Xem trọn bộ 4 tập video có chữ rất dễ theo dõi
301. Kê ra dạ di(giống câu 280).
Kệ:
Đồng chân nhập
đạo Pháp Vương tử
Bộ tróc Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn thủ
quy Chúng Trung Tôn.
Nghĩa là:
Pháp Vương tử đồng
chân nhập đạo
Bắt giữ Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn quy y
chúng Tăng già.
302. Ðát
đỏa già lô trà tây.
Dịch: Chúng thần kim xí điểu vương.
Kệ:
Kim Xí đại bàng điểu vương chúng
Như Lai giác ngộ
pháp để nguyên
Phổ biến bi tâm
cứu cánh độ
Quán nhiếp thường
tắc nhược dũng tuyền.
Nghĩa là:
Chúng thần chim
đại bàng cánh vàng
Như Lai giác ngộ
đáy nguồn pháp
Tâm bi khắp
cùng độ rốt ráo
Quán nhiếp thường
pháp như suối chảy.
Giảng giải: Câu Chú nầy là chúng đại
bàng kim xí điểu vương. Chim đại bàng cánh vàng cũng có quyến thuộc của chúng,
tức là hết thảy loài chim đều dưới sự cai quản của chúng, chúng là vua trong
loài chim. Chúng chuyên môn ăn rồng trong biển. Cánh của chúng rộng lớn khoảng
ba trăm ba mươi do tuần, quạt một cái thì nước biển rẽ làm hai, nhìn thấy đáy
biển, rồng con rồng cháu ở trong biển, cá, rùa, cá mập .v.v... đều hiện ra hết,
trở thành mồi ngon của chúng. Chúng nuốt một cái là một con rồng, lại nuốt một
cái là một con rồng. Về sau chúng quy y với đức Phật, đức Phật kêu hết thảy đệ
tử trước khi ăn cơm, thì lấy bảy hạt cơm bố thí cho chúng, từ đó về sau chúng
không ăn rồng nữa.
"Chúng thần chim đại bàng cánh
vàng": Cánh của vua trong loài chim màu vàng ròng, xè ra rộng lớn khoảng
ba trăm ba mươi do tuần. Cánh chim nhỏ thì khoảng hai trăm hai mươi do tuần, một
trăm mười do tuần, không giống nhau. Do tuần có ba cách tính, đại do tuần là
tám mươi dặm, trung do tuần là sáu mươi dặm, tiểu do tuần là bốn mươi dặm. Do
tuần nói ở đây là đại do tuần. Ba trăm ba mươi đại do tuần, tức khoảng hai vạn
sáu ngàn bốn trăm dặm, bạn thấy lớn cỡ nào! Cho nên chúng dùng cánh quạt một
cái, thì nước biển đều rẽ làm đôi, thật là dũng mãnh vô cùng, đủ thấy sức lực
thần thông của chúng lớn cỡ nào! Quyến thuộc của chim đại bàng cánh vàng là tất
cả loài chim.
"Như Lai
giác ngộ đáy nguồn pháp": Đát Đoả Già dịch ra là “Như Lai”. Lô Trà Tây là
“Giác ngộ pháp luân rốt ráo”. Như Lai giác ngộ thấu triệt đáy nguồn các pháp, đến
được nơi rốt ráo nhất.
"Tâm bi khắp
cùng độ rốt ráo": Câu nầy lại dịch ra là "Khắp cùng", "Tâm
bi", là phương pháp độ người rốt ráo.
"Quán nhiếp thường pháp như suối
chảy": Đây là nói khế Kinh của Phật, nghĩa lý nói ra thông suốt, nhiếp trì
giáo hoá căn cơ, xưa nay không thay đổi, ba đời đồng tôn kính. Kinh của Phật giống
như suối chảy, chảy mãi không ngừng, vô cùng vô tận.
303. Hất
rị đởm(giống câu 282).
Kệ:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Nhục đoàn kiên
thật giác linh minh
Tam Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
Nghĩa là:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Cục thịt kiên
thực giác linh minh
Ba Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
304. Tỳ
đà dạ xà(giống câu 278).
Kệ:
Đại minh chú tạng diệu nan lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang phổ chiếu
Phật bảo thường
trụ vĩnh cát tường.
Nghĩa là:
Chú tạng đại minh diệu khó lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang chiếu khắp
Phật bảo thường
trụ luôn các tường.
305. Sân
đà dạ di(giống câu 279).
Kệ:
Y phụ tội giả trảm kỳ tinh
Như ý bảo luân
pháp vương tâm
Ngã kim thủ niệm
đệ nhất nghĩa
Liên hoa pháp bộ
trú dạ hành.
Nghĩa là:
Kẻ tội nương tựa chém tinh thần
Tâm pháp như ý
bảo luân vương
Con nay trước
niệm đệ nhất nghĩa
Pháp bộ liên
hoa ngày đêm chuyển.
306. Kê
ra dạ di(giống câu 280).
Kệ:
Đồng chân nhập
đạo Pháp Vương tử
Bộ tróc Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn thủ
quy Chúng Trung Tôn.
Nghĩa là:
Pháp Vương tử đồng
chân nhập đạo
Bắt giữ Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn quy y
chúng Tăng già.
307. Ma ha
ca ra.
Dịch: Chúng thần Trời Đen lớn nhỏ.
Kệ:
Đại tiểu Hắc Thiên chúng thần binh
Bi tâm thiết
thiết thủ nhãn minh
Thọ trì nhựt cửu
bất giải quyện
Thành tựu tam
muội tự thông linh.
Nghĩa là:
Binh chúng thần Trời Đen lớn nhỏ
Tâm bi tha thiết tay mắt sáng
Thọ trì lâu ngày không giải đãi
Thành tựu tam muội tự thông linh.
Giảng giải: Ma Ha tức là “Lớn”, Ca Ra dịch ra là "Đại tác thủ",
lại dịch là "Đại bi tâm". Câu nầy tức là nói bốn mươi hai thủ nhãn.
"Binh chúng thần Trời Đen lớn nhỏ": Trời Đen lớn, Trời Đen nhỏ,
hai vị nầy đều có binh trời, tướng trời. Tại sao gọi là Trời Đen? Vì bất cứ họ
đến chỗ nào, thì chỗ đó đều chẳng có ánh sáng, đây là nghiệp lực sở cảm của họ,
tức cũng là thần thông của họ hiện ra cảnh giới nầy.
"Tâm bi tha thiết tay mắt sáng": Tuy là Trời Đen, nhưng tâm bi
của họ rất tha thiết, phước nơi tâm từ bi. Nếu bạn tu bốn mươi hai thủ nhãn,
thì dù đen tối cũng sẽ biến thành ánh sáng. Chúng ta tu Đại Bi Tâm Đà La Ni Thủ
Nhãn, thì thường phải có tâm đại bi, tâm bi tha thiết, bi rồi lại bi, thật rồi
lại thật, có tâm tu bốn mươi hai thủ nhãn độ tất cả chúng sinh như vậy, thì sẽ
có sự cảm ứng.
"Thọ trì lâu ngày không giải đãi": Miệng thọ tâm trì, trong miệng
thường niệm, trong tâm thường nhớ, dùng tâm đại từ bi tu hành bốn mươi hai thủ
nhãn nầy, và phải có tâm nhẫn nại, ngày ngày tu trì không gián đoạn, bất cứ
hoàn cảnh nào, cũng không gián đoạn, không giải đãi, không lười biến, thì sẽ
"Thành tựu tam muội tự thông linh", thành tựu tam muội chánh định
chánh thọ, tự nhiên sẽ có sự linh nghiệm linh cảm, có một thứ cảnh giới cảm ứng
đạo giao không thể nghĩ bàn. Đây đều cần phải có pháp nhẫn, nếu bạn đối với
pháp chẳng có tâm nhẫn nại, thì tu được mấy ngày bèn nghĩ "tại sao vẫn
chưa có sự cảm ứng"? Chỉ một niệm nầy thôi, sẽ khiến cho bạn vĩnh viễn
không có sự cảm ứng. Do đó có câu: "Dục tốc thì bất đạt", tu pháp đừng
muốn nhanh, đừng muốn mau, chạy mau thì sẽ vấp té, vĩnh viễn không đến được nơi
mình muốn đến, thậm chí thân thể cũng sẽ bị tổn thương. Chúng ta hành trì phải
đều đặng, sớm tối không gián đoạn, coi sự tu pháp quan trọng hơn ăn cơm, mặc
áo, ngủ nghỉ, như vậy sẽ thành tựu chánh định chánh thọ, tự nhiên sẽ có sự linh
nghiệm.
308. Ma đát rị già noa.
Dịch: Chúng thần Trời Đen lớn nhỏ.
Kệ :
Bổn mẫu tác luận
thượng thủ chúng
Ước pháp giải
thích diệc Kim Cang
Tam muội vô ngại
đắc đại biện
Thiện xảo
phương tiện độ hữu duyên.
Nghĩa là:
Bổn mẫu tác luận
thượng thủ chúng
Ước pháp giải
thích cũng Kim Cang
Tam muội vô ngại
được biện tài
Phương tiện
khéo léo độ có duyên.
Giảng giải: Câu Chú nầy cũng là chúng
thần Trời Đen lớn nhỏ như ở trước, cũng dịch ra là "Bổn mẫu", "Hạnh
mẫu", "Luận", có ba nghĩa. Cũng là tên của thần Kim Cang.
"Bổn mẫu tác luận thượng thủ
chúng": Câu nầy cũng gọi là đại luận, lại gọi là bổn mẫu, vốn là mẹ của
chư Phật, tức cũng là mẹ của người tu hành, tức cũng là mẹ khai mở tất cả trí
huệ. Cho nên nói người tác luận là thượng thủ trong các chúng, lãnh tụ trong
chúng.
"Ước pháp giải thích cũng Kim
Cang": Ước pháp để giải thích, "Ma Đát Rị Già Noa" dịch ra là
"Luận", nhưng còn là tên của một vị Thần Kim Cang, vị Thần Kim Cang nầy
là hộ pháp.
"Tam muội vô ngại được biện
tài": Tam muội biện tài, tam muội là định. Bốn vô ngại biện tức là "Từ
vô ngại biện", hết thảy ngôn từ không có sự chướng ngại, thao thao bất tuyệt
như nước chảy. "Pháp vô ngại biện", pháp pháp viên dung, khép léo vô
ngại, nói như thế nào cũng đều có đạo lý. "Nghĩa vô ngại biện", nghĩa
lý vô cùng vô tận, nói cũng nói không hết. "Nhạo thuyết vô ngại biện",
hay khiến cho người nghe tâm thanh tịnh vui vẻ, pháp hỉ sung mãn. Người giảng
thì không mệt mỏi, lúc nào cũng đều muốn thuyết pháp, chỉ muốn nói pháp, tinh
thần có được do ở trong định đắc được bốn vô ngại biện. Có bốn vô ngại biện nầy
rồi, thì sẽ "Phương tiện khéo léo độ có duyên", dùng pháp môn phương
tiện khéo léo, từ từ giáo hoá chúng sinh, độ những người có duyên, người không
có duyên thì không thể độ họ được, vì bất cứ bạn nói như thế nào, họ cũng sẽ
không nghe, cũng không tiếp thọ.
309. Hất
rị đởm(giống câu 282).
Kệ:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Nhục đoàn kiên
thật giác linh minh
Tam Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
Nghĩa là:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Cục thịt kiên
thực giác linh minh
Ba Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
310. Tỳ
đà dạ xà(giống câu 278).
Kệ:
Đại minh chú tạng diệu nan lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang phổ chiếu
Phật bảo thường
trụ vĩnh cát tường.
Nghĩa là:
Chú tạng đại minh diệu khó lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang chiếu khắp
Phật bảo thường
trụ luôn các tường.
311. Sân
đà dạ di(giống câu 279).
Kệ:
Y phụ tội giả trảm kỳ tinh
Như ý bảo luân
pháp vương tâm
Ngã kim thủ niệm
đệ nhất nghĩa
Liên hoa pháp bộ
trú dạ hành.
Nghĩa là:
Kẻ tội nương tựa chém tinh thần
Tâm pháp như ý
bảo luân vương
Con nay trước
niệm đệ nhất nghĩa
Pháp bộ liên
hoa ngày đêm tu.
312. Kê
ra dạ di(giống câu 280).
Kệ:
Đồng chân nhập
đạo Pháp Vương tử
Bộ tróc Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn thủ
quy Chúng Trung Tôn.
Nghĩa là:
Pháp Vương tử đồng
chân nhập đạo
Bắt giữ Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn quy y
chúng Tăng già.
313. Ca ba rị
ca.
Dịch: Chúng thần tiên đầu lâu ngoại đạo.
Kệ:
Đầu lâu ngoại đạo chúng thần tiên
Xả khử ngũ dục
chư ác quyên
Phụng hành thập
thiện cần tiên sách
Xuất huyền nhập
tẫn hoá vạn thiên.
Nghĩa là:
Chúng thần tiên đầu lâu ngoại đạo
Xả bỏ năm dục sạch
các ác
Phụng hành thập
thiện giữ năm giới
Xuất huyền nhập
tẫn hoá vạn thiên.
Giảng giải: Câu Chú nầy nói bàng môn
ngoại đạo tu, có một thứ gọi là đầu lâu ngoại đạo. Thứ đầu lâu ngoại đạo nầy,
dùng đủ thứ đầu lâu, tức là đầu lâu của người để tu hành, lấy nó là pháp bảo, để
sai khiến quỷ thần, gọi con quỷ nầy đi làm việc nầy, kêu con quỷ nọ đi làm việc
kia, họ hay sai khiến quỷ thần, chi phối quỷ thần. Họ tu pháp sai khiến quỷ thần,
tự mình cũng biến thành giống như cái đầu lâu, trên thân chẳng có chút thịt
nào, chỉ có da bọc xương, thọ khổ như vậy đó. Bạn cho họ chút đồ nóng, họ chẳng
ăn, họ ăn chút cỏ rễ cây, vỏ cây, để duy trì mạng sống, cho nên gầy ốm giống
như cái đầu lâu. Thứ đầu lâu ngoại đạo nầy, chuyên tu khổ hạnh vô ích, càng khổ
thì họ càng thích, cho rằng đây là bổn phận của người tu đạo.
Kỳ thật, thứ khổ
hạnh vô ích nầy chẳng hợp với trung đạo, tu tới tu lui sẽ thành Thần Tiên,
thăng lên trên trời, nhưng khi hưởng hết phước trời, thì sẽ đoạ lạc, chẳng rốt
ráo. Tuy chẳng rốt ráo, nhưng có rất nhiều người đều muốn tu, họ tu hành thăng
lên cõi trời để làm gì? Tu đến cõi trời Tam Thập Tam, trời Đao Lợi, trời Dạ Ma,
đi lên từng cõi trời, giống như học sinh đi học, từ tiểu học từng bước từng bước
lên trung học, đại học, đến được cõi trời Phi Phi Tưởng Xứ, thì giống như tốt
nghiệp đại học. Rồi lại thăng lên thì có thể tu đến Bồ Tát, đến được học vị bác
sĩ, cuối cùng là thành Phật, là bậc cao nhất, giống như học giả nổi tiếng nhất
được thế giới công nhận, bất quá đây đều là một ví dụ.
Phật Bồ Tát thì
chẳng có gì có thể ví dụ được, chúng ta cũng chẳng biết Phật như thế nào, Bồ
Tát như thế nào! Chỉ là dùng tri kiến phàm phu của chúng ta để ví dụ thôi. Cho
nên ví dụ nầy không nhất định thích hợp, đừng cho rằng là như thế, bằng không lại
sinh ra một thứ chấp trước. Phàm là ví dụ đều là một thứ từ hình dung, cũng có
thể nói như thế nầy, cũng có thể nói không phải như vậy.
Có kẻ ngoại đạo
tu đầu lâu, họ dùng đầu lâu sỏ thành xâu chuỗi đầu lâu, mang trên đầu, bất cứ
ai nhìn thấy cũng đều sợ hãi, đó là vì ngoại đạo muốn làm cho bạn chú ý họ, kêu
bạn theo họ học, kêu bạn biết họ là thần thánh, cho nên nói: "Chúng thần
tiên đầu lâu ngoại đạo, xả bỏ năm dục sạch các ác", khi họ tu thần tiên
cũng phải xả bỏ năm dục, phải nhìn xuyên thủng tiền tài, cũng nhìn xuyên thủng
sắc dục, càng phải nhìn xuyên thủng danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ, đều phải nhìn
xuyên thủng. Cho nên họ không tham tài, sắc, danh, ăn, ngủ, địa ngục năm gian đều
chặt đứt. Sạch các ác tức là nói bởi vì gốc rễ của địa ngục đã chặt đức, cho
nên ác gì cũng chẳng còn nữa, đều đã trừ sạch.
"Phụng hành thập thiện giữ năm
giới": Chúng ta người tin Phật, đều phải giữ năm giới, năm giới là quan trọng
nhất, năm giới cũng là căn bản làm người, cũng là một từng cấp thăng lên cõi trời.
Nếu hay giữ gìn được năm giới, thì bất cứ lúc nào cũng sẽ không mất đi thân người,
sẽ không bị đoạ làm súc sinh, sẽ không bị đoạ làm ngạ quỷ, sẽ không bị đoạ vào
địa ngục. Lại tu thêm thập thiện mười điều lành, tức là không giết hại, không
trộm cắp, không tà dâm, ba nghiệp thân nầy không phạm. Ba nghiệp ác của ý cũng
không phạm, là tham, sân, và si. Bạn không tham, không sân, không si, sẽ biến
thành ba điều thiện. Miệng có bốn điều ác, không nói dối, không thêu dệt, không
nói hai lưỡi, không chửi mắng, bạn đều không phạm, thì sẽ biến thành bốn điều
thiện. Bạn hay tu hành mười điều thiện nầy, lúc nào cũng sách tấn chính mình,
giống như dùng cái roi tự đánh mình, đây cũng là một ví dụ, chẳng phải cầm roi
đánh mình thật, làm cho trầy da chảy máu, mà là tự mình làm không được, miễn cưỡng
mình cứ đi làm.
"Xuất huyền nhập tẫn hoá vạn
thiên": Thần tiên nầy tu pháp môn xuất nhập tẫn, từ trên đầu hoá ra tiểu
hài nhi, tiểu hài nhi đó bắt đầu có chiều cao một tất, sau lớn lên hai tất, ba
tất, bốn tất, năm tất, cao lên từng chút, từng chút, cao đến tám vạn bốn ngàn
trượng, thì có thể đỉnh thiên lập địa, phóng ra thì di lục hợp, cuộn lại thì tạng
ư mật. Thân thể của họ lại có thể hoá thành một ngàn thân thể, một vạn thân thể,
hoặc một trăm vạn thân thể. Vì hoá thân được, cho nên họ cho rằng họ có thần
thông, bèn cho rằng đã đủ, họ được ít cho là đủ, cho rằng Phật cũng không bằng
họ. Kỳ thật, họ chẳng hiểu Phật pháp, Phật thì một làm vô lượng, vô lượng làm một,
chẳng có số mục. Nếu bạn muốn làm đầu lâu ngoại đạo, thì cũng có thể tu pháp
môn xuất huyền nhập tẫn hoá nầy. Nếu không muốn làm đầu lâu ngoại đạo, thì tu
pháp môn trung đạo liễu nghĩa. Trung đạo liễu nghĩa tức là không xuất, không nhập,
không biến, không hoá, một tức tất cả, tất cả tức một, một làm vô lượng, vô lượng
làm một, tu pháp trung đạo.
314. Hất
rị đởm(giống câu 282).
Kệ:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Nhục đoàn kiên
thật giác linh minh
Tam Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
Nghĩa là:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Cục thịt kiên
thực giác linh minh
Ba Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
315. Tỳ
đà dạ xà(giống câu 278).
Kệ:
Đại minh chú tạng diệu nan lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang phổ chiếu
Phật bảo thường
trụ vĩnh cát tường.
Nghĩa là:
Chú tạng đại minh diệu khó lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang chiếu khắp
Phật bảo thường
trụ luôn các tường.
316. Sân
đà dạ di(giống câu 279).
Kệ:
Y phụ tội giả trảm kỳ tinh
Như ý bảo luân
pháp vương tâm
Ngã kim thủ niệm
đệ nhất nghĩa
Liên hoa pháp bộ
trú dạ hành.
Nghĩa là:
Kẻ tội nương tựa chém tinh thần
Tâm pháp như ý
bảo luân vương
Con nay trước
niệm đệ nhất nghĩa
Pháp bộ liên
hoa ngày đêm chuyển.
317. Kê
ra dạ di(giống câu 280).
Kệ:
Đồng chân nhập
đạo Pháp vương tử
Bộ tróc Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn thủ
quy Chúng Trung Tôn.
Nghĩa là:
Pháp Vương tử đồng
chân nhập đạo
Bắt giữ Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn quy y
chúng Tăng già.
318. Xà dạ yết
ra.
Dịch: Chấp trì tất cả nhân vật thần
vương tướng quân.
Kệ:
Chấp trì nhân vật đại tướng quân
Nhất thiết thần
vương suất lãnh binh
Tối thắng Kinh
Chú siêu tam giới
Sinh tánh tự tịnh
pháp bảo tâm.
Nghĩa là:
Chấp trì nhân vật đại tướng quân
Tất cả thần
vương suất lãnh binh
Tối thắng Kinh
Chú vượt ba cõi
Sinh tánh tự tịnh
tâm pháp bảo.
Giảng giải: Ý nghĩa câu Chú nầy là
“Chấp trì tất cả nhân vật thần vương tướng quân”. Chấp trì lại có thể nói là
chi thọ, lại có thể nói là trảo trụ, trảo trụ người không giữ quy cụ, trừng phạt
họ, nếu là người tốt chân thật tu hành, hoặc làm việc thiện, thì chi trì họ, hộ
trì họ. Bài kệ là hình dung ý nghĩa và sức lực của câu Chú nầy.
"Chấp trì nhân vật đại tướng
quân": Trong đó có đại tướng binh trời, tướng trời, thống lãnh những thần
vương và binh trời tướng trời.
"Tất cả thần vương suất lãnh
binh": Hết thảy thần vương chúng thần quản lý quỷ thần vương.
"Kinh Chú tối thắng vuợt ba
cõi": Xà Dạ dịch ra là "Tôn thắng", cũng dịch là "Chú Tối
Thắng Vương". Tối Thắng Vương là tên của Chú, cho nên nói Kinh Tối Thắng
Vương, Chú Tối Thắng Vương, thường thường tụng trì Chú nầy, chiếu theo để tu
hành, thì có thể sẽ thoát khỏi ba cõi.
"Sinh tánh tự tịnh tâm pháp bảo":
Pháp thì không dơ, không sạch, tuy nói không dơ, không sạch, vì nó không dơ,
cũng không cần nói nó không sạch, tự tánh của nó vốn là thanh tịnh không dơ, chẳng
có chút nhiễm ô nào, đây là tâm ấn của pháp bảo, là mười phương thường trụ pháp
bảo.
319. Ma độ yết
ra.
Dịch: Ma Độ tức Một Đà, dịch là
"Giác giả". Yết Ra dịch là "Chủng tộc Thế Tôn", Phật bảo.
Kệ:
Giác giả từ bi nhiếp hữu tình
Thánh hiền thiết
giáo hoá ương minh
Thế Tôn chủng tộc
Phật bảo ấn
Đăng đăng hổ
chiếu tâm truyền tâm.
Nghĩa là:
Phật đà từ bi nhiếp hữu tình
Thánh hiền thiết
giáo hoá ương ngu
Chủng tộc Thế
Tôn Phật bảo ấn
Đèn đèn chiếu
nhau tâm truyền tâm.
Giảng giải: Ma Độ, câu Chú nầy, ở
trong bài Chú có "Một Đà Nẩm", hoặc Phật đà, dịch ra là "Giác giả",
tức là bậc Giác ngộ, là một danh từ của Phật, cho nên nói "Phật đà từ bi
nhiếp hữu tình", Phật là từ bi nhất, thấy chúng sinh điên đảo như vậy, xuất
gia rồi cũng chẳng tu đạo, dục niệm vẫn còn nặng, vẫn không giữ quy cụ, nhưng
Phật đối với chúng ta vẫn dùng mắt từ nhìn chúng ta, chính chúng ta phải sinh
tâm hổ thẹn, đừng cho rằng Phật Bồ Tát không nhìn thấy lỗi chúng sinh, lỗi của
chúng ta, thì có thể tuỳ tiện tạo tội nghiệp.
Giả sử trăm ngàn kiếp
Nghiệp tạo ra
chẳng mất
Khi nhân duyên
hội ngộ
Quả báo mình tự
chịu.
Chúng ta ở trong đạo tràng, suốt ngày
đến tối không trợ giúp người khác, còn đến chướng ngại người khác, đợi tương
lai mình có đạo tràng rồi, sẽ thường thường phát sinh ma chướng, mọi người cũng
đều cùng ở với nhau chẳng tu hành. Tại sao vậy? Vì thiện thì ít, còn ác thì nhiều,
người như thế nào thì tìm người như thế ấy. Bạn cứ làm việc sai nhân quả, một mặt
thì tu hành một chút chút, một mặt thì lại làm việc sai nhân quả, tương lai
trong đạo tràng của bạn cũng sẽ có một chút khổ, lại có một chút nghiệp; có một
chút thiện, lại có một chút ác. Nhân quả thì tơ hào không sai, cho nên nói giả
sử trăm ngàn đại kiếp, nghiệp đã tạo ra sẽ không mất đi, không bao giờ mất. Đợi
khi nào nhân duyên quả báo cùng nhau đến, thì báo ứng vẫn là chính mình tự chịu
lấy. Cho nên chúng ta xuất gia tu hành đã lâu, hơn mười năm cũng có, năm sáu bảy
tám năm cũng có, vẫn không hiểu được việc coi chừng nhân quả, vẫn tuỳ tiện nói
chuyện, tuỳ tiện chướng ngại người khác, tạo ra việc ly gián, dùng thủ đoạn để
hại người khác, tương lai sẽ phải thọ quả báo. Tuy Phật từ bi nhiếp độ tất cả hữu
tình, hữu tình thiện Ngài cũng muốn nhiếp thọ, hữu tình ác Ngài cũng muốn nhiếp
thọ, Ngài tận hết sức lực của Ngài, để nhiếp thọ tất cả chúng sinh khổ não.
"Thánh hiền thiết giáo hoá ương
ngu": Tại sao chư Phật Thánh hiền quá khứ, không sợ phiền phức trở lại để
giảng Kinh thuyết pháp giáo hoá chúng sinh? Vì các Ngài thấy chúng sinh chưa
chưa lìa khổ được vui, nguyện lực của các Ngài vẫn chưa viên mãn. Có người tu
hành có chút công phu, chúng ta bèn sinh ra tâm đố kị, hoặc làm đủ thứ sự chướng
ngại, để phá hoại sự tu hành của họ, như vậy thật là sai lầm. Chúng ta nên hy vọng
tất cả mọi người đều thành Phật đạo, ai ai cũng đều giỏi hơn mình, như vậy mới
là chân chánh người tu đạo. Không thể ở trong đạo tràng tranh danh đoạt lợi, sợ
mình mất đi quyền lực, sợ mình mất địa vị, cứ dụng công trên danh lợi như thế,
thì thật là đáng thương sót.
Tu hành đã nhiều năm, mà tâm danh lợi
vẫn chưa buông bỏ được, như vậy bạn tu cái gì? Đó thật là chẳng tu gì cả! Câu kệ
nói "Ương ngu", là ương ngu chẳng linh, ương ngạnh cứng cỏi không dễ
gì giáo hoá, giống như đá, bạn nói gì với họ, họ cũng chẳng hiểu. Nhưng
"Sinh công thuyết pháp, đá cứng điểm đầu", cho đến đá cứng đều điểm đầu,
ương ngạnh cứng cỏi là không hiểu, ngu là chẳng có tri giác gì, đứng tại đó, đứng
giống như ngủ, lại giống như sâu bọ đến mùa đông thì ẩn dưới đất, bị thời tiết
lạnh đóng băng, đợi đến năm sau, thời tiết ấm lại thì mới sống trở lại, đây tức
là ương ngu. Chúng đang ở đó ngủ, tuyết phủ kín khắp, giống như chết, không hiểu
cái gì hết, sau đó thời tiết ấm lại, thì chúng lại sống trở lại, thì gọi là
ương ngu. Tâm bi tha thiết của các Thánh hiền giáo hoá chúng ta chúng sinh khổ
não thế gian, chẳng sợ buồn phiền thiết lập Phật giáo, để độ hoá tất cả hàm thức,
khiến từ trong mộng tỉnh ngộ, minh bạch hiểu biết.
"Chủng tộc Thế Tôn Phật bảo ấn":
Chủng tộc của đức Thế Tôn tức là chư Phật Bồ Tát, đây là nói về Phật bảo ấn.
"Đèn đèn chiếu nhau tâm truyền
tâm": Phật Phật đạo đồng, giống như đèn với đèn cùng chiếu sáng nhau, bạn
thấy đèn ở trong phòng nầy cũng có ánh sáng, đèn kia cũng có ánh sáng, ánh sáng
với ánh sáng chiếu nhau, không có xung đột. Ánh sáng đèn điện nầy không có nói:
"Đây là chỗ của tôi, ánh sáng của bạn hãy đi đến chỗ khác đi, đừng có ở
đây". Chúng chẳng có tư tưởng như thế, mà là ánh sáng chiếu sáng với nhau,
nhiều ánh sáng một chút, thì sáng hơn một chút, bớt đi ánh sáng một chút, thì tối
hơn một chút. Ánh sáng với ánh sáng không có xung đột lẫn nhau, ánh sáng của
đèn là ví dụ như ánh sáng của Phật, Phật với Phật cũng không có nói: "Hiện
tại tôi đã thành Phật rồi, bạn đừng có thành Phật! Nếu bạn thành Phật thì che mờ
đi ánh sáng của tôi", chẳng có tư tưởng như thế. Cho nên chúng ta ở trong
đạo tràng không nên đố kị người khác, bằng không, tương lai quả báo nhất định sẽ
đoạ vào địa ngục hầm phân, vừa bẩn vừa thối, mùi vị rất là khó ngửi. Bạn sẽ
nhanh chóng biến thành sâu bọ trong hầm phân, tôi đã nói bao nhiêu lần rồi, mà
các vị không chú ý nghe. Đây là sự việc chân thật, đợi các vị đoạ lạc vào trong
hầm phân rồi mới nói rằng: "Sư Phụ! Lúc đó con không nghe lời sư phụ, bây
giờ thành sâu bọ trong hầm phân, biết làm sao đây? Hãy mau đến cứu con"!
Như vậy là cũng muốn kéo tôi vào trong hầm phân!
320. Tát bà
ra tha ta đạt na.
Kệ:
Nhất thiết lợi hành kiêm phú nhiêu
Độ hữu tình
chúng xuất ngục lao
Kim Cang thiện
thần hộ Tăng bảo
Tự tại bồ đề lạc
tiêu dao.
Nghĩa là:
Tất cả lợi hành và đầy đủ
Độ chúng hữu
tình thoát ngục tù
Kim Cang thiện
thần hộ Tăng bảo
Giác ngộ tự tại
vui tiêu dao.
Giảng giải: Câu Chú nầy dịch ra là
"Tất cả lợi hành", lại dịch là "Giàu có đầy đủ", làm việc
gì cũng đều muốn lợi ích chúng sinh, cho nên câu kệ nói "Tất cả lợi hành
và đầy đủ", sức lực của chính mình rất giàu có đầy đủ, việc làm cũng rất
giàu có đầy đủ, lợi ích chúng sinh, khiến cho họ cũng rất giàu có đầy đủ. Tóm lại,
người tu đạo là muốn có lợi ích đối với người khác, chẳng phải là muốn có chỗ hại
người khác. Phàm là việc có lợi ích đều nên nhường cho người khác, đừng có tự
mình chiếm lấy. Bạn lợi ích người khác thì mới là tu Bồ Tát đạo, cứ nghĩ muốn hại
người khác đó là ma quỷ đạo.
"Độ chúng hữu tình thoát ngục
tù": Phải độ tất cả hữu tình thoát khỏi ngục tù ba cõi. Hữu tình tức là
sinh vật có máu, có khí. Ba cõi tức là cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc.
"Kim Cang thiện thần hộ Tăng bảo":
Câu Chú nầy cũng là tên của Kim Cang thiện thần, Ngài ủng hộ Tăng bảo.
"Giác ngộ tự tại vui tiêu dạo":
Chứng được giác đạo sẽ rất tự tại, an vui, tiêu dao.
321. Hất
rị đởm(giống câu 282).
Kệ:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Nhục đoàn kiên
thật giác linh minh
Tam Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
Nghĩa là:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Cục thịt kiên
thực giác linh minh
Ba Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
322. Tỳ
đà dạ xà(giống câu 278).
Kệ:
Đại minh chú tạng diệu nan lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang phổ chiếu
Phật bảo thường
trụ vĩnh cát tường.
Nghĩa là:
Chú tạng đại minh diệu khó lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang chiếu khắp
Phật bảo thường
trụ luôn các tường.
323. Sân
đà dạ di(giống câu 279).
Kệ:
Y phụ tội giả trảm kỳ tinh
Như ý bảo luân
pháp vương tâm
Ngã kim thủ niệm
đệ nhất nghĩa
Liên hoa pháp bộ
trú dạ hành.
Nghĩa là:
Kẻ tội nương tựa chém tinh thần
Tâm pháp như ý
bảo luân vương
Con nay trước
niệm đệ nhất nghĩa
Pháp bộ liên
hoa ngày đêm tu.
324. Kê ra dạ di(giống câu 280).
Kệ:
Đồng chân nhập
đạo Pháp vương tử
Bộ tróc Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn thủ
quy Chúng Trung Tôn.
Nghĩa là:
Pháp Vương tử đồng
chân nhập đạo
Bắt giữ Dạ Xoa đại
tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn quy y
chúng Tăng già.
325. Giả đốt
ra.
Dịch: Chị
em Thần nữ.
Kệ:
Thần nữ tỉ muội độ Ta Bà
Chỉ tức luân hồi
ly ái hà
Hàng phục oán
ma tối dũng mãnh
Chiến tắc tất
thắng công tất khắc.
Nghĩa là:
Chị em Thần nữ độ Ta Bà
Dứt hẳn luân hồi
lìa sông ái
Hàng phục oán
ma rất dũng mãnh
Tác chiến sẽ thắng
công sẽ được.
Giảng giải: Câu Chú nầy là nói về “Thần
nữ”. Ở trên trời có rất nhiều chị em Thần nữ. Họ chẳng có việc làm, nên cùng
nhau đến thế gian để độ chúng sinh, cho nên nói: "Chị em Thần nữ độ Ta
Bà", đến thế giới kham nhẫn nầy.
"Dứt hẳn luân hồi lìa sông
ái": Họ thấy sáu nẻo luân hồi rất là khổ, cho nên nghĩ cách để thoát khỏi
sáu nẻo luân hồi. Làm cách nào để thoát khỏi? Thì phải tu hành, tu hành quan trọng
nhất là lìa khỏi sông ái, vì có ái dục mới có sinh tử, nếu đoạn dục khử ái được,
thì sẽ chấm dứt sinh tử.
"Tác chiến sẽ thắng công sẽ được":
Tác chiến với người thì nhất định sẽ thắng lợi, nếu công thành thì nhất định sẽ
hạ được thành.
No comments:
Post a Comment