KINH HOA NGHIÊM
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
Hán dịch: Sa Môn Thật Xoa Nan Đà
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định
TẬP 4
KINH HOA NGHIÊM
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
QUYỂN BA MƯƠI BỐN
PHẨM THẬP ĐỊA THỨ HAI MƯƠI SÁU
THỨ NHẤT HOAN HỈ ĐỊA
Bấy giờ, đức
Thế Tôn ở tại cung trời Tha Hoá Tự Tại, điện Ma Ni Bảo Tạng, với chúng đại Bồ
Tát tụ hội. Các Bồ Tát đó, đều không thối chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh
Giác, đều từ thế giới phương khác vân tập đến. Trụ nơi cảnh giới trí của tất cả
Bồ Tát trụ, vào nơi trí huệ của tất cả Như Lai vào.
Siêng thực hành
không ngừng, khéo thị hiện đủ thứ thần thông, làm các sự việc, giáo hoá điều phục
tất cả chúng sinh mà không lỗi thời. Vì thành tựu tất cả đại nguyện của Bồ Tát,
mà nơi tất cả đời, tất cả kiếp, tất cả cõi, siêng tu các hạnh, không tạm giải
đãi. Đầy đủ phước trí trợ đạo của Bồ Tát, khắp lợi ích chúng sinh mà luôn không
thiếu sót. Đến nơi bờ kia rốt ráo trí huệ phương tiện của tất cả Bồ Tát.
Thị hiện vào
sinh tử và dùng sinh tử mà không xả bỏ tu hạnh Bồ Tát. Khéo vào tất cả thiền định
giải thoát tam muội, Tam ma bạt đề, thần thông minh trí của Bồ Tát. Các sự bố
thí đều được tự tại, đắc được tất cả thần lực tự tại của Bồ Tát.
Trong khoảng một
niệm, không chỗ động tác, đều có thể đi đến tất cả đạo tràng chúng hội của Như
Lai, làm thượng thủ trong chúng, thỉnh Phật thuyết pháp. Hộ trì bánh xe chánh
pháp của chư Phật, dùng tâm rộng lớn, cúng dường thừa sự tất cả chư Phật. Thường
siêng tu tập tất cả hạnh sự nghiệp của Bồ Tát. Thân Ngài hiện khắp tất cả thế
gian, âm thanh của Ngài khắp cùng mười phương thế giới, tâm trí vô ngại, thấy
khắp hết thảy công đức của tất cả Bồ Tát ba đời, đều đã tu hành mà được viên
mãn, trong bất khả thuyết kiếp nói không hết được.
Danh hiệu của
các Ngài là : Bồ Tát Kim Cang Tạng, Bồ Tát Bảo Tạng, Bồ Tát Liên Hoa Tạng, Bồ
Tát Đức Tạng, Bồ Tát Liên Hoa Đức Tạng, Bồ Tát Nhựt Tạng, Bồ Tát Tô Lợi Gia Tạng,
Bồ Tát Vô Cấu Nguyệt Tạng, Bồ Tát Phổ Hiện Trang Nghiêm Tạng, Bồ Tát Tỳ Lô Giá
Na Trí Tạng, Bồ Tát Diệu Đức Tạng, Bồ Tát Chiên Đàn Đức Tạng, Bồ Tát Hoa Đức Tạng,
Bồ Tát Câu Tô Ma Đức Tạng, Bồ Tát Ưu Bát La Đức Tạng, Bồ Tát Thiên Đức Tạng, Bồ
Tát Phước Đức Tạng, Bồ Tát Vô Ngại Thanh Tịnh Trí Đức Tạng, Bồ Tát Công Đức Tạng,
Bồ Tát Na La Diên Đức Tạng, Bồ Tát Vô Cấu Tạng, Bồ Tát Ly Cấu Tạng, Bồ Tát Chủng
Chủng Biện Tài Trang Nghiêm Tạng, Bồ Tát Đại Quang Minh Võng Tạng, Bồ Tát Tịnh
Oai Đức Quang Minh Vương Tạng, Bồ Tát Kim Trang Nghiêm Đại Công Đức Quang Minh
Vương Tạng, Bồ Tát Nhất Thiết Tướng Trang Nghiêm Tịnh Đức Tạng, Bồ Tát Kim Cang
Diệm Đức Tướng Trang Nghiêm Tạng, Bồ Tát Quang Minh Diệm Tạng, Bồ Tát Tinh Tú
Vương Quang Chiếu Tạng, Bồ Tát Hư Không Vô Ngại Trí Tạng, Bồ Tát Diệu Âm Vô Ngại
Tạng, Bồ Tát Đà La Ni Công Đức Trì Nhất Thiết Chúng Sinh Nguyện Tạng, Bồ Tát Hải
Trang Nghiêm Tạng, Bồ Tát Tu Di Đức Tạng, Bồ Tát Tịnh Nhất Thiết Công Đức Tạng,
Bồ Tát Như Lai Tạng, Bồ Tát Phật Đức Tạng, Bồ Tát Giải Thoát Nguyệt.
Các chúng đại Bồ
Tát như vậy, nhiều vô số vô lượng, vô biên vô đẳng, bất khả số, bất khả xưng, bất
khả tư, bất khả lượng, bất khả thuyết, Bồ Tát Kim Cang Tạng làm thượng thủ.
Bấy giờ, Bồ
Tát Kim Cang Tạng nương thần lực của đức Phật, vào tam muội Bồ Tát Đại Trí Huệ
Quang Minh. Vào tam muội đó rồi, lập tức mỗi phương trong mười phương, qua các
thế giới nhiều như số hạt bụi mười ức cõi Phật, đều có các đức Phật, nhiều như
số hạt bụi mười ức cõi Phật, đều đồng danh hiệu Kim Cang Tạng hiện ra ở trước,
nói rằng : Lành thay ! Lành thay ! Kim Cang Tạng ! Có thể vào tam muội Bồ Tát Đại
Trí Huệ Quang Minh.
Thiện nam tử ! Đó là nhờ các đức Phật trong mười phương, nhiều
như số hạt bụi mười ức cõi Phật, cùng gia hộ cho ông, nhờ nguyện lực xưa của Tỳ
Lô Giá Na Như Lai ứng chánh đẳng giác, cũng nhờ thắng trí lực của ông, muốn khiến
cho ông vì tất cả Bồ Tát, nói các Phật pháp quang minh không thể nghĩ bàn, đó
là: Vì khiến cho nhập vào trí địa. Vì nhiếp tất cả căn lành. Vì khéo lựa chọn tất
cả Phật pháp.
Vì rộng biết các pháp. Vì khéo hay thuyết pháp. Vì không
phân biệt trí thanh tịnh. Vì tất cả pháp thế gian không nhiễm. Vì căn lành xuất
thế thanh tịnh.
Vì được cảnh giới trí huệ không nghĩ bàn. Vì được nhất thiết
trí vào cảnh giới trí huệ. Vì thuỷ chung khiến cho được Thập địa của Bồ Tát. Vì
nói như thật tướng Thập địa khác biệt của Bồ Tát. Vì duyên niệm tất cả Phật
pháp.
Vì tu tập phân biệt pháp vô lậu. Vì khéo lựa chọn quán sát đại
trí quang minh thiện xảo trang nghiêm. Vì khéo vào quyết định trí môn. Vì tuỳ
chỗ trụ xứ thứ tự hiển nói không sợ hãi.
Vì được vô ngại biện tài quang minh. Vì trụ bậc đại biện tài
khéo quyết định. Vì nghĩ nhớ Bồ Tát tâm không quên mất. Vì thành thục tất cả
cõi chúng sinh. Vì đến khắp tất cả mọi nơi quyết định khai ngộ.
Thiện nam tử ! Ông nên khéo léo nói pháp sự khác biệt của
pháp môn nầy, đó là : Vì nương thần lực của Phật và trí huệ quang minh của Như
Lai gia trì. Vì thanh tịnh căn lành của mình. Vì thanh tịnh khắp pháp giới. Vì
nhiếp khắp chúng sinh nên vào sâu pháp thân trí thân. Vì thọ tất cả chư Phật
quán đảnh. Vì được thân lớn cao nhất tất cả thế gian. Vì vượt qua tất cả con đường
thế gian. Vì thanh tịnh căn lành xuất thế. Vì đầy đủ trí nhất thiết trí.
Bấy giờ, mười phương chư Phật ban cho Bồ Tát Kim Cang Tạng
thân sáng chói. Ban cho nhạo thuyết biện tài vô ngại. Ban cho trí thanh tịnh
khéo phân biệt. Ban cho sức nghĩ nhớ không quên. Ban cho huệ thấu rõ khéo quyết
định. Ban cho trí đến tất cả mọi nơi khai ngộ. Ban cho sức thành đạo tự tại.
Ban cho vô sở uý của Như Lai. Ban cho trí biện tài nhất thiết trí nhân quán sát
phân biệt các pháp môn. Ban cho thân lời ý thượng diệu đầy đủ trang nghiêm của
tất cả Như Lai.
Tại sao ? Vì đắc được pháp tam muội nầy như vậy. Vì nguyện
xưa phát khởi. Vì khéo tịnh thâm tâm. Vì khéo tịnh trí luân. Vì khéo tích tập
trợ đạo. Vì khéo tu trị sở tác. Vì niệm vô lượng pháp khí. Vì biết thanh tịnh
tin hiểu. Vì được tổng trì không sai lầm. Vì ấn pháp giới trí khéo ấn.
Bấy giờ, mười phương chư Phật đều dũi tay phải xoa đầu Bồ
Tát Kim Cang Tạng. Xoa đầu rồi, Bồ Tát Kim Cang Tạng từ tam muội dậy, bảo khắp
tất cả chúng Bồ Tát rằng:
Các Phật tử ! Các Bồ Tát nguyện khéo quyết định không tạp,
không thể thấy, rộng lớn như pháp giới, rốt ráo như hư không. Hết thuở vị lai,
khắp tất cả cõi Phật, cứu hộ tất cả chúng sinh, được tất cả chư Phật hộ niệm,
vào trí địa của chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai.
Phật tử ! Thế nào là trí địa của đại Bồ Tát ?
Phật tử ! Trí địa của đại Bồ Tát có mười thứ, chư Phật quá
khứ, vị lai, hiện tại, đã nói, sẽ nói, đang nói, tôi cũng nói như vậy.
Những gì là mười ? Một là Hoan Hỉ Địa. Hai là Ly Cấu Địa. Ba là Phát Quang Địa. Bốn là Diệm
Huệ Địa. Năm là Nan Thắng Địa. Sáu là Hiện Tiền Địa. Bảy là Viễn Hành Địa. Tám
là Bất Động Địa. Chín là Thiện Huệ Địa. Mười là Pháp Vân Địa.
Phật tử ! Mười địa
nầy của Bồ Tát, chư Phật ba đời đã nói, sẽ nói và đang nói.
Phật tử ! Tôi chẳng
thấy có cõi nước chư Phật nào, mà Như Lai ở trong đó không nói Thập địa nầy. Tại
sao ? Vì đây là đạo bồ đề tối thượng mà đại Bồ Tát hướng tới, cũng là môn pháp
quang minh thanh tịnh, đó là sự phân biệt diễn nói các địa của Bồ Tát.
Phật tử ! Chỗ nầy
không thể nghĩ bàn, đó là tuỳ chứng trí của các Bồ Tát.
Bấy giờ, Bồ Tát
Kim Cang Tạng nói tên Thập địa của Bồ Tát rồi, yên lặng mà ngồi, lại không phân
biệt.
Lúc đó, tất cả
chúng Bồ Tát nghe tên Thập địa của Bồ Tát, mà không nghe giải thích, đều sinh
tâm khát ngưỡng, bèn nghĩ như vầy : Do nhân duyên gì, mà Bồ Tát Kim Cang Tạng
chỉ nói tên Thập địa của Bồ Tát, mà không giải thích ?
Bồ Tát Giải Thoát
Nguyệt biết tâm niệm của các đại chúng, bèn dùng kệ để hỏi Bồ Tát Kim Cang Tạng
rằng:
Vì sao bậc tịnh
giác
Đủ niệm trí công
đức
Nói các địa thượng
diệu
Biết rõ không giải
thích ?
Tất cả đều quyết
định
Dũng mãnh không
khiếp nhược
Vì sao nói tên địa
Mà không vì diễn
nói ?
Các địa nghĩa lý
hay
Chúng đây đều muốn
nghe
Tâm họ không khiếp
nhược
Xin vì phân biệt
nói.
Chúng hội đều
thanh tịnh
Lìa giải đãi
nghiêm khiết
Được kiên cố bất
động
Đủ công đức trí
huệ.
Nhìn nhau đều
cung kính
Tất cả đồng ngưỡng
vọng
Như ong nhớ mật tốt
Như khát nghĩ cam
lồ.
Bấy giờ, Bồ Tát
Kim Cang Tạng đại trí huệ không sợ hãi, nghe nói như vậy rồi, vì muốn khiến cho
tâm chúng hội hoan hỉ, vì các Phật tử mà nói bài kệ rằng:
Việc hạnh địa Bồ
Tát
Gốc chư Phật tối
thượng
Hiển bày phân biệt
nói
Khó hi hữu bậc nhất.
Vi tế khó thấy được
Lìa niệm vượt tâm
địa
Sinh ra cảnh giới
Phật
Người nghe đều mê
hoặc.
Giữ tâm như kim
cang
Tin sâu thắng trí
Phật
Biết tâm địa vô
ngã
Nghe được thắng
pháp nầy.
Như vẽ màu trên
không
Như tướng gió
trong không
Trí Mâu Ni như vậy
Phân biệt rất khó
thấy.
Tôi nghĩ Phật trí
huệ
Tối thắng khó
nghĩ bàn
Thế gian không thể
thọ
Im lặng mà không
nói.
Bấy giờ, Bồ Tát
Giải Thoát Nguyệt nghe nói như vậy rồi, bạch Bồ Tát Kim Cang Tạng rằng :
Phật tử ! Nay
chúng hội nầy thảy đều đã tụ tập, khéo tịnh thâm tâm, khéo trong sạch ý niệm,
khéo tu các hạnh, khéo tập trợ đạo, khéo gần gũi trăm ngàn ức chư Phật, thành tựu
vô lượng công đức căn lành, bỏ lìa si hoặc, không còn cấu nhiễm, thâm tâm tin
hiểu, ở trong Phật pháp không tuỳ theo chỉ dạy của người khác.
Lành thay Phật tử
! Hãy nương thần lực của đức Phật mà vì diễn nói. Các Bồ Tát nầy đối với chỗ rất
thâm sâu như vậy, thảy đều chứng biết.
Bấy giờ, Bồ Tát
Giải Thoát Nguyệt muốn thuật lại nghĩa trên, mà nói bài kệ rằng:
Nguyện nói an ổn
nhất
Vô thượng hạnh Bồ
Tát
Phân biệt nơi các
địa
Trí tịnh thành
Chánh Giác.
Chúng nầy không
trần cấu
Chí giải đều sáng
sạch
Thừa sự vô lượng
Phật
Biết được nghĩa địa
nầy.
Bấy giờ, Bồ Tát
Kim Cang Tạng nói : Phật tử ! Tuy chúng nầy đã tụ tập, khéo tịnh tư tưởng, xả
lìa ngu si và nghi hoặc, ở chỗ pháp thâm sâu không theo sự chỉ dạy của người
khác, nhưng có những chúng sinh khác kém hiểu biết, nghe việc thâm sâu không
nghĩ bàn nầy, sinh ra nhiều nghi hoặc, sẽ thọ các khổ não lâu dài, tôi thương
những người nầy, cho nên im lặng.
Bấy giờ, Bồ Tát
Kim Cang Tạng muốn thuật lại nghĩa trên, bèn dùng kệ nói rằng:
Tuy chúng nầy tịnh
trí huệ rộng
Thâm sâu minh lợi
hiểu thấu được
Tâm đều bất động
như núi chúa
Không thể nghiêng
úp như biển lớn.
Có người mới tu
chưa thấu hiểu
Theo thức mà hành không theo trí
Nghe đây sinh nghi đoạ đường ác
Tôi thương hạng nầy nên không nói.
Bấy giờ, Bồ Tát Giải Thoát Nguyệt lại bạch Bồ Tát Kim Cang Tạng
rằng : Phật tử ! Xin nương thần lực của đức Phật, phân biệt diễn nói pháp không
thể nghĩ bàn nầy, người nầy sẽ được Như Lai hộ niệm mà sinh tâm tin thọ. Tại
sao ? Vì khi nói Thập địa, thì tất cả pháp Bồ Tát phải như vậy, được Phật hộ niệm.
Được hộ niệm nên nơi trí địa nầy, hay sinh sự dũng mãnh. Tại sao ? Vì đây là sự
tu hành ban đầu của Bồ Tát, thành tựu tất cả các Phật pháp. Ví như viết chữ nói
số, tất cả đều dùng tự mẫu làm gốc, tự mẫu rốt ráo, không có chút phần lìa khỏi
tự mẫu.
Phật tử ! Tất cả Phật pháp đều dùng Thập địa làm gốc. Thập địa
rốt ráo, thì tu hành thành tựu, được nhất thiết trí. Do đó, Phật tử ! Xin hãy
diễn nói, người nầy sẽ được Như Lai hộ niệm, khiến cho họ tin thọ.
Bấy giờ, Bồ Tát Giải Thoát Nguyệt muốn thuật lại nghĩa trên,
bèn nói kệ rằng:
Lành thay Phật tử xin diễn nói
Hạnh các địa nhập vào bồ đề
Tất cả đấng Tự Tại mười phương
Đâu chẳng hộ niệm trí căn bản.
An trụ trí đây cũng rốt ráo
Tất cả Phật pháp từ đây sinh
Ví như vẽ chữ tự mẫu nhiếp
Phật pháp nương Thập địa như vậy.
Bấy giờ, các chúng đại Bồ Tát, cùng lúc đồng thanh, hướng về
Bồ Tát Kim Cang Tạng mà nói kệ rằng:
Trí thượng diệu vô cấu
Biện vô biên phân biệt
Tuyên dương lời sâu đẹp
Nghĩa tương ưng bậc nhất.
Niệm trì hạnh thanh tịnh
Thập lực tập công đức
Biện tài phân biệt nghĩa
Nói địa tối thắng nầy.
Định giới tập chánh tâm
Lìa ngã mạn tà kiến
Chúng nầy không niệm nghi
Xin nguyện nghe khéo nói.
Như khát nghĩ nước lạnh
Như đói tưởng thức ăn
Như bệnh nghĩ thuốc hay
Như ong tham mật tốt.
Chúng tôi cũng như vậy
Nguyện nghe pháp cam lồ
Lành thay trí rộng lớn
Xin nói vào các địa.
Thành Thập lực vô ngại
Tất cả hạnh Thiện Thệ.
Bấy giờ, ở giữa chân mày của đức Thế Tôn, phóng ra luồng
quang minh thanh tịnh, tên là Bồ Tát Lực Diệm Minh. Có trăm ngàn A tăng kỳ
quang minh dùng làm quyến thuộc, chiếu khắp mười phương tất cả thế giới, không
có chỗ nào mà không chiếu đến, khổ ba đường ác đều được ngừng nghỉ.
Lại chiếu đến tất cả chúng hội của Như Lai, hiển hiện lực
không nghĩ bàn của chư Phật. Lại chiếu đến tất cả thân Bồ Tát, được chư Phật
gia trì thuyết pháp trong mười phương tất cả thế giới. Làm như vậy rồi, trở
thành đài lưới mây đại quang minh, trụ ở trên hư không.
Lúc đó, mười phương chư Phật, cũng đều như vậy, từ giữa chân
mày, phóng ra luồng quang minh thanh tịnh, quang minh đó tên là Quyến Thuộc Tác
Nghiệp, đều đồng như đây. Lại cũng chiếu đến đức Phật và đại chúng ở thế giới
Ta Bà nầy, cùng với thân Bồ Tát Kim Cang Tạng, toà sư tử, rồi trở thành đài lưới
mây đại quang minh, trụ ở trong hư không.
Lúc đó, ở trong đài quang minh, nhờ oai thần lực của chư Phật,
mà nói bài kệ rằng:
Phật không ai bằng như hư không
Mười phương vô lượng thắng công đức
Tối thắng vô thượng trong thế gian
Đức Phật Thích Ca gia hộ họ.
Phật tử sẽ nương lực chư Phật
Khai tạng pháp vương tối thắng nầy
Các địa trí rộng hạnh thắng diệu
Dùng Phật oai thần phân biệt nói.
Nếu được sức Thiện Thệ gia trì
Sẽ được pháp bảo nhập vào tâm
Các địa vô cấu lần lược đầy
Cũng đủ mười lực của Như Lai.
Tuy trụ nước biển trong kiếp lửa
Kham thọ pháp nầy tất được nghe
Nếu có người không tin sinh nghi
Vĩnh viễn không nghe nghĩa như vậy.
Nên nói các địa đạo thắng trí
Vào trụ lần lược mà tu tập
Từ cảnh giới hành pháp trí sinh
Vì lợi ích tất cả chúng sinh.
Bấy giờ, Bồ Tát Kim Cang Tạng quán sát mười phương, vì muốn
khiến cho đại chúng tăng trưởng niềm tin thanh tịnh, mà nói bài kệ rằng:
Đại đạo của Như Lai
Vi diệu khó biết được
Chẳng niệm lìa các niệm
Cầu thấy không thể được.
Không sinh cũng không diệt
Tánh tịnh luôn vắng lặng
Người lìa cấu thông huệ
Trí đó chỗ tu hành.
Tự tánh vốn vắng lặng
Không hai cũng vô tận
Giải nói về các cõi
Trụ Niết Bàn bình đẳng.
Chẳng đầu chẳng giữa cuối
Chẳng ngôn từ để nói
Vượt qua khỏi ba đời
Tướng đó như hư không.
Tịch diệt chỗ Phật hành
Lời nói không đến được
Hạnh Thập địa cũng vậy
Khó nói khó thọ được.
Trí khởi cảnh giới Phật
Chẳng niệm lìa tâm đạo
Chẳng uẩn môn giới xứ
Trí biết ý chẳng hay.
Như dấu chim trong không
Khó nói khó chỉ bày
Nghĩa Thập địa như vậy
Tâm ý không hiểu được.
Từ bi và nguyện lực
Sinh ra tu hạnh địa
Thứ tự tâm viên mãn
Trí hành chẳng nghĩ cảnh.
Cảnh giới đó khó thấy
Biết được không thể nói
Nên Phật lực diễn nói
Các ông nên kính thọ.
Như vậy trí tu hành
Ức kiếp nói không hết
Nay tôi chỉ lược nói
Nghĩa chân thật không thừa.
Một lòng cung kính chờ
Tôi nương Phật lực nói
Pháp âm thắng vi diệu
Chữ ví dụ tương ưng.
Vô lượng Phật thần lực
Đều nhập vào thân tôi
Chỗ nầy khó tuyên bày
Nay tôi nói ít phần.
Phật tử ! Nếu có chúng sinh trồng căn lành sâu dày, khéo tu
các hạnh, khéo tập trợ đạo, khéo cúng dường chư Phật, khéo tập pháp trắng tịnh,
được thiện tri thức khéo nhiếp, khéo thanh tịnh thâm tâm, lập chí rộng lớn,
sinh hiểu biết rộng lớn, từ bi hiện tiền, vì cầu trí của Phật, vì đắc được mười
lực, vì được đại vô uý, vì được pháp bình đẳng của Phật, vì cứu tất cả thế
gian, vì tịnh đại từ bi, vì được mười lực trí không thừa, vì tịnh tất cả cõi Phật
không chướng ngại, vì một niệm biết tất cả ba đời, vì chuyển đại pháp luân vô sở
uý.
Phật tử ! Bồ Tát khởi tâm như vậy, dùng đại từ bi làm đầu,
trí huệ tăng thượng, phương tiện khéo léo nhiếp thọ, thâm tâm tối thượng nhiếp
trì, có vô lượng lực Như Lai, khéo quán sát phân biệt, có sức dũng mãnh, trí lực,
trí vô ngại hiện tiền. Tuỳ thuận trí tự nhiên, thọ trì tất cả Phật pháp, dùng
trí huệ giáo hoá. Rộng lớn như pháp giới, rốt ráo như hư không, hết thuở vị
lai.
Phật tử ! Bồ Tát ban đầu phát tâm như vậy, liền vượt qua được
địa vị phàm phu, nhập vào bậc Bồ Tát, sinh vào nhà Như Lai, không ai có thể nói
chủng tộc của Ngài lỗi lầm, lìa cõi thế gian, nhập vào đạo xuất thế, được pháp
Bồ Tát, trụ xứ của Bồ Tát, vào ba đời bình đẳng, ở trong giống tánh Như Lai quyết
định sẽ được vô thượng bồ đề. Bồ Tát trụ pháp như vậy, tên là trụ Bồ Tát Hoan Hỉ
địa, vì dùng bất động tương ưng.
Phật tử ! Bồ Tát trụ Hoan Hỉ địa, thành tựu nhiều hoan hỉ,
nhiều tịnh tín, nhiều ái lạc, nhiều vui thích, nhiều vui vẻ, nhiều mừng rỡ, nhiều
dũng mãnh, nhiều không đấu tranh, nhiều không phiền não, nhiều không sân hận.
Phật tử ! Bồ Tát trụ Hoan Hỉ địa nầy, nghĩ nhớ đến chư Phật,
nên sinh hoan hỉ. Nghĩ nhớ đến các Phật pháp, nên sinh hoan hỉ. Nghĩ nhớ đến
các Bồ Tát, nên sinh hoan hỉ. Nghĩ nhớ đến các Bồ Tát hạnh, nên sinh hoan hỉ.
Nghĩ nhớ đến thanh tịnh các Ba la mật, nên sinh hoan hỉ. Nghĩ nhớ đến các Bồ
Tát địa thù thắng, nên sinh hoan hỉ. Nghĩ nhớ đến Bồ Tát không thể hoại, nên
sinh hoan hỉ. Nghĩ nhớ đến Như Lai giáo hoá chúng sinh, nên sinh hoan hỉ. Nghĩ
nhớ đến khiến cho chúng sinh được lợi ích, nên sinh hoan hỉ. Nghĩ nhớ đến nhập
vào nhất thiết trí, phương tiện của Như Lai, nên sinh hoan hỉ.
Lại nghĩ như vầy : Tôi đã chuyển biến tất cả cảnh giới thế
gian, nên sinh hoan hỉ. Gần gũi tất cả chư Phật, nên sinh hoan hỉ. Xa lìa hạng
phàm phu, nên sinh hoan hỉ. Gần bậc trí huệ, nên sinh hoan hỉ. Vĩnh viễn dứt trừ
tất cả cõi ác, nên sinh hoan hỉ. Làm chỗ y chỉ cho tất cả chúng sinh, nên sinh
hoan hỉ. Thấy tất cả Như Lai, nên sinh hoan hỉ. Sinh ở trong cảnh giới Phật,
nên sinh hoan hỉ. Vào trong tánh bình đẳng của tất cả Bồ Tát, nên sinh hoan hỉ.
Xa lìa tất cả sợ hãi rùng mình, nên sinh hoan hỉ.
Tại sao ? Vì Bồ Tát được Hoan Hỉ địa nầy rồi, hết thảy sự sợ
hãi đều được xa lìa. Như là : Sợ không sống, sợ tiếng xấu, sợ chết, sợ đường
ác, sợ oai đức của đại chúng, những sự sợ hãi như vậy, vĩnh viễn lìa khỏi.
Tại sao ? Vì Bồ Tát nầy lìa tưởng cái ta, thân mình còn
không mến tiếc, huống gì của cải, cho nên chẳng sợ về sự không sống.
Ngài chẳng mong cầu sự cúng dường, chỉ chuyên bố thí cho tất
cả chúng sinh, cho nên chẳng sợ về tiếng xấu.
Xa lìa thấy cái ta, chẳng còn nghĩ về cái ta, cho nên không
sợ chết. Tự mình biết chết rồi, chắc chắn không lìa chư Phật Bồ Tát, cho nên
không sợ đường ác.
Chí thích của ta, tất cả thế gian không ai bằng được, hà huống
là hơn, cho nên không sợ oai đức của đại chúng. Bồ Tát xa lìa những sự sợ hãi
rùng mình như vậy.
Phật tử ! Bồ Tát nầy dùng đại bi làm đầu, chí thích rộng lớn
không ai cản trở phá hoại được, càng siêng tu tất cả căn lành mà được thành tựu.
Đó là : Vì niềm tin tăng thêm, nhiều lòng tin thanh tịnh, hiểu
thanh tịnh, tin quyết định, phát sinh thương xót, thành tựu đại bi, tâm không mệt
mỏi, hổ thẹn trang nghiêm, thành tựu nhu hoà, kính thuận tôn trọng giáo pháp
chư Phật, ngày đêm tu tập căn lành không nhàm đủ, gần gũi thiện tri thức, thường
ưa thích pháp, cầu đa văn không nhàm đủ, như chỗ nghe pháp chánh quán sát, tâm
không nương tựa, không đam trước danh văn, lợi dưỡng, cung kính, không cầu tất
cả vật tư sanh, sinh tâm như thật không nhàm đủ, cầu tất cả trí địa, cầu sức vô
uý của Như Lai, Phật pháp bất cộng.
Vì cầu các Ba La Mật, pháp trợ đạo, lìa các sự dối trá, như
lời nói tu hành, thường hộ lời thật, không làm ô uế nhà Như Lai, không xả bỏ giới
Bồ Tát, sinh tâm nhất thiết trí như núi chúa không động, không bỏ tất cả việc
thế gian, thành tựu con đường xuất thế gian, tích tập pháp bồ đề phần không
nhàm đủ, thường cầu đạo vô thượng thù thắng.
Phật tử ! Bồ Tát thành tựu pháp thanh tịnh trị địa như vậy,
tên là An Trụ Bồ Tát Hoan Hỉ địa.
Phật tử ! Bồ Tát trụ Hoan Hỉ địa nầy, thành tựu đại thệ nguyện
như vậy, đại dũng mãnh như vậy, đại tác dụng như vậy. Đó là : Sinh hiểu biết rộng
lớn thanh tịnh quyết định, đem tất cả đồ cúng dường, cung kính cúng dường tất cả
chư Phật, khiến không thiếu sót, rộng lớn như pháp giới, rốt ráo như hư không,
hết thuở vị lai, tất cả kiếp số không có ngừng nghỉ.
Lại phát nguyện lớn : Nguyện thọ tất cả Phật pháp, nguyện
nhiếp tất cả Phật bồ đề, nguyện hộ tất cả Phật giáo, nguyện trì tất cả các Phật
pháp, rộng lớn như pháp giới, rốt ráo như hư không, hết thuở vị lai, tất cả kiếp
số không có ngừng nghỉ.
Lại phát nguyện: Nguyện trong tất cả thế giới, khi đức Phật
ra đời, từ cung trời Đâu Suất giáng trần, nhập thai, trụ thai, sơ sinh, xuất
gia, thành đạo, thuyết pháp, thị hiện Niết Bàn, thảy đều đi đến gần gũi cúng dường,
làm thượng thủ trong chúng, thọ hành chánh pháp, đồng thời chuyển bánh xe pháp
khắp tất cả mọi nơi, rộng lớn như pháp giới, rốt ráo như hư không, hết thuở vị
lai, tất cả kiếp số không ngừng nghỉ.
Lại phát nguyện lớn : Nguyện tất cả hạnh Bồ Tát, rộng lớn vô
lượng, không hoại, không tạp, nhiếp thọ các Ba La Mật, tịnh trị các địa, tổng
tướng, biệt tướng, đồng tướng, dị tướng, thành tướng, hoại tướng, hết thảy hạnh
Bồ Tát, đều nói như thật, giáo hoá tất cả, khiến cho họ tiếp thọ tu hành, tâm
được tăng trưởng, rộng lớn như pháp giới, rốt ráo như hư không, hết thuở vị
lai, tất cả kiếp số, không có ngừng nghỉ.
Lại phát nguyện lớn : Nguyện tất cả cõi chúng sinh : Có sắc,
không sắc, có tưởng, không tưởng, chẳng có tưởng, chẳng không tưởng, sinh bằng
trứng, sinh bằng thai, sinh ẩm thấp, hoá sinh ra, thuộc về ba cõi, vào trong
sáu nẻo, tất cả chỗ sinh, nhiếp các danh sắc, các loài như vậy, tôi đều giáo
hoá, khiến cho họ vào trong Phật pháp, khiến cho họ vĩnh viễn dứt tất cả cõi thế
gian, khiến cho họ an trụ trí đạo nhất thiết trí, rộng lớn như pháp giới, rốt
ráo như hư không, hết thuở vị lai, tất cả kiếp số, không có ngừng nghỉ.
Lại phát nguyện lớn : Nguyện tất cả thế giới rộng lớn vô lượng
: Thô tế, loạn trụ, đảo trụ, chánh trụ, hoặc vào, hoặc đi, hoặc đến, khác nhau
như lưới Đế Thích, mười phương vô lượng đủ thứ khác nhau, trí huệ đều thấu rõ,
hiện tiền thấy biết, rộng lớn như pháp giới, rốt ráo như hư không, hết thuở vị
lai, tất cả kiếp số không có ngừng nghỉ.
Lại phát nguyện lớn: Nguyện thừa không thối chuyển, thực
hành hạnh Bồ Tát, nghiệp thân miệng ý đều không tổn hại, nếu ai tạm thấy thì nhất
định hiểu Phật pháp. Tạm nghe đến âm thanh, thì được trí huệ chân thật. Nếu họ
mới sinh niềm tin thanh tịnh, thì vĩnh viễn dứt phiền não, được thụ thân như đại
Dược Vương, được thân như báu như ý, tu hành tất cả hạnh Bồ Tát, rộng lớn như
pháp giới, rốt ráo như hư không, hết thuở vị lai, tất cả kiếp số không ngừng
nghỉ.
Lại phát nguyện lớn : Nguyện trong tất cả thế giới, thành Vô
Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, không lìa nơi đầu sợi lông. Nơi tất cả đầu sợi
lông, thảy đều thị hiện sơ sinh, xuất gia, đến đạo tràng, thành Chánh Giác,
chuyển bánh xe pháp, vào Niết Bàn, được cảnh giới sức đại trí huệ của Phật.
Ở trong niệm niệm, tuỳ theo tất cả tâm chúng sinh, thị hiện
thành Phật, khiến cho họ được tịch diệt, dùng một thứ bồ đề, biết tất cả pháp
giới tức tướng Niết Bàn.
Dùng một âm thuyết pháp, khiến cho tất cả tâm chúng sinh đều
hoan hỉ. Thị hiện vào đại Niết Bàn, mà không dứt hạnh Bồ Tát. Thị hiện bậc đại
trí huệ an lập tất cả pháp. Dùng pháp trí thông, thần túc thông, huyễn thông, tự
tại biến hoá, đầy khắp tất cả pháp giới, rộng lớn như pháp giới, rốt ráo như hư
không. Hết thuở vị lai, tất cả kiếp số không ngừng nghỉ.
Phật tử ! Bồ Tát trụ Hoan Hỉ địa phát thệ nguyện lớn như vậy,
đại dũng mãnh như vậy, đại tác dụng như vậy. Dùng mười nguyện môn nầy làm đầu,
đầy đủ trăm vạn A tăng kỳ đại nguyện.
Phật tử ! Đại nguyện nầy dùng mười câu tận mà được thành tựu.
Những gì là mười ?
Đó là : Cõi chúng sinh tận, thế giới tận, cõi hư không tận,
pháp giới tận, cõi Niết Bàn tận, cõi Phật xuất hiện tận, cõi Như Lai trí tận,
cõi tâm sở duyên tận, cõi Phật trí vào cảnh giới tận. Thế gian chuyển, pháp
chuyển, cõi trí chuyển tận. Nếu cõi chúng sinh tận, nguyện của tôi mới tận. Nếu
thế giới cho đến thế gian chuyển, pháp chuyển, cõi trí chuyển tận, thì nguyện của
tôi mới tận. Mà cõi chúng sinh không thể tận, cho đến thế gian chuyển, cõi pháp
luân trí chuyển không thể tận, nên đại nguyện căn lành nầy của tôi không cùng tận.
Phật tử ! Bồ Tát phát nguyện lớn như vậy rồi, liền được tâm
lợi ích, tâm nhu nhuyến, tâm tuỳ thuận, tâm tịch tĩnh, tâm điều phục, tâm tịch
diệt, tâm khiêm hạ, tâm nhuận trạch, tâm không động, tâm không trược.
Trở thành người có niềm tin thanh tịnh: Có niềm tin công dụng,
tin bổn hạnh chỗ vào của Như lai. Tin thành tựu các Ba la mật, tin vào các bậc
thù thắng, tin thành tựu lực, tin đầy đủ không sợ hãi, tin sinh trưởng Phật
pháp bất cộng không thể hoại, tin Phật pháp không nghĩ bàn, tin sinh ra cảnh giới
Phật trung đạo không rơi vào hai bên, tin tuỳ thuận vào vô lượng cảnh giới của
Như Lai, tin thành tựu quả. Tóm lại, tin tất cả hạnh Bồ Tát, cho đến trí, địa,
thuyết, lực, của Như lai.
Phật tử ! Bồ Tát đó lại nghĩ như vầy : Chánh pháp của chư Phật
thâm sâu như vậy, tịch tĩnh như vậy, tịch diệt như vậy, không như vậy, vô tướng
như vậy, vô nguyện như vậy, không nhiễm như vậy, vô lượng như vậy, rộng lớn như
vậy, mà các phàm phu, sa vào tà kiến, vô minh che lấp, dựng tràng cao kiêu mạn,
vào trong lưới khát ái, đi vào rừng rậm dua dối không tự ra được. Tâm tương ưng
với xan tham đố kị không xả bỏ được, luôn tạo nhân duyên thọ sinh trong các
cõi.
Tham sân si gây thành các nghiệp, ngày đêm tăng trưởng. Dùng
gió phẫn hận thổi lửa tâm thức, cháy mạnh không ngừng. Phàm tạo ra các nghiệp,
đều điên đảo tương ưng với dòng tham dục, dòng hữu lậu, dòng vô minh, dòng tà
kiến, khởi hạt giống tâm ý thức liên tục, ở trong ruộng ba cõi, lại sinh mầm khổ.
Đó là : Danh sắc cùng sinh không lìa. Do danh sắc mà tăng trưởng sinh ra sáu xứ
tụ lạc, ở trong sự tương đối sinh ra xúc, vì xúc nên sinh ra thọ, do thọ nên
sinh ra ái, ái sinh trưởng nên sinh ra thủ, thủ tăng trưởng nên sinh ra hữu, hữu
sinh nên có sinh, già, bệnh, chết, ưu bi khổ não.
Chúng sinh như vậy, sinh trưởng khổ tụ tập. Trong đó đều
không, lìa cái ta, của ta, không biết, không giác, không làm, không thọ, như cỏ
cây, đá vách, cũng như hình bóng. Rõ ràng các chúng sinh không giác, không biết.
Bồ Tát thấy các chúng sinh tụ tập khổ như vậy, không được
thoát khỏi, cho nên bèn sinh đại bi trí huệ. Lại nghĩ như vầy : Các chúng sinh
đó, tôi phải cứu họ, đặc để họ nơi an lạc rốt ráo, do đó bèn sinh đại từ trí huệ
quang minh.
Phật tử ! Khi đại Bồ Tát tuỳ thuận đại từ đại bi như vậy,
dùng tâm sâu nặng trụ Sơ địa, thì tất cả mọi vật không xẻn tiếc, cầu đại trí huệ
của Phật, tu hạnh đại xả.
Phàm là những gì mình có, tất cả đều bố thí được. Như là :
Tiền tài, lúa gạo, kho tàng, vàng bạc, ma ni, châu báu, lưu ly, trang sức, ngọc
ngà, san hô, các thứ vật, trân báu, chuỗi trang nghiêm thân, voi, ngựa, xe cộ,
nô tì, nhân dân, thành ấp, tụ lạc, vườn rừng, lầu đài, thê thiếp, con cái, quyến
thuộc trong ngoài, cùng với những đồ chơi quý báu khác. Đầu mắt, tay chân, máu
thịt, xương tuỷ, tất cả bộ phận thân thể, đều không tiếc, vì cầu trí huệ rộng lớn
của chư Phật.
Đó gọi là thành tựu hạnh đại xả của Bồ Tát trụ nơi Sơ địa.
Phật tử ! Bồ Tát dùng tâm từ bi đó đại bố thí, vì muốn cứu hộ
tất cả chúng sinh, cầu thêm các việc lợi ích thế gian và xuất thế gian, không
nhàm mỏi, liền được thành tựu tâm không nhàm mỏi.
Được tâm không mỏi nhàm rồi, nơi tất cả Kinh luận, tâm không
khiếp nhược, vì không khiếp nhược, nên liền được thành tựu nhất thiết trí Kinh
luận.
Được trí đó rồi, khéo hay so lường việc nên làm, hay không
nên làm. Nơi tất cả chúng sinh thượng trung hạ, tuỳ theo sự độ được, tuỳ sức lực,
tuỳ theo tập quán của họ, mà thực hành như vậy. Cho nên Bồ Tát được thành tựu
thế trí.
Thành tựu thế trí rồi, biết thời, biết lượng, dùng sự hổ thẹn
trang nghiêm, siêng tu đạo tự lợi lợi tha, do đó thành tựu sự hổ thẹn trang
nghiêm. Ở trong hạnh đó, siêng tu hạnh thoát khỏi ba cõi, không còn thối chuyển,
thành tựu sức kiên cố.
Được sức kiên cố rồi, siêng cúng dường chư Phật, đối với
pháp Phật dạy, theo lời nói mà thực hành.
Phật tử ! Bồ Tát thành tựu mười pháp tịnh các địa như vậy.
Đó là : Tin, bi, từ, xả, không có nhàm mỏi. Biết các Kinh luận, khéo hiểu pháp
thế gian. Sức hổ thẹn kiên cố, cúng dường chư Phật, y giáo phụng hành.
Phật tử ! Bồ Tát trụ Hoan Hỉ địa nầy rồi, nhờ đại nguyện lực
thấy được nhiều đức Phật. Đó là: Thấy nhiều trăm vị Phật, nhiều ngàn vị Phật,
nhiều trăm ngàn vị Phật, nhiều ức vị Phật, nhiều trăm ức vị Phật, nhiều ngàn ức
vị Phật, nhiều trăm ngàn ức vị Phật, nhiều ức Na do tha vị Phật, nhiều trăm ức
Na do tha vị Phật, nhiều ngàn ức Na do tha vị Phật, nhiều trăm ngàn ức Na do
tha vị Phật.
Đều dùng tâm lớn thâm sâu, cung kính tôn trọng, thừa sự cúng
dường. Y phục, thức ăn uống, toạ cụ, thuốc men, tất cả vật tư sanh, đều đem
dâng cúng. Cũng đem cúng dường đến tất cả chúng Tăng, đem căn lành nầy, thảy đều
hồi hướng vô thượng bồ đề.
Phật tử ! Bồ Tát đó do cúng dường chư Phật, mà được thành tựu
pháp chúng sinh. Dùng hai nhiếp trước bố thí và ái ngữ, để nhiếp lấy chúng
sinh. Hai pháp nhiếp sau, chỉ dùng sức tin hiểu mà thực hành, chứ chưa thông đạt.
Bồ Tát nầy ở trong mười Ba La Mật, thì Đàn Ba La Mật được
tăng thượng, còn các Ba La Mật khác, cũng tu hành, nhưng tuỳ sức, tuỳ phần. Bồ
Tát nầy tuỳ theo sự siêng tu, cúng dường các đức Phật, giáo hoá chúng sinh, đều
tu hành pháp thanh tịnh địa. Hết thảy căn lành, đềm đem hồi hướng về bậc nhất
thiết trí, dần dần sáng tịnh, điều nhu thành tựu, tuỳ ý kham dùng.
Phật tử ! Ví như thợ vàng, khéo léo luyện vàng, từ từ cho
vào lửa, dần dần sáng tịnh, điều nhu thành tựu, tuỳ ý xử dụng.
Bồ Tát cũng lại như vậy. Cúng dường chư Phật, giáo hoá chúng
sinh, đều vì tu hành pháp thanh tịnh địa. Hết thảy căn lành đều hồi hướng về bậc
nhất thiết trí. Dần dần sáng tịnh, điều nhu thành tựu, tuỳ ý kham dùng.
Phật tử ! Đại Bồ Tát trụ nơi Sơ địa, phải từ ở chỗ chư Phật
Bồ Tát thiện tri thức, tìm cầu thưa hỏi tướng và đắc quả trong địa nầy, không
có nhàm mỏi.
Vì muốn thành tựu pháp địa nầy, nên cũng phải từ ở chỗ chư
Phật Bồ Tát thiện tri thức, tìm cầu thưa hỏi tướng và đắc quả trong địa thứ
hai, không có nhàm mỏi.
Vì muốn thành tựu pháp địa nầy, nên cũng phải tìm cầu thưa hỏi
tướng và đắc quả trong địa thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, thứ tám,
thứ chín, thứ mười, như vậy, không có nhàm mỏi.
Vì muốn thành tựu pháp địa nầy, nên Bồ Tát nầy khéo biết các
địa chướng đối trị, khéo biết địa thành hoại, khéo biết địa tướng quả, khéo biết
địa được tu, khéo biết địa pháp thanh tịnh, khéo biết địa địa chuyển hành, khéo
biết địa địa xứ phi xứ, khéo biết địa địa thù thắng trí, khéo biết địa địa
không thối chuyển, khéo biết tịnh trị tất cả Bồ Tát địa, cho đến chuyển nhập Như
Lai địa.
Phật tử ! Bồ Tát khéo biết tướng địa như vậy, ban đầu nơi Sơ
địa, khởi tu hành không ngừng, như vậy cho đến vào Địa thứ mười, không có đoạn
tuyệt. Nhờ đó các địa trí huệ quang minh, nên thành tựu trí huệ quang minh của
Như Lai.
Phật tử ! Ví như chủ buôn, khéo biết phương tiện, muốn đem
các người đi buôn, đi đến thành lớn, trước khi khởi hành, thì trước hết hỏi lỗi
lầm công đức giữa đường, và chỗ trụ xứ có an nguy không, sau đó chuẩn bị đầy đủ
tư lương, làm việc đáng làm.
Phật tử ! Đại chủ buôn đó, tuy chưa khởi hành, mà biết được
hết thảy tất cả việc an nguy giữa đường. Khéo dùng trí huệ suy lường quán sát,
chuẩn bị chu đáo, khiến cho không thiếu thốn, đem các thương gia đến thành lớn
kia một cách an ổn, mình và mọi người đều không sầu lo hoạn nạn.
Phật tử ! Bồ Tát chủ buôn cũng lại như vậy, trụ nơi Sơ địa,
khéo biết chướng các địa để đối trị, cho đến khéo biết tất cả địa thanh tịnh của
Bồ Tát, chuyển vào Như Lai địa. Sau đó mới đủ phước trí tư lương, đem tất cả
chúng sinh, đi qua nơi sinh tử hoang dã nguy hiểm, đến thành nhất thiết trí an ổn,
mình và chúng sinh không bị hoạn nạn. Cho nên Bồ Tát thường không giải đãi,
siêng tu tịnh nghiệp thù thắng của các địa, cho đến nhập vào trí địa của Như
Lai.
Phật tử ! Đó là lược nói về đại Bồ Tát vào môn Bồ Tát Sơ địa,
nói rộng thì có vô lượng vô biên trăm ngàn A tăng kỳ sự việc khác biệt.
Phật tử ! Đại Bồ Tát trụ Sơ địa nầy, phần nhiều làm vua cõi
Diêm Phù Đề, hào quý tự tại, thường hộ trì chánh pháp. Hay dùng đại bố thí nhiếp
lấy chúng sinh, khéo trừ san tham cấu bẩn của chúng sinh. Thường thực hành đại
bố thí không cùng tận. Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
Như vậy tất cả các nghiệp làm ra, đều không lìa niệm Phật,
không lìa niệm Pháp, không lìa niệm Tăng, không lìa niệm Bồ Tát đồng hạnh,
không lìa niệm Bồ Tát hạnh, không lìa niệm các Ba La Mật, không lìa niệm các địa,
không lìa niệm lực, không lìa niệm vô uý, không lìa niệm Phật pháp bất cộng,
cho đến không lìa niệm đầy đủ tất cả loại trí huệ nhất thiết chủng trí.
Lại nghĩ như vầy : Tôi sẽ ở trong tất cả chúng sinh, làm thượng
thủ, làm thắng, làm thù thắng, làm diệu, làm vi diệu, làm thượng, làm vô thượng,
làm đạo sư, làm tướng, làm soái, cho đến làm người y chỉ nhất thiết trí. Nếu Bồ
Tát nầy muốn bỏ nhà, ở trong Phật pháp, siêng tu hành tinh tấn, thì liền bỏ nhà
vợ con năm dục, nương vào lời dạy của Như Lai, xuất gia học đạo.
Khi xuất gia rồi, siêng tu hành tinh tấn. Trong khoảng một
niệm, đắc được trăm tam muội, thấy được trăm vị Phật, biết được thần lực của
trăm vị Phật. Chấn động được trăm thế giới của Phật, có thể qua đến trăm thế giới
của Phật, chiếu đến được trăm thế giới của Phật, giáo hoá được trăm thế giới
chúng sinh, có thể sống lâu đến trăm kiếp, biết được sự việc trước sau trăm kiếp,
vào được trăm pháp môn, thị hiện được trăm thân.
Mỗi mỗi thân, thị hiện được trăm vị Bồ Tát dùng làm quyến
thuộc. Nếu dùng nguyện lực thù thắng của Bồ Tát, tự tại thị hiện, thì vượt qua
số nầy. Trăm kiếp, ngàn kiếp, trăm ngàn kiếp, cho đến trăm ngàn ức Na do tha kiếp,
không thể tính đếm biết được.
Bấy giờ, Bồ Tát Kim Cang Tạng muốn thuật lại nghĩa trên, mà
nói bài kệ rằng:
Nếu người tu các thiện
Đầy đủ pháp trắng tịnh
Cúng dường đấng Trời Người
Tuỳ thuận đạo từ bi.
Tin hiểu rất rộng lớn
Chí thích cũng thanh tịnh
Vì cầu trí huệ Phật
Phát tâm vô thượng nầy.
Tịnh sức nhất thiết trí
Cùng với vô sở uý
Thành tựu các Phật pháp
Cầu nhiếp chúng quần sinh.
Vì được đại từ bi
Và chuyển bánh xe pháp
Nghiêm tịnh cõi nước Phật
Phát tâm tối thắng nầy.
Một niệm biết ba đời
Mà không có phân biệt
Đủ thứ thời khác nhau
Thị hiện nơi thế gian.
Lược nói cầu chư Phật
Tất cả thắng công đức
Phát sinh tâm rộng lớn
Lượng đồng cõi hư không.
Bi trước huệ làm chủ
Phương tiện cùng tương ưng
Tin hiểu tâm thanh tịnh
Như Lai vô lượng lực.
Trí vô ngại hiện tiền
Tự ngộ không do người
Đầy đủ đồng Như Lai
Phát tâm tối thắng nầy.
Phật tử sơ phát tâm
Tâm diệu báu như vậy
Liền vượt bậc phàm phu
Vào chỗ hành của Phật.
Sinh vào nhà Như Lai
Chủng tộc không tì vết
Đều bình đẳng với Phật
Quyết thành vô thượng giác.
Vừa sinh tâm như vậy
Liền được vào Sơ địa
Chí thích không thể động
Ví như núi chúa lớn.
Nhiều vui nhiều ưa thích
Và cũng nhiều tịnh tín
Tâm dũng mãnh rất lớn
Cùng với tâm mừng rỡ.
Xa lìa sự đấu tranh
Não hại và sân hận
Kính thẹn mà chất trực
Khéo giữ gìn các căn.
Cứu đời không ai bằng
Hết thảy các trí huệ
Nơi đây tôi sẽ được
Nghĩ nhớ sinh hoan hỉ.
Khi vào được Sơ địa
Vượt khỏi năm điều sợ
Không sống, chết, tiếng xấu
Đường ác, oai đức chúng.
Dùng không tham chấp ta
Cùng với những của ta
Cho nên các Phật tử
Xa lìa các sợ hãi.
Thường hành đại thương xót
Luôn có tin cung kính
Hổ thẹn công đức đủ
Ngày đêm tăng pháp lành.
Pháp vui lợi chân thật
Không ưa thọ các dục
Suy gẫm pháp nghe được
Xa lìa hạnh chấp lấy.
Không tham lam lợi dưỡng
Chỉ thích Phật bồ đề
Một lòng cầu trí Phật
Chuyên cần không nghĩ khác.
Tu hành Ba La Mật
Xa lìa nịnh hư dối
Như nói mà tu hành
An trụ trong lời thật.
Không nhơ nhà chư Phật
Không bỏ giới bồ đề
Không thích việc thế gian
Thường lợi ích thế gian.
Tu thiện không nhàm đủ
Siêng cầu đạo tăng thắng
Ưa pháp tốt như vậy
Nghĩa công đức tương ưng.
Luôn khởi tâm nguyện lớn
Nguyện thấy các
đức Phật
Hộ trì pháp chư
Phật
Nhiếp lấy đạo Đại
Tiên.
Thường sinh nguyện
như vậy
Tu hành hạnh tối
thắng
Thành thục các
quần sinh
Nghiêm tịnh cõi
nước Phật.
Tất cả cõi chư
Phật
Phật tử đều đầy
dẫy
Bình đẳng cùng một
lòng
Chỗ làm không luống
qua.
Tất cả đầu sợi
lông
Một thời thành
Chánh Giác
Các nguyện lớn
như vậy
Vô lượng không bờ
mé.
Hư không và
chúng sinh
Pháp giới với Niết Bàn
Thế gian Phật ra
đời
Tâm trí Phật cảnh
giới.
Chỗ trí Như
Lai vào
Cùng với ba chuyển
tận
Nếu cả ba đó tận
Nguyện của tôi mới
tận.
Như đó không
cùng tận
Tôi nguyện cũng
như thế
Phát nguyện lớn như vậy
Tâm nhu nhuyến
điều thuận.
Hay tin công đức
Phật
Quán sát nơi
chúng sinh
Biết do nhân
duyên sinh
Liền khởi tâm từ
bi.
Chúng sinh khổ
như vậy
Nay tôi phải cứu
thoát
Vì các chúng sinh
đó
Mà hành các bố
thí.
Ngôi vua và
châu báu
Cho đến xe voi
ngựa
Đầu mắt và chân
tay
Cho đến thân máu
thịt.
Tất cả đều xả
được
Tâm không buồn hối
tiếc
Cầu đủ thứ kinh
thư
Tâm Ngài không
nhàm mỏi.
Khéo hiểu
nghĩa thú đó
Hay thuận theo
thế gian
Hổ thẹn tự trang
nghiêm
Tu hành càng
kiên cố.
Cúng dường vô
lượng Phật
Cung kính mà tôn
trọng
Thường tu tập
như vậy
Ngày đêm không
giải đãi.
Căn lành càng
sáng tịnh
Như lửa luyện
vàng thật
Bồ Tát trụ nơi
đây
Tịnh tu nơi Thập
địa.
Chỗ làm không
chướng ngại
Đầy đủ không đoạn
tuyệt
Ví như đại chủ
buôn
Vì lợi các nhà
buôn.
Hỏi biết đường
hiểm dễ
An ổn đến thành
lớn.
Bồ Tát trụ Sơ
địa
Nên biết cũng
như vậy.
Dũng mãnh không
chướng ngại
Đến nơi Địa thứ
mười
Trụ trong Sơ địa
nầy
Làm chủ đại công
đức.
Dùng pháp dạy
chúng sinh
Tâm từ không tổn
hại
Thống lãnh cõi Diêm Phù
Đều giáo hoá hết
thảy.
Khiến trụ nơi đại
xả
Thành tựu Phật
trí huệ
Muốn cầu đạo tối
thắng
Bỏ ngôi vua của
mình.
Hay ở trong Phật
giáo
Dũng mãnh siêng
tu tập
Liền được trăm
tam muội
Và thấy trăm vị
Phật.
Chấn động trăm
thế giới
Quang chiếu cũng
trăm cõi
Hoá trăm cõi
chúng sinh
Vào trong trăm
pháp môn.
Biết được việc
trăm kiếp
Thị hiện làm
trăm thân
Và hiện trăm Bồ
Tát
Dùng để làm quyến
thuộc.
Nếu nguyện lực
tự tại
Quá số đó vô lượng
Tôi ở trong địa
nghĩa
Lượt thuật chút
ít phần.
Nếu muốn phân biệt
rộng
Ức kiếp nói
không hết
Bồ Tát đạo tối
thắng
Lợi ích các quần
sinh.
Pháp Sơ địa như
vậy
Nay tôi đã nói
xong.
No comments:
Post a Comment