địa thứ hai, muốn vào Địa thứ ba, phải khởi mười thứ tâm thâm sâu. Những gì là
mười ?
Đó là : Tâm thanh tịnh, tâm an trụ, tâm nhàm xả, tâm lìa
tham, tâm bất thối, tâm kiên cố, tâm minh thạnh, tâm dũng mãnh, tâm rộng, tâm lớn.
Bồ Tát nhờ mười tâm nầy, mà vào được Địa thứ ba.
Phật tử ! Đại Bồ
Tát trụ Địa thứ ba rồi, quán tất cả pháp hữu vi như thật tướng. Đó là : Vô thường,
khổ, bất tịnh, không an ổn, bại hoại, không trụ lâu, sát na sinh diệt, chẳng
theo phía trước sinh, chẳng hướng phía sau diệt, chẳng trụ ở hiện tại.
Lại quán pháp
nầy không thể cứu, không chỗ nương, ở chung với lo, buồn, khổ não, ràng buộc với
thương ghét, sầu thảm càng nhiều, không lúc nào ngừng tích tụ. Lửa tham sân si
thiêu đốt không ngừng, các hoạn nạn trói buộc, ngày đêm tăng trưởng, như huyễn
không thật.
Thấy như vậy rồi, nơi tất cả hữu vi càng thêm nhàm lìa, hướng
về trí huệ của Phật. Thấy trí huệ của Phật không thể nghĩ bàn, không gì bằng,
vô lượng, khó được, không tạp, không não, không lo, đến được thành không sợ
hãi, không lùi lại nữa, hay cứu vô lượng chúng sinh khổ nạn.
Bồ Tát thấy
trí huệ Như Lai vô lượng lợi ích, thấy tất cả hữu vi vô lượng tội lỗi hoạn nạn
như vậy, liền ở nơi tất cả chúng sinh, sinh ra mười thứ tâm thương xót. Những
gì là mười ?
Đó là : Thấy các chúng sinh cô độc không chỗ nương tựa, mà
sinh tâm thương xót.
Thấy các chúng sinh bần cùng khốn khổ thiếu thốn, mà sinh
tâm thương xót.
Thấy các chúng sinh bị ba độc thiêu đốt, mà sinh tâm thương
xót.
Thấy các chúng sinh bị giam nhốt ở trong lao ngục các cõi,
mà sinh tâm thương xót.
Thấy các chúng sinh luôn bị che lấp chướng ngại trong rừng rậm
phiền não, mà sinh tâm thương xót.
Thấy các chúng sinh không khéo quán sát, mà sinh tâm thương
xót.
Thấy các chúng sinh không ưa thích pháp lành, mà sinh tâm
thương xót.
Thấy các chúng sinh mất đi các Phật pháp, mà sinh tâm thương
xót.
Thấy các chúng sinh theo dòng sinh tử, mà sinh tâm thương
xót.
Thấy các chúng sinh mất phương tiện giải thoát, mà sinh tâm
thương xót. Đó là mười.
Bồ Tát thấy
cõi chúng sinh vô lượng khổ não như vậy, phát sinh mười đại tinh tấn, bèn nghĩ
như vầy : Những chúng sinh nầy tôi phải cứu, tôi phải giải thoát, tôi phải
thanh tịnh, tôi phải độ, tôi phải đặt họ nơi an lành, phải khiến cho họ an trụ,
phải khiến cho họ hoan hỉ, phải khiến cho họ có tri kiến, phải khiến cho họ được
điều phục, phải khiến cho họ được Niết Bàn.
Bồ Tát nhàm
lìa tất cả pháp hữu vi như vậy, thương xót tất cả chúng sinh như vậy, biết trí
Nhất thiết trí thù thắng lợi ích. Muốn nương vào trí huệ Như Lai để cứu độ
chúng sinh. Bồ Tát suy nghĩ : Các chúng sinh đó, đoạ ở trong khổ lớn phiền não,
dùng phương tiện gì để được cứu độ, khiến cho họ trụ nơi an vui Niết Bàn rốt
ráo !
Bồ Tát bèn
nghĩ : Muốn độ chúng sinh khiến cho họ trụ Niết Bàn, không lìa trí giải thoát
vô chướng ngại. Trí giải thoát vô chướng ngại, không lìa tất cả pháp giác ngộ
như thật. Tất cả pháp giác ngộ như thật, không lìa khéo léo đa văn.
Bồ Tát quán sát biết như vậy rồi, đối với chánh pháp càng
thêm siêng năng tu tập. Ngày đêm chỉ muốn nghe pháp, vui với pháp, ưa thích
pháp, nương theo pháp, tuỳ thuộc vào pháp, hiểu rõ pháp, thuận theo pháp, đến với
pháp, trụ nơi pháp, hành theo pháp.
Bồ Tát siêng cầu
Phật pháp như vậy, hết thảy châu báu tiền tài đều không sẻn tiếc. Không thấy có
vật nào quý giá khó có được, chỉ có thể nói Phật pháp đối với người sinh ý tưởng
khó gặp.
Do đó, Bồ Tát đối với nội ngoại tài, vì cầu Phật pháp, đều xả
thí được. Không có sự cung kính nào mà không làm được, không có sự kiêu mạn nào
mà không xả được, không có thừa sự nào mà không làm được, không có sự cần khổ
nào mà không thọ được.
Nếu nghe một câu pháp nào mà chưa từng nghe, bèn sinh đại
hoan hỉ, còn hơn là trong ba ngàn đại thiên thế giới đầy dẫy châu báu.
Nếu nghe một
bài kệ chánh pháp chưa từng nghe, Bồ Tát sinh tâm đại hoan hỉ, còn hơn là được
ngôi Chuyển Luân Thánh Vương.
Nếu nghe được một bài kệ chưa từng nghe, mà có thể thanh tịnh
Bồ Tát hạnh, còn hơn được ngôi Đế Thích Phạm Vương, trụ vô lượng trăm ngàn kiếp.
Nếu có người nói : Tôi có một câu pháp của Phật nói, có thể
thanh tịnh Bồ Tát hạnh, nếu Ngài có thể vào hầm lửa lớn thọ khổ, thì tôi sẽ cho
Ngài.
Bấy giờ, Bồ Tát
nghĩ như vầy : Tôi nhờ một câu pháp của Phật nói, để thanh tịnh Bồ Tát hạnh. Giả
sử trong ba ngàn đại thiên thế giới đầy lửa lớn, tôi còn muốn từ cõi trời Phạm
Thiên nhảy xuống, để lấy bài kệ, hà huống là hầm lửa nhỏ mà không vào được. Hiện
tại tôi vì cầu Phật pháp, phải thọ tất cả các sự khổ địa ngục, hà huống các khổ
não nhỏ trong thế gian.
Bồ Tát phát
tâm chuyên cần tinh tấn cầu Phật pháp như vậy. Như chỗ đã được nghe, đều quán
sát tu hành. Bồ Tát đó được nghe pháp rồi, nhiếp tâm an trụ, nơi chỗ vắng suy
nghĩ : Như theo lời Phật dạy tu hành, thì mới đắc được Phật pháp, chứ chẳng phải
miệng nói mà được thanh tịnh.
Phật tử ! Khi Bồ
Tát đó trụ tại Phát Quang địa nầy, bèn lìa pháp dục ác bất thiện. Có giác, có
quán, lìa sinh hỉ lạc, trụ sơ thiền.
Diệt giác quán, bên trong tịnh nhất tâm, không giác, không
quán, định sinh hỉ lạc, trụ đệ nhị thiền.
Lìa hỉ, trụ xả, có niệm, chánh tri, thân thọ lạc, các bậc
Thánh đã nói, hay xả bỏ có niệm thọ lạc, trụ đệ tam thiền.
Đoạn lạc, trước hết trừ khổ, diệt mừng lo, không khổ, không
lạc, xả niệm thanh tịnh, trụ đệ tứ thiền.
Vượt qua tất cả
sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không nhớ các thứ tưởng, vào vô biên hư không,
trụ hư không vô biên xứ.
Vượt qua tất cả hư không vô biên xứ, vào vô biên thức, trụ
thức vô biên xứ.
Vượt qua tất cả thức vô biên xứ, vào vô thiểu sở hữu, trụ vô
sở hữu xứ.
Vượt qua tất cả vô sở hữu xứ, trụ phi hữu tưởng phi vô tưởng
xứ. Nhưng vì tuỳ thuận pháp hành, mà không chấp trước sự vui thích.
Phật tử ! Tâm
của Bồ Tát nầy tuỳ nơi từ, rộng lớn vô lượng không hai, không oán, không đối,
không chướng, không não, đến khắp tất cả mọi nơi, tận pháp giới hư không giới,
khắp tất cả thế gian. Trụ bi hỉ xả, cũng lại như thế.
Phật tử ! Bồ
Tát nầy được vô lượng sức thần thông, có thể chấn động đại địa. Dùng một thân
làm nhiều thân, nhiều thân làm một thân, hoặc ẩn, hoặc hiển. Đá tường núi ngăn
che, qua lại vô ngại, giống như hư không. Ở trong hư không, ngồi kiết già mà
đi, giống như chim bay. Vào đất như vào nước, đi trên nước như đi trên đất.
Thân phun khói lửa, như đám lửa lớn. Lại mưa nước xuống, giống như mây lớn. Mặt
trời, mặt trăng ở trong hư không, có oai lực lớn, mà có thể dùng tay rờ đụng
bưng nắm. Thân của Ngài tự tại cho đến Phạm Thiên.
Bồ Tát nầy
thiên nhĩ thanh tịnh hơn tai người, đều nghe hết thảy âm thanh trời, người, hoặc
gần, hoặc xa, cho đến những tiếng muỗi mòng cũng đều nghe được.
Bồ Tát nầy
dùng tha tâm trí, biết tâm chúng sinh như thật. Như là có tâm tham, thì biết có
tâm tham như thật. Lìa tâm tham, thì biết lìa tâm tham như thật. Có tâm sân,
lìa tâm sân. Có tâm si, lìa tâm si. Có tâm phiền não, không có tâm phiền não.
Tâm nhỏ, tâm rộng, tâm lớn, tâm vô lượng, tâm lược, tâm không lược, tâm tán,
tâm không tán, tâm định, tâm không định, tâm giải thoát, tâm không giải thoát,
tâm hữu thượng, tâm vô thượng, tâm tạp nhiễm, tâm không tạp nhiễm, tậm rộng,
tâm không rộng, đều biết như thật. Bồ Tát dùng tha tâm trí biết tâm chúng sinh
như vậy.
Bồ Tát nầy nhớ
biết vô lượng túc mạng khác nhau. Đó là : Nhớ biết một đời, nhớ biết hai đời,
ba đời, bốn đời, cho đến mười đời, hai mươi, ba mươi, cho đến trăm đời, vô lượng
ngàn đời, vô lượng trăm ngàn đời.
Kiếp thành, kiếp hoại, kiếp thành hoại, vô lượng kiếp thành
hoại. Tôi từng ở trong xứ đó, tên như vậy, họ như vậy, chủng tộc như vậy, ăn uống
như vậy, thọ mạng như vậy, ở lâu như vậy, khổ vui như vậy. Tôi chết ở đó, sinh
vào xứ nọ. Từ xứ nọ chết, sinh vào nơi kia. Hình trạng như vậy, tướng mạo như vậy,
tiếng nói như vậy. Quá khứ vô lượng khác biệt như vậy, thảy đều nghĩ nhớ hết.
Bồ Tát nầy
thiên nhãn thanh tịnh, hơn mắt người thường. Thấy các chúng sinh, khi sinh, khi
chết, sắc tốt, sắc xấu, hướng về đường lành, hướng về đường ác, tuỳ theo nghiệp
mà đi.
Nếu chúng sinh đó, thành tựu hạnh ác của thân, thành tựu hạnh
lời nói ác, thành tựu hạnh ác của ý, phỉ báng Thánh hiền, đầy đủ tà kiến, và
nhân duyên nghiệp tà kiến. Khi thân hoại mạng chung, sẽ đoạ vào đường ác, sinh
vào trong địa ngục.
Nếu chúng sinh đó thành tựu hạnh lành của thân, thành tựu hạnh
lành của lời nói, thành tựu hạnh lành của ý, không phỉ báng Thánh hiền, đầy đủ
chánh kiến, nhân duyên nghiệp chánh kiến. Khi thân hoại mạng chung, sẽ sinh vào
đường lành ở cõi trời. Thiên nhãn của Bồ Tát đều biết như thật.
Bồ Tát nầy nơi
các thiền tam muội, Tam ma bát đề, có thể nhập, có thể xuất, nhưng không tuỳ
theo sức thiền định mà thọ sinh, chỉ tuỳ theo có thể viên mãn nơi bồ đề phần,
dùng ý nguyện lực mà thọ sinh trong đó.
Phật tử ! Bồ
Tát nầy trụ Phát Quang địa, do nhờ nguyện lực, nên thấy được nhiều vị Phật : Thấy
nhiều trăm vị Phật, thấy nhiều ngàn vị Phật, thấy nhiều trăm ngàn vị Phật, cho
đến thấy nhiều trăm ngàn ức Na do tha vị Phật.
Đều dùng tâm rộng lớn, tâm thâm sâu, cung kính tôn trọng, thừa
sự cúng dường. Y phục, thức ăn uống, toạ cụ, thuốc thang, tất cả đồ tư sanh, thảy
đều dâng cúng. Cũng cúng dường lên tất cả chúng Tăng. Đem căn lành nầy, hồi hướng
về Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Ở chỗ các vị
Phật đó, cung kính nghe pháp, nghe rồi thọ trì, tuỳ sức mình mà tu hành. Bồ Tát
nầy quán tất cả pháp không sinh, không diệt, do nhân duyên mà có.
Trước hết diệt sự ràng buộc cái thấy, thì tất cả ràng buộc
ham muốn, ràng buộc về sắc, ràng buộc các cõi, ràng buộc vô minh, đều càng mỏng
dần. Ở trong vô lượng trăm ngàn ức Na do tha kiếp, do không tích tập, nên tà
tham, tà sân và tà si, đều được dứt trừ, hết thảy căn lành càng thêm trong sáng
thanh tịnh.
Phật tử ! Ví
như vàng thật, rèn luyện khéo léo, thì cân không giảm, mà càng thêm trong sáng
thanh tịnh. Bồ Tát cũng lại như thế. Do trụ ở Phát Quang địa không tích tập, nên
tà tham, tà sân và tà si, thảy đều dứt trừ, hết thảy căn lành càng thêm trong
sáng thanh tịnh.
Bồ Tát nầy về
tâm nhẫn nhục, tâm nhu hoà, tâm hoà thuận, tâm vui đẹp, tâm không sân, tâm
không động, tâm không trược, tâm không cao hạ, tâm không mong báo đáp, tâm báo
ân, tâm không xiểm nịnh, tâm không dối, tâm không thâm hiểm, đều càng thanh tịnh.
Bồ Tát nầy
trong bốn pháp nhiếp, thiên nhiều về lợi hành. Trong mười Ba La Mật thiên nhiều
về nhẫn nhục Ba La Mật. Ngoài ra các môn khác, thì tuỳ sức, tuỳ phần mà tu
hành.
Phật tử ! Đó gọi
là Bồ Tát Phát Quang địa thứ ba.
Bồ Tát trụ địa
nầy, phần nhiều làm Thiên chủ cõi trời Tam Thập Tam. Hay dùng phương tiện, khiến
cho các chúng sinh xả lìa tham dục. Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, tất cả
các việc làm như vậy, đều không lìa niệm Phật, không lìa niệm Pháp, không lìa
niệm Tăng, cho đến không lìa niệm đầy đủ trí nhất thiết chủng trí.
Lại nghĩ rằng
: Trong tất cả chúng sinh, tôi sẽ là thượng thủ, là thắng, là thù thắng. Là diệu,
là vi diệu. Là thượng, là vô thượng, cho đến là người y chỉ trí nhất thiết trí.
Hoặc siêng hành tinh tấn, trong khoảng một niệm, đắc được trăm ngàn tam muội.
Thấy được trăm ngàn vị Phật. Biết thần lực của trăm ngàn vị Phật. Có thể chấn động
trăm ngàn thế giới của Phật. Cho đến thị hiện trăm ngàn thứ thân, mỗi mỗi thân,
có trăm ngàn Bồ Tát dùng làm quyến thuộc. Nếu dùng nguyện lực thù thắng của Bồ
Tát, thì tự tại thị hiện, còn hơn số trên. Trăm kiếp, ngàn kiếp, cho đến trăm
ngàn ức Na do tha kiếp, không thể biết được.
Bấy giờ, Bồ
Tát Kim Cang Tạng muốn thuật lại nghĩa trên, mà nói bài kệ rằng.
Tâm thanh tịnh
an trụ sáng rực
Tâm nhàm lìa
không tham không sân
Tâm kiên cố dũng
mãnh rộng lớn
Bậc trí dùng đây
vào Tam địa.
Bồ Tát trụ Phát
Quang địa nầy
Quán các hạnh
pháp khổ vô thường
Bất tịnh bại hoại
mau quy diệt
Không bền không
trụ không đến đi.
Quán pháp hữu
vi như bệnh nặng
Lo sầu khổ não
hoặc trói buộc
Lửa dữ ba độc
luôn thiêu đốt
Vô thuỷ đến nay không dừng nghỉ.
Nhàm lìa ba
cõi không tham trước
Chuyên cầu Phật
trí không nghĩ khác
Khó dò khó lường
không gì bằng
Vô lượng vô biên
không bức não.
Thấy trí Phật
rồi thương chúng sinh
Cô độc không
nương không cứu hộ
Ba độc thiêu đốt
thường vây khốn
Ở ngục các cõi
luôn thọ khổ.
Phiền não trói
che mù không mắt
Chí thích hạ liệt
mất pháp bảo
Thuận theo sinh
tử sợ Niết bàn
Tôi phải cứu họ
siêng tinh tấn.
Mong cầu trí huệ ích chúng sinh
Nghĩ phương tiện
gì khiến giải thoát
Không lìa trí
Như Lai vô ngại
Họ lại phát khởi
huệ vô sinh.
Tâm nghĩ huệ nầy
do nghe được
Suy nghĩ như vậy
tự siêng năng
Ngày đêm nghe
tu không gián đoạn
Chỉ dùng chánh
pháp làm tôn trọng.
Đất nước tài sản
các châu báu
Vợ con quyến thuộc
và ngôi vua
Bồ Tát vì pháp
khởi tâm kính
Như vậy tất cả đều
xả được.
Đầu mắt tai mũi
lưỡi và răng
Tay chân xương tuỷ
tim máu thịt
Hết thảy đều xả
chưa là khó
Chỉ nghe chánh
pháp là khó nhất.
Nếu có người đến
nói Bồ Tát
Nhảy vào được
trong hầm lửa lớn
Tôi sẽ ban cho
Phật pháp bảo
Nghe nói vào lửa
không khiếp sợ.
Giả sử lửa đầy
ba ngàn cõi
Thân từ Phạm
Thiên mà nhảy vào
Vì cầu pháp nên
không khó gì
Hà huống khổ nhỏ
ở nhân gian.
Từ sơ phát tâm đến
thành Phật
Hết thảy sự khổ
ngục A tỳ
Vì nghe pháp nên
đều thọ được
Hà huống việc
khổ trong nhân gian.
Nghe rồi như lý
nghĩ chân chánh
Đắc được Tứ thiền
định vô sắc
Tứ đẳng ngũ
thông lần lượt khởi
Không theo sức
đó mà thọ sanh.
Bồ Tát trụ đây
thấy nhiều Phật
Cúng dường lắng
nghe tâm quyết định
Dứt các tà hoặc
thành thanh tịnh
Như luyện vàng
thật thể không giảm.
Trụ đây thường
làm vua Đao Lợi
Hoá đạo vô lượng
các Thiên chúng
Khiến xả tâm
tham trụ đường lành
Hướng về
chuyên cầu công đức Phật.
Phật tử trụ đây
siêng tinh tấn
Trăm ngàn tam muội
đều đầy đủ
Thấy trăm ngàn
Phật tướng nghiêm thân
Nếu dùng nguyện
lực lại hơn trên.
Tất cả chúng
sinh khắp lợi ích
Các Bồ Tát đó hạnh
tối thượng
Như vậy hết thảy
Đệ tam địa
Tôi nương theo nghĩa
giải thích xong.
No comments:
Post a Comment