Từ câu 51 đến câu 75
51. Nam mô bát đầu
ma câu la gia.
Kệ :
Tây phương Di Đà
bảo liên hoa
Đẳng hậu chúng
sinh tảo đáo gia
Nhất tâm trì danh
hằng bất thoái
Thập vạn ức độ
sát na đạt.
Tạm dịch :
Tây Phương Di Ðà
hoa sen báu
Chờ đợi chúng
sinh sớm đến nhà
Một lòng niệm Phật
không thối lùi
Mười vạn ức cõi
trong khoảnh khắc.
Giảng giải : Ðây
là Liên Hoa bộ, ‘’Tây Phương Di Ðà hoa sen báu.’’ Tây Phương là Phât A Di Ðà,
Ngài chủ trì Liên Hoa bộ.
Bát Ðầu Ma vốn là
hoa sen đỏ, nhưng ở đây không nói là hoa sen đỏ, mà là hoa sen màu gì cũng đều
có, đỏ trắng vàng tía xanh. Cho nên nói là hoa sen đỏ quang minh màu đỏ, hoa
sen vàng quang minh vàng, hoa sen trắng quang minh trắng, hoa sen xanh quang
minh xanh.
‘’Chời đợi chúng
sinh sớm đến nhà.’’ Các vị ở đó đều dự bị hoa sen, dự bị tất cả chúng sinh đi đến
đó. Hoa nở thấy Phật ngộ vô sinh, đến đó thành Phật. Sớm đến nhà tức là đừng đến
chậm trễ.
‘’Một lòng niệm
Phật không thối lùi.’’ Làm thế nào đi đến đó được ? Chỉ một lòng niệm Nam Mô A
Di Ðà Phật, chuyên nhất một lòng quyết không thối chuyển, bạn luôn luôn không
lui sụt thì được, niệm Phật hoặc có thể niệm Quán Thế Âm Bồ Tát.
‘’Mười vạn ức cõi
trong khoảnh khắc.’’ Qua mười vạn ức cõi Phật chỉ trong một sát na liền đến.
Cho nên chúng ta muốn sinh về thế giới Cực Lạc, thì phải niệm Nam Mô A Di Ðà Phật,
thì nhất định sớm sẽ vãng sinh về đó.
52. Nam mô bạt xà ra câu ra gia.
Kệ :
Kim Cang bộ chủ A Súc Phật
Dược Xoa đại tướng cá tuần la
Thiên ma quyến thuộc vọng phong tị
Ngưu quỷ mã thần cấp bôn ba.
Tạm dịch :
Chủ Kim Cang bộ Phật A Súc
Ðại tướng Dược Xoa đều tuần tra
Thiên ma quyến thuộc phải ẩn núp
Trâu quỷ ngựa thần mau chạy trốn.
Giảng giải : Bạt Xà Ra tức là "Kim cang bồ đề hải".
Bạt Xà Ra là "Kim cang".
Câu Ra Gia tức là "Quyến thuộc", quyến thuộc của Kim Cang bộ. Ai là
Chủ bộ Kim Cang bộ ? Bộ Chủ là Phật A Súc, phương đông thế giới Lưu Ly, tức
cũng là Nam Mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật, mà chúng ta thường niệm.
Ngài làm thế nào
để được tiêu tai sống lâu ? Chúng ta niệm Ngài thì cứu kính chúng ta sẽ được
tiêu tai sống lâu ? Hay là Phật Dược Sư tiêu tai sống lâu ? Chúng ta phải biết,
nếu như Phật Dược Sư tiêu tai sống lâu, thì Ngài chẳng phải Phật. Phật tại sao
còn muốn tiêu tai sống lâu ? Ðây chứng minh là chúng ta niệm thì chúng ta sẽ được
tiêu tai sống lâu, vậy là chúng ta niệm muốn tiêu tai sống lâu, đó là một thứ
tâm tham, lại có một thứ sở cầu, lại chấp trước tướng, phàm hết thảy tướng đều
là hư vọng, phải hiển lộ tướng ở bên trong. Vậy chúng ta niệm Tiêu Tai Diên Thọ
Dược Sư Phật, hy vọng chính mình tiêu tai diên thọ, đây tức là tâm tham và tâm
ích kỷ. Các bạn nói có đúng chăng ? Vậy tiêu tai diên thọ này là ai ? Cũng
không phải Phật Dược Sư tiêu tai diên thọ, cũng không phải chính chúng ta tiêu
tai diên thọ. Chính chúng ta không có tai, lại tiêu tai gì ? Diên thọ gì ? Cũng
chẳng phải nói, tôi không niệm Phật Dược Sư, thì bây giờ tôi chết, còn phải
diên thọ, còn phải tiêu tai, đây thật là mê tín. Vậy chúng ta tiêu tai diên thọ
cho ai ? Cho tất cả hết thảy chúng sinh có tai nạn, thậm chí những chúng sinh sắp
mạng chung. Chúng ta niệm tiêu tai diên thọ Dược Sư Phật hồi hướng cho họ. Ðó mới
là nghĩa rộng, không phải là nghĩa hẹp. Các bạn nghĩ xem có phải chăng ? Cho
nên chúng ta niệm Phật, nhất cử nhất động tu hành, đều phải hiểu được lý luận
chân chánh, đừng mù theo như thế, người ta sao tôi cũng vậy, họ nói như vầy,
tôi cũng nói như vầy, họ nói như thế, tôi cũng nói như thế, chẳng khác nào như
ngọn cỏ, gió thổi hướng nào thì ngả hướng đó.
Chúng ta học Phật
phải có trí huệ chân chánh, trí huệ chân chánh không phải nói cứ nhìn mọi người
không đúng, phải trọng lý luận, nghiên cứu lý luận rõ ràng. Chúng ta niệm Tiêu
Tai Diên Thọ Dược Sư Phật, là vì tất cả chúng sinh có tai nạn, đem mạng sống
chúng sinh gần chết để niệm, đó mới là lợi ích chúng sinh, mới là hành Bồ Tát đạo.
Câu La Gia này phần
trước đã giảng qua mấy lần tức là "quyến thuộc", quyến thuộc của Kim
Cang Bộ tức là tám vạn bốn ngàn Kim Cang Tạng Bồ Tát của Kim Cang Bộ, đến ủng hộ
người trì Chú. Cho nên nói Chủ Kim Cang Bộ là Phật A Súc. Phần trước giảng Phật
Bộ là Phật Tỳ Lô Giá Na là Bộ Chủ. Liên Hoa Bộ, Phật A Di Ðà là Bộ Chủ. Bây giờ
nói về phương đông. Phương đông Kim Cang Bộ, Phật A Súc tức là Kim Cang Bộ Chủ.
Có hai mươi đại tướng Dược Xoa. Ðại tướng Dược Xoa đi canh tuần. Phật Dược Sư
có hai mươi đại tướng Dược Xoa chuyên đi khắp nơi quản nhân sự, xem bọn thiên
ma ngoại đạo không giữ quy cụ, thì giống như cảnh sát đi bắt, đi hàng phục, đi
canh tuần, cảnh sát chúng ta là Kim Cang hữu hình, còn đại tướng Dược Xoa là vô
hình nhìn không thấy, nhưng khẳng định là có, bạn đừng có hoài nghi.
‘’Thiên ma quyến
thuộc phải ẩn núp.’’ Ðây là quyến thuộc của thiên ma, ngoại đạo, yêu ma quỷ
quái, ngưu quỷ xà thần, xa xa trông thấy liền chạy trốn.
‘’Trâu quỷ ngựa
thần mau chạy trốn.’’ Trâu quỷ ngựa thần phải sớm bỏ chạy, vì chúng chẳng dám
nhìn Bồ Tát Kim Cang.
53. Nam mô ma ni
câu ra gia.
Kệ :
Bảo Sinh Phật bộ
chủ ma ni
Hư Không Bồ Tát
quyến thuộc câu
Nam phương vị tại
bính đinh hoả
Sí nhiên hồng
quang chiếu khảm ly.
Tạm dịch :
Bảo Sinh Phật bộ
chủ ma ni
Bồ Tát Hư Không
quyến thuộc tụ
Phương nam thuộc về lửa Bính Ðinh
Lửa đỏ sáng rực chiếu Khảm Ly.
Giảng giải : Nam Mô Ma Ni Câu Ra Gia. Ma Ni thuộc về "Bảo",
Bảo Bộ là phương nam, phương nam Bảo Sinh bộ. ‘’Bảo Sinh Phật bộ chủ ma ni.’’
Phật Bảo Sinh, bộ chủ Bảo Bộ.
‘’Bồ Tát Hư Không quyến thuộc tụ.’’ Ngài và Bồ Tát Hư Không
Tạng và Bồ Tát Ba La Mật cùng đại chúng ở với nhau.
‘’Phương nam thuộc về lửa Bính Ðinh.’’ Phương nam là vị trí
Bính Ðinh hỏa, thuộc về lửa. Cho nên ‘’Lửa đỏ sáng rực chiếu Khảm Ly.’’ Tuy
nhiên tại phương nam, nhưng quang minh mầu đỏ rất mãnh liệt, chiếu Khảm, Khảm
là phương bắc, Ly là phương nam. Khảm là phương bắc thuộc thủy, Ly là phương
nam thuộc hỏa. Từ phương nam chiếu đến phương bắc, lại hổ tương chiếu sáng cho
nên quang minh Bảo Bộ có thể chiếu khắp pháp giới.
54. Nam mô già xà câu ra gia.
Kệ :
Tác pháp biện sự bộ Yết Ma
Địa Tạng Bồ Tát tộc chúng đa
Thiện ác nghiệp báo hào bất thác
Thiết diện vô tư lão Diêm La.
Tạm dịch :
Tác pháp biện sự Yết Ma bộ
Bồ Tát Ðịa Tạng tộc chúng nhiều
Thiện ác nghiệp báo chẳng mảy sai
Mặt đen vô tư lão Diêm Vương.
Giảng giải: Ðây là phương bắc, Phật Thành Tựu là Bộ Chủ. Yết
Ma dịch là "Tác pháp" hoặc "Biện sự". Bộ này thuộc về
phương bắc, Bồ Tát Ðịa Tạng thống lãnh tất cả chúng quỷ thần và vô số quyến thuộc.
‘’Thiện ác nghiệp báo không mảy sai.’’ Làm thiện được thiện
báo, làm ác được ác báo, thiện ác quả báo tơ hào chẳng sai.
‘’Mặt đen vô tư lão Diêm Vương.’’ Mặt mày của vua Diêm La vô
tư chẳng nói đến nhân tình, đúng là đúng, sai là sai, mặt của vua Diêm Vương
đen giống như sắt, chẳng có một chút nhân tình đạo vị, bạn muốn lường gạt vua
Diêm La không thể được, các bạn nhất định phải làm việc thiện. Nếu làm việc ác
thì vua Diêm Vương chẳng tha cho bạn, làm việc thiện thì ông ta cung kính bạn.
Cho nên phải thường niệm Chú Ðại Bi, thì vua Diêm Vương quản không được bạn. Có
người tạo rất nhiều tội, lâm chung đến chỗ vua Diêm Vương, vua Diêm Vương hỏi y
sao làm nhiều tội nghiệp như thế, y nói tôi chẳng tạo tội nghiệp gì, tôi thường
làm việc tốt ! Vua Diêm Vương hỏi ông ta, ông làm tốt việc gì ? Ông ta nói tôi
thường niệm Chú Ðại Bi, vua Diêm Vương nói ông nói láo, thường tụng Chú Ðại Bi
cũng chẳng ăn thua gì, bèn tống ông ta vào núi đao, ông ta liền niệm Chú Ðại
Bi, thì lập tức núi đao liền hóa thành hoa sen, ông ta ngồi trong hoa sen vãng
sinh về thế giới Cực Lạc. Cho nên nếu bạn một niệm hồi quang phản chiếu, sửa đổi
lỗi lầm làm mới lại, thì tội nghiệp quá khứ sẽ tiêu diệt, nhưng phải chân thành
sửa lỗi làm mới, thật biết sửa đổi lỗi lầm, thì dù tội nhiều như núi Tu Di, một
khi sám hối, tội bèn tiêu sạch, thì hoa sen sẽ hiện tiền. Hoa sen hiện tiền là
biểu thị tội nghiệp tiêu sạch.
Ở trên là năm Bộ.
Chính giữa là Phật Bộ, Phật Tỳ Lô Giá Na là Bộ Chủ. Phương đông Kim Cang Bộ, Phật
A Súc là Bộ Chủ. Phương tây là Liên Hoa Bộ, Phật A Di Ðà là Bộ Chủ. Phương nam
là Bảo Sinh Bộ, Phật Bảo Sinh là Bộ Chủ. Phương bắc là Yết Ma Bộ, Phật Thành Tựu
là Bộ Chủ. Bộ Chủ năm Bộ xuất lãnh chúng Bồ Tát, quyến thuộc Kim Cang, quyến
thuộc Liên Hoa và quyến thuộc của Phật, thảy đều quản lý tất cả ma vương của thế
giới, cho nên người tại thế gian mới bình an, bằng không thì thiên ma ngoại đạo
hoành hành không sợ gì cả.
55. Nam mô bà già
bà đế.
Kệ :
Chánh Đẳng Chánh
Giác Đại Đạo Sư
Tiếp dẫn hữu tình
phó liên trì
Thân kiến Di Đà
Quán Tự Tại
Thế Chí chiêu thủ
khoái lai thời.
Tạm dịch :
Chánh Đẳng Chánh
Giác Đại Tôn Sư
Tiếp dẫn hữu tình
phó Liên Trì
Thấy được Di Ðà,
Quán Tự Tại
Thế Chí vẫy tay
mau đến nơi.
Giảng giải : Bà
Già Bà Ðế tức là "Bạt Già Phạm", Chánh Đẳng Chánh Giác Đại Tôn Sư.
‘’Tiếp dẫn hữu tình phó Liên Trì.’’ Bồ Tát tức là giác hữu tình, hoặc gọi là hữu
tình giác. Phàm là có tình cảm đều là chúng sinh.
‘’Thấy được Di
Ðà, Quán Tự Tại.’’ Gặp được Phật Vô Lượng Thọ, Phật Vô Lượng Quang và Bồ Tát
Quán Tự Tại.
‘’Thế Chí vẫy tay
mau đến nơi.’’ Bồ Tát Thế Chí cũng tiếp dẫn tại đó, nói hãy mau đến ! Mau đến !
56. Đế rị trà.
Kệ :
Kiên cố bất thoái
bồ đề tâm
Dũng mãnh tinh tấn
chân lại chân
Phát nhạ trưởng đại
đăng bỉ ngạn
Thổ chuyên ngoã
thạch biến hoàng kim.
Tạm dịch :
Kiên cố không lùi
tâm bồ đề
Dũng mãnh tinh tấn
lại chân thật
Nảy mầm lớn lên đến
bờ kia
Ðất gạch ngói đá
biến vàng thật.
Giảng giải : Ðế Rị
Trà dịch là "Kiên cố". Ðây là đội cầm binh khí hộ vệ trên trời rất
trang nghiêm.
‘’Dũng mãnh tinh
tấn lại chân thật.’’ Dũng mãnh tinh tấn trong chân thật lại càng chân thật, một
sợi tóc giả cũng chẳng có, chỉ có bồ đề tâm mới nảy mầm lớn lên.
‘’Ðất gạch ngói
đá biến vàng thật.’’ Ðất gạch ngói đá vốn chẳng dùng gì được, cuối cùng biến
thành vàng thật, nếu nói mà không tu đạo, thì cũng giống như đất gạch ngói đá,
nếu tu thành đạo rồi, thì so với vàng thật còn giá trị hơn. Bồ đề tâm tức là chẳng
nóng giận, chẳng có tâm tham, tâm sân, tâm si. Tu đạo chủ yếu là phá vô minh
phiền não, không nóng giận thì cơ hội tu sẽ thành công.
57. Du ra tây na.
Kệ :
Phá Ma La Võng thắng
ma quân
Vô đoan chánh giả
thậm kinh tâm
Oai đức hàng phục
thiên tặc chúng
Thiện nhãn diệu mục
thị cổ kim.
Tạm dịch :
Phá lưới Ma La thắng
ma quân
Kẻ không đoan
chánh, sanh tâm sợ
Oai đức hàng phục
chúng thiên tặc
Mắt lành xem rõ
thấu cổ kim.
Giảng giải : Du
Ra Tây Na dịch là "Phá ma quân", "Phá lưới Ma La ". Ma
vương có thần thông diệu dụng của nó, phá ma vương rồi thì sẽ thắng ma quân.
‘’Kẻ không đoan
chánh, sanh tâm sợ.’’ Vô đoan chánh là ai ? Vô đoan chánh tức là A Tu La. A Tu
La cũng phải sợ.
‘’Oai đức hàng phục
chúng thiên tặc.’’ Phá ma quân có một thứ oai đức, đủ để hàng phục chúng thiên
tặc A Tu La.
‘’Mắt lành xem rõ
thấu cổ kim.’’ Ðây cũng có thể dịch là « thiện nhãn », hoặc « diệu mục ». Thiện
nhãn diệu mục không thấy lỗi của chúng sinh, hết thảy chúng sinh đều có Phật
tánh, đều có thể thành Phật, xem hết thảy chúng sinh đều như nhau, không phân
biệt.
58. Ba ra ha ra noa ra xà gia.
Kệ :
Như ý tự tại vô năng thắng
Tri túc nộ hống sư tử vương
Trang nghiêm kết man hương thù diệu
Năng trì bảo giới ngộ chân thường.
Tạm dịch :
Như ý tự tại không ai bằng
Tri túc nộ hống sư tử vương
Kết man trang nghiêm hương thù diệu
Giữ gìn giới báu ngộ chân thường.
Giảng giải : Ba Ra nghĩa là "Tự tại", cũng có
nghĩa là "Như ý", cũng dịch là "Vô năng thắng", chẳng có
người nào thắng hơn được.
Ha Ra dịch là "Sư tử", lại dịch là "Kết hoa
man".
Noa Ra dịch là
"Năng trì".
Xà Gia dịch là
"Thắng". Cho nên nói : ‘’Như ý tự tại không ai bằng - Tri túc nộ hống
sư tử vương.’’ Lại có nghĩa là "Tri túc" hoặc nghĩa là "Đại nộ",
như sư tử hống.
‘’Kết man trang nghiêm hương thù diệu.’’ Kết hoa man có
nghĩa là trang nghiêm, lại có nghĩa là hương thù diệu, hoa man có hương thù thắng
vi diệu, nếu giữ được vô thượng bảo giới thì sẽ ngộ trí huệ chân thường.
59. Đa tha già đa gia.
Kệ :
Như Lai biến hoá diệu vô phương
Thuyết pháp đàm Kinh độ mê manh
Tín thọ phụng hành giai ly khổ
Niệm Phật trì Chú kiến Giác Vương.
Tạm dịch :
Như Lai biến hóa diệu vô cùng
Thuyết pháp giảng Kinh độ quần mê
Tin thọ phụng hành đều lìa khổ
Niệm Phật trì Chú thấy Giác Vương.
Giảng giải : Ða Tha Già Ða Gia tức là "Như Lai",
thần thông biến hóa của Như lai diệu vô cùng, nói không hết được.
‘’Thuyết pháp giảng Kinh độ quần mê.’’ Phật thuyết pháp để
giáo hóa chúng sinh mê muội.
‘’Tin thọ phụng hành đều lìa khổ.’’ Nếu tin thọ phụng hành
giáo pháp của Phật thì sẽ ly khổ đắc lạc.
‘’Niệm Phật trì Chú thấy Giác Vương.’’ Nếu nhất tâm niệm Phật,
nhất tâm trì Chú thì sẽ thấy được Phật.
60. Nam mô bà già bà đế.
Kệ :
Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác Tôn
Như Lai Ứng Cúng thiên nhân trung
Minh Hạnh Thiện Thệ Thế Gian Giải
Chí tâm quy mạng lễ cung kính.
Tạm dịch :
Ðấng Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác
Như Lai Ứng Cúng trong trời người
Minh Hạnh Thiện Thệ Thế Gian Giải
Chí tâm quy mạng lễ cung kính.
Giảng giải: Phật tức là ‘’Ðấng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh
Giác.’’ Chánh Đẳng Chánh Giác tức cũng là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, Phật
có mười hiệu.
"Như Lai Ứng Cúng trong trời người - Minh Hạnh Thiện Thệ
Thế Gian Giải.’’ Ðó là một trong mười hiệu chúng ta phải ‘’Chí tâm quy mạng lễ
cung kính.’’ Thành tâm, quy mạng lễ cung kính chư Phật.
61. Nam mô a di đa bà gia.
Kệ :
Quy đầu Tây Phương Vô Lượng Giác
Trí huệ quang minh chúng tướng hảo
Y chánh thanh tịnh cập trang nghiêm
Hiền Thánh sung mãn tri đa thiểu.
Tạm dịch :
Quy mạng Tây Phương Vô Lượng Giác
Trí huệ quang minh các tướng tốt
Y chánh thanh tịnh rất trang nghiêm
Thánh hiền đầy khắp vô lượng số.
Giảng giải : Ðây là Tây phương Phật A Di Ðà, Phật Vô Lượng
Thọ, Phật Vô Lượng Quang. Cho nên nói : ‘’Quy mạng Tây Phương Vô Lượng Giác.’’
Giác nghĩa là giác ngộ.
’’Trí huệ quang minh các tướng tốt.’’ Trí huệ, quang minh,
tướng tốt, của Ngài đều vô lượng.
‘’Y chánh thanh tịnh rất trang nghiêm.’’ Y báo, chánh báo, của
Ngài rất thanh tịnh và trang nghiêm. Y báo tức là sơn hà đại địa, nhà cửa lâu
đài. Chánh báo tức là Phật, Bồ Tát, A la hán đều vô lượng trang nghiêm.
‘’Thánh hiền đầy khắp vô lượng số.’’ Tại thế giới Cực Lạc, Bồ
Tát, A La Hán, Thánh Hiền Tăng không biết số bao nhiêu, dùng máy điện toán cũng
tính chẳng được, vì quá nhiều.
62. Đa tha già đa gia.
Kệ :
Phổ lễ Như Lai chúng môn đồ
Nhất tâm cung kính đại trượng phu
Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ
Thường vi ngã đẳng tác hộ phù.
Tạm dịch :
Lễ khắp Như Lai chúng môn đồ
Một lòng cung kính đại trượng phu
Xin nguyện từ bi mà nhiếp thọ
Thường vì chúng con gia hộ trì.
Giảng giải: Ða Tha Già Ða Gia, tức là nói "Lễ hết chủng
tộc của Như lai". Môn đồ của Như lai tức là đệ tử của Phật, nếu bạn là đệ
tử của Phật cũng bao quát trong đó, tôi là đệ tử Phật cũng bao quát trong đó,
người khác là đệ tử của Phật cũng bao quát trong đó. Cho nên đây chẳng phải nói
người khác, mà là nói chính bạn.
‘’Một lòng cung kính đại trượng phu.’’ Ðồ đệ của Phật đều là
đại trượng phu, nam nữ đều gọi là đại trượng phu. Cho nên khi xuất gia thì hỏi
: Bạn có phải là đại trượng phu chăng ? Bạn có phát bồ đề tâm chăng ? Nói như vậy
thì thiên ma ngoại đạo kinh sợ, thiên ma ngoại đạo kinh sợ, thì muốn đến chướng
ngại sự tu hành của bạn, vì sợ quyến thuộc của ma vương đến phá cho nên ‘’Xin
nguyện từ bi mà nhiếp thọ.’’ Chúng ta là đệ tử của Phật, chúng ta muốn đệ tử của
Phật phát đại từ bi thương xót nhiếp thọ, vì chúng ta sống ở thế gian này làm rất
nhiều việc không giữ quy cụ, thật là điên đảo, đáng thương xót. Ðệ tử của Phật
thương xót chúng ta, nhiếp thọ chúng ta.
‘’Thường vì chúng con gia hộ trì.’’ Hộ thân như cái linh phù
để bảo hộ chúng ta, khiến chúng ta có chỗ gởi gắm, có chỗ nương tựa.
63. A ra ha đế.
Kệ :
Ứng chân nhất thiết chúng vương tộc
Sinh tôn quý gia túc duyên thục
Trợ Phật dương hoá hoằng chánh pháp
Chỉ dẫn ngoan ngu xuất tam đồ.
Tạm dịch :
Ứng chân tất cả dòng dõi vua
Sinh nhà tôn quý duyên đời trước
Giúp Phật tuyên dương hoằng chánh pháp
Chỉ dẫn ương ngu thoát ba cõi.
Giảng giải: A Ra Ha Ðế là "Tất cả ứng chân chúng vương
tộc". Ứng Chân cũng là Phật, cũng là đệ tử của Phật, chúng vương tộc là
quyến thuộc của vua.
‘’Sinh nhà tôn quý duyên đời trước.’’ Tại sao sinh ra trong
vương tộc ? Vua đây có thể nói là quốc vương, cũng có thể nói là Pháp Vương,
sinh trong nhà Pháp Vương cũng là quý tộc. Duyên đời trước, vì trong tiền kiếp
có nhân duyên với đấng Pháp Vương và quốc vương, cho nên làm chủng tộc của Pháp
Vương, chủng tộc của quốc vương. Tại sao các vị ấy đến ? Vì đến trợ giúp Phật
hoằng dương chánh pháp. Khi Phật xuất thế thì đồ chúng của Phật đều đến hộ trì,
đều đến trợ giúp, cho nên nói : ‘’Giúp Phật tuyên dương hoằng chánh pháp - Chỉ
dẫn ương ngu thoát ba cõi.’’ Ương tức là chúng sinh cang cường, bạn giáo hóa họ
thế nào, họ cũng không nghe, dạy họ giữ giới, họ không chịu giữ giới, kêu họ từ
từ tu hành, phát bồ đề tâm, họ không phát bồ đề tâm, không giữ quy cụ, ba ngàn
oai nghi, tám vạn tế hạnh cũng không có, đó tức là ương, giống như khúc gỗ, bạn
nói với họ, họ không hiểu, dạy họ lạy Phật, niệm Phật, tụng Kinh họ cũng nghe
không vào. Ngu tức là ngu si, người ngu si và kẻ ương ngạnh luôn luôn đọa vào
ba đường ác, thường thường làm ngạ quỷ, làm súc sanh, đọa địa ngục. Cho nên phải
giáo hóa chúng sinh trong ba cõi lìa khổ được vui, chấm dứt sinh tử.
64. Tam miệu tam bồ đà gia.
Kệ :
Quy mạng Chánh Giác hiền Thánh chúng
Cứu độ tam giới giai ứng cúng
Phổ nguyện hữu tình câu ly khổ
Thiên ma khủng bố địa chấn động.
Tạm dịch :
Quy mạng Chánh Giác Thánh hiền chúng
Cứu độ ba cõi đều ứng cúng
Nguyện khắp hữu tình đều lìa khổ
Thiên ma kinh sợ đất chấn động.
Giảng giải : Tam Miệu Tam Bồ Ðà là "Chánh Đẳng Chánh
Giác", là "hết thảy Thánh hiền", bao quát Bồ Tát, Phật, A La Hán,
đều ở trong đó, cho nên nói : ‘’Quy mạng Chánh Giác Thánh hiền chúng - Cứu độ
ba cõi đều ứng cúng’’. Hết thảy bậc Chánh Giác, đều cứu độ hết thảy chúng sinh
trong ba cõi, cho nên trời người đều nên cúng dường những bậc ấy. Các bậc Thánh
hiền đó trong quá khứ đã phát nguyện này, chúng ta cũng phát nguyện này, tức là
: ‘’Nguyện khắp hữu tình đều lìa khổ - Thiên ma kinh sợ đất chấn động.’’ Thánh
hiền chúng đến đâu, thì thiên ma đều kinh sợ, đại địa sáu thứ chấn động.
65. Nam mô bà già bà đế.
Kệ :
Cửu giới chúng sinh từ bi phụ
Thập phương quốc độ Đại Giác Tôn
Kiến tướng văn danh quân đắc độ
Xuẩn động hàm linh tác y hỗ.
Tạm dịch :
Bậc cha lành chín cõi chúng sinh
Ðấng Ðại Giác mười phương cõi nước.
Thấy tướng nghe danh đều được độ
Bò bay máy cựa làm chỗ nương.
Giảng giải: ‘’Bậc cha lành chín cõi chúng sinh.’’ Chín cõi
chúng sinh tức là: Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, trời, người, A tu la, súc
sinh, ngạ quỷ, địa ngục. Phật là Từ Bi Phụ, cha lành của chín cõi.
‘’Ðấng Ðại Giác mười phương cõi nước.’’ Ðây là những bậc
giác ngộ trong mười phương cõi nước.
‘’Thấy tướng nghe danh đều được độ.’’ Thấy được tượng Phật,
nghe được danh hiệu Phật, thảy đều được độ.
‘’Bò bay máy cựa làm chỗ nương.’’ Tất cả chúng sinh rất nhỏ
bé, cũng lấy Phật làm chỗ nương tựa của họ.
66. A sô bệ gia.
Kệ :
Đông phương bất động hoan hỉ quang
Hàng phục thiên ma nộ kim cang
Triết nhiếp nhị môn hoá quần chúng
Thuận nghịch hổ dụng diệu vô phương.
Tạm dịch :
Ðông phương Bất Ðộng Hoan Hỷ Quang
Hàng phục thiên ma nộ Kim Cang
Triết nhiếp hai môn độ quần chúng
Thuận nghịch đều dụng diệu vô cùng.
Giảng giải: Ðây là phương đông Phật A Súc, tức cũng là Tiêu
Tai Diên Thọ Dược Sư Phật.
‘’Ðông phương Bất Ðộng Hoan Hỷ Quang.’’ Ðông phương Phật Bất
Ðộng tức là A Sô Bệ, Hoan Hỷ Quang Phật.
‘’Hàng phục thiên ma nộ Kim Cang.’’ Kim Cang là nộ mục (trợn
mắt), Bồ Tát là từ mi (mắt hiền từ), Kim Cang có sự nóng giận vì phải hàng phục
ma, nếu không có sự nóng giận thì ma liền muốn khinh thường bạn.
‘’Triết nhiếp hai môn độ quần chúng.’’ Nộ mục Kim Cang dùng
pháp triết phục, Bồ Tát từ bi dùng pháp nhiếp thọ, nhìn thấy Bồ Tát từ bi, thì
trong tâm rất vui vẻ, nhưng khi nhìn thấy Kim Cang, thì bạn không nghe cũng phải
nghe, vì vị Kim Cang có thế lực rất lớn, có thể hàng phục bạn cho nên nói :
‘’Hàng phục thiên ma nộ Kim Cang - Triết nhiếp hai môn độ quần chúng.’’ Dùng
pháp triết phục và pháp hàng phục hai cửa này để giáo hóa hết thảy chúng sinh.
‘’Thuận nghịch đều diệu dụng vô cùng.’’ Nên dùng pháp triết
phục, thì dùng pháp triết phục, nên dùng pháp nhiếp thọ, thì dùng pháp nhiếp thọ,
có lúc thuận thì Ngài khiến cho họ hoan hỷ, có lúc không thể thuận họ, thì phải
dùng pháp triết phục. Hai thứ pháp này phải dùng vừa vặn đúng lúc, nếu dùng
không đúng, thì không tương ưng, giống như đáng lý phải dùng pháp triết phục,
thì bạn không dùng, mà dùng pháp nhiếp thọ, hoặc nên dùng pháp nhiếp thọ, thì bạn
không dùng, lại dùng pháp triết phục, thì người quỷ thần đều xa lánh, thấy bạn
thì chạy xa mười vạn tám ngàn dặm. Cho nên dùng đúng thì có thể hàng phục được
đối phương, biến đổi được tư tưởng và hành vi của họ.
67. Đa tha già đa gia.
Kệ :
Lễ kính chư Phật yếu chí thành
Cảm ứng đạo giao mặc nhiên thông
Vi pháp tinh tấn thường bất thối
Diện kiến Như Lai thần mộng trung.
Tạm dịch :
Lễ kính chư Phật phải chí thành
Cảm ứng đạo giao tự nhiên thông
Vì pháp tinh tấn không thối chuyển
Thấy được Như Lai ở trong mộng.
Giảng giải: ‘’Lễ kính chư Phật phải chí thành.’’ Bạn lễ Phật
thì phải khẩn thiết chí thành, không thể lôi thôi diễn xướng theo họ, họ lạy
tôi cũng lạy theo, họ quỳ tôi cũng quỳ theo, thật là không có tướng ta, nhưng
không phải như thế.
’’Cảm ứng đạo giao tự nhiên thông.’’ Nếu thật có tâm chí
thành khẩn thiết, thì lẳng lặng tự nhiên thông đạt, Phật cũng biết bạn đang lễ
Phật, bạn lễ Phật sẽ có cảm ứng, có công đức.
‘’Vì pháp tinh tấn thường bất thoái.’’ Chẳng phải nói học Phật
pháp ba ngày, năm ngày, một năm hai năm liền thành tựu, thành cái gì ? Một bước
còn chưa tiến được ! Bèn sinh hoài nghi với Phật pháp, không tinh tấn, thì chẳng
có ích gì, phải luôn luôn không thối chuyển bồ đề tâm.
‘’Thấy được Như Lai ở trong mộng.’’ Nếu thường thường không
thối bồ đề tâm, ví như đả thiền thất, chẳng phải nói đả một lần thì khai ngộ, đả
hai lần thì thành Phật, lần thứ ba thì không cần đả nữa, không phải như thế, phải
đả không biết bao nhiêu lần thiền thất, tu hành bao nhiêu đại kiếp, công phu mới
thành tựu. Chẳng phải nói bây giờ là thời đại khoa học, tôi xem qua một lần thì
hiểu rõ, ba tuần lễ liền khai ngộ, trên đời chẳng có việc dễ dàng như thế, ba
tuần lễ bạn hút á phiện, thì tức khắc sinh ghiền, nhưng chờ đợi thì lại sinh
ghiền, tu hành không có giản đơn như thế ! Bạn nhìn từ xưa đến nay chư Phật, Bồ
Tát tu hành, đời đời kiếp kiếp đều tiếp tục không ngừng dụng công phu, sau đó
công phu thành thục thì mới thành tựu, chẳng phải như chúng ta tu hành, tu hai
ngày rưỡi thì muốn thành Phật. Nếu trên thế gian có việc dễ như thế, thì Phật
nhiều hơn so với chúng sinh. Cho nên các bạn đừng cho rằng mình thông minh,
thông minh ngược lại bị lầm thông minh. Câu này nói thân tự gặp được Phật, hoặc
là trên tinh thần, hoặc là trong mộng thấy được Phật.
68. A ra ha đế.
Kệ :
Phổ lễ ứng chân chúng vương tộc
Chí tâm cung kính đãi duyên thục
Công viên quả mãn thành đại đạo
Dữ Phật đồng thất chứng như như.
Tạm dịch :
Khắp lễ ứng chân chúng vương tộc
Chí tâm cung kính đợi duyên đến
Công tròn quả đầy thành đại đạo
Ðồng nhà với Phật chứng như như.
Giảng giải : Câu này vốn đã giảng qua rồi, không cần phải giảng
lại, nhưng ý nghĩa của nó vô cùng tận. Không ngại nói thêm, bất quá nói thêm ít
phần ý nghĩa của câu Chú, đừng cho rằng bốn câu kệ thì hoàn toàn nói hết ý
nghĩa của một câu Chú. Vì oai lực và ý nghĩa của một câu Chú vô cùng vô tận.
‘’Khắp lễ ứng chân chúng vương tộc ’’. Ứng chân tức là Phật,
phổ lễ chủng tộc của Phật.
‘’Chí tâm cung kính đợi duyên đến.’’ Người tu đạo phải chí
tâm, tức là tâm phải chuyên nhất cung kính Phật, cung kính chủng tộc của Pháp
Vương, đến khi cơ duyên thành thục thì: ‘’Công đầy quả tròn thành đại đạo’’. Tu
đạo đừng có hy vọng, đừng có đợi khai ngộ, hoặc là có gì đó thành tựu, ngày nào
thành tựu ? Có những thứ vọng tưởng như thế, thì đó là một thứ tâm tham. Ba
ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, nhất cử nhất động đều phải có oai nghi, không
nên tùy tùy tiện tiện, cũng không tùy tiện cười, cũng không tùy tiện khóc, cũng
không tùy tiện nổi giận. Tóm lại, đều phải tự nhiên, không chỗ tạo tác, không
phải giả trang làm xuất gia, khi công đức tròn, quả đầy thì sẽ thành bồ đề đại
đạo.
‘’Ðồng nhà với Phật chứng như như.’’ Tức là ở cùng chỗ với
Phật, đồng nhà tức là chứng đắc quả vị Phật, như như tức là bất động, không có
một chút tâm phân biệt, bất cứ gặp cảnh giới gì đều không động, cảnh giới thiện
cũng không giao động, cảnh giới ác cũng không giao động. Người tại trần, nhưng
tâm xuất trần, như hoa sen trong bùn không nhiễm trần, sẽ chứng được như như bất
động, như như tức là chân như tự tại một thứ biểu thị, không vì tất cả cảnh giới
làm giao động, lúc đó không nghĩ thiện, không nghĩ ác. Như như tức cũng là chứng
được lý thể chân thật.
69. Tam miệu tam bồ đà gia.
Kệ :
Quy mạng Chánh Giác Thiên Trung Thiên
Hư không pháp giới chứng Thánh hiền
Nguyện thuỳ từ bi ai nhiếp thọ
Hộ Vạn Phật Thành ức vạn niên.
Tạm dịch :
Quy mạng Chánh Giác Thiên Trung Thiên
Hư không pháp giới các Thánh hiền
Xin nguyện từ bi mà nhiếp thọ
Hộ Vạn Phật Thành vạn ức niên.
Giảng giải: ‘’Quy mạng Chánh Giác Thiên Trung Thiên.’’ Là
quy mạng mười phương ba đời tất cả chư Phật.
‘’Hư không pháp giới các Thánh hiền.’’ Với tận hư không biến
pháp giới tất cả Thánh hiền.
‘’Xin nguyện từ bi mà nhiếp thọ.’’ Nguyện Phật và Bồ Tát thường
thường có đại từ bi tâm đối với con, thương xót con, nhiếp thọ con ! Ðừng bỏ
con, đừng quên con.
‘’Hộ Vạn Phật Thành vạn ức niên.’’ Cầu Phật và Bồ Tát hộ trì
Vạn Phật Thành, con thành Phật rồi cũng hộ trì Vạn Phật Thành, bạn thành Phật rồi
cũng hộ trì Vạn Phật Thành, người khác Thành Phật rồi cũng hộ trì Vạn Phật
Thành. Vạn Phật Thành cũng giống như trời đất vĩnh viễn tồn tại, không bao giờ
hủy diệt.
70. Nam mô bà già bà đế.
Kệ :
Thập phương tam thế chư Như Lai
Bổn thể đồng cộng nhất pháp thân
Bất tăng bất giảm bất cấu tịnh
Vĩnh tác chúng sinh đại minh đăng.
Tạm dịch :
Mười phương ba đời các Như Lai
Bổn thể đều đồng một pháp thân
Không tăng không giảm không sạch dơ
Luôn làm đèn sáng cho chúng sinh.
Giảng giải : Mười phương tức là : Ðông, Tây, Nam, Bắc, Ðông
Bắc, Ðông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, trên và dưới cộng làm mười phương. Ba đời tức
là quá khứ, hiện tại và vị lai. Các Như Lai là bao quát Phật quá khứ, Phật hiện
tại, Phật vị lai.
‘’Bổn thể đều đồng một pháp thân.’’ Tuy nhiên mỗi vị Phật
không đồng, nhưng pháp thân Phật là một, quang minh của Phật cũng là một.
‘’Không tăng không giảm không sạch dơ.’’ Phật thì không sinh
không diệt, không sạch không dơ, không thêm không bớt, nhập cứu kính Niết bàn.
‘’Luôn làm đèn sáng cho chúng sinh.’’ Phật giống như một ngọn
đèn sáng lớn, soi đường trước sau cho chúng sinh, chỉ dẫn chúng sinh ra khỏi đường
mê, hướng về con đường giác ngộ.
71. Bệ sa xà gia.
Kệ :
Đông phương Dược
Sư Lưu Ly Quang
Phổ độ hữu duyên
nhập bỉ bang
Tăng phước tiêu
tai diên trường thọ
Xưng danh lễ kính
kiến Pháp Vương.
Tạm dịch :
Phương Ðông Dược
Sư Lưu Ly Quang
Ðộ kẻ có duyên
vào nước Ngài
Tăng phước tiêu
tai thêm sống lâu
Nghe danh lễ kính
thấy Pháp Vương.
Giảng giải: Bệ Sa
Xà Gia là "Phật Dược Sư Lưu Ly Quang". ‘’Ðộ kẻ có duyên vào nước
Ngài.’’ Nhiếp thọ hết thảy chúng sinh có duyên, sinh về phương đông thế giới
Lưu Ly.
‘’Tăng phước tiêu
tai thêm sống lâu ’’, làm cho chúng sinh tăng phước tiêu tai nạn sống trường thọ.
‘’Nghe danh lễ
kính thấy Pháp Vương.’’ Niệm danh hiệu, hoặc lễ kính, đều sẽ thấy được Pháp
Vương Phật và Phật đạo đồng.
Con người tại sao
làm người ? Vì con người có quá nhiều tâm phân biệt, đây là tôi, đó là bạn, kia
là họ. Vì nhiều tâm phân biệt, thì nhiều sự chấp trước, cho nên làm người. Phật
thì không có sự chấp trước mới thành Phật, chúng ta muốn thành Phật, thì phải
phá sự chấp trước về cái ta, chấp trước về pháp, làm cho tâm cuồng dừng lại, tức
là bổn lai tự tánh thiên chân Phật.
72. Câu lô phệ trụ
rị gia.
Kệ :
Dược Sư Như Lai
thanh sắc bảo
Cụ túc trang
nghiêm chúng tướng hảo
Trần sát hiện
thân nhiếp quần loại
Duy vọng tốc phát
bồ đề tảo.
Tạm dịch :
Ðức Phật Dược Sư
màu xanh báu
Trang nghiêm đầy
đủ các tướng tốt
Hiện thân vô số
nhiếp quần sinh
Nguyện họ sớm
phát tâm bồ đề.
Giảng giải : Ðây
là nói Phật Dược Sư màu xanh báu, Phệ Trụ Rị Gia tức là "màu xanh
báu", Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật rất trang nghiêm. Ngài có ba mươi hai
tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Ngài hiện thân khắp các cõi nước nhiều như hạt bụi,
để thuyết pháp nhiếp thọ hết thảy chúng sinh.
‘’Nguyện họ sớm
phát tâm bồ đề.’’ Phật Dược Sư và Bồ Tát Dược Vương, Bồ Tát Dược Thượng hy vọng
chúng ta và hết thảy chúng sinh sớm phát bồ đề tâm, lìa khổ được vui.
73. Bát ra bà ra xà gia.
Kệ :
Đại tài Bát Nhã trí huệ quang
Phổ chiếu pháp giới tánh trung vương
Bất động đạo tràng Quán Tự Tại
Tịch diệt vi lạc lộ đường đường.
Tạm dịch :
Ðại tài Bát Nhã trí huệ quang
Chiếu khắp pháp giới tánh trung vương
Bất động đạo tràng Quán Tự Tại
Tịch diệt là vui lộ đường đường.
Giảng giải : Bát Ra Bà tức là "Trí huệ quang
minh". Ðây là nói : ‘’Ðại tài Bát Nhã trí huệ quang - Chiếu khắp pháp giới
tánh trung vương.’’ Tánh trung vương tức là bổn thể của Phật.
‘’Bất động đạo tràng Quán Tự Tại.’’ Ðạo tràng luôn luôn bất
động, không động bổn tòa mà giáo hóa mười phương rất tự tại.
‘’Tịch diệt là vui lộ đường đường.’’ Phật dùng tịch diệt làm
vui, cho nên Kinh Niết Bàn nói :
‘’Các hành vô thường
Là pháp sinh diệt
Sinh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui.’’
Lộ đường đường là lộ ra bổn thể tự tánh quang minh.
74. Đa tha già đa gia.
Kệ :
Xưng tán Như Lai lễ môn nhân
Quảng tu cúng dường biến sát trần
Sám hối nghiệp chướng hằng tinh tấn
Tuỳ hỉ công đức cánh ân cần.
Tạm dịch :
Khen ngợi Như Lai lễ môn đồ
Rộng tu cúng dường khắp các cõi
Sám hối nghiệp chướng luôn tinh tấn
Tùy hỷ công đức không giải đãi.
Giảng giải : Ý nghĩa Ða Tha Già Ða Gia là "Đảnh lễ hết
thảy môn nhân của Phật", tức cũng là đệ tử của Phật. Vậy câu này cũng bao
quát bạn, tôi và tất cả hết thảy Phật giáo đồ.
‘’Khen ngợi Như Lai lễ môn đồ.’’ Chúng ta lạy Phật kính
Tăng. Tại sao phải cung kính Tam Bảo ? Vì bạn tin Phật, thì phải cung kính Phật,
cung kính Phật thì phải tu tập Phật pháp, pháp nhờ Tăng truyền, Phật pháp nằm
trong tay người xuất gia, người xuất gia nắm đạo lý Phật giáo, do đó phải cung
kính Tam Bảo, chúng ta bây giờ là người tin Phật, đều phải xưng tán Như Lai lễ
môn đồ của Như Lai. Xưng tán tức là dùng những ngôn ngữ để tán dương Phật, kính
lễ môn đồ của Phật, đệ tử, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni.
‘’Rộng tu cúng dường khắp các cõi.’’ Rộng tu cúng dường là một
trong mười đại nguyện vương của Bồ Tát Phổ Hiền.
Thế nào gọi là nguyện vương ? Là vua trong các lời nguyện. Rộng tu cúng dường,
không phải là cúng dường một vị Phật, hai vị Phật, ba vị Phật, mà là cúng dường
tất cả chư Phật, nhiều như số hạt bụi trong pháp giới. Chúng ta đều phải cúng
dường, tất cả các đại Bồ Tát và đệ tử của Phật. Rộng tu cúng dường khắp các
cõi, là khắp hết các phương tận hư không biến pháp giới, đều cúng dường không
còn sót.
‘’Sám hối nghiệp
chướng luôn tinh tấn.’’ Rộng tu cúng dường rồi lại phải sám hối nghiệp chướng,
chúng ta sám hối tội nghiệt và nghiệp chướng đã tạo ra trong quá khứ, thường
thường phải tinh tấn, không giải đãi lười biếng.
‘’Tùy hỷ công đức
không giải đãi.’’ Phải tùy hỷ hết thảy công đức, tùy hỷ hết thảy công đức là
vui vẻ hoan hỷ những việc tốt, thiện, công đức mà người khác làm được, như
chính mình làm không khác, không sinh tâm đố kỵ, không sinh tâm chướng ngại, phải
tùy hỷ những công đức mà người khác làm. Tức là tùy hỷ tất cả công đức của chư
Phật, tùy hỷ tất cả công đức của các Bồ Tát, tùy hỷ công đức của tất cả chúng
sinh. Không giải đãi tức là luôn luôn phải tùy hỷ. Bạn phải y chiếu mười nguyện
vương của Bồ Tát Phổ Hiền mà tu hành, thì sớm sẽ thành Phật, y chiếu mười đại
nguyện vương tu hành thì không đi sai đường, nhất định là đúng đắn.
75. Nam mô bà già
bà đế.
Kệ :
Cụ nhất thiết trí
viên mãn giác
Xuất quảng trường
thiệt phá mê đảo
Thuyết thành thật
ngôn tỉnh lung quý
Y giáo phụng hành
tri đa thiểu.
Tạm dịch :
Ðủ nhất thiết trí
giác viên mãn
Hiện lưỡi rộng
dài phá mê tối
Nói lời thành thật
tỉnh mù điếc
Y giáo phụng hành
biết bao nhiêu.
Giảng giải : Nam
Mô Bà Già Bà Ðế vẫn ý nghĩa là "Bạt Già Phạm". Bạt Già Phạm là một
danh từ riêng của Phật, đầy đủ nhất thiết trí huệ, đắc được đại giác viên mãn,
giác hạnh viên mãn. Tu hành cũng tu viên mãn, trí huệ cũng viên mãn, phước báu
cũng viên mãn, hết thảy hết thảy đều viên mãn.
‘’Hiện lưỡi rộng
dài phá mê tối.’’ Ngài luôn luôn dùng lưỡi rộng dài phá tất cả điên đảo chấp
trước của chúng sinh. Mê tối của chúng sinh không dễ gì phá. Thần thông của chư
Phật, Bồ Tát lớn như thế, muốn phá mê tối của chúng sinh, có lúc cũng rất khó.
‘’Nói lời thành
thật tỉnh mù điếc.’’ Những gì nói ra đều là lời thành thật. Chúng ta giống như
kẻ điếc, gì cũng không hiểu, hồ đồ trong sự hồ đồ.
‘’Y giáo phụng
hành biết bao nhiêu.’’ Phật từ bi giáo hóa chúng sinh, nhưng chân chánh hiểu biết,
y Phật phụng hành có được bao nhiêu ? Mê thì nhiều, giác ngộ thì ít, nghe thì
nhiều, hành thì ít.
Người nghe Phật
pháp thì nhiều nhưng người tu thì ít. Giống như các bạn học Phật pháp tại đây,
học đi học lại vẫn điên đảo như thế, vẫn vô tri thức, vẫn gây chuyện thị phi,
khêu chọc ly gián, tà tri tà kiến một chút cũng không hiểu. Như vậy thì bạn biết
đạo Phật giáo hóa chúng sinh cũng là như thế, không dễ gì giáo hóa, thật y giáo
phụng hành rất ít lại ít. Cho nên các bạn từ điểm này có thể hiểu nhân loại
không dễ gì giáo hóa. Bạn dạy họ đi đường tà, thì họ rất thích đi, bạn dạy họ
đi trên con đường chánh, thì họ hoài nghi điều này, hoài nghi điều kia, có thật
hay chăng! Ví như nói giả dối, khi bạn nói thì họ tin, còn nói thật, thì dù bạn
nói thế nào họ cũng không tin, con người thường là như thế, là một loài động vật
kỳ quái, nhưng qua rồi họ lại hối hận, biết mình sai, thật là đáng thương sót.
Chúng ta nghe Phật pháp phải cung hành thực tiễn, phải theo con đường chánh mà
làm, như thế mới có lợi ích.
Bây giờ nói về
hai vị tam bộ nhất bái có thể nói là rất khó được, nhưng bạn phải nghiên cứu tử
tế, hai vị đó thô cảm tuy nhiên đã đoạn, nhưng tế cảm vẫn còn, trần sa hoặc
không dễ gì thu thập sạch sẽ được, cho nên tu hành chẳng phải lôi thôi mà tu
thành được, phải nhận chân tu hành mới có thể thành tựu.
No comments:
Post a Comment