Xem trọn bộ 4 tập video có chữ rất dễ theo dõi
326. Bà kỳ nể.
Kệ:
Thắng quân danh
cú nhị nghĩa thuyên
Xả tà quy chánh
thủ giới nghiêm
Luật kỷ hoá
nhân cảm vạn vật
Cung hành thực
tiễn diệu thông huyền.
Nghĩa là:
Thắng quân tên câu đủ hai nghĩa
Bỏ tà về chánh
giữ giới nghiêm
Mình tu độ người
cảm vạn vật
Cung hành thực
tiễn thật huyền diệu.
Giảng giải: Câu Chú nầy dịch ra có
hai ý nghĩa, cho nên nói: "Thắng quân tên câu đủ hai nghĩa". Nghĩa thứ
nhất là "Thắng quân", mỗi khi chiến đều thắng, thắng ma quân. Tại sao
thắng được ma quân? Vì giữ gìn giới luật, cho nên nói "Bỏ tà về chánh giữ
giới nghiêm", chính giữ giới luật tức là tu hành chân thật, tức cũng gọi
là người cải tà về chánh.
"Mình tu độ người cảm vạn vật":
Lúc nào cũng cảnh tỉnh mình, điều phục mình, sau đó mới có thể giáo hoá người
được. Mình phải tu hành, giữ gìn giới luật, thì mới kêu mọi người cải ác hướng
thiện, mới có thể cảm động vạn vật, khiến cho người nghe sự giáo hoá của bạn. Nếu
mình không giữ quy cụ mà giáo hoá người, thì không có lý nào.
"Cung hành thực tiễn thật huyền
diệu": Bạn muốn người khác bội phục bạn, thì mình phải cung hành thực tiễn,
bất cứ tu hành, hoặc làm việc, đều phải cung hành thực tiễn, cử chỉ hành động,
lời nói việc làm, đều phải chân thật. Nếu mình làm được, thì dùng thân giáo hoá
người, chẳng phải dùng lời nói giáo hoá, mình dùng thân làm khuông phép, làm mô
phạm cho mọi người, thì tự nhiên sẽ cảm hoá được mọi người, cảm hoá được vạn vật.
327. Hất
rị đởm(giống câu 282).
Kệ:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Nhục đoàn kiên
thật giác linh minh
Tam Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
Nghĩa là:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Cục thịt kiên
thực giác linh minh
Ba Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
328. Tỳ
đà dạ xà(giống câu 278).
Kệ:
Đại minh chú tạng diệu nan lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang phổ chiếu
Phật bảo thường
trụ vĩnh cát tường.
Nghĩa là:
Chú tạng đại minh diệu khó lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang chiếu khắp
Phật bảo thường
trụ luôn các tường.
329. Sân
đà dạ di(giống câu 279).
Kệ:
Y phụ tội giả trảm kỳ tinh
Như ý bảo luân
pháp vương tâm
Ngã kim thủ niệm
đệ nhất nghĩa
Liên hoa pháp bộ
trú dạ hành.
Nghĩa là:
Kẻ tội nương tựa chém tinh thần
Tâm pháp như ý
bảo luân vương
Con nay trước
niệm đệ nhất nghĩa
Pháp bộ liên
hoa ngày đêm tu.
330. Kê
ra dạ di(giống câu 280).
Kệ:
Đồng chân nhập
đạo Pháp vương tử
Bộ tróc Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn thủ
quy Chúng Trung Tôn.
Nghĩa là:
Pháp Vương tử đồng
chân nhập đạo
Bắt giữ Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn quy y
chúng Tăng già.
331. Tỳ rị
dương hất rị tri.
Dịch: Đấu chiến thắng thần tướng tiền
khí trượng, cùng với khổng tước minh vương khí trượng.
Kệ:
Bảo tiễn si hào vô cấu hành
Sở tác giai biện
khởi thi thần
Tam đầu đại
kích linh thứu điểu
Phi đằng biến
hoá lực nan cùng.
Nghĩa là:
Mũi tên cú vọ hạnh vô cấu
Những việc làm
xong khởi thi thần
Ba đầu đại kích chim linh thứu
Bay lượn biến hoá sức vô cùng.
Giảng giải: "Tên báu cú vọ hạnh vô cấu": Tỳ Rị Dương dịch ra
là "Chim cú vọ", lại dịch là "Mũi tên", lại dịch là "Hạnh
vô cấu", tức cũng là hạnh thanh tịnh, chẳng có chút nhiễm ô nào. Mũi tên
báu nầy hay bắn tất cả yêu ma quỷ quái, tà ma ngoại đạo. Chim cú vọ là một loài
chim, còn có tên là chim bất hiếu, vì loài chim nầy trưởng thành rồi, thì ăn mẹ
của mình, con nào sinh nó ra thì nó ăn, cho nên tên là chim bất hiếu.
"Những việc làm xong khởi thi thần": Câu Chú nầy lại dịch là
"Khởi thi thần", tức là người chết rồi, dùng Chú khởi đầu thây chết,
khiến cho đầu thây chết tự đứng dậy đi, cho nên nói những việc làm xong, người
đã chết rồi, vẫn có thể đi bộ được.
"Ba đầu đại kích chim linh thứu": Ba đầu đại kích tức là có ba
mũi nhọn, chim linh thứu tức là một loài chim rất lợi hại, núi linh thứu là núi
có hình giống loài chim nầy.
"Bay lượn biến hoá sức vô cùng": Sức lực của chim linh thứu nầy
rất lớn, bay lượn biến hoá, oai mãnh vô cùng, nhưng bạn niệm câu Chú nầy, thì
những loài chim nầy bị hàng phục.
332. Nan đà kê sa ra.
Kệ:
Hoan Hỉ Kim
Cang bảo trượng kình
Hảo thanh điểu
xướng hoà nhã âm
Càn Thát Bà
Vương giai quyến thuộc
Tinh cần hành
mãn liễu sinh tử.
Nghĩa là:
Kim Cang Hoan Hỉ giơ trượng báu
Chim hót tiếng
hay âm hoà nhã
Càn Thát Bà
Vương và quyến thuộc
Tinh tấn tu
hành dứt sinh tử.
Giảng giải: Nan Đà là tiếng Phạn, dịch
ra là "Hoan hỉ", là tên của một vị Thần Kim Cang, trong tay của vị Thần
Kim Cang Hoan Hỉ nầy, giơ một cây trượng báu, nhưng cây trượng báu nầy chẳng phải
đánh người, cũng chẳng phải đánh quỷ, để làm gì? Cây trượng báu nầy có thể khởi
tử hồi sinh, nếu có người chết rồi, gặp được vị Thần Kim Cang nầy, dùng cây trượng
báu của Ngài quơ một cái, thì người chết đó sẽ sống lại, cho nên gọi là trượng
báu, cho nên nói "Kim Cang Hoan Hỉ giơ trượng báu".
"Chim hót tiếng hay âm hoà
nhã": Kê Sa Ra dịch là "Tiếng chim hay", một thứ tiếng chim hay
của loài chim khách, tiếng của nó vốn rất hay, vang ra tiếng hoà nhã, trong
Kinh Di Đà có nói: "Chim Bạch hạc, Khổng tước, Anh vũ, Xá lợi, Ca lăng tần
già, Cộng mạng", những thứ tiếng chim nầy rất hay, hay hót vang ra tiếng
vi diệu, ngày đêm sáu thời vang ra tiếng hoà nhã, như là: Năm căn, Năm lực, Bảy
bồ đề phần, Tám chánh đạo, Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Ba mươi bảy
phẩm trợ đạo, cho nên nói chim hót tiếng hay âm hoà nhã.
"Càn Thát Bà Vương và quyến thuộc":
Càn Thát Bà Vương cũng đến, chúng là Thần tấu âm nhạc của trời Đế Thích, chúng
với kì lân làm quyến thuộc với nhau, vì trên đầu của chúng cũng có một cái sừng
dài, nhưng chúng hát xướng rất hay vô cùng, cũng tấu âm nhạc rất hay. Chúng thấy
những tiếng chim hay nầy ở đó, chúng cũng muốn đến diễn tấu cho thêm phần náo
nhiệt, mang theo quyến thuộc của chúng cùng nhau đến tham gia pháp hội nầy, quyến
thuộc của chúng đều có thể tấu đủ thứ âm nhạc.
"Tinh tấn tu hành dứt sinh tử":
Càn Thát Bà Vương và quyến thuộc của chúng, cùng với tất cả tiếng chim hay đều ở
tại đó, tinh cần tự lợi lợi tha, tấu âm nhạc để cảnh tỉnh những chúng sinh mê mộng,
khiến cho họ không còn sự chấp trước. Họ tinh cần tu hành như vậy, đợi khi nào
tu hành viên mãn, thì sẽ chấm dứt sinh tử.
333. Già noa
bác đế.
Kệ:
Căn bổn trí huệ nguyệt ấn giang
Khí Trượng thần
danh hoá vô phương
Ưng cưu đồng
hành chấp câu tác
Biện tài vô ngại
thắng nghĩa cường.
Nghĩa là:
Trí huệ căn bản trăng dưới sông
Tên Thần Khí
Trượng hoá vô phương
Tu hú đồng hành
chấp móc tơ
Biện tài vô ngại
thắng nghĩa cường.
Giảng giải: Câu Chú nầy dịch ra là
"Chim ưng", hoặc "Chim tu hú", căn cứ mà nói thì chim ưng
và chim tu hú không khác nhau lắm. Già Noa dịch ra là "Căn bổn trí huệ",
tức là mỗi người chúng ta căn bổn có trí huệ, nhưng chúng ta đã làm cho ẩn tàng
đi mất, ai muốn dùng thì người đó có. Căn bổn trí nầy hướng đi lên, ví như một
người muốn sửa lỗi làm mới, đều là nhờ căn bổn trí huệ hiển lộ ra. Nếu bạn cứ
che đậy vô minh của bạn, che đậy lỗi lầm của bạn, thì tức là bạn đem căn bổn
trí huệ của bạn ẩn tàng ở trong kho. Căn bổn trí huệ cũng giống như mặt trăng ở
dưới ngàn con sông, mỗi người đều giống như nước sông, mỗi người đều có căn bổn
trí huệ, bạn khiến cho căn bổn trí huệ của bạn hiện tiền, thì bạn sẽ không có sự
chướng ngại, đắc được biện tài vô ngại, cho nên nói "Căn bổn trí huệ trăng
dưới sông".
"Tên Thần Khí Trượng hoá vô
phương": Khí Trượng cũng là tên của vị Thần, Ngài dùng đủ thứ pháp môn
phương tiện giáo hoá chúng sinh, cũng không sợ mình khổ sở để giáo hoá chúng
sinh.
"Tu hú đồng hành chấp móc
tơ": Chim ưng tu hú cũng tuỳ thời có thể biến hoá hiện ra đồng tử, giống
như đồng tử cầm cái móc, mang sợi tơ, đi câu móc yêu ma quỷ quái. Nếu gặp người
thích hùng biện, thì chúng biện tài vô ngại.
Bác Đế tức là «
Biện tài vô ngại », đủ đại trí huệ. Có căn bổn trí huệ rồi cho nên đắc được biện
tài vô ngại, cho nên nói "Biện tài vô ngại thắng nghĩa cường": Mỗi lần
chúng biện luận với người, nhất định phải thắng lợi, chẳng có khi nào thua. Tại
sao vậy? Vì chúng đắc được căn bổn trí huệ, nhận thức được căn bổn đạo lý.
334. Sách hê
dạ.
Kệ:
Diệu trí giáo đạo tinh tấn niệm
Thành nghĩa lợi
hành danh Kim Cang
Na thác hoả
luân anh vũ điểu
Chiến vô bất thắng
hoá thập phương.
Nghĩa là:
Diệu Trí dạy dỗ tinh tấn niệm
Thành nghĩa lợi
hành tên Kim Cang
Đạp hoả luân
như chim oanh vũ
Chiến đều thắng
lợi hoá mười phương.
Giảng giải: Sách Hê Dạ dịch ra là
"Diệu trí giáo đạo", dùng diệu trí huệ để dạy dỗ chúng sinh, khiến
cho chúng sinh phát bồ đề tâm, sinh tinh tấn niệm, có chí nguyện tinh tấn, cho
nên nói "Diệu trí dạy dỗ tinh tấn niệm".
"Thành nghĩa lợi hành tên Kim
Cang": Có tinh tấn niệm, thì sẽ thành tựu nghĩa và lợi. Lợi tức là tu hành
đắc được sự thành tựu và lợi ích, bất cứ bạn tu pháp môn gì, thì nhất định sẽ
có sự thành tựu, do đó công chẳng mất đi. Câu Chú nầy cũng là tên của vị Kim
Cang, Ngài gọi là Kim Cang Diệu Trí, còn gọi là Kim Cang Tinh Tấn Niệm, Kim
Cang Thành Nghĩa Lợi, có rất nhiều tên.
"Đạp trên hoả luân chim oanh
vũ": Chân đạp trên phong hoả luân, phong hoả luân nầy là dùng chân đạp
lên, Ngài đứng trên hoả luân, tựa như xe điện của chúng ta ngày nay vậy, đạp
trên phong hoả luân, tuỳ tâm như ý, giống như chim bay, lại bay nhanh giống như
chim oanh vũ, muốn nó đi hướng đông, thì nó đi hướng đông; muốn nó đi hướng
tây, thì nó đi hướng tây. Theo căn cứ mà nói, thì tương lai sẽ phát minh ra xe
hơi, không cần người lái, chỉ cần nói chuyện với nó, thì nó sẽ nghe lời. Bạn
kêu nó đi đâu, thì nó sẽ đi đến đó, kêu nó ngừng thì nó ngừng. Đạp trên phong
hoả luân cũng như thế, nó nghe tiếng người sai khiến, lại bay nhanh giống như
chim, còn linh hoạt hơn so với chim, cho nên dùng đạp lên thứ hoả luân nầy.
"Chiến đều thắng lợi hoá mười phương":
Ngài tác chiến với ai, cũng đều thắng lợi. Ngài tác chiến thắng lợi, cũng là một
dạng dùng tướng kim cang để giáo hoá chúng sinh, khiến cho chúng sinh minh bạch
sự việc thế gian, minh bạch vạn sự vạn vật đâu chẳng phải là đang nói pháp. Mỗi
người chúng ta đều có một bộ Kinh của chính mình, bạn hay đọc bộ Kinh đó thì có
thể tu hành, không hay đọc thì sẽ đoạ lạc. Bộ Kinh đó của mình mà mình hay đọc,
thì bạn sẽ minh bạch, tức cũng là tác chiến đều thắng lợi, do đó có câu:
"Thắng vạn
quân ngoài chiến trường
Chẳng bằng tự
thắng mình.
Thắng mình mới
là chiến công oanh liệt nhất".
Khắc phục được chính mình, điều phục
được mình, đây là chiến thắng oanh liệt nhất. Trước hết bạn phải làm chủ được
chính mình, đừng bị ngoại cảnh làm giao động, cũng đừng bị nội cảnh lay động, đối
với cảnh giới trong ngoài, đều nên như như bất động, rõ ràng sáng suốt, thì mới
có thể giáo hoá mười phương chúng sinh.
335. Hất
rị đởm(giống câu 282).
Kệ:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Nhục đoàn kiên
thật giác linh minh
Tam Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
Nghĩa là:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Cục thịt kiên
thực giác linh minh
Ba Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
336. Tỳ
đà dạ xà(giống câu 278).
Kệ:
Đại minh chú tạng diệu nan lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang phổ chiếu
Phật bảo thường
trụ vĩnh cát tường.
Nghĩa là:
Chú tạng đại minh diệu khó lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang chiếu khắp
Phật bảo thường
trụ luôn các tường.
337. Sân
đà dạ di(giống câu 279).
Kệ:
Y phụ tội giả trảm kỳ tinh
Như ý bảo luân
pháp vương tâm
Ngã kim thủ niệm
đệ nhất nghĩa
Liên hoa pháp bộ
trú dạ hành.
Nghĩa là:
Kẻ tội nương tựa chém tinh thần
Tâm pháp như ý
bảo luân vương
Con nay trước
niệm đệ nhất nghĩa
Pháp bộ liên
hoa ngày đêm tu.
338. Kê
ra dạ di(giống câu 280).
Kệ:
Đồng chân nhập
đạo Pháp vương tử
Bộ tróc Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn thủ
quy Chúng Trung Tôn.
Nghĩa là:
Pháp Vương tử đồng
chân nhập đạo
Bắt giữ Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn quy y
chúng Tăng già.
339. Na yết
na xá ra bà noa.
Dịch: Chúng thần loã thân ngoại đạo.
Kệ:
Loã hình ngoại
đạo chúng thần long
La Hán quyến
thuộc Đại lực tôn
Độc Giác Duyên
Giác Bích Chi Phật
Tứ quả Ứng Cúng
Thanh Văn Tăng.
Nghĩa là:
Khoả thân ngoại
đạo chúng thần rồng
Quyến thuộc La
Hán đấng Đại lực
Độc Giác Duyên
Giác Bích Chi Phật
Tứ quả Ứng Cúng
Thanh Văn Tăng.
Giảng giải: Câu Chú nầy là “Chúng thần
ngoại đạo khoả than”. Ấn Độ có một thứ ngoại đạo không mặc quần áo, khoả thân sống
bình thường, cũng không màng mọi người phê bình họ như thế nào, họ tự tu chính
họ, cho nên nói "Khoả thân ngoại đạo chúng thần rồng": Khoả thân ngoại
đạo nầy, họ có một thứ tư tưởng tinh tấn dũng mãnh, hay nhẫn khổ chịu cực, chịu
đói chịu lạnh, tu thứ khổ hạnh vô ích nầy. Bất quá ở Ấn Độ khí hậu nóng, mặc
hay không mặc quần áo đều không có vấn đề gì. Họ chuyên môn tu đủ thứ khổ hạnh
khoả thân ngoại đạo, có người nằm trên giường đinh, để cho đinh đâm vào thân thể
mình, chịu khổ như vậy. Tu khổ hạnh khoả thân ngoại đạo như vậy chẳng thành,
tương lai sẽ đoạ lạc làm thân rồng, vì chẳng giữ giới, cho nên chuyển làm súc
sinh, mất đi thân người.
"La Hán quyến thuộc đấng Đại lực":
Trong đó cũng có quyến thuộc của La Hán, tôn giả Đại lực.
"Độc Giác Duyên Giác Bích Chi Phật":
Khi chưa có Phật ra đời, thì gọi là Độc Giác, các Ngài mùa xuân thì quán hoa nở,
mùa thu thì quán lá vàng rơi, quán mười hai nhân duyên mà ngộ đạo. Mười hai
nhân duyên tức là: Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc,
danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái
duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử. Khi có Phật ra đời,
thì gọi là Duyên Giác, các Ngài tu pháp mười hai nhân duyên cửa hoàn diệt. Mười
hai nhân duyên có cửa thuận sinh và cửa hoàn diệt. Các Ngài quán: Vô minh diệt
thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc
diệt thì lục nhập diệt, lục nhập diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ
diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì
sinh diệt, sinh diệt thì lão tử diệt. Các Ngài tu cửa hoàn diệt, biết người
sinh ra như thế nào, lại biết chết đi như thế nào, các Ngài ở trong sinh tử
luân hồi hốt nhiên khai ngộ, gọi là Duyên Giác, còn gọi là Bích Chi Phật.
"Tứ quả Ứng Cúng Thanh Văn
Tăng": Sơ quả Tu Đà Hoàn, nhị quả Tư Đà Hàm, tam quả A Na Hàm, tứ quả A La
Hán. Đến được tứ quả A La Hán gọi là Ứng Cúng, xứng đáng thọ nhận trời người
cúng dường, đây là Thanh Văn Tăng, là Thánh nhân ở trong chúng Thanh Văn.
Hiện tại tôi với các vị đang giảng
Chú Lăng Nghiêm, phải biết Chú Lăng Nghiêm là rất khó gặp được, cho đến nghe
tên Chú Lăng Nghiêm cũng không dễ dàng, đọc tụng được lại càng khó hơn, đọc tụng
được, nghe giảng được, đây là việc không dễ dàng. Cho nên các vị mỗi người đừng
xem đây là nhân duyên nhỏ. Các vị hãy nghĩ xem, mỗi lần tôi ở Vạn Phật Thành, bất
cứ tình huống như thế nào, nhất định mưa gió không làm trở ngại sự giảng giải của
tôi. Nếu các vị lại không chú ý nghe, không học tập cho tốt, thì thật là để cơ
hội trôi qua lãng phí.
340. Hất
rị đởm(giống câu 282).
Kệ:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Nhục đoàn kiên
thật giác linh minh
Tam Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
Nghĩa là:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Cục thịt kiên
thực giác linh minh
Ba Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
341. Tỳ
đà dạ xà(giống câu 278).
Kệ:
Đại minh chú tạng diệu nan lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang phổ chiếu
Phật bảo thường
trụ vĩnh cát tường.
Nghĩa là:
Chú tạng đại minh diệu khó lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang chiếu khắp
Phật bảo thường
trụ luôn các tường.
342. Sân
đà dạ di(giống câu 279).
Kệ:
Y phụ tội giả trảm kỳ tinh
Như ý bảo luân
pháp vương tâm
Ngã kim thủ niệm
đệ nhất nghĩa
Liên hoa pháp bộ
trú dạ hành.
Nghĩa là:
Kẻ tội nương tựa chém tinh thần
Tâm pháp như ý
bảo luân vương
Con nay trước
niệm đệ nhất nghĩa
Pháp bộ liên
hoa ngày đêm tu.
343. Kê
ra dạ di(giống câu 280).
Kệ:
Đồng chân nhập
đạo Pháp vương tử
Bộ tróc Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn thủ
quy Chúng Trung Tôn.
Nghĩa là:
Pháp Vương tử đồng
chân nhập đạo
Bắt giữ Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn quy y
chúng Tăng già.
344. A la
hán.
Dịch: Hàng phục chúng La Sát Vương.
Kệ:
La Sát Vương
chúng mãnh hựu hung
Tung hoành vũ
trụ thiện chiến tranh
Địa không phi
hành đa biến hoá
Hàng phục oán
ma chứng vô sinh.
Nghĩa là:
Chúng La Sát Vương mạnh còn dữ
Tung hoành vũ
trụ chiến tranh giỏi
Địa không phi
hành nhiều biến hoá
Hàng phục oán
ma chứng vô sinh.
Giảng giải: Chứng được tứ quả A La
Hán thì chấm dứt sinh tử, dục niệm cũng dứt, chẳng còn tâm dâm dục, cho nên
sinh tử chẳng còn nữa, nhưng chỉ chấm dứt phần đoạn sinh tử, còn biến dịch sinh
tử vẫn chưa chấm dứt. Thế nào là biến dịch sinh tử? Tức là niệm niệm biến đổi,
niệm niệm không ngừng, niệm trước diệt niệm sau sinh, niệm sau diệt niệm trước
lại sinh, thứ niệm nầy sinh tức là một đời, niệm diệt tức là chết. Thứ sinh tử
nầy, La Hán chưa chấm dứt, nhưng phần đoạn sinh tử đã không còn nữa, cũng không
còn thọ sinh nữa. A La Hán Ngài hàng phục được quỷ La Sát, La Sát Vương.
"Chúng La Sát Vương mạnh còn dữ":
Ở đây nói về quỷ La Sát, quỷ mau chóng, không những quỷ La Sát thôi, mà còn
chúng La Sát Vương, bao quát rất nhiều La Sát Vương và quyến thuộc của chúng,
cho nên gọi là chúng. Chúng vừa mạnh, vừa hung dữ, chẳng nói lý lẽ, muốn nói lý
lẽ với chúng, chẳng thể được, chúng tung hoành bá đạo.
"Tung hoành vũ trụ chiến tranh
giỏi": Chúng tung hoành bá đạo, chúng đi khắp nơi gây hoạ, tung hoành xung
đột trong vũ trụ, tung tức là xung đột thẳng phía trước, hoành tức là xung đột
trái phải, trong vũ trụ chúng muốn đến đâu là đến đó, không giữ quy cụ. Vũ trụ
tức cũng là danh từ riêng của một thế giới, trên dưới bốn phương gọi là vũ,
đông tây nam bắc gọi là trụ. Chúng với mọi người chiến tranh khắp nơi trong vũ
trụ, chúng thích đánh nhau giống như A tu la.
"Địa không phi hành nhiều biến
hoá": Thứ quỷ La Sát nầy, đi dưới đất, đi trên không, còn có La Sát Vương
trên trời. Chúng rất xảo quyệt, chúng sợ bạn biết chúng, cho nên thường thường
biến, có khi biến thành con ruồi, có khi biến thành con bướm, có khi biến thành
con chim, thường thường biến hoá vô cùng, làm cho bạn không biết được chúng,
nhưng A La Hán thì hàng phục được chúng La Sát Vương, cho nên nói "Hàng phục
oán ma chứng vô sinh": La Sát Vương tức cũng là một loài oán ma, nhưng A
La Hán hay khiến cho quỷ La Sát, La Sát Vương đều hồi tâm hướng thiện tu hành,
chứng được vô sinh pháp nhẫn.
345. Hất
rị đởm(giống câu 282).
Kệ:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Nhục đoàn kiên
thật giác linh minh
Tam Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
Nghĩa là:
Tâm pháp sắc
pháp phàm Thánh thông
Cục thịt kiên
thực giác linh minh
Ba Như Lai tạng
đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại
thiên tổng viên dung.
346. Tỳ
đà dạ xà(giống câu 278).
Kệ:
Đại minh chú tạng diệu nan lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang phổ chiếu
Phật bảo thường
trụ vĩnh cát tường.
Nghĩa là:
Chú tạng đại minh diệu khó lường
Chánh giác oai
đức tối thắng vương
Biến nhất thiết
xứ quang chiếu khắp
Phật bảo thường
trụ luôn các tường.
347. Sân đà dạ di(giống câu 279).
Kệ:
Y phụ tội giả trảm kỳ tinh
Như ý bảo luân
pháp vương tâm
Ngã kim thủ niệm
đệ nhất nghĩa
Liên hoa pháp bộ
trú dạ hành.
Nghĩa là:
Kẻ tội nương tựa chém tinh thần
Tâm pháp như ý
bảo luân vương
Con nay trước
niệm đệ nhất nghĩa
Pháp bộ liên
hoa ngày đêm tu.
348. Kê
ra dạ di(giống câu 280).
Kệ:
Đồng chân nhập
đạo Pháp vương tử
Bộ tróc Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn thủ
quy Chúng Trung Tôn.
Nghĩa là:
Pháp Vương tử đồng
chân nhập đạo
Bắt giữ Dạ Xoa
đại tướng quân
Sở tác nhị lợi
thiện hiện nghiệm
Tinh tấn quy y
chúng Tăng già.
349. Tỳ đa
ra già.
Dịch: Đại
lực thần vương.
Kệ:
Đại lực thần vương ma quỷ kinh
Kình sơn đảo hải
nhựt nguyệt tinh
Song thủ hổ di thử tha giới
Ngũ huynh đệ thiên hiển linh oai.
Nghĩa là:
Đại lực thần
vương ma quỷ sợ
Dời núi lấp biển trời trăng sao
Hai tay cùng dời cõi đây kia
Năm anh em trời hiển oai linh.
Giảng giải: Câu Chú nầy là Đại lực thần vương, đại lực của Ngài lớn vô
cùng, bạn cho rằng sức lực của bạn lớn, nhưng so với sức lực của Ngài thì sức lực
của Ngài lớn hơn nhiều, cho nên tất cả quỷ thần thấy được Ngài thì đều sợ hãi,
cho nên nói "Đại lực thần vương ma quỷ sợ".
Tỳ Đa Ra Già dịch ra là "Năm anh em trời", ý nghĩa tức là tất
cả Đại lực thần vương. Các Ngài làm Đại lực thần vương như thế nào? Vì khi tu
hành tại nhân địa, thì chuyên tu định lực, mà lơ là trí huệ, cũng lơ là giới luật,
cho nên sức lực rất lớn, Ngài dùng một tay chỉ đầu, thì có thể dời toà núi lớn
nhất lên đầu, lại dùng hai tay chỉ đầu, thì có thể quạt nước biển ra làm hai,
thứ thần thông sức lực nầy rất ít có. Tất cả quỷ thần một khi thấy sức lực nầy
của Ngài, thì đều sợ hãi. Chẳng những Ngài có thể dời núi lấp biển, mà còn có
thể hái các vì sao, dời đổi mặt trăng, dời đổi mặt trăng sáng vào ban ngày, đổi
mặt trời vào ban đêm, đêm biến thành ngày, ngày biến thành đêm, cho nên nói
"Dời núi lấp biển trời trăng sao".
Ngài cũng có thể tuỳ tiện dời đổi quả địa cầu, khiến cho họ dọn nhà, tức
là Ngài có thể đem thế giới nầy của chúng ta, đến một thế giới khác, đem thế giới
khác mang đến thế giới nầy, cùng nhau hoán đổi, cho nên nói "Hai tay cùng
dời cõi đây kia": Thế giới nầy và thế giới kia, Ngài đều có thể tuỳ tiện
hoán đổi.
"Năm anh em trời hiển oai linh": Đại lực thần vương trên trời,
đa số ở chỗ năm anh em trên trời, các Ngài ở đó hiển đại thần thông oai đức,
dùng một thứ oai linh của các Ngài, để giáo hoá hết thảy chúng sinh không nghe
lời, hiển đại oai đức tướng.
350. Hất rị đởm(giống câu 282).
Kệ:
Tâm pháp sắc pháp phàm Thánh thông
Nhục đoàn kiên thật giác linh minh
Tam Như Lai tạng đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại thiên tổng viên dung.
Nghĩa là:
Tâm pháp sắc pháp phàm Thánh thông
Cục thịt kiên thực giác linh minh
Ba Như Lai tạng đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại thiên tổng viên dung.
No comments:
Post a Comment