Xem trọn bộ 4 tập video có chữ rất dễ theo dõi
401. Xà dạ yết ra.
Dịch : Giải trừ các tai nạn.
Kệ :
Giải trừ tai nạn đắc an khang
Trọng tội nghiệp
báo du hoả thang
Tạ thử tam muội gia trì lực
Chư hoành hung hiểm nhất tảo quang.
Nghĩa là:
Giải trừ tai nạn
được bình an
Tội nặng nghiệp báo dầu lửa nóng
Nhờ sức tam muội nầy gia trì
Các nạn hung hiểm quét sạch hết.
Giảng giải: Câu Chú nầy với Ma Độ Yết Ra,
hay trừ khử tất cả phi tai hoành hoạ, đủ thứ việc tai nạn không vui vẻ.
“Giải trừ tai nạn được bình an”: Giải trừ tất
cả tam tai bát nạn. Tam tai là nạn nước, nạn lửa, nạn gió. Bát nạn là: Nạn mù
điết câm, nạn Bắc Câu Lư Châu, nạn trời Trường Thọ, nạn trước Phật sau Phật
.v.v… đủ thứ tai nạn. Con người đều muốn được bình an, bằng không thì chẳng vui
vẻ, giải trừ tai nạn rồi, thì được an lạc.
“Tội nặng nghiệp báo dầu lửa nóng”: Tạo những
tội nghiệp quá nặng, thọ quả báo cũng nặng, như chảo dầu sôi .v.v… Con người thọ
khổ không cần đợi sau khi chết, khi còn sống mọi việc đều không như ý, tâm ý hoảng
loạn, thì cũng giống như ở trong chảo dầu sôi.
“Nhờ sức tam muội nầy gia trì”: Đắc được sức
lực của Chú, tụng Chú thì sẽ có sức lực của tam muội.
“Các nạn hung hiểm quét sạch hết”: Tất cả
phi tai hoành hoạ không cát tường, việc nguy hiểm đều quét sạch hết.
402. Ma độ yết
ra.
Dịch : Hộ pháp của
Phật.
Kệ:
Kim Cang Tạng Vương hộ Phật thành
Trì chử kình sơn hiển oai linh
Thưởng thiện phạt ác hưng chánh giáo
Bàng môn tả đạo tất độn hình.
Nghĩa là:
Kim Cang Tạng Vương hộ Phật thành
Cầm chuỳ vác núi hiển oai linh
Thưởng thiện phạt ác hưng chánh giáo
Bàng môn tả đạo đều ẩn trốn.
Giảng giải: “Kim Cang Tạng Vương hộ Phật
thành”: Ma Độ Yết Ra là « Đại hộ pháp của Phật », cho nên nói “hộ Phật thành”,
Phật ở đâu thì hộ ở đó, hộ trì đạo tràng của Phật.
“Cầm chuỳ vác núi hiển oai linh”: Chuỳ báu của
Ngài vác núi Tu Di. Tại sao phải như thế? Vì muốn hiển oai linh.
“Thưởng thiện phạt ác hưng chánh giáo”: Ai
lương thiện, ai tu hành tốt, thì sẽ hộ trì họ. Ai không tu hành tốt, thì sẽ trừng
phạt họ, như vậy các Ngài sẽ chấn hưng chánh giáo.
“Bàng môn tả đạo đều ẩn trốn”: Hết thảy bàng
môn tả đạo, tà đạo không chánh đáng, đều bỏ chạy, tà không thắng chánh, họ đều ẩn
trốn.
403. Tát bà ra
tha ta đà kê tệ phấn.
Dịch : Hộ pháp bảo
hộ người tu.
Kệ:
Lợi ích hữu tình
hộ pháp chúng
Hiền Thánh Tăng già chư long thần
Nhất thiết kính tín cứu khổ nạn
Hàm sử khô mộc hựu hướng vinh.
Nghĩa là:
Chúng hộ pháp lợi
ích hữu tình
Hiền Thánh Tăng già các rồng thần
Tất cả kính tin cứu khổ nạn
Khắp khiến cây khô lại tươi tốt.
Giảng giải: Câu Chú nầy là nói « Tất cả hộ
pháp thiện thần bảo hộ người tu đạo », cho nên nói “Chúng hộ pháp lợi ích hữu
tình”.
“Hiền Thánh Tăng già các rồng thần”: Thiên
long bát bộ, hộ pháp thiện thần và hiền Thánh Tăng, lợi ích hữu tình.
“Tất cả kính tin cứu khổ nạn”: Phàm là hộ
pháp thiện thần đều cung kính Tam Bảo, tín ngưỡng Tam Bảo, hộ trì Tam Bảo, muốn
cứu khổ cứu nạn, cũng nghĩa là, phàm là người tín ngưỡng Tam Bảo, có khốn khổ
hoạn nạn gì, đều nhờ Thiên long bát bộ đến cứu hộ, đây là tình huống như thế
nào?
“Khắp khiến cây khô lại tươi tốt”: Giống như
cây khô héo rồi, lại gặp mưa pháp cam lồ, sinh chồi nảy lộc, tươi tốt trở lại.
404. Tỳ địa dạ.
Dịch: Giải trừ sốt
rét nóng bức.
Kệ:
Nhất niệm giác ngộ
sơ phát tâm
Vạn duyên phóng hạ thuỷ hiện chân
Thập địa viên thành Bồ Tát hạnh
Bách thiên tam muội hoả trung kim.
Nghĩa là:
Một niệm giác ngộ
sơ phát tâm
Vạn duyên buông bỏ mới hiện chân
Thập địa viên thành Bồ Tát hạnh
Trăm ngàn tam muội vàng trong lửa.
Giảng giải: Tỳ Địa Dạ tức là Bồ đề gia. Câu
Chú nầy hay “Giải trừ tất cả bệnh sốt rét”, tiếng Quảng Đông gọi là “Đả bãi tử”,
cách một ngày, hai ngày, hoặc ba ngày thì phát tác, là một thứ tráng nhiệt. Vì
một người trước khi chưa phát bồ đề tâm, đều có nhiệt não, nóng bức, sau khi
phát bồ đề tâm thì đắc được sự mát mẻ, giải trừ sự nóng bức.
“Một niệm giác ngộ sơ phát tâm”: Một niệm đầu
tiên nhất phát bồ đề tâm, một niệm giác, chúng sinh tức là Phật. Một niệm mê,
có thể thành Phật cũng vẫn là chúng sinh. Một khi vô minh sinh ra, thì bỏ giác
hợp trần, một khi trí huệ sinh ra, thì bỏ trần hợp giác. Một niệm giác ngộ ban
đầu của bạn, phát tâm muốn xuất gia tu hành, ngàn vạn nhớ rõ một niệm đó.
Cổ nhân có nói rằng: “Học đạo chẳng phụ sơ
tâm, thành Phật có dư”. Nếu tu hành không quên một tâm niệm lúc ban đầu: Tại
sao bạn muốn xuất gia? Tại sao bạn muốn tu đạo? Tại sao bạn muốn học Phật pháp?
Một niệm lúc ban đầu là quan trọng nhất. Nếu bạn không quên một niệm lúc ban đầu,
thời thời khắc khắc đều nhớ rõ, thì sẽ sớm được thành Phật.
“Vạn duyên buông bỏ mới hiện chân”: Tại sao
cái thật của bạn không hiển hiện ra? Là vì vạn duyên chưa buông xuống. Nếu
buông xuống được vạn duyên, chẳng còn một thứ tâm phan duyên nào, hết thảy tâm
mong cầu, tâm tranh, tâm tham, tâm ích kỷ lợi mình, đều không còn nữa. Vạn
duyên buông xuống, một niệm không sinh toàn thể hiện, lúc đó, Phật tánh vốn có,
bổn địa phong quang, đều hiện tiền.
“Thập địa viên thành Bồ Tát hạnh”: Hành Bồ
Tát đạo, viên thành công đức Thập địa, từ lúc ban đầu phát tâm tu hành. Bồ Tát
lúc nào cũng đều lợi ích người, chẳng phải lợi ích chính mình. Trợ giúp người
khác còn phải đừng chấp tướng, đừng chấp trước, không có thứ tâm cống cao ngã mạn
nào hết, cho rằng mình trợ giúp người thì có công đức. Bồ Tát chẳng có tâm như
thế, Bồ Tát làm mà chẳng biết mình làm, bất cứ làm việc gì, qua rồi thì không
còn nữa, đây gọi là Bồ Tát hạnh, tơ hào cũng chẳng chấp trước, tơ hào chẳng có
tư tưởng thí công báo đức, chấp trước mình có công, hy vọng người khác báo đáp
đức hạnh cho mình, báo đáp lòng tốt của mình, Bồ Tát chẳng có thứ tư tưởng đó.
“Trăm ngàn tam muội vàng trong lửa”: Tu
thành trăm ngàn thứ tam muội, chánh định chánh thọ, thì giống như luyện vàng
trong lửa. Nếu bạn là vàng thật, thì chắc chắn sẽ luyện thành, nếu bạn chẳng phải
là vàng thật, thì sẽ thiêu chảy mất.
Niệm Phật, trì Chú, lạy Phật, tụng Kinh, phải
kiền thành, khẩn thiết. Niệm Phật thì phải có tâm khẩn thiết, không niệm Phật
cũng phải có tâm khẩn thiết. Chẳng phải nói khi niệm Phật thì có tâm thành,
không niệm Phật thì tâm tán loạn. Bất cứ niệm Phật, trì Chú, lạy Phật, tụng
Kinh, đều phải cung kính, chẳng có tơ hào hành vi phóng dật, như vậy mới có sự
cảm ứng.
Lúc nào cũng phải siêng tu giới định huệ, diệt
trừ tham sân si. Thân miệng ý ba nghiệp lúc nào cũng phải thanh tịnh thì mới
tương ưng. Niệm Phật, trì Chú, lạy Phật, tụng Kinh, đều sẽ có đại cảm ứng. Nếu
chỉ tuỳ tiện phô trương cẩu thả, thì chẳng bao giờ có sự cảm ứng, vì tâm của bạn
không thành. Người tâm thành thì không tìm tiện nghi, tìm lợi ích, ở trong Phật
giáo. Trong Phật giáo chỉ muốn thiệt thòi, muốn lợi ích người khác, chẳng phải
muốn người khác đến lợi ích cho chính mình, mà là hộ trì người khác, đừng kêu người
khác hộ trì chính mình, đây là hành vi của bậc đại trượng phu, không có thứ tâm
ỷ lại.
405. Giá lê tệ phấn.
Kệ:
Đại nguyện đại hạnh đại dược vương
Khai quyền hiển thật lộ chân thường
Tứ hoằng lục độ năng trị bệnh
Dược đáo tật trừ thọ nhi khang.
Nghĩa là:
Đại nguyện đại hạnh đại dược vương
Khai quyền hiển thật lộ chân thường
Bốn nguyện sáu độ hay trị bệnh
Thuốc đến bệnh khỏi thọ an khang.
Giảng giải: Bốn hoằng thệ nguyện, sáu độ vạn
hạnh của Bồ Tát, đều là thuốc, đối trị tám vạn bốn ngàn thứ tật bệnh của chúng
sinh. Mỗi một chúng sinh có tật bệnh gì, thì Bồ Tát dung sáu độ vạn hạnh, đại
nguyện đại hạnh đại từ bi để độ họ.
“Đại nguyện đại hạnh đại dược vương”: Nguyện
lực của Bồ Tát vô lượng vô biên, vô cùng vô tận, giống như Bồ Tát Địa Tạng phát
nguyện: “Địa ngục chẳng không thề không thành Phật, chúng sinh độ hết mới chứng
bồ đề”. Địa ngục khi nào mới trống không? Không khi nào trống không. Chúng sinh
khi nào mới độ hết? Không khi nào hết. Vậy sao Ngài lại phát thứ nguyện không
khi nào xong nầy? Vì Bồ Tát Địa Tạng với chúng sinh đồng cam cộng khổ, ở đây với
chúng ta chúng sinh không thành Phật. Ngài lấy thân chúng sinh làm thân, lấy
tâm chúng sinh làm tâm. Ngài nguyện ở trong chúng sinh, cho chúng sinh một con
đường sáng, khiến cho họ bỏ mê về giác, bỏ tà về chánh, trở về nguồn cội, là
con đường về nhà, cho nên mới phát nguyện nầy.
Đại hạnh như Bồ Tát Phổ Hiền phát mười đại
nguyện vương, cũng là vô cùng vô tận vô biên:
Một là lễ kính các đức Phật.
Hai là khen ngợi
Như Lai.
Ba là rộng tu
cúng dường.
Bốn là sám hối
nghiệp chướng.
Năm là tuỳ hỉ
công đức.
Sáu là thỉnh
chuyển bánh xe pháp.
Bảy là thỉnh Phật
ở lại đời.
Tám là thường
theo Phật học.
Chín là luôn
thuận chúng sinh.
Mười là hối hướng
khắp hết.
Mỗi một nguyện,
đều là dù hư không có tận cùng, nguyện của con vô tận, cõi hư không tận cùng,
cõi chúng sinh tận cùng, nghiệp chúng sinh tận cùng, phiền não chúng sinh tận
cùng, nguyện của con không cùng tận.
Nếu như hư
không có tận cùng, nguyện của con không cùng tận. Pháp giới không có cùng tận,
chúng sinh không có cùng tận, phiền não cũng vô tận, cho nên nguyện lực nầy của
Bồ Tát Phổ Hiền, thuỷ chung cũng không cùng tận. Bồ Tát Quán Âm tầm thanh cứu
khổ, làm chỗ nương tựa cho chúng sinh, có ai xưng niệm danh hiệu của Ngài, thì
Ngài sẽ tầm thanh cứu khổ, giải trừ tất cả tai nạn.
« Khai quyền hiển
thật lộ chân thường » : Khai quyền hiển thật, Phật Bồ Tát nói pháp đều vì khai
quyền hiển thật, khai mở quyền pháp tạm thời, khiến cho pháp chân thật không hư
hiện ra. Khai quyền hiển thật lộ chân thường, có hằng thường tại, kêu người
minh bạch tất cả vô thường, rõ ràng ở trong sự vô thường lại có chân thường, có
một tự tánh bản thể không đổi mà tuỳ duyên, tuỳ duyên mà không đổi, tự tánh đó
vẫn chân thật không hư.
« Bốn nguyện
sáu độ hay trị bệnh » : Bốn hoằng thệ nguyện : Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ.
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Phật đạo vô
thượng thệ nguyện thành. Những nguyện nầy Bồ Tát cần phải phát.
Mỗi ngày chúng
ta phải hồi quang phản chiếu, cầu ngược lại nơi chính mình, đừng cứ khẩu đầu
thiền. Hãy nghĩ xem, Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, mình có độ chưa ? hay là
ngược lại bị chúng sinh độ ? Tâm tham của mình vẫn còn lớn ? Tâm sân vẫn còn
nhiều ? Tâm si vẫn còn rộng ? Hãy thử nghĩ xem : Chúng sinh vô biên thệ nguyện
độ, chẳng phải chỉ dùng miệng nói suông đâu, thật phải cung hành thực tiễn.
Phiền não vô tận
thệ nguyện đoạn, chúng ta mỗi người đều có tám vạn bốn ngàn phiền não, vô cùng
vô tận, hãy tự hỏi mình đã đoạn trừ chưa ? Có phải mỗi ngày phiền não càng thêm
nhiều ? Càng lợi hại hơn ? Phải tự hỏi mình : Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Phật pháp sâu như biển cả, vô cùng vô tận, chúng ta thệ nguyện học, phải chăng
mỗi ngày chúng ta đều học Phật pháp ? Học rồi thì phải cung hành thực tiễn ? Phật
đạo vô thượng thệ nguyện thành, đương nhiên chúng ta chưa thành, vậy có phải
chúng ta phát nguyện muốn thành Phật chăng ? Bồ Tát nương bốn hoằng thệ nguyện
nầy đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chúng ta ngày ngày cũng niệm bốn hoằng
thệ nguyện nầy, chỉ là niệm ở miệng khẩu đầu thiền mà thôi.
Trong sáu độ
thì bố thí độ san tham, chúng ta tự hành bố thí, hay là muốn người khác bố thí
cho mình ? Người xuất gia cũng bao quát trong đó, có phải những việc chúng ta
làm, là cứ bịt tai ăn cắp chuông ? Dạy người khác bố thí, còn mình thì san tham
rất là lợi hại hơn bất cứ ai, dạy người khác làm việc thiện, còn mình thì chẳng
làm được chút nào, như vậy là chẳng nương theo sáu độ mà tu hành.
Trì giới độ huỷ
phạm, chúng ta có trì giới chăng ? Ví như giới nói dối, chúng ta có giữ chăng ?
Phải chăng suốt ngày đến tối cứ nói dối ? lừa gạt người khác ? Kỳ thật là lừa
chính mình. Mình tự hỏi mình xem : Lời mình nói ra có thật không ? Nếu là thật
thì tốt, bằng không thì bịt tai ăn cắp chuông, mình lừa gạt mình, tăng thêm tội
ác cho chính mình.
Nhẫn nhục độ
sân hận : Phải chăng dạy người tu nhẫn nhục, còn mình thì thường ôm lòng sân hận
?
Tinh tấn độ giải
đãi, chúng ta tinh tấn hay là giải đãi ? Phải chăng khi ăn cơm thì đi trước,
làm việc thì đi sau ? Lạy Phật tụng kinh thì lười biếng, không có một chút tinh
tấn nào hết ?
Thiền định độ
tán loạn, phải chăng chúng ta ngày ngày tập trung tinh tấn để tu thiền định
công phu ? Hay là suốt ngày cứ khởi vọng tưởng tán loạn ? Tưởng đông tưởng tây,
chẳng khi nào tập trung tinh thần ?
Bát Nhã độ ngu
si, hằng ngày chúng ta dùng ngu si để làm việc, hay là dùng trí huệ để làm việc
? Dùng trí huệ làm việc là để lợi ích chính mình, hay là lợi ích cho nhân loại
? Dùng thân phận người xuất gia để đi các nơi phan duyên, hoá duyên ? Tham mà
không biết chán, gì cũng muốn tham, gì cũng đều không sợ nhiều, thứ tham không
biết chán sai lầm nầy, phải chăng mình đã phạm ?
« Thuốc đến bệnh
khỏi thọ an khang » : Dùng bốn hoằng thệ nguyện sáu độ thuốc hay nầy để chữa trị
bệnh tật của chúng ta, thuốc đến thì bệnh khỏi, bệnh gì cũng đều khỏi, tuổi thọ
tăng trưởng, thân thể cũng mạnh khoẻ.
406. Giả đô ra.
Dịch: Hàng phục ngoại đạo.
Kệ:
Thiên ma ngoại
đạo tánh xương cuồng
Thô dã cuồng bạo
cánh hoang đường
Tụng thử Thần
Chú giai quy mạng
Thuỳ thủ củng
phục lễ Pháp Vương.
Nghĩa là:
Thiên ma ngoại
đạo tánh ngông cuồng
Thô lỗ cường bạo
càng hoang đường
Tụng Thần Chú nầy
đều quy mạng
Cuối đầu chắp
tay lễ Pháp Vương.
Giảng giải :
Câu Chú nầy « Hàng phục thiên ma ngoại đạo ».
« Thiên ma ngoại
đạo tánh ngông cuồng » : Thiên ma ngoại đạo bản lãnh rất lớn, thần thông cũng lớn.
Chúng tuỳ tiện dùng thần thông, phiền não chướng ngại người khác tu đạo. Giống
như trong đạo tràng, nghe được chẳng phải người nói chuyện, đây là thiên ma ngoại
đạo đến nhiễu loạn tâm tánh của họ, nói thuận, nói nghịch, nói ngang, nói dọc,
giống như rất có đạo lý, nhưng nghiên cứu kỹ lại, thì trong đó đều là nhân ngã
thị phi, đố kị chướng ngại, nhiễu loạn thân tâm người tu hành, khiến cho họ chẳng
tự tại, thường chạy theo vọng tưởng, chuyển theo âm thanh, đây đều là giả.
« Nếu dùng sắc
thấy ta
Dùng âm thanh cầu
ta
Người đó hành đạo
tà
Chẳng thấy được
Như Lai ».
Thiên ma ngoại
đạo dụ bạn tham chút phương tiện, chẳng có định lực, thì sẽ bị ngoại lực dẫn dụ,
mà chẳng biết đại đạo của Thánh nhân, chúng biết rõ bạn chẳng biết « Bổn lai
không một vật, chỗ nào dính bụi trần ». Cho nên chúng dùng đủ thứ phương pháp gạt
người để gạt bạn, đối với bạn nói dài nói ngắn, nhưng đều là quay vòng trong thị
phi nhân ngã.
« Thô lỗ cường
bạo càng hoang đường » : Thiên ma ngoại đạo tánh thô lỗ kiêu mạn, chuyên nói thị,
nói phi với bạn, nói hai lời, bên này nói không vào, thì chúng nói bên kia, giống
như rắn hai đầu, biến ra đủ thứ tướng để lường gạt, dụ hoặc bạn, khiến cho bạn
không thể được tam muội, làm cho bạn chẳng có định lực. Hành giả phải thấy quái
mà chẳng quái, thì quái đó sẽ tự thất bại, gặp thứ cảnh giới nầy mà không bị nó
lay chuyển. Bất cứ bạn nói gì, tôi vẫn giữ vững tông chỉ tiến về trước, thì
thiên ma ngoại đạo sẽ chẳng có biện pháp gì.
« Tụng Thần Chú
nầy đều quy mạng » : Một niệm « Giả Đô Ra », thì chúng đều quy mạng đầu hàng.
« Cuối đầu chắp
tay lễ Pháp Vương » : Cuối đầu tức là cuối đầu xuống không dám nhìn, chắp tay lại
đảnh lễ Phật. Những thiên ma ngoại đạo thô lỗ cường bạo nầy đều tuần phục, cung
kính đảnh lễ đức Thế Tôn Pháp Vương.
407. Phược kỳ nể tệ phấn.
Dịch : Thắng ma
cũng đến quy ngưỡng.
Kệ :
Ma trung đại ma thế hung cuồng
Thiên biến vạn
hoá lộ quang mang
Văn tụng linh
văn giai quy mạng
Y giáo tu hành
hộ Pháp Vương.
Nghĩa là:
Đại ma trong ma thế hung bạo
Thiên biến vạn
hoá lộ tia sáng
Nghe tụng linh
văn đều quy mạng
Y giáo tu hành
hộ Pháp Vương.
Giảng giải :
Câu Chú nầy nghĩa là Giải trừ tất cả ác độc, đắc được sự mát mẻ tự tại.
« Đại ma trong
ma thế hung bạo » : Chúng là ma trong ma, là thắng ma, là thù thắng ma, lãnh tụ
trong ma vương, thế lực rất là lớn, vừa hung bạo, vừa kiêu ngạo, lại cuồng vọng.
« Thiên biến vạn
hoá lộ tia sáng » : Chúng cũng có thần thông, hay thiên biến vạn hoá, ngoài lộ
tia sáng, đều là biểu thị mình là đệ nhất.
« Nghe tụng
linh văn đều quy mạng » : Chú Lăng Nghiêm là Chú dài nhất trong các Chú, là một
thứ linh văn, một thứ chân ngôn. Chân ngôn tức là không vọng, hoàn toàn chân thật.
Chú là chú nguyện, bạn muốn cầu gì thì có cái đó. Ma vương nghe tụng thứ linh
văn diệu không thể nghĩ bàn nầy, đều quy mạng kiền thành.
« Y giáo tu
hành hộ Pháp Vương » : Y giáo tu hành hộ trì Pháp Vương thành, ủng hộ Vạn Phật
Thánh Thành.
408. Bạt xà ra.
Dịch : Giải trừ các ác độc.
Kệ :
Bát vạn tứ thiên Kim Cang Tạng
Tam bách lục thập
tả đạo vương
Tất giai ủng hộ
chân như tánh
Vĩnh trừ tai
ách hàng cát tường.
Nghĩa là:
Tám vạn bốn ngàn Kim Cang Tạng
Ba trăm sáu
mươi vua tả đạo
Thảy đều ủng hộ
tánh chân như
Vĩnh trừ tai
ách giáng cát tường.
Giảng giải : «
Tám vạn bốn ngàn Kim Cang Tạng » : Kim Cang Vương có tám vạn bốn ngàn Bồ Tát
Kim Cang Tạng. Bạt Xà Ra là tên của tám vạn bốn ngàn Bồ Tát Kim Cang Tạng.
« Ba trăm sáu
mươi vua tả đạo » : Có ba trăm sáu mươi bàng môn tả đạo, chúng cũng xưng vương,
xưng bá ở trong tả đạo, không thể một đời.
« Vĩnh trừ tai
ách giáng cát tường » : Vĩnh viễn tiêu trừ tất cả tai ách nguy hiểm không cát
tường, mà đắc được cát tường như ý. Tụng trì Chú Lăng Nghiêm cần phải chuyên
tâm, do đó tâm thành thì linh, nếu có tâm chân thành, thì sở cầu sẽ như ý, sở
nguyện toại tâm, tất cả tuỳ tâm mãn nguyện.
Tai nạn thì
ngày càng nhiều, khoa học thì ngày càng tiến bộ. Tai nạn từ đâu đến ? Là từ
khoa học tiến bộ mà ra, một số người chỉ thấy được ngoài da, ngoài lông, biết
chỗ lợi ích của khoa học, mà không biết chỗ hại phía sau có bao nhiêu. Trước
kia khoa học chưa tiến bộ, thì thế giới cũng không có nhiều tai nạn. Khoa học đều
do tâm tham của con người tạo thành, tham cầu khoa học tiến bộ, tham cầu phát
triển vũ khí. Đi theo sự tiến bộ khoa học là phát triển vũ khí, vũ khí phát đạt
thì sẽ đoạt lấy sinh mạng con người và chúng sinh.
Các vị hãy nghĩ
xem, trước kia phát minh đạn nguyên tử, người hật Bản do tâm tánh cay độc mà thọ
quả báo đạn nguyên tử, người Nhật Bản thì háo sát, bởi sự háo sát của họ mà khiến
cho đất nước của họ chiêu cảm khủng bố, cho nên tự chiêu báo ứng huỷ diệt nhân
loại. Kế tiếp lại phát minh đạn khinh khí, còn lợi hại hơn đạn nguyên tử, hiện
tại trong sự phát minh đạn nguyên tử càng lợi hại hơn so với đạn khinh khí. Những
thứ nầy đều là vũ khí giết người, khiến cho nhân loại diệt vong, vì thứ vũ khí
nầy càng phát minh, thì nhân loại càng nguy hiểm, khi khoa học phát minh đến cực
điểm, thì thế giới nầy sẽ huỷ diệt, chưa đến cực điểm thì thế giới vẫn chưa bị
huỷ diệt. Cầu mong vũ khí tối tân là hành vi huỷ diệt nhân loại, con người biết
rõ điều nầy, nhưng vẫn cứ cạnh tranh với nhau, phát minh vật giết người, cho
nên tai nạn của con người cũng ngày càng tăng thêm nhiều, nguồn gốc liên quan đến
những vấn đề nầy đều là do sự sát sinh. Vì sát sinh, nên ở trong vũ trụ có một
luồng oán khí kết tụ không tan, lâu dần hình thành đủ thứ vũ khí giết người. Vẫn
biết người chúng ta tại thế giới nầy, cảm thấy thế giới nầy là rất tốt, kỳ thật
thế giới nầy mỗi ngày giống như toà núi bằng trứng gà, khi nào huỷ hoại thì hết
thảy trứng gà theo đó cũng không còn. Các vị làm thế nào để vãn hồi kiếp vận nầy?
Tức là không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không lợi mình,
không nói dối. Mỗi người đều như thế, thì mỗi người đều bình an. Toàn thế giới
đều như thế, thì toàn thế giới đều bình an vô sự.
409. Cu ma rị.
Kệ :
Hoa Kế đồng thần trừ tai chướng
Hộ pháp Thánh
Tăng độ khổ ách
Diễn thuyết nan
tư vi diệu cú
Phổ sử chúng
sinh xuất hoả khanh.
Nghĩa là:
Hoa Kế đồng tử trừ tai chướng
Hộ pháp Thánh
Tăng độ khổ ách
Diễn nói Chú vi
diệu tư nghì
Khắp khiến
chúng sinh thoát hầm lửa.
Giảng giải : Sức
lực của Chú Lăng Nghiêm là không thể nghĩ bàn, do đó « Pháp ta diệu khó nghĩ
bàn », thứ diệu pháp nầy vốn không cách chi nói ra, tức là nói cũng nói không hết,
bây giờ chỉ dùng kệ ngắn gọn nói ra một chút mà thôi.
« Hoa Kế đồng tử
trừ tai chướng » : Hoa Kế đồng tử là thần Tăng, nói là trừ tai chướng, kỳ thật
sức lực nầy nói không hết, không chỉ trừ tai chướng, mà là gì cũng đều có thể
tuỳ tâm mãn nguyện.
« Hộ pháp Thánh
Tăng độ khổ ách » : Thánh nhân chứng Thánh quả, đến thế gian độ tất cả chúng
sinh khổ ách.
« Diễn nói Chú
vi diệu tư nghì » : Ngài dùng Phật vô kiến đảnh nói Chú Lăng Nghiêm thần diệu
chương cú. Thế nào là Thần Chú ? Vì Chú có một thứ sức lực không thể nghĩ bàn,
diễn nói chương cú vi diệu khó nghĩ bàn.
« Khắp khiến
chúng sinh thoát hầm lửa » : Chúng sinh ở thế gian đều giống như ở trong hầm lửa,
bị năm dục tài sắc danh ăn và ngủ trói buộc mê hoặc, làm cho điên đảo mà không
thể thoát được, giống như ở trong nhà lửa. Đây là con đường giải thoát, nếu muốn
thoát khỏi thì phải hành trì Chú Lăng Nghiêm, thì tự nhiên sẽ đắc được sức lực
tam muội để gia trì cho bạn.
410. Tỳ đà dạ.
Kệ :
Đảnh lễ đại hùng Phật đà gia
Chí thành xưng
tán Diệu Giác tôn
Tam đồ bát nạn
câu ly khổ
Đồng hoạch
thanh tịnh Pháp Vương thân.
Nghĩa là:
Đảnh lễ Phật đà gia đại hùng
Chí thành khen
ngợi đấng Diệu Giác
Ba đường tám nạn
đều lìa khổ
Đồng chứng thân
Pháp Vương thanh tịnh.
Giảng giải : Tỳ
Đà Dạ tức là « Phật đà gia », tức cũng là đại giác Thế Tôn, bài kệ dưới đây
hình dung câu Chú không thể nghĩ bàn nầy.
« Đảnh lễ Phật
đà gia đại hùng » : Phật là đại hùng, xả bỏ được đất nước xuất gia tu đạo,
buông bỏ được tài sắc danh ăn và ngủ, nên được chúng ta đảnh lễ.
« Chí thành
khen ngợi đấng Diệu Giác » : Chúng ta phải một lòng khen ngợi Phật Pháp Tăng.
Phật có cần người khác khen ngợi Ngài chăng ? Có phải giống như con người thích
người khác nói vài câu khen ngợi mình chăng ? Không phải ! Phật thì không tăng,
không giảm, không dơ, không sạch, không lớn, không nhỏ, không đến, không đi.
Ngài không cần người khác khen ngợi, cũng không hoan hỉ người khác khen ngợi.
Nhưng chúng ta chúng sinh vì báo ân Phật, vì báo ân đức Phật từ bi hỉ xả đối với
chúng ta, dùng lương tâm chân chánh của chúng ta, chí thành khẩn thiết để khen
ngợi công đức của Phật.
« Ba đường tám
nạn đều lìa khổ » : Tin Phật có ích lợi gì ? Khiến cho ba độc giảm nhẹ bớt.
Chúng sinh là khổ nhất, chúng ta khen ngợi Phật, chúng sinh trong ba đường tám
nạn nghe tiếng được độ, bỏ mê về giác, lìa khổ được vui. Ba đường là địa ngục,
ngạ quỷ, súc sinh, thêm vào nạn Bắc Câu Lư Châu, nạn trời Vô Tưởng, nạn trước
Phật sau Phật, nạn mù điết câm ngọng, nạn thế trí biện thông, cộng lại là tám nạn,
đều xa lìa.
« Đồng chứng
thân Pháp Vương thanh tịnh » : Tông chỉ học Phật là khiến cho tất cả chúng sinh
đều cùng thành Phật đạo, trở về nguồn cội, trở về quê hương vốn có, nhận thức
được bổn địa phong quang, không còn tìm cầu bên ngoài. Người học Phật lúc nào
cũng đều đừng có tâm tham, tâm cầu danh, cầu lợi, có những tư tưởng nầy là bỏ gốc
tìm ngọn, chẳng nghĩ tu hành chân chánh. Thật tu hành phải buông xuống pháp thế
gian, phải liễu sinh thoát tử, lìa khổ được vui, bỏ mê về giác, trở lại con
thuyền từ bi, độ tất cả chúng sinh, lúc nào cũng có tư tưởng độ mình, độ người,
kiểm thảo lại việc làm và mục tiêu của chính mình, đây mới là không để thời
gian trôi qua lãng phí.
411. Ra thệ tệ phấn.
Dịch : Pháp vô sinh.
Kệ :
Vô sinh pháp bảo độ trầm luân
Phật đà Tăng
già đại oai thần
Tham sân si độc
tận trừ diệt
Thanh lương tự tại hựu thung dong.
Nghĩa là:
Pháp bảo vô sinh
độ trầm luân
Phật đà Tăng già đại oai thần
Trừ diệt sạch độc tham sân si
Mát mẻ tự tại lại thong dong.
Giảng giải: Câu Chú nầy nghĩa là “Pháp vô
sinh”. “Pháp bảo vô sinh độ trầm luân”: Không sinh, cũng không diệt.
“Phật đà Tăng già đại oai thần”: Phật đà tức
là Phật bảo, Tăng già tức là Tăng bảo, câu trước là Pháp bảo. Tam bảo có đại
oai thần lực, hay tiêu trừ tham sân si ba độc của chúng sinh, cho nên nói: “Trừ
diệt sạch độc tham sân si”, ba độc trừ sạch, thì sẽ được mát mẻ tự tại thong
dong. Tụng trì Chú Lăng Nghiêm thì sẽ được bình an mát mẻ, khoái lạc tự tại,
cho nên nói: “Mát mẻ tự tại lại thong dong”.
412. Ma ha ba ra đinh dương.
Dịch : Hàng phục các ách nạn.
Kệ :
Đại thừa tám vạn tứ thiên môn
Pháp pháp bình
đẳng vô thiển thâm
Đối cơ tức thị
Quán Tự Tại
Luận nghị nãi
thuộc Thích Ca văn.
Nghĩa là:
Đại thừa tám vạn bốn ngàn môn
Pháp pháp bình
đẳng không cao thấp
Đối cơ tức là
Quán tự tại
Luận nghị thuộc
về lời Thích Ca.
Giảng giải : Ma
Ha tức là « Đại thừa », Ba Ra tức là « Ba la mật », Đinh Dương nghĩa là « Luận
nghị ».
« Đại thừa tám
vạn bốn ngàn môn » : Nhiều môn như vậy, môn nào là số một ? Môn nào cũng là số
một, là pháp bình đẳng không có cao thấp, là đối với căn cơ chúng sinh mà nói
pháp, vì chúng sinh có tám vạn bốn ngàn thứ bệnh, mỗi chúng sinh có một thứ bệnh,
cho nên pháp môn cũng có tám vạn bốn ngàn.
« Pháp pháp
bình đẳng không cao thấp, đối cơ tức là Quán tự tại » : Không có số một, số
hai, đều là số một, số hai. Nếu trong đó phân cao phân thấp, phân thượng phân hạ,
tức là sai lầm. Pháp môn nào hợp với căn cơ của bạn, thì bạn dùng pháp môn đó,
như vậy thì đồng với Bồ Tát Quán Thế Âm, tức là Bồ Tát Quán Tự Tại. Đương nhiên
cũng có một vị Bồ Tát Quán Tự Tại, nhưng chính bạn có tự tại chăng ? Nếu tự tại
thì tức cũng là Quán Tự Tại. Thường thường quán tưởng : Có tự tại chăng ? Một
pháp hợp căn cơ với bạn, thì pháp đó giống như Bồ Tát Quán Tự Tại tương ưng với
bạn.
« Luận nghị thuộc
về lời Thích Ca » : Đinh Dương nghĩa là phân biệt luận nghị. Bạn luận nghị được
rõ ràng, tức là lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni, tức cũng giống như đức Phật đến
thuyết pháp cho bạn nghe, xem bạn có minh bạch lãnh thọ được chăng ? Nếu được,
thì lời thô và lời tế đều trở về đệ nhất nghĩa. Nếu hiểu lầm lời của Phật dạy,
thì diệu pháp cũng biến thành thô pháp. Nếu lãnh hội được, thì thô pháp cũng biến
thành diệu pháp.
413. Xoa tỳ rị tệ phấn.
Dịch : Hàng phục,
cũng là pháp ưa thích.
Kệ :
Hàng phục sơn yêu thuỷ quái tinh
Nhất thiết ngoại
đạo diệc đầu thành
Ác độc tà ma
hàm quy chánh
Ái lạc pháp bảo
quỷ thần khâm.
Nghĩa là:
Hàng phục yêu sơn tinh thuỷ quái
Tất cả ngoại đạo
cũng đầu hàng
Ác độc tà ma đều
quy chánh
Ưa thích pháp bảo
quỷ thần khâm.
Giảng giải :
Câu Chú nầy hay hàng phục tất cả yêu ma ngoại đạo. Chú Lăng Nghiêm diệu dụng vô
cùng, từ trước đến nay chưa có người nào giảng, dù có người giảng cũng chiếu
theo « Chú Lăng Nghiêm Quán Đảnh Sơ » y văn giải nghĩa, chứ chẳng có ai dùng
bài kệ để hình dung nó. Thời đại mạt pháp, thiên ma ngoại đạo xuất hiện ra đời,
hoành hành không kiêng nể. Mọi người minh bạch được Chú Lăng Nghiêm, y theo mà
tu hành, thì sẽ khiến cho thiên ma ngoại đạo bị hàng phục một chút, do đó tôi mới
làm ra bài kệ để giải thích. Nếu dùng văn chương sơ giải, thì rất là dài dòng,
dùng bốn câu kệ đơn giản ngắn gọn mà biểu hiện rõ ý nghĩa của Chú.
Các vị đừng cho
rằng đây là việc rất bình thường, hiện tại chúng ta đang giảng Chú Lăng Nghiêm
nầy, có thể nói là kinh thiên động địa, khiến cho ma vương sợ hãi dựng lông. Dù
khiến cho ma vương quyến thuộc không vui, tôi cũng phải giảng, hy vọng có người
lãnh hội được nghĩa lý, càng nghiên cứu chỗ thâm sâu hơn, thì sẽ đắc được Lăng
Nghiêm tam muội, đây là hy vọng sự giảng Chú Lăng Nghiêm của tôi.
« Hàng phục yêu
sơn tinh thuỷ quái » : Đây là một thứ pháp hàng phục, hay hàng phục tất cả ác đạo.
Nói đến yêu núi, ở trên núi Đại Phàm đều có yêu quái, trong nước cũng có thuỷ
quái. Người chưa khai mở con mắt trí huệ, thì không thấy được cảnh giới nầy, người
nào khai mở rồi thì sẽ biết. Kỳ thật, trong lỗ chân lông của mỗi người, đều có
yêu sơn thuỷ quái đang ở trong đó.
Trong Kinh Hoa
Nghiêm chẳng phải tôi đã từng nói qua, thân người đều có vi trùng chăng ? Con mắt
thịt của phàm phu, nhìn chẳng thấy đủ thứ cảnh giới ở trên núi. Nếu khai mở con
mắt trí huệ, mắt pháp, mắt thịt, mắt trời, mắt Phật. Người có năm con mắt, thì
sẽ biết cảnh giới giữa phàm phu chúng ta và lý thể chân thật bên ngoài chẳng
như nhau. Nếu phân tích tỉ mỉ thì Thần tiên có cảnh giới của Thần tiên, yêu ma
quỷ quái có cảnh giới của yêu ma quỷ quái, chứng quả La Hán có cảnh giới của chứng
quả La Hán, cho đến Bích Chi Phật, Bồ Tát, Phật, đều có cảnh giới của các Ngài.
Cho nên nói « Sơ địa chẳng biết Nhị địa, Thập địa chẳng biết Đẳng Giác », Bồ
Tát sơ địa chẳng biết Bồ Tát nhị địa như thế nào, Bồ Tát thập địa chẳng biết Đẳng
Giác như thế nào. Một bậc cao hơn một bậc, bạn đừng có nghĩ « Tôi muốn cao hơn
người khác ». Cảnh giới chưa chứng đắc, thì mình không thể biết cảnh giới của
người khác.
Ví như hư
không, chúng ta nhìn là hư không, nhưng Phật nhìn thì đầy khắp hư không đều là
Phật Pháp Tăng Tam Bảo, đều là nơi hoằng dương Phật pháp. Cảnh giới của chư Phật,
tại Thường Tịch Quang tịnh độ cũng đang chuyển bánh xe pháp, giáo hoá chúng
sinh. Bất quá, hết thảy chúng sinh đều giáo hoá không dễ dàng. Núi có yêu núi,
có con một chân một đầu, có con một chân một trăm đầu, có con một chân một ngàn
đầu, một vạn đầu, thật là cổ quái ! Có con một đầu một trăm chân, một đầu một
ngàn chân, hoặc một ngàn tay, một vạn tay, một vạn chân. Tay của chúng bảy trên
tám dưới đều có, mỗi bàn tay đều cứng lợi hại như đao, mỗi chân đều cứng chắc,
súng đạn cũng không làm gì được. Một cái chân sinh ra rất nhiều thân, chỉ có một
cái đầu, cổ linh tinh quái, khiến cho con người không thể tưởng tượng được.
Trong núi quái vật có mười cái thân dài cùng nhau. Bây giờ nhiều trẻ con mới
sinh ra hai người dính nhau, đây đều là quả báo sơn yêu quỷ quái, đồng tính luyến
ái, đây là nhân quả.
414. Bạt xà ra thương yết ra dạ.
Dịch : Hàng phục tất cả đường ác.
Kệ :
Kim Cang lực sĩ toái ma kiên
Điều phục đại
pháp thông thiên địa
Viên mãn cứu
kính Ba La Mật
Chư sự cát tường
diệt tội khiên.
Nghĩa là:
Kim Cang lực sĩ phá ma quân
Đại pháp điều
phục thông thiên địa
Viên mãn rốt
ráo Ba La Mật
Mọi việc cát tường
diệt tội khiên.
Giảng giải : Bạt
Xà Ra là « Kim Cang lực sĩ » của Kim Cang bộ. Phàm là trong Chú Lăng Nghiêm có
Bạt Xà Ra, đều là Kim Cang lực sĩ.
« Kim Cang lực
sĩ phá ma quân » : Hay phá tan ma vương mặc áo giáp kiên cố. Câu Chú nầy chiếm
địa vị rất quan trọng trong Chú Lăng Nghiêm.
« Đại pháp điều
phục thông thiên địa » : Thứ đại pháp hàng phục nầy, thông thiên thông địa, khi
bạn niệm Chú Lăng Nghiêm, thì thiên địa hộ pháp thiện thần, đều chấp hành mệnh
lệnh của bạn.
« Viên mãn rốt
ráo Ba La Mật » : Pháp nầy cũng viên mãn, cũng rốt ráo, cũng là Ba La Mật, cũng
đến bờ bên kia.
« Mọi việc cát
tường diệt tội khiên » : Tất cả mọi việc đều được cát tường, tội nghiệp của bạn
cũng tiêu diệt. Đây là ý nghĩa đại khái của câu nầy, nếu nói tỉ mỉ thì hết thuở
vị lai cũng nói không hết được.
415. Ba ra trượng kỳ ra xà da phấn.
Dịch : Quang
minh. An lạc.
Kệ :
Quang minh biến chiếu hoá tam thiên
An lạc tự tại vô hậu tiên
Vương giả cư chi hộ thiện đức
Bồi căn cố bổn tu đạo nguyên.
Nghĩa là:
Quang minh chiếu khắp hoá tam thiên
An lạc tự tại chẳng trước sau
Kim Cang hộ trì người có đức
Tài bồi gốc rễ tu đạo huyền.
Giảng giải: Hôm nay giảng về đạo lý, có người
cho rằng tựa như thần thoại, kỳ thật chẳng phải. Trên thế gian có hai luồng
khí: Một là chánh khí, một là tà khí. Một là âm khí, một là dương khí. Âm khí là ma,
dương khí là Phật. Cũng có thể gọi là « quang », dương quang, âm quang. Ma cũng
có quang, nhưng là âm quang. Hãy nhìn xem toàn thế giới khắp nơi đều là yêu ma
quỷ quái, thần thông của chúng quảng đại, đều hoá thân đến làm người, cho nên
làm những việc hại người. Phật cũng hoá thân đến thế gian làm người, nhưng làm
những việc đều lợi ích cho mọi người, chẳng hại người.
Lợi người là Phật,
hại người là ma. Chỗ nầy có thể thấy sự khác biệt giữa Phật và ma, không những
Phật có thần thông, mà ma cũng có thần thông, thần thông giữa Phật và ma đều có
sở trường khác nhau. Ma thì cứ chế tạo vũ khí giết người, chế tạo khí độc tiêu
diệt nhân tính, dẫn đến gọi là chiến tranh hoá học.
Hiện tại chúng
ta nên phản tỉnh sâu sắc: Trên thế gian tạo vũ khí giết người rất thông minh,
nhưng thông minh dùng không chánh đáng. Lại có những người chuyên môn tạo vũ
khí đề phòng, bất quá làm không dễ, phòng chẳng thắng phòng, vì nó quá độc quá
lợi hại. Phía trước thì những yêu ma quỷ quái thác sinh làm người, đầu óc của
chúng rất thông minh, nhưng dùng để hại người, chuyên môn tạo vũ khí giết người.
Phía sau thì Phật Bồ Tát hoá thân đến thế gian, chuyên môn nghiên cứu như thế
nào để bảo hộ người, lợi ích người, làm thế nào để khiến cho con người bình an
vô sự, các Ngài làm những công việc nầy, nhưng sức lực của ma rất lớn. Đừng cho
rằng hiện tại đó là những nhà khoa học gia, kỳ thật đều là yêu ma quỷ quái xuất
hiện ra đời. Tôi nói lời nầy, rất nhiều người không tin, nhưng thời giờ đã đến
rồi, tôi không thể không nói. Trong số các vị, nếu ai minh bạch đạo lý nầy, thì
hãy mạnh dạn lên tiếng thật to, đề xướng bảo hộ nhân loại.
Phía trước nhìn
thấy là một người, kỳ thật chẳng phải người, mà là yêu ma quỷ quái, chuyên làm
việc hại người. Quán sát một người xem tựa rất thông minh, nhưng chẳng có tơ
hào tư tưởng đạo đức, nơi nơi đều vì mình, chẳng giúp đỡ người khác, ích kỷ lợi
mình, đây cũng là yêu ma quỷ quái. Hôm nay bảo cho bạn phương pháp để biết được
yêu quái, các vị phải nhận thức cho rõ ràng, bởi nhân duyên nầy, cho nên tôi ở
tại Vạn Phật Thánh Thành đề xướng không ích kỷ, không lợi mình, không tham,
không tranh, không mong cầu, không nói dối. Chẳng những tại Vạn Phật Thánh
Thành đề xướng những điều nầy, mà đây cũng là chủ trương của tôi : Không tranh,
không tham, không cầu, không ích kỷ, không lợi mình, là tông chỉ của tôi. Các vị
theo tôi học Phật pháp, nhân đây phải nói rõ việc chân thật nầy cho các vị biết,
đừng có cẩu thả, dù các vị có đi khắp nơi cũng tìm không được.
« Quang minh
chiếu khắp hoá tam thiên”: Ba Ra dịch là « Quang minh », ý nghĩa là phóng
quang, chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới. Quang minh nầy, ai có duyên thì sẽ
chiếu đến người đó.
« An lạc tự tại
chẳng trước sau”: Chúng sinh được quang minh chiếu đến, thì đều tự tại an lạc.
Một khi niệm câu Chú nầy, thì vô câu vô thúc, lập tức niệm thì lập tức được thọ
dụng.
« Kim Cang hộ
trì người có đức » : Câu Chú nầy là Kim Cang Tạng Vương đến ủng hộ người có đức
hạnh. Nếu bạn thiếu đức hạnh, thì cũng không gặp được pháp môn nầy, dù có gặp
được, bạn cũng không tin.
« Tài bồi gốc rễ
tu đạo huyền » : Người tu đạo phải tài bồi gốc rễ, vun trồng tưới nước, khiến
cho rễ sâu gốc cứng, hay tu đạo thì sẽ đắc được dòng chảy của đạo, thì sẽ đắc
được lợi ích của Chú.
416. Ma ha ca ra dạ.
Dịch : Hàng phục tất cả khổ độc.
Kệ :
Ngưu quỷ xà thần
tánh xương cuồng
Khổ độc hung ác
tự hổ lang
Đại tác thủ
nhãn nan đào tị
Hàng phục quần
ma tả Pháp Vương.
Nghĩa là:
Ngưu quỷ xà thần
tánh ngông cuồng
Khổ độc hung ác
như hổ báo
Dùng đại thủ
nhãn khó chạy trốn
Hàng phục quần
ma đấng Pháp Vương.
Giảng giải :
Câu Chú nầy hay « Hàng phục tất cả khổ độc ». Khổ từ đâu đến ? Từ yêu ma quỷ
quái mà đến, cho nên nói : « Ngưu quỷ xà thần tánh ngông cuồng », ngưu quỷ xà
thần bao quát tất cả yêu ma quỷ quái, đầu trâu mặt ngựa, hung thần ác sát, những
quỷ quái nầy, tánh tình không nói đạo lý, bạn càng nói tốt với chúng, thì chúng
càng không nghe, do đó phải dùng đại thủ nhãn để hàng phục chúng.
« Khổ độc hung
ác như hổ báo » : Chúng khiến cho con người, vừa đau khổ, vừa ác độc, kỳ thật,
hổ báo cũng không độc ác so với chúng, bất quá đưa ra ví dụ nầy để hình dung ra
mà thôi.
« Dùng đại thủ
nhãn khó chạy trốn » : Đại tác tức đại tác gia, tức là Bồ Tát Kim Cang Tạng có
đại oai đức, cũng là đại thiện tri thức có đại oai đức. Dùng đại thủ nhãn thông
thiên triệt địa, khiến cho chúng không cách chi chạy trốn được.
« Hàng phục quần
ma đấng Pháp Vương » : Ngài hay hàng phục tất cả thiên ma ngoại đạo. Pháp Vương
tức là người tu hành thành Phật, ai chân chánh tu hành, thì Ngài sẽ hộ trì người
đó.
417. Ma ha mạt đát rị ca noa.
Dịch : Đại biện luận thủ.
Kệ :
Thị thị phi phi quả từ nhân
Thiện thiện ác
ác giả phục chân
Tranh tranh náo
náo hà thời liễu
Ấp ấp nhượng
nhượng giải thù hận.
Nghĩa là:
Đúng đúng sai sai quả do nhân
Thiện thiện ác
ác giả lại thật
Tranh tranh
giành giành khi nào dứt
Nhường nhường
nhịn nhịn hết thù hận.
Giảng giải: Câu
Chú nầy biện luận thị phi, cho nên dịch ra là “Đại biện luận thủ”. Có người nói
chúng ta đúng, lại có người nói chúng ta sai, đây đều là quan hệ đến tiền nhân
hậu quả, có quan hệ đến tập khí thuở xưa, quan hệ đến thuở xưa trồng nhân, nhân
trồng thuở xưa, đời này kết quả.
“Đúng đúng sai
sai quả do nhân”: Đời này thọ quả báo, là do thuở xưa trồng nhân.
“Thiện thiện ác
ác giả lại thật”: Bất cứ làm thiện hay làm ác, lúc ban đầu làm thiện không nhất
định là thiện, trong đó hoặc có tâm ác. Làm ác cũng không nhất định có tâm ác,
làm thiện trong thiện cũng có nhân ác. Do đó nhân địa không thuần, không tịnh
hoàn toàn, cho nên quả địa hoặc thọ quả báo thiện, hoặc thọ quả báo ác. Một niệm
lúc ban đầu, làm thiện hoặc là giả, một niệm lúc ban đầu làm ác, hoặc chẳng phải
thật, nhưng trong sự bất tri bất giác đoạ lạc trong vòng thiện ác, lấy giả
thành thật, cho nên nói “giả lại thật”.
“Tranh tranh
giành giành khi nào dứt”: Người thế gian đều tranh giành với nhau, bạn tranh với
tôi, tôi giành với bạn, thì khi nào mới chấm dứt? Chẳng khi nào. Vậy phải làm
gì?
“Nhường nhường
nhịn nhịn hết thù hận”: Mọi người phải hổ tương bao dung, hổ tương lùi một bước,
bạn kính lễ tôi, tôi kính lễ bạn, hổ tương nhường nhịn, thì thù hận sẽ giải trừ
hết.
418. Nam mô ta yết rị đa dạ phấn.
Dịch : Đảnh lễ
Hộ pháp Kim Cang Mật Tích.
Kệ:
Đảnh lễ hộ pháp Kim Cang Tạng
Mật Tích thiên
tướng chúng linh thần
Tín thọ phụng
hành tôn hiệu linh
Nhật dạ tuần la
bảo Thánh Tăng.
Nghĩa là:
Đảnh lễ hộ pháp Kim Cang Tạng
Mật Tích tướng
trời các thần linh
Tin thọ phụng
hành tôn hiệu linh
Ngày đêm tuần
tra bảo vệ Tăng.
Giảng giải: “Đảnh
lễ hộ pháp Kim Cang Tạng”: Nam Mô là “đảnh lễ”, đảnh lễ hộ pháp Kim Cang Tạng Bồ
Tát, vì Ngài đều bảo hộ pháp vương thành, đều bảo hộ người tu đạo.
“Mật Tích tướng
trời các thần linh”: Mật Tích nghĩa là trong sự yên tĩnh hộ trì bạn, bạn nhìn
chẳng thấy, giống như Bồ Tát Vi Đà, chư Thiên hộ pháp, Kim Cang Mật Tích, những
vị Thần nầy đều rất linh cảm.
“Tin thọ phụng
hành tôn hiệu linh, Ngày đêm tuần tra bảo vệ Tăng”: Ngài ngày đêm đều đi tuần
tra các nơi, bảo hộ những vị Thánh Tăng, La Hán, Bích Chi Phật, Bồ Tát tu hành.
Bổn lai Bồ Tát, Thánh Tăng, A La Hán, tự mình có thể bảo hộ mình, nhưng vì hộ
pháp thiện thần đều có nguyện lực, phàm là có người tu hành, thì các Ngài đều
ngày đêm tuần tra để bảo hộ.
419. Tỷ sắc noa tỳ duệ phấn.
Dịch: Hàng phục các thuật sư ác độc.
Kệ:
Hàng phục chư ác độc thuật sư
Tha Hoá Thiên
chúng tận hô thời
Tồi chiết khâm
phụng thính câu triệu
Tà ma quỷ sùng
tổng quy y.
Nghĩa là:
Hàng phục các thuật sư ác độc
Chúng trời Tha
Hoá tri hô lên
Phá tan khâm phụng
nghe câu triệu
Tà ma quỷ quái
đều quy y.
Giảng giải : «
Hàng phục các thuật sư ác độc » : Thuật sư ác độc, giống như người bỏ bùa ngải,
dùng trùng độc để hại người. Câu Chú nầy hay hàng phục những thứ độc trùng nầy.
Thuật sư ác độc dùng đủ thứ độc, làm cho họ mất đi chánh niệm, mất đi chánh tri
chánh kiến, không còn làm chủ được mình. Họ sẽ dùng pháp thuật khiến cho bạn mê
hoặc, hồ đồ, điên đảo.
« Chúng trời
Tha Hoá tri hô lên » : Chúng trời Tha Hoá, đều hàng phục tất cả yêu ma, khiến
cho họ nghe hiệu lịnh, hàng phục được một chút cũng không thừa.
« Phá tan khâm
phụng nghe câu triệu » : Chúng trời Tha Hoá dùng đại thần thông, phá tan những
thuật sư ác độc đó không còn sót, dùng pháp câu triệu để triệu chúng lại, khiến
cho chúng khâm phụng từ bi mệnh lệnh của Phật.
« Tà ma quỷ
quái đều quy y » : Yêu ma quỷ quái sẽ quy y Tam Bảo.
420. Bột ra ha mâu ni duệ phấn.
Dịch : Hàng phục ác độc chú vương.
Kệ :
Ác độc chú
vương thậm cang cường
Quang minh vân
cái như ý hàng
Hoá Lạc Tự Tại
Thiên Thần chúng
Lôi điện giao
gia Cổ Âm Vương.
Nghĩa là:
Ác độc chú vương rất cang cường
Quang minh mây
lọng châu như ý
Chúng Thiên thần
Hoá Lạc Tự Tại
Sấm chớp thêm Cổ
Âm Vương giúp.
Giảng giải :
Câu Chú nầy là « Hàng phục tất cả độc chú vương ». Những ác độc chú vương nầy,
có thể nói là A Tu La, cũng có thể nói là những thầy bùa chú ngoại đạo, chuyên
niệm chú giết người.
« Ác độc chú
vương rất cang cường » : Những ác độc chú vương nầy, tánh tình rất cang cường,
bất cứ bạn nói gì với họ, họ đều tuyệt đối không nghe, bất cứ như thế nào, họ cũng
không nghe sự giáo hoá.
« Quang minh
mây lọng châu như ý » : Những ác độc chú vương nầy, có thể niệm những độc chú nầy,
khiến cho người chết, hoặc làm cho họ điên cuồng, hoặc mất đi tri giác, nhưng
có quang minh mây lọng Bột Ra Ha Mâu Ni, Mâu Ni tức là bảo châu như ý, hay hàng
phục tất cả độc chú.
« Chúng Thiên
thần Hoá Lạc Tự Tại » : Chúng Thiên thần Hoá Lạc Tự Tại, dùng câu Chú nầy đi
hàng phục độc chú của chúng.
« Sấm chớp thêm
Cổ Âm Vương giúp » : Khi chúng Thiên thần ủng hộ câu Chú nầy, thì sẽ có thêm sức
lực sấm chớp, khiến cho thiên ma ngoại đạo sợ hãi dựng lông, lúc đó Cổ Âm Vương
Phật sẽ hiện thân đến trợ giúp chúng Thiên thần Hoá Lạc Tự Tại, hàng phục những
độc chú ma vương nầy.
Hỏi : Khi thiền
sư Huyền Giác gặp Lục Tổ Huệ Năng, thì Lục Tổ ấn chứng cho Ngài, ấn chứng đó
đáo để là chuyện như thế nào ?
Đáp : Ấn chứng
tức là phải có người đến đảm bảo cho bạn, giống như khi tốt nghiệp đại học, thì
có người phát bằng cấp cho bạn. Bất quá trong Phật giáo không có hình tướng, chỉ
một câu nói : « Bạn là người khai ngộ ». Tại sao phải chứng minh cho bạn ? Vì
tri kiến của Ngài chánh, minh bạch vạn pháp duy tâm, tâm duy vạn pháp, minh bạch
chính mình vốn là Phật, minh bạch đạo lý tâm ấn. Thứ đạo lý nầy chính mình minh
bạch rồi chưa đủ, còn phải có người đến ấn chứng cho bạn nói : « Bạn đúng rồi,
là như vậy ».
Tại sao phải ấn
chứng ? Vì sợ mình đi sai đường, hoặc là dùng cuồng huệ, vốn không đúng mà cho
là đúng, mình làm hoàng đế đối với mình, trong Phật giáo như vậy là không được.
Giống như một người nào đó đi khắp nơi, tuyên truyền mình là người đã khai ngộ.
Phàm là người khai ngộ, không thể đi các nơi tuyên truyền nói : « Tôi đã khai
ngộ rồi ». Nói câu nầy đã là người đại cống cao ngã mạn. Có người nào đó ngồi
thiền được mấy ngày, mọi người đã chứng minh cho họ, nói là đã chứng sơ quả, nhị
quả, tam quả, tứ quả, đây đều là gạt người !
Dù có chứng được
sơ quả, nhị quả, tam quả, cũng đừng đi các nơi rao bán chiêu bài quảng cáo, muốn
mọi người biết đến họ. Đây chẳng phải là chuyện làm ăn thương mại nói : « Đồ của
tôi tốt nhất, bạn hãy đến mua ». Người tu hành dù mình đã khai ngộ, cũng đừng
có đi các nơi tuyên truyền. Hà huống là chưa khai ngộ, mà nói là đã khai ngộ,
thật là đáng thương xót.
Rốt ráo là khai
ngộ gì ? Ví như có người khai ngộ rồi, minh bạch nguyên lai mẹ của anh ta là
người nữ. Ai cũng đều nói câu nầy, nhưng nếu bạn học rồi nói thì càng không được.
Nếu mình ngộ mà nói ra, mình chân chính minh bạch đạo lý nguồn gốc của sinh tử,
chân chánh đoạn trừ tâm ái thì mới được. Cho nên đừng tự cho rằng mình khai ngộ,
hy vọng có người đến ấn chứng.
Ngài Huyền Giác
đại sư đến chỗ Ngài Lục Tổ, còn không hy vọng Ngài Lục Tổ ấn chứng. Vậy tại sao
Ngài Lục Tổ lại ấn chứng cho Ngài ? Ngài Lục Tổ là thiện tri thức mắt sáng, biết
người nầy được, cho nên nói « Ngài ok, qua được rồi », trao bằng tốt nghiệp cho
Ngài, đây chẳng phải con mắt thịt phàm phu chúng ta thấy được, chỉ có người mắt
sáng mới ấn chứng cho người khác. Con mắt mình còn chưa sáng, làm sao có thể ấn
chứng cho người khác. Kỳ thật, chẳng phải nói mấy câu trên, mà là chẳng lập
ngôn ngữ văn tự.
Hỏi: Tối hôm
qua nói yêu ma quỷ quái trên thế gian có thể độ chúng chăng? Và chúng ta làm thế
nào để có thể không khởi tâm kiêu ngạo đối với chúng?
Đáp: Trước khi
chưa chứng quả, ai cũng không biết ai là yêu ma quỷ quái, ai chẳng phải là yêu
ma quỷ quái. Nếu bạn cho rằng bạn nghĩ như thế là cống cao ngã mạn, vậy thì bạn
đừng nghĩ như thế lại như thế nào? Cũng đừng cống cao ngã mãn như thế, đó chẳng
phải là bịt tai ăn cắp chuông chăng? Có người nói với bạn thế giới tệ như vậy,
bạn vẫn bịt tai không nghe, cho rằng: "Tôi nghe rồi, e rằng cho đến chính
mình cũng đứng không vững". Còn về siêu độ, chúng sinh có nghiệp của chúng
sinh, có những nghiệp có thể siêu độ, có những nghiệp chướng rất nặng siêu độ
không được. Nói thật với bạn, tôi mỗi ngày siêu độ yêu ma quỷ quái, nhưng rất
nhiều yêu ma quỷ quái đều không nghe lời, không nghe siêu độ. Chúng không nghe
lời, vậy tôi có nóng giận chăng? Cũng không. Tôi chỉ là làm hết theo tâm của
mình, tôi cũng chẳng cho rằng mình siêu độ yêu ma quỷ quái. Tôi chỉ xem mình là
một con kiến nhỏ, cho đến yêu ma quỷ quái đều không biết. Hãy xem đây là tư tưởng
gì! Người khác lạy Phật ba lạy, tôi thì lạy bốn lạy.
Lạy thứ nhất: Lạy
mười phương ba đời tất cả chư Phật, tận hư không khắp pháp giới.
Lạy thứ hai: Lạy
mười phương ba đời tất cả tôn Pháp, tận hư không khắp pháp giới.
Lạy thứ ba: Lạy
mười phương ba đời tất cả hiền Thánh Tăng, tận hư không khắp pháp giới.
Lạy thứ tư: Lạy
hết thảy tất cả chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, bao quát hữu tình vô
tình, yêu ma quỷ quái.
Bạn nghĩ xem
đây chẳng phải là hành vi rất ngu si chăng? Làm sao chứng minh là yêu ma quỷ
quái? Vì chúng cứ làm những việc hại người. Làm thế nào chứng minh họ chẳng phải
là yêu ma quỷ quái? Tức là họ không hại người, mà lợi ích người. Phàm là cứ làm
việc lợi ích người, tức là chư Phật Bồ Tát, các Ngài đều muốn vãn hồi kiếp vận.
Đối với yêu ma quỷ quái, kiếp vận càng lớn thì càng tốt. Hết thảy tai kiếp đều
là yêu ma quỷ quái nổi sóng làm gió để hại người.
Hôm qua tôi
nói: "Chúng tạo vũ khí giết người", hoặc có người không đồng ý, cho rằng
vũ khí giết người là quốc phòng cần thiết. Tuy nói là quốc phòng, nhưng nếu bạn
không tạo, tôi cũng không tạo, thì không thể nào sớm huỷ diệt con người. Vì hiện
tại yêu khí thạnh, yêu ma quỷ quái thế lực lớn, thế lực của Phật nhỏ. Nhưng
nhìn bề mặt bên ngoài chúng rất có thế lực, nhưng cuối cùng thì Phật vẫn thắng
lợi. Vì Phật không tranh, phàm có tranh thì có tâm thắng phụ. Tuy Phật thắng lợi,
nhưng Ngài cũng không cảm thấy là việc vinh quang. Chân lý vẫn tồn tại, chân lý
nhất định sẽ thắng lợi, chẳng hợp với chân lý thì nhất định sẽ thất bại. Phàm hại
người thì càng không hợp với chân lý, lợi người thì càng hợp với chân lý. Nghe
lời phải nghe việc chủ yếu chỗ quan trọng, đừng nghe đến yêu ma quỷ quái, thì lại
sinh tâm cống cao ngã mạn, lại muốn siêu độ. Siêu độ không xong, siêu độ nầy,
cái khác lại sinh ra, chúng sinh là sinh sinh không ngừng. Chủ yếu nhận thức thế
giới nầy, nhận thức hoàn cảnh nầy, đừng bị hoàn cảnh nầy lay chuyển, chủ yếu là
tại chỗ nầy.
421. A kỳ ni duệ phấn.
Dịch: Hàng phục thiên thần lửa.
Kệ:
Sắc Cứu Kính cập
Trường Thọ Thiên
Luyện hoả đại
thần hiển uy quyền
Văn tụng linh
văn giai củng phục
Bảo vệ chánh
pháp độ tam thiên.
Nghĩa là:
Sắc Cứu Kính và trời Trường Thọ
Đại thần luyện
lửa hiển uy quyền
Nghe tụng linh
văn đều kính phục
Bảo vệ chánh
pháp độ tam thiên.
Giảng giải: Bao la vạn hữu trong Chú
Lăng Nghiêm, trên là mười phương chư Phật, dưới đến địa ngục A Tỳ, tứ Thánh lục
phàm, đều phải tuân theo pháp Chú Lăng Nghiêm. Bất cứ một pháp nào trong mười
pháp giới, đều không ra ngoài phạm vi nầy. Có giảng về Bồ Tát nên nghe theo
linh văn, có giảng về Thanh Văn Duyên Giác nên nghe theo, có nói về mạng lệnh A
Tu La nghe theo Chú Lăng Nghiêm, có nói về nhân loại nghe theo, tất cả súc
sinh, ngạ quỷ đều nên nghe theo, giống như chiếu thư của hoàng đế. Một khi chiếu
thư của hoàng đế ban ra, thì tất cả đại thần nhân dân đều phải nghe theo.
Trước đây mấy ngày, tôi có giảng về đạo
lý đạo giáo ngũ khí triều nguyên. Có một lá thư của hai đại gia biên qua chửi
tôi, tựa thông mà chẳng thông, tựa hiểu mà chẳng hiểu, nói không hiểu Phật
pháp, giảng đạo lý đạo giáo. Tôi đọc lá thư đó rồi, thì rất là buồn cười, cũng
không biết là tôi không hiểu, hay là họ không hiểu, không biết là họ nghiên cứu
Phật pháp ít chăng? Giống như ếch ngồi dưới đáy giếng nhìn trời? Tức nhiên là họ
không hiểu, họ tuỳ tiện v.v... thì tuỳ tiện kệ họ đi, tôi cũng chẳng trả lời
thư cho họ, đó là việc trước kia.
Hôm nay lại giảng
về trời, người không hiểu Phật pháp lại muốn nói đây là pháp ngoại đạo, pháp của
đạo Lão. Rất nhiều người tựa đúng mà sai, ăn nuốt trựng, chẳng biết được mùi vị
như thế nào, tuỳ tiện phê bình, đây là việc rất đáng thương, cũng là hành vi rất
ngu si. Chẳng phải tôi chửi người, mà là họ thấy biết không đúng đắn.
"Sắc Cứu Kính và trời Trường Thọ":
Trời Sắc Cứu Kính và trời Trường Thọ, đều có loại Thần luyện lửa nầy. Trước kia
họ là ngoại đạo thờ lửa, cho nên tu thành Thần lửa chơi lửa, họ rất thích lửa,
cho rằng lửa là tổ sư của họ.
"Nghe tụng linh văn đều kính phục":
Nhưng khi nghe câu Chú nầy, thì lão thật. Họ không những bị hàng phục, mà còn
cúi đầu đảnh lễ nghe theo, cho nên nói "Bảo vệ chánh pháp độ tam
thiên", trợ giúp Phật giáo để độ ba ngàn đại thiên thế giới.
422. Ma ha yết rị duệ phấn.
Dịch: Hàng phục Thần nữ trời đen.
Kệ:
Tứ tí tam nhãn tự tại Tiên
Đại hắc Thiên nữ
thải vân gian
Tiếu ngạo kiêu
cuồng vô kị đạn
Thử Chú năng sử
tốc thu hiểm.
Nghĩa là:
Tiên tự tại bốn tay ba mắt
Thiên nữ đen
ngao du tự tại
Tiếu ngạo điên
cuồng không kiêng kị
Chú nầy hay khiến
hết kiêu ngạo.
Giảng giải: "Tiên tự tại bốn tay
ba mắt": Trời Đại Tự Tại có bốn cánh tay, nhiều gấp đôi so với chúng ta. Bạn
có hai con mắt, họ có tới ba con mắt, do đó họ cảm thấy rất tiêu dao tự tại.
Tiên tự tại là nói họ ở trên trời rất tự tại.
"Thiên nữ đen ngao du tự tại":
Họ là Thần gió, Thiên nữ đen là bà gió, hay thổi gió bão. Bà ta cũng tiêu dao tự
tại.
"Tiếu ngạo điên cuồng không
kiêng kị": Bà ta thường thường rất cao hứng, cũng rất kiêu ngạo, cuồng vọng,
cho rằng ai cũng không bằng bà ta, bà ta cũng chẳng sợ ai, thậm chí còn cho rằng,
trên trời dưới trời bà ta là nhất. Bà ta tung hoành không kiêng nể ai. Trong mắt
của bà ta chẳng có Phật, cũng chẳng có Bồ Tát, tự cho mình là nhất, nhưng
"Chú nầy hay khiến hết kiêu ngạo": Khi bạn tụng Chú nầy, thì Thiên nữ
đen sẽ lão thật không còn kiêu ngạo cuồng vọng, không dám không kiêng nể. Câu
Chú nầy có sức lực như vậy.
423. Yết ra đàn trì duệ phấn.
Dịch: Chúng Thần ngọc nữ mặt đen.
Kệ:
Nghiêm Tịnh Thải
Hà chư long thần
Thuỷ Thiên nhất
sắc liễu vô ngân
Bảo vệ đàn
tràng hộ chánh giáo
Cần tu thiện
pháp chân chân chân.
Nghĩa là:
Nghiêm Tịnh Thải
Hà các rồng Thần
Nước trời một
màu rõ vô ngần
Bảo vệ đàn
tràng hộ chánh giáo
Siêng tu pháp
lành thật thật thật.
Giảng giải: Sự áo diệu trong trời đất
là Chú Lăng Nghiêm, sự việc không thể nghĩ bàn trong trời đất, cũng là Chú Lăng
Nghiêm. Nếu hay tụng trì Chú Lăng Nghiêm, thì không cần phải học mật tông, bạch
giáo, hắc giáo, hoàng giáo, hồng giáo, giáo gì cũng không cần học. Đây là pháp
tam muội căn bản, là mật pháp cứu kính nhất. Bất quá thứ mật pháp nầy chẳng có
ai hiểu được, cũng chẳng có ai nhận thức được.
Một số người đều
học mà không hiểu, chỉ biết tụng niệm, không biết ý nghĩa của nó. Căn bản Chú
không cần biết ý nghĩa, chỉ cần biết nó là linh văn không thể nghĩ bàn là đủ.
Chúng ta hay tụng trì Chú Lăng Nghiêm, đều là người có căn lành lớn từ vô lượng
kiếp về trước, mới có thể đọc thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm, vĩnh viễn cũng không
quên, đây tức là biểu hiện của căn lành. Nếu bạn chẳng có căn lành, thì không
những không thể tụng niệm, cho dù tên Chú Lăng Nghiêm cũng không gặp được, dù
có gặp được cũng không hiểu, không thể tụng niệm. Cho nên hiện tại chúng ta đọc
tụng thuộc lòng, là người có căn lành lớn.
Có người nghĩ: "Tôi biết có người
kia hay tụng niệm Chú Lăng Nghiêm, nhưng sao sau này lại hoàn tục đoạ lạc"?
Đó là họ không tài bồi căn lành của mình, không thương tiếc căn lành của mình,
không tiếp tục tài bồi căn lành trong quá khứ, đây là việc rất đau lòng. Chính
họ bất quá không biết sự tổn thất rất lớn.
Trước kia giảng Chú Lăng Nghiêm, mỗi
một câu Chú, dùng bốn câu kệ để hình dung ra ý nghĩa, nhưng chỉ nói một phần
thôi, vì ý nghĩa của Chú Lăng Nghiêm vô lượng vô biên, điều nói ra đều có hạn,
mà oai lực của Chú thì không hạn lượng. Tuy là như thế, vì muốn khiến cho mọi
người có một phương hướng, nhận thức tính quan trọng của Chú Lăng Nghiêm, cho
nên tôi đem kiến giải nhỏ bé eo hẹp của mình, giống như một ly nước trong biển
cả, tựa như một giọt nước để giảng giải Chú Lăng Nghiêm. Nếu bạn thật thâm nhập
vào Chú Lăng Nghiêm, thì mỗi một câu đều là linh văn vi diệu, có đủ sức lực
không thể nghĩ bàn. Vậy phải làm như thế nào để đắc được sức lực nầy? Ở trước đầu
bài kệ chẳng phải đã nói là cần phải "Thật thật thật" đó sao, ít nhất
cần phải có ba chữ thật. Nếu bạn "Giả giả giả" thì sẽ không tương
ưng.
"Nghiêm Tịnh Thải Hà các rồng thần":
Câu Chú nầy dịch ra là "Thần mặt đen", lại gọi là "Thần ngọc nữ".
Thần mặt đen là Hắc Thần, Thần ngọc nữ là mặt trắng, ngọc là màu trắng. Một
đen, một trắng, giống như người đen và người trắng. Bất quá đây là Thần, chẳng
phải nói người. Tên Thiên thần rất nhiều, có vị gọi là "Nghiêm Tịnh",
có vị gọi là "Thải Hà", lại dịch ra là "Vũ" (mưa), đây đều
là tên của những vị Thần.
"Nước trời một màu rõ vô ngần":
Với các trời rồng thần, Thiên Thần, Thuỷ Thần, vị Thần nầy đều là không hình,
không sắc, như nước trời một màu, tại nhân gian bạn cũng chẳng thấy được. Tóm lại,
Thần là gì? Tức là không thể nghĩ bàn. Vô ngần, tức là không lưu lại dấu tích,
Thần cũng không thể vì bạn không thấy họ, thì họ sẽ hiển thần thông cho bạn thấy,
kêu bạn biết họ là Thần, họ không như thế, càng không dùng pháp kích tướng,
kích nguợc lại để khiến cho họ hiện thân. Đó là sự nóng giận của yêu ma quỷ
quái. Thần chân chánh là thật, thông minh chân chánh gọi là Thần, bất cứ bạn đối
với họ tốt, hoặc không tốt, họ đều không động. Bất quá họ chưa phá vô minh,
tương lai vẫn phải luân hồi, họ không giống như yêu ma quỷ quái.
"Bảo vệ đàn tràng hộ chánh
giáo": Những vị Thần nầy làm gì? Họ bảo vệ đạo tràng người tu đạo chân
chánh. Có người nghĩ: "Chúng tôi nghe nói ở đây là chánh pháp, sao còn có
ma chướng? Thiên Thần sao không quản lý?" Họ chẳng phải không quản lý, mà
là vì đạo tràng của chúng ta chưa được viên mãn, họ ở đó xem chúng ta đáo để có
phải làm việc chân thật hay không. Đàn tràng giống như khi chúng ta thọ giới,
thì có hộ pháp ở đó hộ trì giới đàn. Hộ chánh pháp tức là hộ vệ Phật giáo chánh
đáng, đây là trách nhiệm của Thiên Thần.
"Siêng tu pháp lành thật thật thật":
Pháp lành tức là giới định huệ, tiêu diệt tham sân si. Nếu bạn cứ dùng tư tưởng
dụng công tính toán, thì đó là dùng nhân tâm đang tác quái, sẽ chẳng đạt được cảnh
giới chân chánh không tham, không tranh, không mong cầu, không ích kỷ, không lợi
mình. Nếu thật đạt đến cảnh giới nầy, thì vọng tưởng gì cũng chẳng còn, cũng
không tính toán tốt, hay không tốt, thành công, hay thất bại, chẳng có vấn đề lớn
gì, đều không cảm thấy tất cả mọi việc có gì nghiêm trọng, sao không được.
Làm thế nào
siêng tu pháp lành? Phải thật thật thật, cứ làm một cách chân thật, không thể
có một chút hư nguỵ nào, không thể có một chút gì xen tạp vào, nếu bạn "Thật
thật thật", thị hộ pháp chắc chắn sẽ hộ trì. Tại sao Ngài không hộ trì? Vì
bạn chưa thật thật thật.
424. Miệc đát rị duệ phấn.
Dịch: Chúng trời Đế Thích.
Kệ:
Thích Đề Hoàn
Nhân suất lãnh binh
Tuần sát thiện
ác các chủ bảo
Trọng hiếu nhân
nghĩa tăng phước huệ
Sát đạo dâm vọng
tai hoạ xâm.
Nghĩa là:
Thích Đề Hoàn
Nhân suất lãnh binh
Tuần tra thiện
ác tội nặng nhẹ
Trọng hiếu nhân
nghĩa tăng phước huệ
Sát đạo dâm vọng
tai hoạ xâm.
Giảng giải: Câu Chú nầy dịch ra là
"Thích Đề Hoàn Nhân", tức cũng là Nhân Đà La. Ở trước đã có câu Nhân
Đà La, hiện tại lại đề cập đến nữa. Vị nầy thế gian gọi là Ngọc Hoàng Đại Đế,
cũng gọi là "Thiên Chúa". Trên trời ông ta là lớn nhất, tất cả sự việc
ở trên trời, tất cả sự việc ở nhân gian, cho đến tất cả sự việc ở dưới địa ngục,
đều do ông ta quản lý.
Người không biết
ông ta thì cho rằng có một vị Thiên Chúa khác, kỳ thật, đều là cùng một người.
Nếu ngoài Ngọc Hoàng Đại Đế, có một vị Thiên Chúa khác nữa, thì thành ra tới
hai vị Thiên Chúa, đây đều là do bạn không biết được vị Thiên Chúa nầy, chỉ biết
tin Thiên Chúa. Đáo để Thiên Chúa như thế nào? Nói ông ta là vạn năng, cứu kính
pháp vạn năng ra sao? Ai ban cho ông ta quyền lực? Ông ta làm thế nào mà được?
Nói từ xưa tới nay thì có, chẳng có cách gì truy cứu. Tại sao chẳng có cách gì
truy cứu? Vì bạn vốn chẳng biết cứu kính Thiên Chúa ở đâu và làm gì? Ông ta quản
cái gì? Chỉ nói là Thiên Chúa vạn năng, Thượng đế tạo con người.
Vị Thượng đế nầy
ở trong vũ trụ thật là vĩ đại, có quyền lực rất lớn, nhưng ở trong Phật giáo,
ông ta chỉ là một vị hộ pháp mà thôi. Tại sao vậy? Quyền lực của ông ta lớn cỡ
nào? Sao lại cam tâm làm hộ pháp? Nói cho bạn biết, tuy ông ta quyền lực lớn,
nhưng đức hạnh không đủ, chẳng phải vạn đức trang nghiêm. Ông ta chỉ là trọng
tài phán trong ba cõi, có quyền lực, nhưng phước đức thì không đủ. Ông ta biết
đức Phật là vạn đức trang nghiêm, phước huệ đều viên mãn, bèn quy y Tam Bảo,
làm một vị hộ pháp trong Phật giáo. Không biết ông ta thì cho rằng Thiên Chúa
là trên hết, nhận thức được ông ta thì biết là như thế.
Có người nói: "Tôi tin Thiên
Chúa không phải như thế"! Vậy bạn đã từng gặp Thiên Chúa chưa? Bạn chỉ là
nghe nói qua, tôi cũng chỉ là nghe nói qua, chứ chưa thấy thật. Bất quá trong Kinh
Phật nói rất rõ ràng, đây là điều đáng tin, vì Phật không có nói dối.
"Thích Đề Hoàn Nhân suất lãnh
binh": Ngài xuất lãnh binh trời, tướng trời, để làm gì? "Tuần tra thiện
ác tội nặng nhẹ", tuần tra ai làm thiện, ai làm ác, ông ta là vị Thần nhiều
việc, quản lý những việc thế gian, xem chỗ nầy, xem chỗ kia, ngày đêm ông ta đều
phái người đi tuần tra, quán sát, giống như trong quân đội cũng có người đi tuần
tra, hoặc cảnh sát đi tuần tra các nơi, xem thử có ai làm việc xấu không? Hoặc
làm việc tốt? Thích Đề Hoàn Nhân suất lãnh vô lượng trăm ngàn ức quyến thuộc đi
các nơi quán sát, xem tội ác nặng, tội ác nhẹ.
"Trung hiếu nhân nghĩa tăng phước
huệ": Thấy vị nào có tâm trung thành với quốc gia, có tâm hiếu thuận với
cha mẹ, có tâm nhân nghĩa với bạn bè, thì nói về nghĩa khí. Không thể thấy lợi
quên nghĩa, không hiểu nghĩa khí. Nhân tức là có từ bi đối với người, chẳng phải
giống như hiện nay một số người nói về ái ái ái, ái cho đến chết, vẫn không biết
vì sao mà chết. "Ái" nói ở đây là có tâm từ bi, không dùng quyền lực
đi bức bách người khác. Nếu bạn dùng được "Trung, hiếu, nhân, nghĩa",
bốn chữ nầy làm người, thì bạn sẽ tăng thêm phước và huệ.
"Sát đạo dâm vọng tai hoạ
xâm": Nếu bạn phạm tội giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối, không giữ bốn
thứ thanh tịnh minh hối của "Kinh Lăng Nghiêm", thì tương lại bạn sẽ
có tai hoạ, hoạn nạn, tìm đến bạn, vì chánh thần không còn bảo hộ bạn nữa, điểm
nầy các vị phải hiểu cho thật rõ. Thần hay làm gì? Người hay làm gì? Phật hay
làm gì? Cho nên nói Chú Lăng Nghiêm là diệu pháp vô thượng trăm ngàn vạn kiếp
khó gặp được.
425. Lao đát rị duệ phấn.
Dịch: Thần vương sân nộ.
Kệ:
Sân nộ thần vương tịch diệt không
Vô tâm vô ý vô
cấu tông
Dịch sử ma quỷ
đố kị nữ
Cải tà quy
chánh nhậm tung hoành.
Nghĩa là:
Thần vương sân nộ tịch diệt không
Vô tâm vô ý vô
cấu tông
Sai khiến nữ ma
quỷ đố kị
Cải tà quy
chánh mặc tung hoành.
Giảng giải: Chú Lăng Nghiêm diệu dụng
vô cùng, vốn không thể giảng giải, nhưng mọi người ở tại Vạn Phật Thánh Thành
phát tâm muốn nghiên cứu "Kinh Hoa Nghiêm", "Kinh Pháp
Hoa", "Kinh Lăng Nghiêm" .v.v... Do vì trong lời Chú không thể
giảng giải, bất chấp sự khó khăn dùng lời lẽ rất nông cạn để xiển minh. Vốn mỗi
câu Chú trong toàn bài Chú, hết thuở vị lai cũng nói không xong, ở đây chỉ giảng
một chút ít phần nhỏ, giống như khai quật mỏ để tìm ngọc, khiến cho mọi người
chú ý và làm cho mọi người hứng thú đọc tụng thọ trì.
Câu Chú nầy là một vị hung thần rất
ác, ông ta hay nóng giận. Ai hay nóng giận tức là đệ tử của vị thần nầy, ông ta
rất nhiều quyến thuộc, nhưng không làm cho ông ta hoan hỉ, ông ta vẫn muốn nóng
giận. Bất cứ lúc nào, ông ta cũng đều trợn mắt nhăn mày, đây là quyến thuộc của
A Tu La. A Tu La tánh thường nóng giận, một phút mà không nóng giận là chịu
không được.
Câu Chú nầy rất
nhiều ý nghĩa, còn có ý nghĩa là "Tịch diệt không", "Vô
tâm", "Vô ý", "Vô cấu" .v.v... Kỳ thật, vị Thần vương
sân nộ nầy là đại quyền thị hiện. Quỷ Thần Vương trong Chú Lăng Nghiêm đều là
pháp thân Đại Sĩ đại quyền thị hiện, cố ý hiện ra hình dạng hung ác, khiến cho
bạn thấy mà sợ, sợ mà cung kính, cung kính mà tin, tin rồi bỏ mê về giác.
Ông ta muốn điều
phục những chúng sinh có tánh nóng giận. Bạn có nóng giận chăng? Sự nóng giận của
ông ta lớn hơn bạn, dùng để hàng phục tất cả A Tu La, cho nên nói "Thần
vương sân nộ tịch diệt không": Tuy ông ta nóng giận, nhưng ông ta là
"Các pháp từ xưa nay, thường tự tịch diệt tướng".
Bản thể của ông
ta chẳng động, nhưng chúng ta không thể học theo vị Thần vương sân nộ nầy, nói:
"Tôi nóng giận, kỳ thật chẳng nóng giận", không thể như vậy, không thể
giả đò. Ông ta là thật, ông ta thật như thế. Hiện tại chúng ta học Phật pháp,
không thể giả đò. Ông ta sân nộ, cũng là vô tâm, chẳng có ý thức, lìa khỏi tâm
ý thức.
"Vô tâm vô ý vô cấu tông":
Ông ta dùng vô cấu thanh tịnh, chẳng có pháp nhiễm ô làm tông chỉ.
"Sai khiến nữ ma quỷ đố kị":
Quỷ vương sân nộ cũng sai khiến ma quỷ. Đố kị nữ vì có tâm đố kị, cho nên gọi
cái tên nầy, cô ta cũng muốn chi phối tất cả ma quỷ, khiến cho người chẳng an lạc,
làm cho họ sinh nhiều phiền não. Nhưng hiện tại cô ta đã cải tà quy chánh, cho
nên nói "Cải tà quy chánh mặc tung hoành": Mặc tung hoành tức là tự
do, không có sự chướng ngại.
No comments:
Post a Comment