Từ câu 101 đến câu 125
Xem trọn bộ 4 tập video có chữ rất dễ theo dõi
101. Ni yết ra
ha.
Kệ :
Lãnh tụ tam thừa
thú chân như
Chúng trung thượng
thủ tuyển Phật đồ
Nhẫn nhục tinh tấn
Thánh chủng tánh
Viên mãn bất
thoái quả thành thục.
Tạm dịch :
Lãnh đạo ba thừa
hướng chân như
Thượng thủ trong
chúng tuyển Phật trường
Nhẫn nhục tinh tấn
trồng giống Thánh
Viên mãn không
lùi quả thành thục.
Giảng giải: ‘’Lãnh
đạo ba thừa hướng chân như.’’ Ni dịch là ‘’Lãnh tụ‘’ tức cũng là Phật thừa, Bồ
Tát thừa, Thanh Văn thừa, ba thừa. Hướng chân như thì đều được cứu kính thực tướng
lý thể.
‘’Thượng thủ
trong chúng tuyển Phật trường.’’ Ðây là lãnh tụ thượng thủ ở trong đại chúng ba
thừa, tuyển bạt Phật.
‘’Nhẫn nhục tinh
tấn trồng giống Thánh.’’ Nhẫn nhục và tinh tấn là trồng giống Thánh Bồ Tát, có
căn lành lớn.
‘’Viên mãn không
lùi quả thành thục.’’ Các bậc ấy công tròn quả đầy, được quả vị bất thối chuyển,
thì quả vị Phật sẽ thành thục.
Học Phật phải tu
pháp môn căn bản, tức là tài bồi căn lành, bồi nguyên cố bổn. Bồi nguyên tức là
bồi dưỡng nguyên khí. Cố bổn tức là khiến cho gốc rễ kiên cố. Nguyên gọi là gì
? Bổn gọi là gì ? Nguyên là nguyên khí. Chúng ta ai ai cũng cần gốc. Gốc tức là
gốc rễ, tức là cha mẹ. Cha mẹ sinh chúng ta ra, chúng ta phải hiếu thuận. Hiếu
thuận cha mẹ mới là người chân chánh tin Phật, không hiếu thuận cha mẹ, chẳng
phải là người tin Phật. Trên thế giới này cần phải hiếu thuận cha mẹ, nhất cử
nhất động đều phải nghĩ đến lợi ích cho thế giới, thì sẽ có một sức lực ảnh hưởng.
Nếu người hiếu thuận cha mẹ, thì chánh khí trời đất tồn tại, không hiếu thuân
cha mẹ, thì trong trời đất tràn ngập tà khí. Hiếu thuận cha mẹ phải thành tâm
thành ý, tất cung tất kính. Ðối với cha mẹ phải cung cung kính kính, cha mẹ tức
là Phật sống hiện tiền. Cho nên chúng ta thường cúng dường cha mẹ là một việc hạnh
phúc và may mắn nhất. Hiếu thuận cha mẹ phải dưỡng chí. Dưỡng chí tức là việc
mà cha mẹ hoan hỷ thì làm nhiều một chút, việc mà cha mẹ không hoan hỷ thì làm
ít một chút. Ðừng làm cha mẹ buồn phiền đau khổ, luôn luôn làm cho tâm của cha
mẹ vui vẻ. Tóm lại hiếu thuận cha mẹ là căn bản của con người. Không biết hiếu
thuận cha mẹ là quên mất gốc rễ. Chúng ta bất cứ vị nào cha mẹ còn sống thì nên
hiếu thuận cha mẹ, mỗi người đều phải hiếu thuận cha mẹ, như vậy so với cuối đầu
lạy sư phụ còn tốt hơn nhiều.
Khi tôi ở tại
Ðông Bắc Trung Quốc (Manchuria) làm Sa Di, thì có rất nhiều người quy y với
tôi, tại sao họ quy y với tôi ? Vì thấy tôi có vẻ không giống như người khác.
Lúc đó có nhiều sự việc buồn cười. Mùa Ðông thì tôi không mang giày, cũng không
mang tất, đi trên tuyết, chuyện hy kỳ như thế, lúc đó không màn là trời lạnh
hay không, chỉ mặc ba lớp vải bố. Vì vậy cho nên phần đông nhìn thấy thời tiết
âm dưới -34, -35 độ C, cũng lạnh không chết tôi, họ cảm thấy rất đặc biệt, cho
nên nhiều người quy y với tôi, nhưng quy y với tôi có một điều kiện, phàm là đệ
tử quy y với tôi, mỗi ngày đều phải lạy cha mẹ. Vì tôi là như thế, mười hai tuổi
thì lạy cha, lạy mẹ, cung kính cha mẹ. Cho nên tôi hoan hỷ nhất là ai ai cũng đều
hiếu thuận với cha mẹ. Ðừng đợi cha mẹ chết rồi, có muốn hiếu thuận cũng chẳng
còn kịp nữa ! Ðừng đợi đến lúc :
‘’Cây muốn yên mà
gió chẳng dừng,
Con muốn nuôi dưỡng
mà cha mẹ không còn.’’
Cây muốn thanh
tĩnh đứng yên, không giao động, nhưng gió luôn luôn thổi, làm cho cây giao động.
Làm con muốn cúng dường phụng dưỡng cha mẹ, nhưng cha mẹ đã qua đời rồi. Các bạn,
phàm là người còn cha mẹ, nên cung kính đối với cha mẹ. Còn chúng ta là người
xuất gia, không ở nhà, còn cha mẹ phải làm thế nào ? Chỉ cần bạn từ từ tu hành,
tu hành cho tốt thì là báo ân cha mẹ, tức là hiếu thuận. Nếu không tu hành đó
là khinh thường cha mẹ, cho nên xuất gia tu đạo tức cũng là hành hiếu đạo, tu
hành cho tốt tức là hiếu thuận cha mẹ, đừng làm việc ác, không nói dối, đó đều
là hiếu thuận cha mẹ một khía cạnh. Làm một người con tốt cho cha mẹ, trong vô
hình cha mẹ đắc được cảm ứng đạo giao, đó đều là biểu hiệu hiếu thuận cha mẹ.
Cho nên nói :
‘’Trời đất trọng
hiếu, hiếu làm đầu,
Một chữ hiếu cả
nhà yên,
Hiếu thuận thì
sinh con hiếu thuận,
Con cái hiếu thuận
tất người hiền.’’
Người học Phật phải
hiếu thuận với cha mẹ, đây là một sức lực ảnh hưởng rất lớn, sức lực ảnh hưởng
lớn thì người tin Phật sẽ nhiều. Bạn và người khác tin Phật chẳng có gì khác biệt.
Người khác ăn cơm, bạn cũng ăn cơm, họ mặc đồ bạn cũng mặc đồ, họ ngủ bạn cũng
ngủ, với người khác đều giống nhau. Chúng ta tin Phật chủ yếu là hiếu thuận cha
mẹ, hiếu thuận cha mẹ tức là hiếu thuận trời Phật.
102. Yết ca ra ha
ni.
Kệ :
Ngũ thừa nhân
thiên đại chủng tánh
Vị cư thượng thủ
hoá quần linh
Hữu tưởng vô tưởng
giai đắc độ
Đồng nhập Tỳ Lô
chứng vô sinh.
Tạm dịch :
Năm thừa trời người
giống tánh lớn
Hiện làm thượng
thủ hóa quần sinh
Có tưởng không tưởng
đều được độ
Cùng vào Tỳ Lô chứng
vô sinh.
Giảng giải: Yết
Ca Ra Ha Ni là "Năm thừa". Năm thừa tức là : Nhân thừa, Thiên thừa,
Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ Tát thừa. Thượng thủ tức là lãnh tụ.
‘’Năm thừa trời
người giống tánh lớn.’’ Rất nhiều Bồ Tát hóa thân lại làm thượng thủ năm thừa
chủng tánh.
‘’Hiện làm thượng
thủ hóa quần sinh.’’ Làm thượng thủ năm thừa, giáo hóa tất cả chúng sinh, quần
linh cũng là chúng sinh.
‘’Có tưởng không
tưởng đều được độ.’’ Có tư tưởng, hoặc không có tư tưởng, đều được độ, hữu tình
vô tình đồng viên chủng trí.
‘’Cùng vào Tỳ Lô
chứng vô sinh.’’ Ðồng nhập vào thanh tịnh pháp thân, thanh tịnh pháp tính Tỳ Lô
Giá Na Phật, chứng đắc vô sinh pháp nhẫn.
103. Bạt la bí địa
gia.
Kệ :
Bát Nhã diệu trí
bồ đề quả
Hoá thành mạc
đình đạt Bảo sở
Quán chiếu thật
tướng minh thể dụng
Thành Chánh Đẳng
Giác liên đoá đoá.
Tạm dịch :
Diệu trí Bát Nhã
quả bồ đề
Hóa thành không dừng
đến Bảo Sở
Quán chiếu thực
tướng rõ thể dụng
Thành Đẳng Chánh
Giác đóa đóa sen.
Giảng giải: Bạt
La là "Trí Bát Nhã". Bí Ðịa Gia là "Quả bồ đề" cho nên nói:
‘’Diệu trí Bát Nhã quả bồ đề.’’ Bạn có diệu trí Bát Nhã mới đắc được quả giác bồ
đề. Nếu không có diệu trí Bát Nhã, thì không đắc được quả giác.
‘’Hóa thành không
dừng đến Bảo Sở.’’ Hóa thành tức là thành biến hóa thị hiện ra, chẳng phải thật.
Hóa thành cũng rất trang nghiêm mỹ lệ, nhưng chỉ là thành biến hóa ra, chẳng phải
thật, phải thẳng đến Bảo Sở mới là cứu kính.
‘’Quán chiếu thực
tướng rõ thể dụng.’’ Quán chiếu là dụng, thật tướng là thể, thật tướng Bát Nhã
là thể, quán chiếu Bát Nhã là dụng. Dùng quán chiếu Bát Nhã đạt đến thực tướng
Bát Nhã, minh bạch thể và dụng.
‘’Thành Đẳng
Chánh Giác đóa đóa sen.’’ Bạn chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì từng
đóa từng đóa hoa sen sẽ sinh ra dưới chân.
Tu Chú Lăng
Nghiêm thì trước hết đừng có tâm ích kỷ, tâm tự lợi. Phải có tâm đại công vô
tư, tâm phải chí trung không lệch, phải tồn tâm xả mình vì người, phải tồn tâm
phổ độ hết thảy chúng sinh, nếu có tâm như nói ở trên, thì sớm sẽ thành tựu. Ðoạn
Chú này đa số là pháp câu triệu. Câu triệu là hàng phục thiên ma ngoại đạo
trong đạo tràng.
Chú Lăng Nghiêm
có : Pháp câu triệu, pháp hàng phục, pháp tiêu tai, pháp tăng ích, pháp thành tựu,
pháp cát tường. Người Vạn Phật Thành chúng ta phải khác với người thế tục, tư
tưởng hành vi đều phải khác nhau. Tư tưởng chúng ta luôn luôn phải tồn tâm lợi
người, tâm giúp đỡ người. Nếu không có sức lực thì chẳng có biện pháp. Khi có
cơ hội thì phải giúp đỡ kẻ khác. Bạn làm được như thế, thì chư Thiên thiện thần
tất cả hộ pháp đều ủng hộ bạn. Nếu miệng thị tâm phi, lời nói việc làm không giống
nhau, thì tất cả hộ pháp thiện thần, thiên long bát bộ đều bỏ bạn mà đi, không
hộ trì bạn. Cho nên người ở trong Vạn Phật Thành đều có tư tưởng đạo đức, tư tưởng
đạo đức thì đừng hại người, đừng đố kỵ người khác, đừng chướng ngại người khác,
đừng miệng thị tâm phi, cũng đừng miệng phi tâm thị, mâu thuẫn với nhau.
‘’Tâm thẳng là đạo
tràng.’’ Chúng ta luôn luôn dùng tâm ngay thẳng xử sự. Có người nói Vạn Phật
Thành người xuất gia thiên hạ đệ nhất là sư phụ Trung Quốc, thứ hai là Tỳ Kheo,
thứ ba là Tỳ Kheo ni, thứ tư mới đến cư sĩ, nói như thế tôi không hiểu là ý
nghĩa gì ? Tại sao không hiểu ? Vạn Phật thành là do Tỳ Kheo và Tỳ Kheo ni làm
thành, có thể nói là đổ huyết, đổ mồ hôi, ngày đêm sáng tác không ngừng, mới
thành tựu ngày hôm nay. Vậy sao lại nói đệ nhất là ai ? Thứ hai là ai ? Thứ ba
là ai ? Trước kia chẳng có vật gì, thì chẳng có ai lại tranh, bây giờ có nơi
đây rồi, thì chạy đến đây tranh quyền đoạt lợi, đây là chuyện rất tức cười, là
chuyện đáng thương xót. Ðã vậy, bây giờ có những người đó, ở tại đây chuyên môn
tạo chuyện thị phi, khiến cho mọi người không được an lạc, không được bình an.
Ðó là hành vi khi dối Vạn Phật Thành, khi dối mọi người, khi dối chư Phật, Bồ
Tát. Ở tại đây làm thị làm phi, có người đến Vạn Phật Thành nói Vạn Phật Thành
là ý trời, chẳng phải sức lực con người. Có Vạn Phật Thành rồi thì nói là ý trời,
khi không có Vạn Phật Thành thì tại sao không nói là ý trời, đây thật là mê tín,
thật là hồ đồ. Ý trời nhưng người phải làm, nếu người không làm thì trời chẳng
có ý. Cho nên chúng ta là người ở trong Vạn Phật Thành, phải trồng căn cơ xuống
cho thật vững chắc, đừng bị sóng gió giao động. Chúng ta là một phần tử của Vạn
Phật Thành, chúng ta nhất cử nhất động, nhất ngôn nhất hạnh, phải hộ trì Vạn Phật
Thành, đừng phá hoại Vạn Phật Thành. Tôi ở tại đây, tôi là một phần tử của Vạn
Phật Thành. Tôi khiến cho người có ấn tượng không tốt đối với Vạn Phật Thành,
tôi sẽ đắc được gì ? Ðừng ngu si như thế, không nên không việc đi tìm việc, như
thế không những không có công đức, mà còn tạo tội không thể tránh khỏi. Vì toàn
thế giới, người thật tâm phát tâm tu hành, đều có thể nói tụ hội ở lại trong Vạn
Phật Thành, đến từ bốn phương tám hướng, đều nhẫn khổ chịu nhọc, đều là người
muốn vì Phật Giáo làm một chút việc. Vậy bạn đến đây, trong vô hình đừng làm ảnh
hưởng mọi người, đó là việc tôi rất khổ tâm. Bất cứ vị nào phạm mạo bệnh này,
nên sửa đổi đi, không phạm mao bệnh này, thì phải chú ý cẩn thận. Nơi đây của
chúng ta là đạo tràng Lăng Nghiêm, đạo tràng Hoa Nghiêm, đạo tràng Pháp Hoa. Ðạo
tràng này thiên long bát bộ, hộ pháp thiện thần tùy thời đều hộ trì. Bạn ở
trong đạo tràng này tạo tội nghiệp, đó là những điều, Phật Bồ Tát không cho
phép.
104. Sất đà nễ.
Kệ :
Đoạn tha chú thuật
phá La Võng
Giải trừ hoạnh tử
tiêu tai chướng
Cứu bạt nhất thiết
oan khổ nghiệp
Thanh tịnh quang
minh cánh cát tường.
Tạm dịch :
Ðoạn chú thuật ma
phá La Võng
Giải trừ hoạnh tử
tiêu tai chướng
Cứu độ tất cả oan
khổ nghiệp
Quang minh thanh
tịnh diệu cát tường.
Giảng giải :
Thiên ma ngoại đạo và tất cả yêu ma quỷ quái, cũng có chú thuật của chúng,
nhưng khi tụng Chú này thì sẽ phá tà chú của chúng, cho nên nói ‘’Ðoạn chú thuật
ma phá La Võng.’’ Phá La Võng của ma, phá tất cả thần thông của ma vương.
‘’Giải trừ hoạnh
tử tiêu tai chướng.’’ Bổn lai phải hoạnh tử, hoặc là có đại nạn gì, như nạn tặc,
nạn nước, nạn bệnh, tai nạn, tất cả hoạnh tử như bị xe tông chết, bị máy bay rớt
xuống chết, hoặc là xe lửa bị lật, tai nạn xe hơi bị chết, những hoạnh tử như
thế gọi là hoạn nạn. Một khi niệm Chú này thì hoạn nạn chẳng có, có thể phá sạch.
Cho nên Chú này có thể phá tà chú, phá tất cả tai chướng.
‘’Phá trừ hoạnh tử
tiêu tai chướng.’’ Tất cả tai nạn đều có thể tiêu sạch.
‘’Cứu độ tất cả
oan khổ nghiệp.’’ Oan nghiệp, khổ nghiệp gì, Chú này đều có thể cứu được.
‘’Quang minh
thanh tịnh diệu cát tường.’’ Tụng chú này thì sẽ đắc được quang minh thanh tịnh
diệu cát tường.
105. A ca ra.
Kệ :
Vô thượng đại bi
tâm ấn văn
Tây Phương Liên
Hoa bộ chúng thần
Cánh gia từ hỉ
kiêm thí xả
Diệu vận xảo đoạt
tạo hoá công.
Tạm dịch :
Vô thượng đại bi
tâm ấn văn
Tây Phương Liên
Hoa bộ chúng thần
Từ bi hỷ xả vô lượng
tâm
Diệu dụng khéo đoạt
công tạo hóa.
Giảng giải: A Ca
Ra tức là "Vô thượng đại bi tâm", "vô thượng Ðại Bi Chú".
‘’Vô thượng đại
bi tâm ấn văn.’’ Tâm ấn diệu pháp này.
‘’Tây Phương Liên
Hoa bộ chúng thần.’’ Tây Phương Liên Hoa bộ tất cả hộ pháp thiện thần.
‘’Từ bi hỷ xả vô
lượng tâm.’’ Bạn phải dùng tâm đại bi, tâm đại từ, tâm đại hỷ, tâm đại xả, dùng
bốn tâm vô lượng viên mãn thì : ‘’Diệu dụng khéo đoạt công tạo hóa.’’ Bạn phải
dùng vừa vặn đến chỗ diệu, thì có thể đoạt được công năng tạo hóa của trời đất,
khiến cho người đáng chết nhưng không chết, người đáng hư hỏng nhưng không hư hỏng,
việc bất như ý đều hóa thành cát tường. Ðó là khéo đoạt được tạo hóa, công dụng
này diệu vô cùng. Cho nên các bạn phải biết, từ đây bắt đầu là "năm đại
tâm Chú", rất là quan trọng, rất là hữu dụng, quan trọng nhất trong Chú
Lăng Nghiêm.
106. Mật rị trụ.
Kệ :
Kình sơn trì xử
biến hư không
Đông phương Kim
Cang trấn ma quân
Bát vạn tứ thiên
thường ủng hộ
Năng sử hành nhân
nhập đại trung.
Tạm dịch :
Bưng núi cầm chùy
khắp hư không
Ðông phương Kim
Cang trấn ma quân
Tám vạn bốn ngàn
thường ủng hộ
Hay khiến người
hành nhập đại định.
Giảng giải: ‘’Tất
Ðà Nễ, A Ca Ra, Mật Rị Trụ, Bát Rị Ðát Ra Gia, Nảnh Yết Rị.’’ Năm câu Chú này gọi
là "năm đại tâm Chú", là năm tâm Chú của Phật ở năm phương.
Năm tâm Chú này
chuyên phá chú thuật của thiên ma ngoại đạo. Bất cứ chúng có yêu chú tà pháp
gì, khi bạn tụng năm đại tâm Chú này thì yêu thuật tà pháp của chúng đều bị phá
sạch. Không những phá yêu ma quỷ quái ở nhân gian, mà còn phá thiên ma ngoại đạo
ở trên trời. Khi bạn gặp thiên ma ngoại đạo mà tụng năm đại tâm Chú này thì
chúng không thể não loạn tâm của bạn. Bất cứ chúng có pháp thuật gì cũng đều
không linh nghiệm. Cho nên năm đại tâm Chú này vô cùng quan trọng trong Chú
Lăng Nghiêm, vô cùng linh cảm, không thể nghĩ bàn.
Mật Lị Trụ dịch
là "Kim Cang" là một trong 108 Kim Cang. Ðây thuộc về phương đông Kim
Cang Bộ, là tâm Chú của Kim Cang Bộ, cho nên nói : ‘’Bưng núi cầm chùy khắp hư
không.’’ Tám vạn bốn ngàn Kim Cang Bồ Tát này bưng núi cầm chùy khắp cõi hư
không.
‘’Ðông phương Kim
Cang trấn ma quân.’’ Kim Cang Bộ thuộc phương đông, trấn phục tất cả thiên ma
ngoại đạo, thì tu hành dễ dàng thanh tịnh, dễ dụng công tu hành. Cho nên tu
hành phải nội công ngoại đức, bên trong thì phải có công, bên ngoài phải bồi đức,
phải tài bồi đức hạnh.
‘’Tám vạn bốn
ngàn thường ủng hộ.’’ Tám vạn Kim Cang Tạng Bồ Tát thường ủng hộ bạn.
‘’Hay khiến người
hành nhập đại định.’’ Năng khiến người tu hành đắc được Lăng Nghiêm đại định,
thường thường sinh trí huệ chân chánh.
107. Bát rị đát ra gia.
Kệ :
Như ý luân bảo diệu nan tư
Nam phương hoá sinh vô úy thí
Tâm Chú thọ trì nguyên hình hiện
Li Mị Vọng Lượng thiết hấp thạch.
Tạm dịch :
Như ý luân báu diệu khó lường
Phương nam hóa sinh vô úy thí
Tâm Chú thọ trì hiện nguyên hình
Lị Mị Vọng Lượng sắt hút đá.
Giảng giải : ‘’Như ý luân báu diệu khó lường.’’ Ðây là diệu
bảo tâm Chú, cũng giống như hạt châu Như Ý không thể nghĩ bàn.
‘’Phương nam hóa sinh vô úy thí.’’ Phương nam Bảo Sinh Bộ biến
hóa vô cùng. Có bố thí vô úy, Như Ý bảo châu bố thí khắp cho tất cả chúng sinh,
khiến cho họ đều đắc được đủ thứ của báu.
‘’Tâm chú thọ trì hiện nguyên hình.’’ Khi niệm năm tâm Chú
này, thì bất cứ yêu ma quỷ quái gì, cũng đều hiện nguyên hình, thì bạn sẽ biết
chúng là những thứ gì.
‘’Lị Mị Vọng Lượng sắt hút đá.’’ Bất cứ là lị mị vọng lượng,
hoặc là quái vật gì, khi bạn niệm Chú này thì giống như hút sắt đá, hút chúng
vào thì chúng không thể biến hóa. Ðây thật là :
‘’Pháp vi diệu thâm sâu vô thượng
Trăm ngàn vạn kiếp khó gặp được
Con nay nghe thấy được thọ trì
Nguyện hiểu Tam muội nghĩa chân thật.’’
Tụng Kinh trì Chú, tu tất cả pháp môn đều phải thành tâm,
trai giới tắm rửa sạch sẽ, thân tâm thanh tịnh, trừ khử tất cả vọng tưởng để tu
pháp môn này, mới đắc được cảm ứng đạo giao, như tiếng ứng thanh. Nếu bạn không
thành tâm, thì dù Chú có linh ngiệm gì cũng đều không linh. Cho nên nói : ‘’Tâm
thành thì linh‘’, nếu tâm không thành thì sẽ không linh. Tâm thành là gì ? Tức
là không có tâm hoài nghi. Sức lực tin Chú chân chánh không thể nghĩ bàn. Sức lực
tin Chú chân chánh, không thể không thành tựu. Nếu bạn có tâm thành chân chánh,
thì tu hành sẽ thành tựu, không có tâm thành, thì chẳng thành tựu. Có người tu
hành trải qua thời gian lâu dài cũng chẳng có cảm ứng gì. Phải chăng là Phật
pháp không linh ? Hoặc Kinh Chú không có oai lực cảm ứng đạo giao ? Không phải
! Vì bạn không có tâm thành, luôn luôn cẩu thả lơ là, không đem chân tâm ra.
Cho nên chúng ta học Chú Lăng Nghiêm phải đầy đủ tâm chân thật, đó là quan trọng
nhất.
Hỏi : Làm thế nào dùng Chú đối phó với lị mị vọng lượng ?
Ðáp : Pháp thuật ngoại đạo, yêu ma quỷ quái, có lúc hoặc làm
bạn đau đầu, đau răng, đau mắt, sây sẩm mặt mày, phát cuồng, nói bậy bạ. Lúc
này bạn tụng Chú này, thì sẽ phá pháp thuật của chúng, khiến cho pháp thuật của
chúng không linh. Chứ chẳng phải kêu bạn tự nhiên đi đối phó với lị mị vọng lượng.
Hàng ngày trong tâm bạn có lị mị vọng lượng, hoặc chẳng có lị mị vọng lượng,
cũng tự chiêu chúng đến. Trong tâm bạn gởi đi thiệp mời nói : Ê ! Lị mị vọng lượng,
mau đến, ta có Chú đối phó với ngươi ! Ðây là đầu lại thêm đầu. Nên biết, Chú
này nói là ai gặp vấn đề gì, thì bạn có thể dùng Chú này để phá pháp thuật, chứ
chẳng phải hàng ngày kêu bạn đi phá, vậy vọng lượng có nhiều như thế, hằng ngày
bạn phải phá. Bất cứ lị mị vọng lượng gì, pháp thuật gì, khi gặp Chú này, thì
khí của chúng đều tán mất bỏ chạy, đều vô dụng. Trong tâm bạn trước thỉnh mời lị
mị vọng lượng đến, đương nhiên chúng tâm chú gì cũng có. Tâm Chú, tâm Chú tức
là trong tâm của bạn phải có Chú, phải sạch sẽ, gì cũng chẳng có, đến lúc dùng
thì tự nhiên sẽ linh nghiệm. Thọ trì chứ không phải vì hàng phục yêu ma quỷ
quái. Ðây cũng giống như tụng trì Chú Ðại Bi tức là niệm, lâu dần không niệm mà
niệm, tự nhiên sẽ có một thứ lực của Chú lại hộ trì bạn. Thậm chí đến thời, bạn
tụng Chú, không tụng Chú, đều có cảm ứng, vì bạn bình thường tu trì tốt, cho
nên cảnh giới đến thì tự nhiên tiếp nhận mà giải, vấn đề gì cũng đều không có.
108. Nảnh yết rị.
Kệ :
Tối thượng tác pháp kim cang tâm
Chuyển luân thành tựu bắc phương tôn
Trí huệ chánh định giới căn bổn
Đại viên mãn giác nhân thiên khâm.
Tạm dịch :
Tối thượng tác pháp tâm kim cang
Chuyển luân thành tựu bắc phương tôn
Trí huệ chánh định giới là gốc
Giác ngộ viên mãn trời người kính.
Giảng giải : Nảnh, dịch là "Tối thượng". Yết Rị, dịch
là "Tác pháp", cho nên nói : ‘’Tối thượng tác pháp tâm kim cang.’’
Tâm kim cang trong mật Chú.
‘’Chuyển luân thành tựu Bắc phương tôn.’’ Yết Rị còn dịch là
"Chuyển luân", là đại tâm Chú. Ðây là thuộc về phương bắc bộ Thành Tựu,
Phật Thành Tựu cai quản.
‘’Trí huệ chánh định giới là gốc.’’ Người tu đạo phải có đại
trí huệ, đại định lực. Muốn có chánh định thì trước hết phải trì giới. Giới là
nền tảng căn bản nhất. Nếu không có giới thì không có định, không có huệ.
‘’Giác ngộ viên mãn trời người kính.’’ Bạn thành Phật thì đắc
được giác ngộ viên mãn, trời người đều khâm phục bạn, cung kính bạn.
109. Tát ra bà.
Kệ :
Giải oan thích oán khánh hoà bình
Chiến tranh vĩnh tức hoá khang ninh
Nhất thiết cấm phược giai tiêu tán
Ngũ đại tâm Chú diệu vô cùng.
Tạm dịch :
Giải oan cởi oán vui hòa bình
Chiến tranh vĩnh diệt hóa khang ninh
Hết thảy buộc ràng đều tiêu tán
Năm đại tâm Chú diệu vô cùng.
Giảng giải : Tát Ra Bà tức là "Giải khai phóng thích tất
cả mọi ràng buộc". Ràng buộc tức là bị người dùng chú để khống chế, hoặc
là trúng tà, hoặc là trúng đủ thứ pháp thuật như độc trùng, bùa ngải. Năm đại
tâm Chú này, đều có thể phá những thứ tà thuật đó. Tát La Bà là giải khai phóng
thích tất cả ràng buộc, cho nên nói : ‘’Giải oan cởi oán vui hòa bình.’’ Mọi
người không chiến tranh.
‘’Chiến tranh vĩnh diệt hóa khang ninh.’’ Chiến tranh cũng
chẳng có, đó đây đều không đấu tranh, đó đây đều kiện khang, rất yên ổn.
‘’Tất cả buộc ràng đều tiêu tán.’’ Kẻ khác gây cho bạn những
tai nạn gì cũng chẳng có, đều tiêu tán hết.
‘’Năm đại tâm Chú diệu vô cùng’’ từ ‘’Tất Ðà Nễ đến Nảnh Yết
Rị‘’, năm đại tâm Chú này ảo diệu vô cùng, dù có nói nhiều cũng không hết được.
Hỏi : Chúng ta phải niệm toàn bộ Chú Lăng Nghiêm hay là năm
đại tâm Chú này ?
Ðáp : Chú Lăng Nghiêm là Chú rất dài, nhưng mỗi một câu Chú,
đều có diệu dụng và oai lực của nó. Nếu bạn biết diệu dụng và oai lực của nó,
thì khi cảnh giới đến, có thể niệm mấy câu này là đủ. Nếu bạn niệm từ đầu đến
cuối, thì thời gian phải dài. Năm đại tâm Chú này hay phá tan Ma La võng, phá
chú thuật của Ma vương. La võng tức là chỉ phù và chú thuật, khiến cho trong
tâm của bạn mê mất chánh niệm. Như ở Nam Dương, Thái Lan, đều có độc trùng, bùa
ngải các thứ tà thuật. Nếu dùng năm đại tâm Chú này thì sẽ phá được. Như trong
Kinh Lăng Nghiêm, ngoại đạo Ma Ðăng Già dùng chú Phạm Thiên, cũng có sức lực
không thể nghĩ bàn, đó là tà pháp, chú thuật thuộc về tự tư tự lợi, chẳng phải
đại công vô tư, cho nên phá được nó. Nếu là đại công vô tư, không có chút tâm
ích kỷ lợi mình, thì chẳng ai phá được, vì thuộc về chánh.
Lúc tôi ở tại Mã Lai thì có một người trúng cổ độc (vật độc
làm hại người, những nơi mán mọi nó hay cho vào đồ ăn uống, người nào ăn phải
thì sinh ra rồ dại mê man) khoảng mười lăm năm. Y luôn luôn muốn tự sát, thường
nghe thấy có người nói chuyện, điên điên đảo đảo. Y đến tìm tôi, tôi dùng gậy
đánh y thì y mửa ra hàng ngàn vô số côn trùng, rồi khỏi bệnh. Ðó là cổ độc. Tại
sao dùng gậy đánh thì y hết bệnh ? Vì trên cây gậy có rất nhiều oai lực của
Chú. Phải có đức hạnh mới có thể chi phối thứ pháp này. Nếu bạn không có đức hạnh,
tuy cũng có chút linh cảm, nhưng cuối cùng sẽ chiêu lại họa hoạn. Nếu giới luật
không thanh tịnh, không có đức hạnh, thì thần hộ Chú sẽ không bội phục bạn. Tuy
nhiên đương thời có cảm ứng, nhưng thời gian lâu dần, sẽ gặp tai họa. Do đó bất
cứ tu pháp gì, đều phải chú trọng về đức hạnh, chú trọng về đạo đức căn bản mới
có thể xử dụng pháp này, mới có oai lực, mới an toàn. Không có đạo đức thì
không nên dùng, bất cứ chú gì cũng thế.
Năm đại tâm Chú này là trăm ngàn vạn kiếp mới gặp được, cũng
có thể trăm ngàn vạn kiếp bạn đã gặp qua rồi, nhưng không thể biết rõ. Năm đại
tâm Chú này là tôn quý nhất, là Chú hữu dụng nhất trong Phật giáo. Bất cứ là
Chú của thiên ma, Chú của ngoại đạo, Chú của quỷ thần, Chú của yêu quái, Chú của
bàng môn tả đạo đều phá hết được. Tức là Chú hay phá tất cả không thể phá. Chú
phá thiên ma ngoại đạo chứ chẳng phải có tâm muốn đối địch với chúng, mà là giống
như đánh thái cực quyền, dùng lực nhu phá giải lực cang. Bất cứ Chú gì, dùng
tâm Chú này đều hóa giải được hết, nhưng đừng tổn hại đối với đối phương.
Năm đại tâm Chú này, tại sao gọi là tâm Chú ? Tức là từ
trong tâm từ bi chảy ra. Dùng Chú này phải dùng tâm từ bi hỷ xả, nhiếp thọ tất
cả chúng sinh, chứ chẳng phải nói, tôi niệm Chú này là muốn đánh bạn chết, giết
bạn, hoặc là tiêu diệt bạn, mà là oai lực của Chú hóa giải hết Chú thuật khác
cũng như băng đá gặp mặt trời, thì tự nhiên biến thành nước. Bổn lai Chú của
bàng môn ngoại đạo đều vì tâm sân hận chi trì, bạn niệm Chú Lăng Nghiêm này,
thì sẽ hóa thành cát tường, diệu là diệu chỗ này. Chứ chẳng phải bạn niệm Chú
này, thì đối phương thế nào chịu cũng không được, mà là Chú Lăng Nghiêm phá giải
hết oai lực của Chú khác, chứ không hại người. Oai lực của Chú là từ trong tâm
của chư Phật, Bồ Tát và người tụng Chú chảy ra một thứ tâm từ bi cho nên hàng
phục được tất cả thiên ma ngoại đạo.
110. Bàn đà na.
Kệ :
Kiết giới thanh tịnh thắng đạo tràng
Pháp hội trang nghiêm niệm Phật đường
Tán thán thường chuyển vô thượng luân
Chân đế lý thú phá hồng hoang.
Tạm dịch :
Kiết giới thanh tịnh thắng đạo tràng
Pháp hội trang nghiêm niệm Phật Ðường
Khen ngợi thường chuyển pháp vô thượng
Chân lý vi diệu phá hồng hoang.
Giảng giải : Bàn Ðà Na tức là "Kiết giới". Sao gọi
là kiết giới ? Phàm là kiến lập đạo tràng, trước hết phải kiết giới. Vậy giới
bên ngoài là đời ác năm trược, giới bên trong là đạo tràng thù thắng trang
nghiêm thanh tịnh. Kiết giới có khi dùng Chú Ðại Bi, mặt hướng về tám phương,
người chủ trì pháp hội dùng sức lực quán tưởng, quán tưởng xa bao nhiêu thì giới
liền lớn bấy nhiêu.
Người chủ trì nếu tâm lượng lớn, thì tận hư không khắp pháp
giới, đều kiết giới ở trong đó; nếu tâm lượng nhỏ thì giới cũng nhỏ. Câu Bàn Ðà
Na này tức là kiết giới. Kiết giới, giới quán tưởng xa bao nhiêu thì đắc được
thanh tịnh xa bấy nhiêu. Cho nên nói : ’’Kiết giới thanh tịnh thắng đạo
tràng.’’ Ðây là một đạo tràng thù thắng, đại chúng dụng công tu hành.
‘’Pháp hội trang nghiêm niệm Phật Ðường.’’ Pháp hội thì
không thể cẩu thả được. Tụng Kinh, trì Chú, lễ sám, lạy phật, giảng Kinh, thuyết
pháp, đều phải thận trọng mọi việc, tất cung tất kính, tơ hào không giải đãi,
không cẩu thả. Trong pháp hội phải quán tưởng chính mình đối trước Phật, đối
trước trời, đối trước sư phụ, đối diện với tất cả tôn trưởng. Như thế thì không
dám giải đãi lười biếng, làm qua loa cẩu thả, mà rất thành tâm tham gia pháp hội
đạo tràng. Cho nên nói ‘’Pháp hội trang nghiêm niệm Phật Ðường.’’ Niệm Phật Ðường
không phải nhất định niệm Phật mới gọi là Niệm Phật Ðường, bạn thanh tịnh trang
nghiêm thì là niệm Phật, tức là niệm Phật tại đó.
‘’Khen ngợi thường chuyển pháp vô thượng .’’ Câu Chú này là
là tán thán Phật chuyển pháp luân vô thượng.
‘’Chân lý vi diệu phá hồng hoang.’’ Dùng chân đế lý thể thực
tế chân thật nhất, phá trừ tất cả vô minh phiền não. Hồng hoang như đồng với trời
đất chưa khai phá. Phải khai thiên mở địa, tức cũng là nói phá vô minh, hiển lộ
tự tánh pháp thân huệ mạng.
111. Mục xoa ni.
Kệ :
Tối thắng giải thoát Đạt Ma bảo
Diệu cát huy kim thậm hy thiểu
Siêu việt nhất thiết chư khổ nạn
Tốc chứng bồ đề ly điên đảo.
Tạm dịch :
Pháp bảo giải thoát tối thù thắng
Chiếu cổ soi kim rất ít có
Siêu việt tất cả các khổ nạn
Sớm chứng bồ đề hết đảo điên.
Giảng giải : Mục Xoa Ni dịch là "Thắng giải
thoát". Gì gọi là thắng giải thoát ? Thắng là thù thắng, khác với các giải
thoát khác. Ðó là dùng sức ít mà thành công cao, một thứ pháp môn thù thắng nhất
cho nên nói ‘’Pháp bảo giải thoát tối thù thắng.’’ Giải thoát là pháp không
quái ngại, cũng không chấp pháp; ngã, pháp đều quên. Ðạt Ma Bảo là Pháp bảo.
‘’Chiếu cổ soi kim rất ít có.’’ Pháp bảo này chiếu cổ soi
kim, sáng chói muôn đời, nhưng cũng khó mà gặp được, càng không dễ gì hiểu được.
‘’Siêu việt tất cả các khổ nạn.’’ Ðây tức là thực hành sâu
vào trí huệ Ba La Mật, thì soi thấy năm uẩn đều không, độ tất cả khổ ách, vượt
qua tất cả khổ, tất cả ách nạn. Cho nên nói ‘’Sớm chứng bồ đề hết đảo điên.’’
Câu này là nói xa lìa điên đảo vọng tưởng, cứu kính Niết Bàn. Tất cả điên đảo đều
chẳng còn, chứng được trí huệ Bát Nhã vốn có. Trí huệ này dùng không hết được.
Pháp này nếu không phải có căn lành, đại nhân duyên trong quá khứ, thì không thể
gặp được.
112. Tát ra bà.
Kệ :
Giải trừ khổ ách đắc an lạc
Tiêu diệt nhiệt não đắc thanh lương
Chú trớ độc cổ chư tà thuật
Nhất thiết vô năng hại thân giả.
Tạm dịch :
Giải trừ khổ ách được an lạc
Tiêu diệt nóng bức được mát mẻ
Chú trừ các độc và tà thuật
Tất cả không thể hại người trì.
Giảng giải : Tát Ra Bà tức là "Giải trừ tất cả khổ
não", cho nên nói : ‘’Giải trừ khổ ách được an lạc.’’ Phiền não không còn
nữa thì sẽ an lạc.
‘’Tiêu diệt nóng bức được mát mẻ.’’ Niệm câu Chú này, thì tất
cả nhiệt não nóng bức đều chẳng còn, thì sẽ được mát mẻ tức là đắc được tự tại.
‘’Chú trừ các độc và tà thuật.’’ Chú trừ được hết thảy, như
niệm tà chú, bỏ cổ độc .v.v… các loại tà thuật, pháp thuật không chánh đáng.
113. Đột sắt tra.
Kệ :
Chướng não biệt kiến giá tánh minh
Phú tàng phát lộ ám đắc đăng
Phản bổn quy nguyên quán tự tại
Phóng hạ phàm tình Phật tức thành.
Tạm dịch :
Chướng não biệt kiến che quang minh
Che lấp phát lồ tối được đèn
Trở về nguồn cội quán tự tại
Buông bỏ phàm tình liền thành Phật.
Giảng giải : Ðột Sắc Tra dịch là "Chướng não",
"Biệt kiến". Chướng não, biệt kiến, che lấp tự tánh quang minh. Tự
mình sinh ra một thứ chướng ngại, tà tri tà kiến, che lấp tự tánh quang minh.
‘’Che lấp phát lồ tối được đèn.’’ Bạn bị tội nghiệp che lấp,
nếu phát lồ sám hối thì giống như trong chỗ tối được đèn sáng.
‘’Trở về nguồn cội quán tự tại.’’ Bạn trở về nguồn cội, thì
sẽ nhận rõ bộ mặt thật của bạn, sẽ luôn luôn quán tự tại, rất khoái lạc.
‘’Buông bỏ phàm tình liền thành Phật.’’ Buông bỏ phàm tình
thì sớm sẽ thành Phật.
Hiện tại tôi giảng Chú Lăng Nghiêm cho các bạn nghe. Chú
Lăng Nghiêm này trăm ngàn vạn kiếp cũng chẳng có ai giảng một lần nữa, cũng
không dễ giảng một lần nữa. Lúc tôi giảng cho các bạn nghe, tôi biết chẳng ai
nghe hiểu được. Tức là có người tự cho là hiểu được, cũng chẳng phải thật hiểu.
Có người tự cho là hiểu rồi, cho nên không chú ý, vậy cũng giống như không hiểu.
Chú Lăng Nghiêm là linh văn giữ gìn trời đất không bị hủy diệt.
Chú Lăng Nghiêm là linh văn giữ gìn thế giới không để cho đến mạc nhựt (ngày cuối).
Cho nên tôi thường nói : "Nếu trên thế gian có người niệm Chú Lăng Nghiêm
thì thế giới này không thể hủy diệt, pháp cũng không diệt. Khi nào trên thế
gian không còn ai niệm Chú Lăng Nghiêm, thì lúc đó Phật pháp sẽ diệt
vong". Bây giờ đã có những thiên ma ngoại đạo, tạo ra những lời bịa đặt
nói Kinh Lăng Nghiêm và Chú Lăng Nghiêm là giả. Ðây là thiên ma ngoại đạo phái
ma con, ma cháu đến, để tạo ra những lời bịa đặt như thế, khiến cho chúng ta
không tin Kinh Lăng Nghiêm và Chú Lăng Nghiêm. Cho đến ai ai cũng không tin Chú
Lăng Nghiêm, thì chẳng còn ai niệm, thì thế giới này sớm sẽ hủy diệt. Muốn thế
giới không bị huỷ diệt, thì hãy mau niệm Chú Lăng Nghiêm, đọc Kinh Lăng Nghiêm.
Nếu bạn mỗi ngày đọc tụng Chú Lăng Nghiêm, thì sự nguy hiểm của đạn nguyên tử,
đạn hạt nhân, cũng không hại được bạn. Cho nên bạn nên nhất tâm niệm Chú Lăng
Nghiêm.
Nay tôi giảng Chú Lăng Nghiêm cho các bạn, lúc này tuy chẳng
có ai minh bạch, nhưng mười năm, trăm năm, ngàn năm sau, sẽ có người thấy Chú
giảng giải này, thì lúc đó họ sẽ hiểu rõ thâm sâu Chú Lăng Nghiêm này. Các bạn
nghe được Chú Lăng Nghiêm đừng cho rằng thật là quá dễ dàng. Bốn câu kệ này
nhìn qua rất là đơn giản, nhưng nó là từ trong tâm của tôi chảy ra, chứ chẳng
phải tìm chương chọn câu, trích trong sách của người khác sao lại. Các bạn học
với tôi, chẳng màng là bài kệ hay dở, đây là sự xét nghiệm thấy pháp của tôi,
hiểu rõ Chú Lăng Nghiêm mà diễn tả ra. Nếu các bạn muốn hiểu thật Chú Lăng
Nghiêm thì nên cố gắng tu học, đừng để thời gian trôi qua lãng phí.
Hỏi : Phật nhãn
là gì ?
Ðáp : Phật nhãn
chỉ là danh từ, chứ chẳng phải chỉ riêng Phật mới có. Ngũ nhãn là năm cái danh
từ. Mỗi người đều có ngũ nhãn, nhưng vì chẳng tu hành, cho nên không mở, không
biết dùng như thế nào ? Người mở ngũ nhãn, thì nhìn sự vật không cần phải dùng
hai con mắt phàm phu. Có thể nhắm hai con mắt này lại, quán được khắp tất cả vạn
sự vật trong ba ngàn đại thiên thế giới.
114. Đột tất phạp.
Kệ :
Trừ diệt ác mộng
cập bất tường
Phiền não bồ đề
hoá thanh lương
Phá tà hiển chánh
hưng đại giáo
Bát vạn mao khổng
phóng hào quang.
Tạm dịch :
Diệt trừ ác mộng
và hung ác
Phiền não bồ đề
thành mát mẻ
Phá tà hiển chánh
thịnh Phật giáo
Tám vạn lỗ lông
phóng hào quang.
Giảng giải : Tụng
niệm câu Chú này, thì sẽ xa lìa điên đảo mộng tưởng, không gặp tất cả ác mộng.
Mộng lành thì có thể được, còn ác mộng thì chẳng có. Tại sao lại có ác mộng ?
Vì bạn còn tồn tại tâm ác, đều muốn giết người, phóng lửa, nói dối, thích uống
rượu, thích đi làm những việc hại người, thì trong mộng có những cảnh giới ác
như thế, chẳng phải mình bị người giết, thì là mình đi giết người. Tóm lại, bạn
giết tôi thì tôi giết bạn, hoặc là mộng thấy bị tai nạn xe chết, hoặc là bị lật
xe lửa chết, bị tai nạn máy bay mà chết. Trong mộng mình cũng sợ hồn phi phách
tán. Ðây là ác niệm trong tâm cảm được ác mộng.
Có người trong
tâm cũng không có ác niệm, không nghĩ đi hại người. Vậy tại sao vẫn có ác mộng
? Ðây có hai cách nói. Thứ nhất là những ác nghiệp trong quá khứ theo bạn, đưa
đến có ác mộng, khiến cho bạn biết trong quá khứ đã từng gieo trồng nhân ác, đời
nay phải sớm cải ác hướng thiện, sớm tu đạo. Thứ hai là khiến cho bạn biết ác mộng
là nghiệp cảm không tốt, bèn phát bồ đề tâm, không làm việc ác, cải ác hướng
thiện. Cho nên gặp ác mộng cũng có nhiều lý do. Cũng có thiện trong ác, hoặc ác
trong thiện, nghĩa là ở trong mộng mị, bạn cũng phải giác ngộ. Khiến bạn minh bạch
đời người như một giấc mộng, chẳng có gì là thật, chẳng có gì có thể lưu luyến.
Nói qua ác mộng này cũng có chỗ tốt. Nếu bạn gặp ác mộng mà không cải ác hướng
thiện, thì khó thoát khỏi địa ngục, làm ngạ quỷ, chuyển súc sinh cũng chẳng xa
mấy. Vì ác mộng này chẳng tốt. Bạn niệm câu Chú ‘’Ðột Tất Phạp‘’ này thì sẽ giải
trừ ác mộng, trong sự bất tri bất giác sẽ tiêu diệt, chẳng còn nữa.
‘’Diệt trừ ác mộng
và hung ác.’’ Hung ác tức là không cát tường, không thuận lợi, không may mắn.
Tóm lại những việc không thuận lợi đều tiêu sạch.
‘’Phiền não bồ đề
thành mát mẻ.’’ Phiền não của con người chỉ cần bạn nhẫn nó, chuyển nó qua thì
là bồ đề. Phiền não chuyển thành bồ đề, dễ như trở bàn tay. Nếu bạn biến phiền
não thành bồ đề, thì cũng biến thành mát mẻ, đắc được tự tại thọ dụng.
‘’Phá tà hiển
chánh thịnh Phật giáo.’’ Câu Chú này có thể phá tà cũng có thể hiển chánh. Trừ
diệt ác mộng tức là phá tà. Hóa thành mát mẻ, cát tường tức là hiển chánh.
‘’Tám vạn lỗ lông
phóng hào quang.’’ Nếu bạn tu thành công rồi, thì tám vạn lỗ chân lông, mỗi lỗ
chân lông đều phóng ra vô lượng vô biên quang minh, chiếu khắp ba ngàn đại
thiên thế giới.
115. Bát na nễ.
Kệ :
Trí huệ đệ nhất
Xá Lợi Phất
Biện tài vô ngại
triển hồng đồ
Thử thị Bát Nhã
đáo bỉ ngạn
Chúng trung thượng
thủ chứng chân như.
Tạm dịch :
Trí huệ bậc nhất
Xá Lợi Phất
Biện tài vô ngại
triển hồng đồ
Ðây là Bát Nhã đến
bờ kia
Thượng thủ trong chúng chứng chân như.
Giảng giải : Bát Na Nễ tức là "Trí huệ", tức cũng
là "Bát Nhã". Vậy sao lại nói ‘’Bát Na Nễ‘’ ? Ðây là Chú. Ý nghĩa của
Chú phần đông không thể hiểu, mà quỷ thần nghe thì hiểu liền, bèn tuân theo mạng
lệnh của Chú mà hành sự. Cho nên Chú tức là chú nguyện. Chú nguyện tức là ta
nguyện như thế nào, thì đều tùy tâm mãn nguyện. Câu Bát Na Nễ với câu dưới Phạt
La Ni đọc với nhau. Hai câu này niệm với nhau, thì khiến cho con người khai mở
đại trí huệ. Ðắc được đại trí huệ, thì sẽ đắc được đại biện tài, đắc được đại
biện tài, thì sẽ đắc được đại thọ mạng, đắc được đại thọ mạng, thì sẽ đắc được
đại an lạc. Ðây đều là có mối quan hệ tương quan.
‘’Trí huệ bậc nhất Xá Lợi Phất.’’ Trong hàng A La Hán, Ngài
Xá Lợi Phất là trí huệ bậc nhất. Vì Ngài trong quá khứ tu pháp môn Bát Nhã. Xá
Lợi Phất là tên, dịch là "Thu Lộ Tử". Thu Lộ là tên loài chim. Vì mẹ
của Ngài tên là Xá Lợi. Phất tức là con, Ngài là một người con của Xá Lợi. Lúc
Ngài ở trong bụng mẹ thì biện luận với cậu của Ngài. Người cậu luôn luôn biện
luận đều thua, biết là trong bụng của người chị mình có người con trí huệ, khiến
cho chị mình thông minh hơn. Do đó cậu của Ngài đi học nghị luận của ngoại đạo,
bất quá trở về biện luận vẫn không hơn được mẹ của Ngài.
‘’Biện tài vô ngại triển hồng đồ.’’ Ngài có đại trí huệ, lại
có đại biện tài. Triển hồng đồ là phát triển hoài bảo và hy vọng của Ngài. Là
gì ? Tức là khiến Phật giáo phát dương quang đại, trợ giúp Phật hoằng dương
chánh pháp.
‘’Ðây là Bát Nhã đến bờ kia.’’ Tại sao Ngài có đại trí huệ ?
Vì trong quá khứ Ngài tu trí huệ Bát Nhã, cho nên đắc được quả báo. Bát Nhã là
pháp môn đến bờ kia.
‘’Thượng thủ trong chúng chứng chân như.’’ Ngài là người trí
huệ đệ nhất trong hàng A La Hán, thượng thủ trí huệ. Ngài chứng đắc lý thể chân
như, có đại trí huệ chân chánh, biện tài vô ngại, đủ loại thần thông biến hóa.
Do đó muốn tu hành, muốn có trí huệ chân chánh, thì phải tu pháp môn Bát Nhã.
116. Phạt ra ni.
Kệ :
Trí huệ ngu si vô nhị tướng
Bồ Tát ngoại đạo bổn nhất như
Phàm phu phân biệt chủng chủng pháp
Học giả liễu ngộ ly ngôn thuyết.
Tạm dịch :
Trí huệ ngu si chẳng hai tướng
Bồ Tát ngoại đạo vốn là một
Phàm phu phân biệt đủ thứ pháp
Người giác tỏ ngộ lìa lời nói.
Giảng giải : Trí huệ phải khai mở mới có, không khai mở chứ
chẳng phải không có, và không biết xử dụng. Giống như máy vi tính, vi tính ví dụ
cho trí huệ, nếu bạn không học qua máy vi tính, thì không thể xử dụng nó, đó là
ngu si. Nếu học qua rồi, dùng được tức là trí huệ. Cho nên trí huệ và ngu si là hai danh từ, mà gốc vốn
là một. Bạn dùng được tức là trí huệ, không dùng được tức là ngu si. Máy vi
tính là ví dụ tốt nhất. Cũng giống như ăn cơm, bạn không ăn thì đói, ăn rồi thì
no. Trí huệ và ngu si cũng là một dạng, xử dụng được thì trí huệ, không xử dụng
được thì ngu si, cho nên nói : ‘’Trí huệ ngu si chẳng hai tướng.’’ Trí huệ và
ngu si chẳng hai dạng, tựa như trở bàn tay, trở qua là trí huệ, trở lại là ngu
si. Bạn không biết dùng tay thì không thể cầm, nắm đồ vật, dùng được thì cầm đồ
vật. Ðây là ví dụ ngu si và trí huệ. Vốn chẳng có hai, chỉ là danh từ, nhưng
danh từ làm cho con người bị mê hoặc. Có người chấp trước trí huệ, có người thì
mê nơi ngu si. Mê tức là ngu si, ngộ tức là trí huệ, mê ngộ đều là một. Có người
nói như vậy thì không đúng, mê, ngộ, sao là một ? Mê thì không minh bạch, ngộ
thì minh bạch. Thực ra minh bạch và không minh bạch đều chẳng phải hai thứ, cho
nên nói trí huệ và ngu si chẳng hai dạng.
‘’Bồ Tát, ngoại đạo
vốn là một.’’ Bồ Tát là muốn tu hành Bồ Tát đạo lợi ích kẻ khác, ngoại đạo cũng
muốn đi trên con đường chánh. Thiên Chúa Giáo và Gia Tô Giáo đều nhận rằng giáo
của mình không sai, có thể sinh về nước Chúa. Vì trí huệ của họ chỉ nhiều như
thế, chỉ biết có nước Chúa, không biết có những thế giới còn diệu hơn nước
Chúa, trí lực của họ không đạt đến được, đây là vấn đề trình độ. Học sinh tiểu
học, không thể so sánh với học sinh đại học, cũng không thể so sánh với học
sinh trung học. Về phương diện khác là vấn đề nghiệp. Quá khứ nghiệp tạo ra khiến
họ chỉ hiểu được nhiều như thế thôi. Cứu kính họ đều muốn khai ngộ, bất quá có
ngộ sớm và ngộ trễ, mê ngộ có chậm trễ mà thôi. Tu Bồ Tát đạo thì đắc được giác
ngộ sớm một chút. Tu pháp ngoại đạo thì chậm một chút. Nhanh chậm chỉ là vấn đề
thời gian, chứ chẳng phải có tốt và không tốt, kết quả đều là đắc quả bồ đề.
Cho nên :
‘’Về nguồn chẳng
hai lối,
Phương tiện có
nhiều cửa.’’
Không thể nói người
khác không tốt, chỉ có mình đúng, đừng có thứ biên kiến như thế.
‘’Phàm phu phân
biệt đủ thứ pháp.’’ Phàm phu chấp trước dính mắc tại cảnh giới, không việc tìm
việc làm, đầu lại thêm đầu. Giống như con khỉ cầm vật bên đông, lại chạy qua cầm
vật khác bên tây. Cầm lên bỏ xuống, bỏ xuống rồi lại cầm lên. Căn bản thì chẳng
cần mà nó muốn làm như thế. Cho nên nói : ‘’Phân biệt danh tướng không biết dừng.’’
Phân biệt danh tướng không biết dừng lại. Cho nên ‘’Vào biển đếm cát tự nhọc
mình.’’ Cũng giống như đếm trong biển có bao nhiêu hạt cát, cứu kính có bao
nhiêu hạt, bạn đếm được chăng ? Bây giờ có máy vi tính, dù tinh vi đến đâu cũng
đành bó tay.
‘’Người giác tỏ
ngộ lìa lời nói.’’ Khi giác ngộ rồi thì sẽ minh bạch, lìa tướng lời nói, lìa
tâm duyên tướng, quét tất cả pháp, lìa tất cả tướng, mới biết phân biệt danh tướng
là dư thừa. Nếu minh bạch tất cả pháp bổn lai là như thế, thì còn gì để nói ?
117. Giả đô ra.
Kệ :
Nhân gian oán gia
Phật quốc ân
Tri thức độ ngã
xuất trầm luân
Đề Bà Đạt Đa chân
hộ pháp
Hàng phục sân khuể
bất nhiễm trần.
Tạm dịch :
Nhân gian oán gia
Phật quốc ân
Tri thức độ ta
thoát trầm luân
Ðề Bà Ðạt Ða chân
hộ pháp
Hàng phục sân hận
không nhiễm bụi.
Giảng giải : Giả
Ðô Ra dịch là "Oán gia". Oán gia tức là có cừu oán, thường có tâm đố
kỵ sân hận, trong tâm không vui vẻ. Cừu nhân của Phật quốc tức là ân nhân của
nhân gian. Cừu nhân oán gia của nhân gian tức là ân nhân của Phật quốc. Nếu bạn
không có oán gia, thì không thể nhìn xuyên thủng tất cả. Cảnh giới đến không
thuận tâm, thì quay đầu lại mau phát bồ đề tâm, khiến cho bạn thức tỉnh tất cả
thế gian đều rất khổ. Nếu bạn biết khổ thì sẽ đoạn tập, chứng diệt, tu đạo. Bạn
phát bồ đề tâm, thì trước hết phải đoạn phiền não. Phiền não đoạn rồi, thì tu đạo
về sau sẽ chứng quả đắc được Niết Bàn, bốn đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Cho nên
nói : ‘’Nhân gian oán gia Phật quốc ân - Tri thức độ ta thoát trầm luân.’’ Thiện
tri thức tương phản chiều hướng đến giáo hóa ta. Khiến cho ta sớm thoát khỏi
sáu nẻo luân hồi, liễu sinh thoát tử.
‘’Ðề Bà Ðạt Ða
chân hộ pháp.’’ Phật Thích Ca Mâu Ni do ai giúp Ngài thành Phật ? Là Ðề Bà Ðạt
Ða. Ðề Bà Ðạt Ða đều đến chướng ngại Ðức Phật tu hành. Kết quả Phật Thích Ca
Mâu Ni quay đầu lại, sớm phát bồ đề tâm mà thành Phật.
‘’Hàng phục sân hận
không nhiễm bụi.’’ Người tu đạo phải hàng phục tâm, hàng phục tâm gì ? Hàng phục
tâm tham. Gì cũng không tham, cũng không tham danh, cũng không tham lợi, cũng
không tham tài, cũng không tham sắc, tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ
nghỉ, năm dục này đều không tham, đó là hàng phục được tâm. Lại không sân hận,
không ngu si. Tóm lại, hàng phục tâm tức là siêng tu giới định huệ, liền diệt
tham sân si. Có tham sân si thì còn nhiễm ô, không còn tham sân si, thì nhiễm ô
gì cũng chẳng còn, độc đều tiêu sạch. Ba độc chẳng còn, thì giới định huệ liền
hiện tiền. Tu đạo căn bản chẳng có gì, tức là tất cả cảnh giới đều nhận thức rõ
ràng, đừng bị cảnh giới chuyển, mà chuyển được cảnh giới. Cho nên người chuyển
được cảnh mà cảnh không thể chuyển được người. Ðó tức là có công phu. Người có
công phu thì:
‘’Dù gặp đao bén
vẫn thản nhiên
Uống nhầm thuốc độc
vẫn ung dung.’’
Dù gặp đao kiếm đến
mình cũng rất thản nhiên, một chút cũng không lo lắng. Có người bưng thuốc độc
cho bạn uống cũng chẳng sợ. Ðộc hại chết là độc hại chết, một chút cũng chẳng
có vấn đề gì. Nghĩ như thế thì còn có phiền não gì, còn có vấn đề gì ? Vấn đề
gì cũng chẳng có, đó là giải thoát. Cho nên chúng ta tu hành phải phá trừ tất cả
mọi chấp trước, thì sẽ đắc được giải thoát. Giải thoát được thì tự tại, là tịch
tĩnh khoái lạc, tức là thường, lạc, ngã, tịnh.
118. Thất đế nẩm.
Kệ :
Giải thoát tiêu
tai đại hoan hỉ
Thủ Lăng Nghiêm
pháp thế vô tỉ
Nhất thiết chướng
ngại cứu kính giác
Cách phàm siêu
Thánh khế chân liễu.
Tạm dịch :
Giải thoát tiêu
tai đại hoan hỷ
Pháp Thủ Lăng
Nghiêm không gì bằng
Tất cả chướng ngại
cứu kính giác
Chuyển phàm thành
Thánh hợp chân như.
Giảng giải : Câu
Chú này nghĩa là "Giải thoát", "Tiêu tai", "Hoan hỷ".
Cho nên nói : ‘’Giải thoát tiêu tai đại hoan hỷ - Pháp Thủ Lăng Nghiêm không gì
bằng.’’ Pháp Thủ Lăng Nghiêm này trên thế gian rất hiếm có, chẳng có gì có thể
so sánh được.
‘’Tất cả chướng
ngại cứu kính giác.’’ Nếu tu pháp này, thì gặp bất cứ chướng ngại gì, đều sẽ
qua được, mà đắc được cứu kính giải thoát.
‘’Chuyển phàm
thành Thánh hợp chân như.’’ Có thể đổi phàm siêu đến Thánh hiền. Khế hợp chân
lý, chân chánh liễu giải.
119. Yết ra ha.
Kệ :
Hộ trì Thiên giới
chúng thần binh
Oai phong lẫm lẫm
quỷ ma kinh
Chư Thiên chủng tộc
tề hướng thiện
Yêu tà quyến thuộc
các bôn đằng.
Tạm dịch :
Binh chúng thần hộ
trì ngàn cõi
Oai phong lẫm liệt
ma quỷ sợ
Dòng dõi chư
Thiên đồng hướng thiện
Quyến thuộc yêu
tà đều bỏ chạy.
Giảng giải:
‘’Binh chúng thần hộ trì ngàn cõi.’’ Ðây là binh thần trên trời bảo hộ ba ngàn
đại thiên thế giới.
‘’Oai phong lẫm
liệt ma quỷ sợ.’’ Khi ma quỷ khi thấy chư Thiên oai phong lẫm liệt thì rất sợ
hãi.
‘’Dòng dõi chư
Thiên đồng hướng thiện.’’ Chủng tộc chư thiên đều dạy người hướng thiện, chính
họ cũng làm việc thiện.
‘’Quyến thuộc yêu
tà đều bỏ chạy.’’ Yêu ma quỷ quái khi thấy họ, thì chúng đều bỏ chạy khắp nơi.
120. Ta ha tát ra
nhã xà.
Kệ :
Nhẫn giới kiên cố
bất thoái chuyển
Dẫn lãnh quy vãng
câu toả nã
Phổ tập thiện tín
y Tam Bảo
Pháp hội cát tường
Ma Ha Tát.
Tạm dịch :
Kham nhẫn kiên cố
không thối chuyển
Dùng móc hàng phục
kẻ cang cường
Khắp khiến thiện
tín nương Tam Bảo
Pháp hội cát tường
Ma Ha Tát.
Giảng giải : Ta
Ha tức cũng là "Ta Bà", tức là thế giới Ta Bà. Sa Ha dịch là
"Kham nhẫn", cũng gọi là "Nhẫn giới". Ta Ha dịch là
"Kiên cố". Chúng sinh, hoặc chư Phật, đều kham năng nhẫn thọ sự khổ của
thế giới Ta Bà. Vậy biết rồi thì phải kiên cố không thối chuyển phát bồ đề tâm.
‘’Dùng móc hàng
phục kẻ cang cường.’’ Tức là nói tất cả thiện thần trong ba ngàn đại thiên thế
giới, tất cả hộ pháp chúng thần, nếu gặp chúng sinh không nghe lời, thì dùng
móc kéo họ trở về.
‘’Khắp khiến thiện
tín nương Tam Bảo.’’ Khiến tất cả thiện nam tín nữ tụ tập lại với nhau quy y
Tam Bảo.
‘’Pháp hội cát tường
Ma Ha Tát.’’ Pháp hội này rất cát tường, hương quang vòng chung quanh, vân tập
các đại Bồ Tát.
121. Tỳ đa băng
ta na yết rị.
Kệ :
Phá bình chướng nạn
hoặc ha khiển
Nhất thiết như ý cánh an tường
Thiên giới thần lâm trừ ma hại
Phổ khiến khâm phục lễ Năng Nhân.
Tạm dịch :
Phá trừ chướng nạn hoặc quát mắng
Hết thảy như ý và cát tường
Ngàn cõi thần đến trừ ma hại
Ðều khiến khâm phục lễ Năng Nhân.
Giảng giải : Tỳ Ða Băng Ta Na Yết Rị tức là "Phá trừ tất
cả chướng nạn", khiến cho tất cả chướng nạn đều được bình an, khiển trách
hoặc la mắng tất cả bất thiện.
‘’Hết thảy như ý và cát tường.’’ Khiến cho tất cả sự việc
không lý tưởng đều được cát tường như ý.
‘’Ngàn cõi thần lâm trừ ma hại.’’ Trừ khử tất cả ma hại.
‘’Ðều khiến khâm phục lễ Năng Nhân.’’ Ðều khiến tất cả thiên
ma ngoại đạo không thiện quy y Tam Bảo, đảnh lễ Thích Ca Mâu Ni Phật.
122. A sắt tra băng xá đế nẩm.
Kệ :
Hộ giới hộ pháp hộ già lam
Vô lượng sắc quang chiếu đại thiên
Thành tựu diệu thủ đắc tự tại
Thường lạc ngã tịnh chứng Niết Bàn.
Tạm dịch :
Hộ giới hộ pháp hộ già lam
Vô lượng quang minh chiếu ngàn cõi
Thành tựu diệu thủ được tự tại
Thường lạc ngã tịnh chứng Niết Bàn.
Giảng giải : A Sắt Tra Băng là "thần hộ giới",
"thần hộ pháp", "thần hộ già lam". Già lam là đạo tràng.
‘’Vô lượng sắc quang chiếu đại thiên.’’ Các vị thần ấy phóng
quang minh vô lượng, chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới. Sắc cũng vô lượng,
quang cũng vô lượng, xanh, vàng, đỏ, trắng, đen đều có.
‘’Thành tựu diệu thủ đắc tự tại.’’ Thành tựu là thành tựu đệ
nhất khiến người đắc được tự tại.
‘’Thường lạc ngã tịnh chứng Niết Bàn.’’ Khiến cho tất cả đắc
được thường lạc ngã tịnh Niết Bàn bốn đức.
123. Na xoa sát đát ra nhã xà.
Kệ :
Câu toả tử diễm sắc quang mang
Lực sĩ hình trạng đại Kim Cang
Giải ách chửng tai tiêu chư nạn
Nhiếp thọ chúng sinh yết Pháp Vương.
Tạm dịch :
Câu móc lửa tía sáng nhấp nhoáng
Hình trạng lực sĩ đại Kim Cang
Giải ách tiêu tai trừ các nạn
Nhiếp thọ chúng sinh lễ Pháp Vương.
Giảng giải: Na Xoa dịch là "Câu móc" hoặc dịch là
"Ngọn lửa màu tía". Cho nên nói : ‘’Câu móc lửa tía sáng nhấp
nhoáng.’’ Sắc quang của nó sáng nhấp nhoáng hàng vạn trượng.
‘’Hình trạng lực sĩ đại Kim Cang.’’ Sát Ðát Ra dịch là
"Lực sĩ", hoặc là "Hình trạng", tức là đại Kim Cang thiện
thần hộ pháp.
‘’Giải ách tiêu tai trừ các nạn.’’ Các vị thần ấy chuyên giải
trừ tất cả tai nạn khốn khổ.
‘’Nhiếp thọ chúng sinh lễ Pháp Vương.’’ Nhiếp thọ tất cả
chúng sinh đến chốn Phật lễ Phật. Ðây là giải thích đơn giản, nếu giảng tỉ mỉ
thì vô cùng tận.
124. Ba ra tát đà na yết rị.
Kệ :
Diệu pháp chuyên tu đạt bỉ ngạn
Phát dũng mãnh tâm cầu bồ đề
Chiết phục thiên ma quy Tam Bảo
Thu nhiếp ngoại đạo ngộ bổn nguyên.
Tạm dịch :
Chuyên tu diệu pháp đến bờ kia
Phát tâm dũng mãnh cầu bồ đề
Hàng phục thiên ma nương Tam Bảo
Thu nhiếp ngoại đạo ngộ nguồn gốc.
Giảng giải : Ba Ra dịch là "Diệu pháp". Tát Ðà Na
dịch là "Dũng mãnh", là nói ‘’Chuyên tu diệu pháp đến bờ kia.’’ Bạn
phải y chiếu diệu pháp tu hành, không giải đãi, không ngủ gật khi nghe Kinh,
thì nhất định sẽ đến bờ bên kia. Nhất định đến nơi bình an nhất, đến bờ bên kia
Niết Bàn, đắc được thường lạc ngã tịnh, khoái lạc Niết Bàn bốn đức. Nếu bạn đắc
được pháp môn không thể nghĩ bàn, thì chắc chắn sẽ đạt đến bờ bên kia, tức là bạn
đạt được mục đích hy vọng, cõi Thường Tịch Quang Tịnh Ðộ.
‘’Phát tâm dũng mãnh cầu bồ đề.’’ Chúng ta tu hành thì phải
phát tâm dũng mãnh, đừng có nửa tu hành, nửa không tu; một ngày nóng mười ngày
lạnh. Cho nên phải phát tâm dũng mãnh, cầu bồ đề cầu giác ngộ. Bồ đề là giác đạo,
như thế thì sẽ ‘’Hàng phục thiên ma nương Tam Bảo.’’ Thiên ma có oai lực rất lớn,
nhưng oai lực của chúng lớn bao nhiêu, cũng chẳng bằng oai lực của diệu pháp, đều
hàng phục chúng được. Hàng phục này chẳng phải dùng sức để đàn áp chúng hàng phục.
Vậy dùng gì ? Dùng đức hạnh để cảm hóa chúng, khiến cho chúng triết phục, quy y
Tam Bảo, tức là quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.
‘’Thu nhiếp ngoại đạo ngộ nguồn gốc.’’ Thu nhiếp là dùng lực
hấp dẫn để hấp thu, cũng giống như hút sắt đá, làm cho ngoại đạo nhiếp phục.
Nhiếp phục ngoại đạo bạn làm thế nào ? Sẽ so sánh lớn hơn chúng. Ðây chẳng phải
nói khí lực so với chúng lớn hơn, mà là lượng khí so với chúng lớn hơn. Ðều bao
quát chúng ở trong, cho nên tôi thường nói với quý vị : Không màng là tin Thiên
Chúa Giáo, tin Gia Tô Giáo, tin Do Thái Giáo, tin tôn giáo nào bất cứ, tôi đều
xem bạn là Phật Giáo, có người nói : Tôi không tin. Tôi không màng bạn tin, hay
không tin, tôi đều cho rằng bạn tin. Bạn không tin Phật, tôi đều coi bạn là Phật
Giáo đồ, tôi không để bạn đi bên ngoài Phật Giáo. Giống như Vạn Phật Thành vậy,
bạn không đến thì đợi bạn, đợi bạn đến trong Vạn Phật Thành cùng nhau tu hành.
Tôi không để bạn đi bên ngoài, đều làm cho bạn vào bên trong. Cho nên ‘’Thu nhiếp
ngoại đạo bổn lai nguyên.’’ Bổn nguyên này tức là minh bạch bổn lai như thế
nào. Bổn lai tất cả chúng sinh đều có Phật tính, đều có thể thành Phật, nhưng
vì hỗn hợp với trần ai, làm cho trí huệ bị ô nhiễm, không nhận thức được bộ mặt
thật.
125. A sắt tra nẩm.
Kệ :
Kim Cang bảo thủ pháp lực thâm
Bảo chưởng bảo quyền trấn ma quân
Công đức nguy nguy thần thông đại
Thân tâm thật tiễn xứ xứ chân.
Tạm dịch :
Kim Cang tay báu pháp lực lớn
Chưởng báu quyền báu trấn ma quân
Công đức lồng lộng đại thần thông
Thân tâm thực tiễn nơi nơi chân.
Giảng giải : Câu Chú này diệu không thể tả. Câu Chú này tức
là "Kim Cang thủ", lại là "Kim Cang chưởng", lại là
"Kim Cang quyền". Kim Cang quyền này, có thể cách núi đánh yêu, yêu
ma quỷ quái cách một hòn núi, đều làm cho chúng hàng phục. Bạn dùng pháp Kim
Cang quyền này, thì chúng sẽ mau chóng hướng về bạn cúi đầu đảnh lễ, phục tùng
bạn. Tức là không cần bạn phải dùng sức lực làm đè ngã chúng, mà là dùng đức hạnh
đạo lực để cảm hóa, khiến cho chúng phục tùng bạn. Cho nên nói: ‘’Kim Cang tay
báu pháp lực lớn.’’ Thứ pháp lực này không thể nghĩ bàn, chẳng phải một số người
có thể hiểu được.
‘’Chưởng báu quyền báu trấn ma quân.’’ Kim Cang chưởng báu,
Kim Cang quyền báu, không dùng để đánh, khi ma quỷ thấy thì sẽ lão thực quy thuận,
không dám tác quái.
‘’Công đức lồng lộng đại thần thông.’’ Công đức này rất lớn.
Lồng lộng là rất lớn vô cùng. Không những công đức lớn mà thần thông cũng lớn,
cho nên: ‘’Thân tâm thực tiễn nơi nơi chân.’’ Tại sao có công đức lớn như thế ?
Vì khi tu hành thì cung hành thực tiễn, lúc nào tu hành cũng đều tu hạnh chân
chánh, tu pháp chân chánh. Không nói dối, không làm việc giả. Bất cứ lúc nào
cũng không đội mặt giả, đều là bản lai diện mục (bộ mặt thật), chân mà lại
chân, thật mà lại thật. Tu pháp môn chân thật, thì một chút giả dối cũng không
xen tạp vào. Ðây là sức lực không thể nghĩ bàn của Kim Cang chưởng, Kim Cang
quyền và Kim Cang thủ. Hôm nay bạn nghe được diệu pháp này đều là do trong vô
lượng kiếp quá khứ đã trồng căn lành mới nghe thấy được. Nếu không muốn nghe,
cũng nghe không được, đều có nhân duyên chướng ngại bạn. Hôm nay nghe được, là
có căn lành lớn trong quá khứ, mới nghe được hai câu Chú này, hai câu diệu pháp
này.
No comments:
Post a Comment