Xem trọn bộ 4 tập video có chữ rất dễ theo dõi
276. Đế sam tát bệ sam.
Kệ:
Oai đức trảm tà
phá ác ma
Tiếu ngôn thiện tai nhiếp chánh đức
Cảm hoá hàm thức tu giới định
Phản bổn hoàn nguyên quy y Phật.
Nghĩa là:
Oai đức chém tà phá ác ma
Cười nói lành
thay nhiếp chánh đức
Cảm hoá chúng
sinh tu giới định
Trở về nguồn cội
nương tựa Phật.
Giảng giải: Câu Chú nầy là câu thứ
276 trong hội thứ ba, ý nghĩa câu Chú nầy dịch ra là "Oai đức", lại dịch
là "Chém tà phá ác", lại dịch là "Cười nói", lại dịch là
"Lành thay", là một thứ pháp sinh thiện diệt ác.
"Oai đức chém tà phá ác ma, Cười
nói lành thay nhiếu chánh đức, Cảm hoá chúng sinh tu giới định, Trở về nguồn cội
nương tựa Phật": Tất cả quỷ thần vương nầy, đều có đại oai đức, nhờ chúng
có oai đức, cho nên chúng hay dùng pháp chém phục, để chém phục bàng môn tả đạo,
yêu ma quỷ quái, hoặc ngưu quỷ xà thần. Những gì hại người, không chánh đáng, đều
thuộc về tà thuật, tà pháp, tà tri, tà kiến, chúng đều chém phục.
Chúng hay phá
ác sinh thiện, sinh tất cả thiện, phá tất cả ác. Những ác ma đó giống như những
người ương ngạnh không nói đạo lý, những người không nói đạo lý đó, đều là từ
ác ma tái sinh. Bạn đối với chúng tốt, thì chúng cũng cảm thấy không tốt; bạn lấy
máu cho chúng uống, thì chúng cảm thấy không đủ, bạn lấy thịt cho chúng ăn, thì
chúng vẫn cảm thấy không đầy đủ. Tóm lại, chúng tham mà không chán, bạn đối với
chúng tốt như thế nào, thì chúng cũng cảm thấy bạn không tốt. Đây là một thứ
ác, ác tập không đổi, chẳng có chánh tri chánh kiến, chỉ có tà tri tà kiến.
"Cười nói lành thay nhiếp chánh
đức": Những vị quỷ thần vương nầy đối với chúng sinh, sinh ra một thứ tâm
hoan hỉ, dùng một thứ lời lẽ vui cười để nhiếp thọ chúng sinh. Lành thay, chúng
dùng pháp môn tốt nầy, pháp môn thiện nầy, để nhiếp thọ chúng sinh có đức, cho
nên nói "Nhiếp chánh đức".
"Cảm hoá hàm thức tu giới định":
Quỷ thần vương nầy tuy có đại oai đức, có đại thần lực, nhưng chúng không dùng
oai đức để giáo hoá chúng sinh, mà dùng cảm hoá từ bi hỉ xả, thứ sức lực nầy để
giáo hoá chúng sinh, khiến cho chúng sinh hiểu biết triệt để, bỏ mê về giác triệt
để, biết đường về nhà triệt để. Chúng cảm hoá chúng sinh hữu tình có huyết có
khí, có tri giác, tức cũng là tất cả chúng sinh thông minh hơn một chút, khiến
cho chúng sinh tu giới, tu định, tu huệ, siêng tu giới định huệ, diệt trừ tham
sân si.
"Trở về nguồn cội nương tựa Phật":
Như vậy khiến cho chúng sinh trở về nguồn cội, nương tựa Phật, nương tựa Pháp,
nương tựa Tăng, nương tựa Tam Bảo, thoát khỏi sáu nẻo luân hồi.
277. Tát bà
yết ra ha nẩm.
Kệ:
Thượng lai nhất
thiết quỷ thần vương
Giai vi thủ
lĩnh hộ thập phương
Thiện tín phát
tâm cầu chánh đạo
Trợ nhữ trực đạt
bồ đề đường.
Nghĩa là:
Thượng lai tất cả quỷ thần vương
Đều làm thủ
lĩnh hộ mười phương
Thiện tín phát
tâm cầu chánh đạo
Trợ giúp đạt đến
đạo bồ đề.
Giảng giải: Tát Bà dịch là "Tất
cả", tức là chỉ ở trước từ "Dược Xoa Yết Ra Ha, Ra Xoa Tư Yết Ra Ha,
Tất Rị Đa Yết Ra Ha, Tỳ Xá Giá Yết Ra Ha, Bộ Đa Yết Ra Ha, Cưu Bàn Trà Yết Ra
Ha, Bổ Đơn Na Yết Ra Ha, Ca Tra Bổ Đơn Na Yết Ra Ha, Tất Kiền Độ Yết Ra Ha, A
Bá Tất Ma Ra Yết Ra Ha, Ô Đàn Ma Đà Yết Ra Ha, Xa Dạ Yết Ra Ha, Hệ Rị Bà Đế Yết
Ra Ha, Xã Đa Ha Rị Nẫm, Yết Bà Ha Rị Nẩm, Lô Địa Ra Ha Rị Nẩm, Mang Ta Ha Rị Nẩm,
Mê Đà Ha Rị Nẩm, Ma Xà Ha Rị Nẩm, Xà Đa Ha Rị Nữ, Thị Tỷ Đa Ha Rị Nẩm, Tỳ Đa Ha
Rị Nẩm, Bà Đa Ha Rị Nẩm, A Du Giá Ha Rị Nữ" cho đến "Chất Đa Ha Rị Nữ",
tất cả quỷ thần, thần tướng nầy, đều là thủ lĩnh của quỷ thần, cho nên nói
"Thượng lai tất cả quỷ thần vương", từ "Dược Xoa Yết Ra Ha"
đến đây, tất cả quỷ thần, quỷ vương, thần tướng, Kim Cang lực sĩ, tất cả quyến
thuộc đều bao quát hết trong đó.
"Đều làm thủ lĩnh hộ mười
phương": Chúng đều là thượng thủ trong các loài quỷ, hoặc là thượng thủ trong
các vị thần. Tuy nói là quỷ vương, thần tướng, nhưng đều không hại người, mà là
bảo hộ an toàn người tu đạo trong mười phương.
"Thiện tín phát tâm cầu chánh đạo":
Thiện nam tín nữ phát tâm vô thượng bồ đề, muốn tìm cầu pháp môn chân chánh để
tu hành.
"Trợ giúp đạt đến đạo bồ đề":
Những vị thần tướng quỷ vương nầy, trợ giúp bạn đạt đến quả vị vô thượng bồ đề.
Ở trước nói về rất nhiều quỷ thần từ
đâu đến? Chúng ta phải biết, tất cả chúng sinh đều có hồn quỷ của họ, chó thì có
hồn quỷ của chó, mèo thì có hồn quỷ của mèo, bất cứ trâu ngựa dê gà chó heo, bất
cứ chúng sinh gì, cũng đều có hồn quỷ của họ. Chúng sinh lớn thì có hồn quỷ lớn,
chúng sinh nhỏ thì có hồn quỷ nhỏ.
Chủng loại hồn
quỷ rất là nhiều, hình tướng cũng đều khác nhau. Con người thường nói sợ quỷ, kỳ
thật, chúng ta với quỷ vốn chẳng có gì cách biệt, bất quá quỷ ở cõi âm, con người
ở cõi dương mà thôi. Âm và dương vốn là một thể, chẳng có gì phân biệt. Nhưng
tham sân si của quỷ nặng hơn, con người thì giới định huệ nhiều hơn một chút.
Do đó, quỷ biến thành một thứ âm khí, con người và súc sinh thì có một thứ
dương khí, cho nên hình thành một thứ hình tướng. Sao lại có thứ hình tướng nầy?
Vì có đủ thứ sự chấp trước, cho nên bị giam hãm trong năm uẩn, chạy không khỏi phạm
vi năm uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, che lấp đi tự tánh, giống như ánh sáng
mặt trời bị mây che, chỗ có ánh sáng mặt trời thì thuộc dương, chỗ không có ánh
sáng mặt trời thì thuộc âm.
Âm dương vốn là
một, chỉ vì bị mây năm uẩn phân chia. Chúng ta bị nhốt ở
trong năm uẩn, còn quỷ thì bị mê mờ ở trong rừng năm uẩn, cũng chạy
không khỏi, do đó sinh rồi lại chết, chết rồi lại sinh, sinh rồi thì làm người,
chết rồi thì làm quỷ. Nếu ai tu hành thì sẽ không làm quỷ, tu hành tốt thì sẽ
thành Phật, hoặc thành Bồ Tát, hoặc chứng quả A La Hán, hoặc hay giữ năm giới
tu thập thiện, thì sẽ sinh về trời làm thần.
Chúng ta học Phật
pháp, thường phải thanh tịnh. Năm giới nầy, người học Phật đều phải giữ gìn:
1. Không sát
sinh.
2. Không trộm cắp.
3. Không tà
dâm.
4. Không nói dối.
5. Không uống
rượu.
Không sát sinh tức là từ bi. Không trộm
cắp tức là nghĩa khí. Không tà dâm tức là chánh nhân quân tử. Không nói dối tức
là người trọng chữ tín. Không uống rượu thì không bị tán loạn. Sát sinh thì
tương lai bị quả báo hay đau bệnh và chết yểu. Trộm cắp thì bị quả báo nghèo
cùng khổ sở. Tà dâm thì bị quả báo làm chim se sẻ, uyên ương, hoặc háo cao vụ
viễn, cũng sẽ biến thành loài chim.
Chúng ta đừng
sát sinh, vì tất cả chúng sinh từ vô lượng kiếp đến nay, đều làm thân bằng quyến
thuộc, bạn bè, cha mẹ, tổ tiên với nhau. Cha mẹ kiếp trước tạo tội nghiệp, thì
đời nầy sinh làm bò, làm heo v.v... Nếu chúng ta giết chúng, thì cũng giống như
chúng ta gián tiếp giết cha mẹ của chúng ta. Còn trộm cắp? "Những gì chúng
ta không muốn, đừng bố thí cho người khác". Mình không muốn người khác trộm
cắp đồ của mình, thì trước hết mình đừng trộm cắp đồ của họ.
Quả báo tà dâm
là nặng nhất trong luật nhân quả, hình phạt của người phạm tà dâm cũng rất nặng.
Vợ chồng kết hôn rồi, phải sống tới già tóc bạc, không thể tuỳ tiện ly hôn. Y
theo luật nhân quả nói: Phàm là người ly hôn, lại kết hôn, bất cứ nam nữ đến
lúc chết, thì thân thể phải phân ra hai phần, vì bạn có quan hệ hai bên, lúc
đó, Diêm Vương sai tiểu quỷ dùng cái cưa, cưa từ đầu xuống dưới bàn chân. Bạn kết
hôn bao nhiêu lần, thì phải cưa bấy nhiêu phần. Kết hôn với một trăm người nam,
thì phải bị cưa ra một trăm phần, mỗi người nam được một chút. Người nam cũng
giống nhau, nếu kết hôn với một trăm người nữ, thì phải bị cưa ra một trăm phần,
mỗi người nữ được một phần, phân ra nhỏ nhỏ, có gì không tốt?
Lại phải đem những
linh tánh những phần đó tụ lại với nhau, cơ hội không dễ gì đắc được! Nếu không
đắc được cơ hội, thì vĩnh viễn tánh hoá linh tàn, giống như cỏ cây, biến thành
thực vật vô tình, vì bổn tánh của bạn đã bị phân chia, tánh của bạn không đủ,
thì không thể làm hữu tình chúng sinh nữa. Nếu được làm chúng sinh, thì sẽ làm
loài muỗi, một người có thể biến thành tám vạn bốn ngàn con muỗi, làm muỗi rồi,
lại sẽ làm muỗi nữa, cứ làm hoài như thế, làm mãi không ngừng. Chúng sinh thì
như thế, vẫn không biết hồi đầu, do đó: "Biển khổ vô biên, hồi đầu là bờ",
đều là bỏ giác hợp trần, không biết bỏ trần hợp giác, ở trong luân hồi sinh rồi
lại chết, chết rồi lại sinh. Phải biết đạo lý rằng: "Mất đi thân người, vạn
kiếp khó được lại", thân người chúng ta mất đi rồi, bao nhiêu vạn đại kiếp,
cũng không dễ gì khôi phục lại.
278. Tỳ đà dạ
xà.
Dịch: Đại
minh chú tạng.
Kệ:
Đại minh chú tạng diệu nan lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang phổ chiếu
Phật bảo thường
trụ vĩnh cát tường.
Nghĩa là:
Chú tạng đại minh diệu khó lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang chiếu khắp
Phật bảo thường
trụ luôn các tường.
Giảng giải: "Tỳ Đà Dạ Xà",
đây là hội thứ ba của Chú Lăng Nghiêm, câu thứ 278. Đoạn Chú nầy là pháp hàng
phục - Một thứ pháp hàng phục thiên ma, chế các ngoại đạo. Cho nên không thể tuỳ
tiện đem ra thử nghiệm. "Tỳ đà dạ xà, Sân đà dạ di, Kê ra dạ di",
phía sau đoạn câu nầy phải tụng lại nhiều lần, đây là dùng oai đức Tam Bảo Phật
Pháp Tăng để hàng phục thiên ma ngoại đạo, lị mị vọng lượng, sơn yêu thuỷ quái,
hàng phục những loại tà quỷ, ma con, ma cháu không chánh đáng nầy.
"Tỳ Đà" tức cũng là “Phật đà”, Phật
đà dịch là "Giác giả", giác giả tức là "Ba giác viên, vạn đức đầy".
Ba giác tức là: Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.
Tự giác là gì? Tự giác là chỉ hàng nhị
thừa, phàm phu thì không giác, nhị thừa chỉ là tự giác, mà chẳng giác tha, cho
nên trình độ của hàng nhị thừa vẫn chưa đủ. Bồ Tát đại thừa mới được tự giác,
giác tha, nhưng chưa được giác mãn, chỉ có Phật tự giác cũng viên mãn, giác tha
cũng viên mãn, tự giác, giác tha, giác hạnh, đều viên mãn, cho nên thành Phật,
vạn đức cũng đầy đủ.
"Tỳ Đà Dạ Xà": Dịch ra là
"Oai đức", lại dịch ra là "Tối thắng". Câu Chú nầy còn là
Chú đại minh đại quang minh tạng, đại minh chú tạng, một khi tụng chú nầy, thì
quang minh chiếu khắp, cho nên bài kệ nói: "Đại minh chú tạng diệu khó lường,
Chánh giác oai đức tối thắng vương, Biến nhất thiết xứ quang chiếu khắp, Phật bảo
thường trụ luôn cát tường". Khi bạn niệm đại minh chú nầy, thì ba ngàn đại
thiên thế giới đều phóng đại quang minh, cho nên chỗ diệu của câu Chú nầy, bạn
không cách chi biết được bao nhiêu, cho nên gọi là "diệu khó lường".
"Tỳ Đà" dịch ra là "Phật đà", Phật đà tức là Chánh Giác,
cho nên nói "Chánh giác oai đức". "Dạ Xà" dịch ra là
"Oai đức", lại dịch ra là "Tối thắng". Câu Chú nầy là Phật
bảo, Phật bảo thường trụ, cho nên nói "Biến nhất thiết xứ quang chiếu khắp",
quang minh của Phật Tỳ Lô Giá Na cũng là biến nhất thiết xứ (khắp tất cả mọi
nơi), quang minh chiếu khắp. Phật bảo thường trụ tại thế gian, thì sẽ đặc biệt
cát tường.
"Sân Đà Dạ Di", tức là nói
Pháp bảo, còn câu phía sau là "Kê Ra Dạ Di" là Tăng bảo. Tức là Phật,
Pháp, Tăng, Tam Bảo, oai đức gia bị, cho nên tất cả bàng môn tả đạo đều bị nhiếp
phục hàng phục. Đoạn Chú nầy là pháp hàng phục, đến câu cuối cùng "Kê Ra Dạ
Di, Ra Xoa Võng, Bà Già Phạm, Ấn Thố Na Mạ Mạ Toả", đây đều là pháp hàng
phục.
279. Sân đà
dạ di.
Dịch:
Chém kẻ tội nương Chú.
Kệ:
Y phụ tội giả trảm kỳ tinh
Như ý bảo luân
pháp vương tâm
Ngã kim thủ niệm
đệ nhất nghĩa
Liên hoa pháp bộ
trú dạ hành.
Nghĩa là:
Kẻ tội nương tựa chém tinh thần
Tâm pháp như ý
bảo luân vương
Con nay trước
niệm đệ nhất nghĩa
Pháp bộ liên
hoa ngày đêm tu.
Giảng giải: Câu Chú "Sân Đà Dạ
Di" nầy, là câu thứ 279 trong hội thứ ba, "Kẻ tội nương tựa chém tinh
thần, Tâm pháp như ý bảo luân vương, Con nay trước niệm nghĩa đệ nhất, Pháp bộ
liên hoa ngày đêm tu". "Kẻ tội nương tựa", trong pháp hàng phục
nầy, tức là một số người nói đến "Quỷ trong thân", quỷ nầy ở trong
thân người, bạn nhìn chẳng thấy chúng. Con mắt thịt của phàm phu nhìn chẳng thấy
con quỷ nầy, nhưng chúng nương thân người nói chuyện được. Bạn thấy trên báo
chí mấy ngày trước đây, nói tại Anh Quốc, có một minh tinh hài chết, vợ của anh
ta thông qua một người đồng cốt, nói chuyện với chồng cô ta, nói nhiều tiếng đồng
hồ. Nội dung nói chuyện, người khác không biết được, lúc ông ta còn sống, chỉ
có hai người họ biết thôi. Những lời đó anh ta đều nói cho vợ anh ta biết. Đây
tức là lời Quảng Đông gọi là "Quỷ trong thân", nếu chiếu theo lời
văn, thì nói "Kẻ tội nương tựa", kẻ tội nương tựa, tức là quỷ trong
thân. Quỷ ở trong thân, bạn nhìn chẳng thấy chúng, bạn có thể nghe chúng nói
chuyện, nhưng có khi chúng chẳng giữ quy cụ, nói bậy nói bạ.
Câu Chú nầy là hàng phục những quỷ
"Kẻ tội nương tựa". Làm thế nào để hàng phục? Chém tinh thần của quỷ,
quỷ cũng có tinh thần của quỷ, đều bị tiêu diệt hết. Bạn thường niệm câu Chú nầy,
niệm càng nhiều thì đạo lực của quỷ sẽ càng giảm, bị giảm bớt sức lực rồi, thì
dần dần sức lực của chúng sẽ không còn nữa, sẽ bị hàng phục, chúng phải cuối đầu
đảnh lễ, nghe sự sai bảo. Đây là "Kẻ tội nương tựa chém tinh thần".
"Tâm pháp như ý bảo luân
vương": Đây thuộc về tâm Chú Như Ý Bảo Luân Vương, tâm Chú nầy thuộc về
pháp bảo. Tâm pháp vương, tâm Chú pháp vương nầy, là tâm Chú Như Ý Bảo Luân
Vương, khi bạn niệm lên thì "Kẻ tội nương tựa" chịu không được.
"Con nay trước niệm đệ nhất
nghĩa", đây tức cũng là nói, hiện tại con quy mạng đảnh lễ đệ nhất nghĩa đế,
đệ nhất nghĩa tánh, tức là quy y Pháp nầy, đệ nhất nghĩa đế, đệ nhất nghĩa tánh
đều là pháp, con quy y pháp, trước hết con phải niệm đệ nhất nghĩa pháp nầy.
"Pháp bộ liên hoa ngày đêm
tu": Liên hoa nầy thuộc về pháp bộ, ngày đêm tu, ngày đêm đều vận hành
không dứt, để chuyển pháp nầy, lúc nào cũng đều chuyển bánh xe pháp, ngày đêm đều
vận chuyển không ngừng, chuyển đại pháp luân.
Câu Chú nầy, các vị phải chú ý, đừng
tuỳ tiện niệm! Đây là pháp hàng phục, chúng ta người tu đạo tốt nhất là ít dùng
pháp hàng phục. Lúc tôi còn ở tại Đông Bắc Trung Quốc, lúc đó tôi còn trẻ,
thích tranh cường háo thắng, tôi không đấu với họ, khi họ đấu với tôi, thì tôi
đều không đấu lại với họ, ai mắng tôi thì cứ mắng, đánh tôi thì cứ đánh, tôi
cũng chẳng đánh họ. Nhưng khi tôi gặp lũ yêu ma quỷ quái, ngưu quỷ xà thần, thì
tôi muốn đấu với chúng, muốn dùng pháp mà mình hiểu được đấu với chúng!
Tôi nói cho các
bạn biết! Tôi đã từng đấu với lũ quái vật ở trong nước trải qua ba tuần lễ,
cũng không ngủ, cũng không ăn uống, đấu với chúng cả ngày lẫn đêm, mới hàng phục
được tất cả lũ yêu ma quỷ quái đó! Cho nên chẳng dễ gì. Bây giờ tôi dạy các vị,
hy vọng các vị đừng tranh cường háo thắng, đừng đấu với chúng. Nghĩa là đối với
lũ yêu ma quỷ quái, đều dùng pháp tiêu tai, pháp tăng ích, pháp thành tựu, để
thuyết phục chúng, đừng đấu với chúng, một khi đấu với nhau thì sẽ kết oán thù.
Lúc tôi từ Thiên Tân đến Thượng Hải,
lúc thuyền ở trên biển, thuyền cứ quay vòng vòng, quay tới quay lui, quay qua
quay lại tới mười mấy ngày, cũng không đi. Tại sao vậy? Là vì quái vật ở trong
biển muốn làm lật thuyền, chìm thuyền để giết chết tôi. Tình hình lúc đó rất là
nguy hiểm, cho nên từ đó về sau, tôi không màng đến những việc như vậy nữa,
không lo nữa, những sự việc như vậy trên thế gian nầy rất là nhiều, những việc
đó bây giờ kể lại thật là hãi hùng, khiến cho mọi người kinh sợ. Chuyện mà tôi
kể cho các vị nghe đều là sự thật, đây là kinh nghiệm của tôi, bản thân tôi đã
từng trải qua.
Các vị! Đừng học
pháp hàng phục nầy, bất quá biết được cũng tốt, đến khi cần thì mới sử dụng,
lúc không cần thì đừng dùng pháp nầy!
280. Kê ra dạ
di.
Kệ:
Đồng chân nhập
đạo Pháp Vương tử
Bộ tróc Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn thủ
quy Chúng Trung Tôn.
Nghĩa là:
Pháp Vương tử đồng
chân nhập đạo
Bắt giữ Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn quy y
chúng Tăng già.
Giảng giải: Câu Chú nầy là nói về
“Tăng bảo”, là chỉ A La Hán chứng quả, mười phương ba đời tất cả hiền Thánh
Tăng.
"Pháp Vương tử đồng chân nhập đạo":
Đồng chân tức cũng là đồng nam, đồng nữ, chưa kết hôn, chưa trải qua pháp nhiễm
ô, tức cũng là bổn lai pháp khí không thọ qua sự phá hoại, còn đầy đủ cơ sở
hoàn chỉnh, chưa thọ qua tờ hào tổn hại nào. Đồng chân nhập đạo vọng tưởng bớt
một chút, giống như Bồ Tát Vi Đà phát nguyện, đời đời kiếp kiếp đồng chân nhập
đạo, Long Nữ cũng là đồng nữ nhập đạo, làm Pháp Vương tử.
"Bắt giữ Dạ Xoa đại tướng
quân": Tụng câu Chú nầy, tức là bắt giữ Dạ Xoa Vương, vì chúng không giữ
quy cụ, cho nên bắt giữ Dạ Xoa Vương lại để trừng phạt chúng.
"Sở tác nhị lợi thiện hiện nghiệm":
Đây là giải thích nghĩa của câu Chú nầy, nhị lợi tức là tự lợi, lợi tha, lại dịch
ra là “Thiện hiện tất cả luật nghi oai đức”, linh cảm của hiện nghiệm thần chú.
"Tinh tấn quy y chúng Tăng
già": Con lúc nào cũng đều phải siêng tinh tấn, trước hết phải quy y chúng
Tăng già, tức là quy y Tăng bảo. Cho nên nói quy y Phật, Lưỡng Túc Tôn, quy y
Pháp ly dục tôn, quy y Tăng chúng trung tôn. Ý nghĩa của câu Chú nầy là quy y
mười phương ba đời tất cả hiền Thánh Tăng, nương tựa đại oai thần lực của hiền
Thánh Tăng, để hàng phục tất cả bàng môn ngoại đạo.
281. Ba rị bạt ra giả ca.
Dịch: Có ba thần tướng, áp lãnh hai mươi tám vạn quân chúng.
Kệ:
Độ vô cực hạn bỉ
ngạn đăng
Tam đại thần tướng lĩnh đại binh
Chư sự cứu kính thâm Bát Nhã
Tánh thanh tịnh nhãn bất động trung.
Nghĩa là:
Qua đến bờ kia
không giới hạn
Ba đại thần tướng lãnh đại binh
Các việc rốt ráo Bát Nhã sâu
Tánh mắt thanh tịnh trong bất động.
Giảng giải: "Qua đến bờ kia không giới hạn": Sở độ chúng sinh
chẳng có hạn lượng, nhiều vô cực không có giới hạn, khiến cho nhiều chúng sinh
đó, đều lên được bờ bên kia, câu Chú Ba Rị Ba La Mật, tức nghĩa cũng là đến bờ
kia.
"Ba đại thần tướng lãnh đại binh": Ba vị đại thần tướng lãnh
hai mươi tám vạn đại binh đại tướng, đến chỗ hàng phục thiên ma, chế các ngoại
đạo, cho nên nói "Ba đại thần tướng lãnh đại binh".
"Các việc rốt ráo Bát Nhã sâu": Bất cứ việc gì cũng đều làm tốt,
đắc được rốt ráo, cũng như trong Tâm Kinh có nói: "Khi thực hành sâu vào
Bát Nhã Ba La Mật Đa, thì chiếu thấy năm uẩn đều không, qua khỏi tất cả khổ
ách", sinh ra Bát Nhã, sinh ra trí huệ.
"Tánh mắt thanh tịnh trong bất động":
Câu Chú nầy dịch ra là "Tánh thanh tịnh", "Mắt thanh tịnh".
Phật thường thường ở trong cảnh giới như như bất động, rõ ràng sáng suốt, tuỳ
duyên mà không đổi, không đổi mà tuỳ duyên. Tĩnh chẳng ngại động, động chẳng ngại
tĩnh; trong tĩnh cũng là động, trong động cũng là tĩnh, động tĩnh là một, động
tĩnh chẳng hai, chẳng động chẳng tĩnh, cũng động cũng tĩnh, cảnh giới nầy tức
là trung đạo liễu nghĩa. Câu Chú bao hàm nghĩa lý rất rộng, hiện tại chỉ nói lược
nói đơn giản mà thôi.
282. Hất rị đởm.
Kệ:
Tâm pháp sắc pháp phàm Thánh thông
Nhục đoàn kiên thật giác linh minh
Tam Như Lai tạng đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại thiên tổng viên dung.
Nghĩa là:
Tâm pháp sắc pháp phàm Thánh thông
Cục thịt kiên thực giác linh minh
Ba Như Lai tạng đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại thiên tổng viên dung.
Giảng giải: Câu Chú nầy dịch là "Thành tâm". Dưới có tâm phàm
phu, có tâm Thánh nhân. Tâm phàm phu là tâm cục thịt, là tâm mà một số người biết
đó là tâm thịt. Tâm của Thánh nhân là tâm bồ đề, tâm đạo, tâm kiên cố, tâm kiên
thực, chẳng giống như tri giác của phàm phu, vượt qua kiến giải của phàm phu.
Tâm của phàm phu thuộc về sắc pháp, tâm của Thánh nhân thuộc về tâm pháp, cho
nên nói "Tâm pháp sắc pháp phàm Thánh thông". Tâm pháp là chỉ tám thức,
sắc pháp thì có mười một thứ. Nhưng phàm phu chẳng có tâm kiên thật của Thánh
nhân. Tâm phàm phu đều là vô thường, hay biến đổi. Tâm Thánh nhân là kiên thật
không biến đổi, nhưng Thánh nhân đồng thời cũng có đủ tâm phàm phu, phàm phu
thì chỉ có tâm cục thịt, chẳng có tâm kiên thật, cho nên nói "Cục thịt
kiên thật giác linh minh", giác linh minh tức là trong "Kinh Lăng
Nghiêm" có nói: "Thường trụ chân tâm, tánh tịnh minh thể, linh minh
giác tánh". "Thường trụ chân tâm" nầy tức cũng là bản tánh của
chúng ta, tánh tịnh minh thể.
"Ba Như Lai tạng đệ nhất nghĩa": Ba tạng Như Lai tức là không
Như Lai tạng, bất không Như Lai tạng, không bất không Như Lai tạng, tâm Như Lai
tạng, đợi khi giảng đến hội thứ tư thì sẽ giảng tới, cũng là đệ nhất nghĩa
tánh, đệ nhất nghĩa không.
"Quang chiếu đại thiên tổng viên dung": Quang minh của Phật là
chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới, tất cả pháp đều là viên dung vô ngại. Vạn
pháp đều không, vạn pháp đều có, vạn pháp cũng chẳng không chẳng có, nếu minh bạch
thì bạn nói như thế nào cũng đều đúng. Nếu không minh bạch thì bất cứ nói như
thế nào cũng đều không đúng. Cho nên Phật pháp diệu là diệu chỗ nầy. Bạn không
cần nghe người khác nói rằng, Phật Thích Ca Mâu Ni nói pháp chỉ nói một nửa,
còn một nửa không nói. Nửa đó đợi họ đến nói! Kỳ thật, đây tức là chê bai Phật,
nói Phật không viên mãn, như vậy tri kiến có vấn đề, đầu não của họ có thể bị ảnh
hưởng "thần não" không rõ ràng, dùng "thần não" dùng chẳng
đúng, mà bị tẩu hoả nhập ma.
Chú ý: Những câu lập lại, hoà thượng Tuyên Hoá chỉ giảng một lần thôi.
283. Tỳ đà dạ xà(Giống câu 278).
Kệ:
Đại minh Chú tạng
diệu nan lường
Chánh giác oai đức tối thắng vương
Biến nhất thiết xứ quang phổ chiếu
Phật bảo thường trụ vĩnh cát tường.
Nghĩa là:
Chú tạng đại minh
diệu khó lường
Chánh giác oai đức tối thắng vương
Biến nhất thiết xứ quang chiếu khắp
Phật bảo thường trụ luôn các tường.
284. Sân đà dạ di (Giống câu 279).
Kệ:
Y phụ tội giả trảm
kỳ tinh
Như ý bảo luân pháp vương tâm
Ngã kim thủ niệm đệ nhất nghĩa
Liên hoa pháp bộ trú dạ hành.
Nghĩa là:
Kẻ tội nương tựa
chém tinh thần
Tâm pháp như ý bảo luân vương
Con nay trước niệm đệ nhất nghĩa
Pháp bộ liên hoa ngày đêm tu.
285. Kê ra dạ di.(Giống câu 280).
Kệ:
Đồng chân nhập đạo Pháp Vương tử
Bộ tróc Dạ Xoa đại tướng quân
Sở tác nhị lợi thiện hiện nghiệm
Tinh tấn thủ quy Chúng Trung Tôn.
Nghĩa là:
Pháp Vương tử đồng chân nhập đạo
Bắt giữ Dạ Xoa đại tướng quân
Sở tác nhị lợi thiện hiện nghiệm
Tinh tấn quy y chúng Tăng già.
286. Trà diễn ni.
Dịch: Chúng quỷ hồ mị.
Kệ:
Tịnh cấu thanh
lương phổ tồi khô
Hồ mị nhiệt não năng điều phục
Tà ma quỷ sùng quy chánh giáo
Hộ trì Phật pháp triển hồng đồ.
Nghĩa là:
Sạch dơ mát mẻ khắp
diệt hết
Hồ mị nhiệt não điều phục được
Tà ma quỷ quái quy chánh giáo
Hộ trì Phật pháp càng phát triển.
Giảng giải: Về sau những câu Tỳ Đà Dạ Xà đã giảng rồi, thì không giảng lại
nữa, có thể y chiếu theo lời giảng giải ở trước. Câu Chú nầy hàng phục được
chúng quỷ hồ mị, hồ tức là hồ ly, mị tức là quỷ mị.
"Sạch dơ mát mẻ khắp diệt hết": Sạch dơ tức là khử sạch hết tất
cả pháp nhiễm ô, mát mẻ tức là hoá giải hết tất cả nhiệt não nóng bức, khắp diệt
hết tức là hàng phục được hết, đều phải giữ quy cụ.
"Hồ mị nhiệt não điều phục được": Những hồ ly và quỷ mị nầy,
thường thường gây phiền não cho con người, vốn chẳng có phiền não, mà chúng bèn
tạo ra phiền não, các bạn nếu ai thích vô sự mà sinh ra thị phi, thì tức là hồ
mị, chẳng phải nói, thật có hồ mị đến thì mới là hồ mị, nếu ai cứ tạo ra phiền
não, chỉ sợ thiên hạ không loạn, nếu khắp nơi chẳng có "phiền não",
thì bạn cảm thấy không an lạc, đó tức là "tâm mê hồ mị". Hồ mị nầy
thường thường gây nhiệt não nóng bức cho con người, tóm lại, khiến cho người
không được bình an. Hồ mị nầy, có bổn sự rất lớn, chúng có một thứ tà thuật có
thể đoạt lấy tri giác của con người, khiến cho bạn giống như ngủ, bị chúng đến
chi phối. Tại sao chúng có bổn sự nầy? Vì con người của bạn có tà tri tà kiến,
chẳng có chánh tri chánh kiến, cho nên tà ma mới có thể nhập vào thân. Một khi
nhập vào thân rồi, thì sẽ phát cuồng, bị thần kinh, ăn nói bậy bạ, tinh thần
không bình thường. Câu Chú nầy hay hàng phục hồ mị nhiệt não nầy.
“Tà ma quỷ quái quy chánh giáo": Tà tức là không chánh đáng, chẳng
thấy được ánh sáng, chẳng thấy được quang minh, cứ ở chỗ tối tăm. Ma thì chuyên
môn phá hoại quy cụ, chẳng giữ quy cụ. Quỷ tức là như đã giảng nói ở trên, có rất
nhiều loại quỷ. Nhiều loài quỷ nầy chuyên môn chướng ngại người, cho nên con
người có lúc có đủ thứ bệnh đau, đủ thứ ma chướng. Quỷ ở trên đã từng giảng nói
qua, có quỷ lớn, quỷ nhỏ, quỷ già, quỷ trẻ .v.v... đủ thứ quỷ.
“Hộ trì Phật pháp càng phát triển": Nếu bạn tụng trì câu Chú nầy,
thì chúng sẽ dần dần quy y Tam Bảo, học tập chánh giáo, sau đó trở lại hộ trì
Phật pháp, triển khai đại hy vọng ý muốn, đại hồng đồ của chúng.
287. Hất rị đởm (giống câu 282).
Kệ:
Tâm pháp sắc pháp phàm Thánh thông
Nhục đoàn kiên thật giác linh minh
Tam Như Lai tạng đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại thiên tổng viên dung.
Nghĩa là:
Tâm pháp sắc pháp phàm Thánh thông
Cục thịt kiên thực giác linh minh
Ba Như Lai tạng đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại thiên tổng viên dung.
288. Tỳ đà dạ xà (giống câu 278).
Kệ:
Đại minh chú tạng
diệu nan lường
Chánh giác oai đức tối thắng vương
Biến nhất thiết xứ quang phổ chiếu
Phật bảo thường trụ vĩnh cát tường.
Nghĩa là:
Chú tạng đại minh
diệu khó lường
Chánh giác oai đức tối thắng vương
Biến nhất thiết xứ quang chiếu khắp
Phật bảo thường trụ luôn các tường.
289. Sân đà dạ di (giống câu 279).
Kệ:
Y phụ tội giả trảm
kỳ tinh
Như ý bảo luân pháp vương tâm
Ngã kim thủ niệm đệ nhất nghĩa
Liên hoa pháp bộ trú dạ hành.
Nghĩa là:
Kẻ tội nương tựa
chém tinh thần
Tâm pháp như ý bảo luân vương
Con nay trước niệm đệ nhất nghĩa
Pháp bộ liên hoa ngày đêm tu.
290. Kê ra dạ di (giống câu 280).
Kệ:
Đồng chân nhập đạo Pháp Vương tử
Bộ tróc Dạ Xoa đại tướng quân
Sở tác nhị lợi thiện hiện nghiệm
Tinh tấn thủ quy Chúng Trung Tôn.
Nghĩa là:
Pháp Vương tử đồng chân nhập đạo
Bắt giữ Dạ Xoa đại tướng quân
Sở tác nhị lợi thiện hiện nghiệm
Tinh tấn quy y chúng Tăng già.
291. Ma ha bát du bác đát dạ.
Dịch:
Chúng trời Đại Tự Tại.
Kệ:
Đại thừa năng thắng đa thành tựu
Thanh tịnh Phạm
chúng Tự Tại Thiên
Chánh Giác giáo
hoá ly chư khổ
Phá trừ chấp
trước chứng Kim Tiên.
Nghĩa là:
Đại thừa năng
thắng nhiều thành tựu
Trời Tự Tại Phạm
chúng thanh tịnh
Chánh Giác giáo
hoá lìa các khổ
Phá trừ chấp
trước chứng quả Phật.
Giảng giải: Ma Ha dịch ra là "Đại
thừa", Bát Du dịch là "Năng thắng", hoặc "Nhiều thành tựu".
Bát Đát Dạ dịch là "Chánh giác", cho nên câu kệ nói : "Đại thừa
năng thắng nhiều thành tựu", đại thừa là đối với tiểu thừa mà nói đại. Đức
Phật nói pháp trước hết nói Kinh A Hàm ba tạng giáo (còn gọi là tạng giáo), sau
đó nói Kinh Phương Đẳng (gọi là thông giáo), thông trước thông sau, tiểu thừa
thông phía trước, đại thừa lại thông phía sau, cho nên gọi là thông giáo bộ
phương đẳng. Nói xong bộ Phương đẳng, lại nói Bát Nhã. Bát Nhã còn gọi là biệt
giáo, biệt trước biệt sau, cũng chẳng giống ở phía trước, cũng chẳng giống ở
phía sau, rất đặc biệt. Biệt giáo nầy là cửa đầu tiên của đại thừa, bắt đầu của
đại thừa. Cuối cùng nói viên giáo, viên giáo là nghĩa rốt ráo của đại thừa. Đạo
lý mà Phật vốn muốn nói đều đã nói ra, bao hàm một đời của Phật đều đã nói ra.
Viên giáo nầy tức là viên mãn, một thứ pháp môn viên dung vô ngại. Đại thừa tu
Bồ Tát hạnh, hành Bồ Tát đạo, tương lai làm Phật, đại thừa hơn hẳn tất cả quả A
La Hán và tất cả ngoại đạo khác, nhiều thành tựu. Bồ Tát tu sáu độ vạn hạnh,
cho nên Bồ Tát làm chân tử của Phật, trưởng tử của Phật.
"Trời Tự Tại Phạm chúng thanh tịnh":
Câu Chú nầy nói về Thiên chúng của trời Đại Tự Tại. Các vị đều biết, Đại Tự Tại
Thiên Vương có ba mắt tám tay, rất là tự tại.
« Chánh Giác giáo hoá lìa các khổ":
Phật giáo hoá chúng sinh, khiến cho họ lìa khổ được vui.
"Phá trừ chấp trước chứng quả Phật":
Nếu phá trừ được sự chấp trước, thì sẽ chứng được thân kim cang bất hoại. Kim
Tiên tức cũng là danh hiệu của Phật. Chúng ta chúng sinh tại sao chẳng thành Phật?
Vì có sự chấp trước, cho nên Phật nói tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều
có thể thành Phật, nhưng vì vọng tưởng chấp trước, nên không chứng quả. Nếu
quét sạch hết vọng tưởng chấp trước, thì sẽ thành Phật. Sở dĩ Phật giáo vĩ đại,
là vì mọi người đều có thể thành Phật, chẳng phải là một thứ chủ nghĩa cực quyền,
chỉ có Phật mới thành Phật, còn những người khác thì không thể thành Phật.
Chúng ta mọi người đều có thể thành Phật, cho nên mọi người đều nên y chiếu Phật
pháp tu hành, để thành Phật đạo.
292. Lô đà
ra.
Kệ:
Tối vi thượng thủ đại kim cang
Năng trì minh tịnh
nghĩa hoằng dương
Vệ hộ hành giả
tu Thánh đạo
Vĩnh hoạch bất
thối Thường Tịch Quang.
Nghĩa là:
Là tối thượng thủ đại Kim Cang
Năng trì minh tịnh
nghĩa hoằng dương
Hộ vệ người trì
tu đạo Thánh
Sẽ được bất thối
Thường Tịch Quang.
Giảng giải: Câu Chú nầy dịch ra là
"Tối thượng", "Năng trì". Lại dịch ra là "Minh tịnh",
có ba nghĩa nầy. Cho nên nói "Là tối thượng thủ đại Kim Cang": Vị Bồ
Tát nầy làm thượng thủ trong tám vạn bốn ngàn Kim Cang Tạng Bồ Tát.
"Năng trì minh tịnh nghĩa hoằng
dương": Ngài hay tu trì chánh pháp, phá tan tà pháp, quang minh chiếu khắp
thế gian, khiến cho hết thảy đời ác năm trược, khôi phục lại thanh tịnh, giúp
Phật hoằng dương Phật pháp, giáo hoá chúng sinh.
"Hộ vệ người trì tu đạo
Thánh": Ngài hộ vệ người tu hành tu Phật đạo.
"Sẽ được bất thối thường tịch
quang": Vĩnh viễn đắc được ba bất thối, tức là: Niệm bất thối, vị bất thối,
hạnh bất thối. Ba thứ quả vị nầy, tương lai sẽ thăng lên cõi tịnh độ Thường Tịch
Quang, tức là chỗ chư Phật ở, tức cũng là ý nghĩa tương lai sẽ thành Phật, cũng
hộ trì tất cả chúng sinh đều thành Phật đạo, như vậy mình cũng sẽ thành tựu Phật
đạo.
293. Hất
rị đởm(giống câu 282).
Kệ:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Nhục đoàn kiên
thật giác linh minh
Tam Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
Nghĩa là:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Cục thịt kiên
thực giác linh minh
Ba Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
294. Tỳ
đà dạ xà(giống câu 278).
Kệ:
Đại minh chú tạng diệu nan lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang phổ chiếu
Phật bảo thường
trụ vĩnh cát tường.
Nghĩa là:
Chú tạng đại minh diệu khó lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang chiếu khắp
Phật bảo thường
trụ luôn các tường.
295. Sân
đà dạ di(giống câu 279).
Kệ:
Y phụ tội giả trảm kỳ tinh
Như ý bảo luân
pháp vương tâm
Ngã kim thủ niệm
đệ nhất nghĩa
Liên hoa pháp bộ
trú dạ hành.
Nghĩa là:
Kẻ tội nương tựa chém tinh thần
Tâm pháp như ý
bảo luân vương
Con nay trước
niệm đệ nhất nghĩa
Pháp bộ liên
hoa ngày đêm tu.
296. Kê
ra dạ di(giống câu 280).
Kệ:
Đồng chân nhập
đạo Pháp Vương tử
Bộ tróc Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn thủ
quy Chúng Trung Tôn.
Nghĩa là:
Pháp Vương tử đồng
chân nhập đạo
Bắt giữ Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn quy y
chúng Tăng già.
297. Na ra dạ
noa.
Dịch:
Chúng trời Tự Tại.
Kệ:
Kiên cố bất động Tu Di sơn
Dũng mãnh thiện
chiến địch đảm hàn
Lực sĩ oai
phong nhiếp bát diện
Lưu tặc thảo khấu
đầu hàng tiên.
Nghĩa là:
Kiên cố bất động như Tu Di
Dũng mãnh thiện
chiến địch khiếp đảm
Lực sĩ oai
phong có tám mặt
Lũ tặc thảo khấu
sớm đầu hàng.
Giảng giải: Câu
Chú nầy dịch ra là "Kiên cố", "Dũng mãnh", "Lực
sĩ", ba nghĩa.
"Kiên cố bất
động như Tu Di": Vị Kim Cang lực sĩ nầy, kiên cố bất động như núi Tu Di.
"Dũng mãnh
thiện chiến địch khiếp đảm": Nếu Ngài khởi chiến thì thật là dũng mãnh, hết
thảy ma quân trong ba cõi, đều sợ hãi thối lùi, khiến cho tất cả ma oán khiếp đảm
sợ hãi.
"Lực sĩ
oai phong có tám mặt": Vị Kim Cang lực sĩ nầy có tám mặt rất oai phong, ai
thấy Ngài cũng đều đầu hàng, cho nên nói "Lũ tặc thảo khấu sớm đầu
hàng", lũ tặc là gì? Tức là: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, sáu tên tặc của
chúng ta. Thảo khấu là gì? Tức là vọng tưởng của chúng ta. Vọng tưởng vốn chẳng
có ích gì. Sáu tên tặc nầy thấy được Kim Cang lực sĩ tám mặt oai phong, thì
không dám tác quái, lão lão thực thực đầu hàng. Còn vọng tưởng thảo khấu? Chúng
cũng không còn tông tích, tại sao vậy? Vì đã đầu hàng.
298. Hất
rị đởm(giống câu 282).
Kệ:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Nhục đoàn kiên
thật giác linh minh
Tam Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
Nghĩa là:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Cục thịt kiên
thực giác linh minh
Ba Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
299. Tỳ
đà dạ xà(giống câu 278).
Kệ:
Đại minh chú tạng diệu nan lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang phổ chiếu
Phật bảo thường
trụ vĩnh cát tường.
Nghĩa là:
Chú tạng đại minh diệu khó lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang chiếu khắp
Phật bảo thường
trụ luôn các tường.
300. Sân đà dạ di(giống câu 279).
Kệ:
Y phụ tội giả trảm kỳ tinh
Như ý bảo luân
pháp vương tâm
Ngã kim thủ niệm
đệ nhất nghĩa
Liên hoa pháp bộ
trú dạ hành.
Nghĩa là:
Kẻ tội nương tựa chém tinh thần
Tâm pháp như ý
bảo luân vương
Con nay trước
niệm đệ nhất nghĩa
Pháp bộ liên
hoa ngày đêm tu.
No comments:
Post a Comment