KINH LĂNG NGHIÊM : MA CHƯỚNG TRÊN ĐƯỜNG TU TẬP
GIẢNG GIẢI (tiếp theo)
KINH VĂN:
妄元無因,於妄想中,立因緣性,迷因緣者,稱為自然.彼虛空性,猶實幻生,因緣自然,皆是眾生妄心計度。
Vọng nguyên vô nhân, ư vọng tưởng trung lập nhân duyên tính, mê nhân duyên giả, xưng vi tự nhiên. Bỉ hư không tánh, do thực huyễn sinh, nhân duyên tự nhiên, giai thị chúng sinh vọng tâm kế độ.
Việt dịch:
Vọng vốn không có nhân, ở trong vọng tưởng mà lập ra tánh nhân duyên, mê tánh nhân duyên thì gọi đó là tự nhiên. Cả tánh hư không kia cũng sinh ra từ huyễn hóa, nên nhân duyên, tự nhiên đều là suy lường từ vọng tâm chúng sanh.
GIẢNG:
Đoạn kinh này, nói về nhân duyên của vọng niệm, “nhân duyên” nghĩa là sao? Khi người ta không hiểu về lý nhân duyên, từ trong sự mê lầm này họ sẽ cho đó là tự nhiên, nên bị lạc vào tà kiến của ngoại đạo. Nên kinh văn nói:
Vọng vốn không có nhân, ở trong vọng tưởng mà lập ra tánh nhân duyên.
Vọng tưởng vốn không có nhân, từ trong vọng tưởng mà lập ra tánh nhân duyên.
Trong vọng tưởng của quý vị, vốn không có thực thể, nhưng quí vị cho rằng trong ấy có nhân và duyên, nhưng những người mê tánh nhân duyên gọi đó là tự nhiên.
Mê tánh nhân duyên thì gọi đó là tự nhiên.
Nếu quí vị hiểu rỏ lý nhân duyên thì chẳng có vấn đề gì. Nhưng nếu có người mê mờ về lý nhân duyên thì chẳng hiểu rõ được chút nào lý này.
Quí vị có thể hỏi:
Bạch Hòa thượng: Rốt ráo nghĩa nhân duyên mà Ngài nói là gì?
Lí nhân duyên đã được giảng giải rất rõ trong phần trước. Đó là pháp để bài xích tà thuyết ngoại đạo, tà kiến của Tiểu thừa, nên pháp ấy chẳng phải là giáo lý thân diệu. Cơ bản giáo lý ấy cho rằng: Bất luân nhân như thế nào thì duyên sẽ như thế ấy. Những người không hiểu được lý nhân duyên sẽ gọi đó là tự nhiên.
Đó là trường hợp nuốt luôn cả trái chà là.[110] Nghĩa câu đó là sao? Có thể quý vị chưa biết trái chà-là. Nhưng quý vị có thể hiểu như khi ăn trái táo mà không cần cắn từng miếng, mà nuốt luôn nguyên cả trái vậy. Mùi vị trái táo ra sao, cũng chẳng cần biết nữa. Đây là ví như những người mê lầm lý nhân duyên mà chẳng hiểu gì về nó cả, nên gọi đó là tự nhiên, Đó là một tà thuyết của ngoại đạo.
Cả tánh hư không kia cũng sinh ra từ huyễn hóa, nên nhân duyên, tự nhiên đều là suy lường từ vọng tâm chúng sanh.
Nay chẳng nói đến nhân duyên, chẳng nói đến tự nhiên, mà đề cập đến hư không. Hư không là gì? Nó theo vọng tưởng của quý vị mà sanh khởi ra, như bài kệ của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đã nói trong đoạn trước:
Không sanh đại giác trung
Như hải nhất âu phát.
Nghĩa là: Hư không sanh trong biển đại giác, cũng như hòn bọt nhỏ trong lòng đại dương. Hư không ở trong bản tánh giác ngộ lớn chỉ như là bọt nước trong biển mênh mông, nên nói nó xuất sanh từ vọng tưởng.
KINH VĂN:
阿難,知妄所起,說妄因緣。若妄元無,說妄因緣,元無所有。何況不知,推自然者?
A-nan, tri vọng sở khởi, thuyết vọng nhân duyên. Nhược vọng nguyên vô, thuyết vọng nhân duyên, nguyên vô sở hữu. Hà huống bất tri, suy tự nhiên giả?
KINH VĂN:
A-nan, đã biết do vọng sanh khởi ra, mà nói nhân duyên vọng. Nếu vọng vốn không thì nhân duyên vọng đó vốn là chẳng có. Huống gì những người không biết, cho đó là tự nhiên.
GIẢNG:
A-nan, đã biết do vọng sanh khởi ra, mà nói nhân duyên vọng.
A-nan, nếu ông biết nơi sanh khởi của vọng tưởng thì ông có thể nói về nhân duyên của vọng tưởng ấy.
Quí vị có biết vọng tưởng hiện hữu như thế nào không? Nếu quí vị biết nơi vọng tưởng sanh khởi, thì quí vị có thể nói về nhân duyên.
Nếu vọng vốn không thì nhân duyên vọng đó vốn là chẳng có.
Nhưng nếu vọng tưởng không có nhân thì ông có thể nói rằng nhân duyên của vọng tưởng vốn là không vậy.
Vốn xưa nay chưa từng có vọng tưởng, vậy ông căn cứ vào đâu để nói về nhân duyên của vọng tưởng. Vì vọng tưởng vốn không thể tánh, nó chẳng có gốc. Vọng tưởng ấy chẳng phải có thực. Tất cả các pháp đều không có tướng nhất định.
Huống gì những người không biết, cho đó là tự nhiên
Những người không biết lại biện bác cho đó là tự nhiên.
Nếu quí vị còn không biết lý nhân duyên mà lai biện bác cho lý tự nhiên thì quí vị sẽ rơi vào hàng ngoại đạo. Điều ấy hoàn toàn không nên.
KINH VĂN:
是故如來,與汝發明,五陰本因,同是妄想。
Thị cố Như Lai, dữ nhữ phát minh, ngũ ấm bản nhân, đồng thị vọng tưởng.
Thế nên Như Lai giải bày cho các ông rõ bổn nhân của ngũ ấm đều là vọng tưởng.
GIẢNG:
Thế nên Như Lai giải bày cho các ông rõ bổn nhân của ngũ ấm đều là vọng tưởng.
Do lý nhân duyên đã được giảng ở phần trước Như Lai giải bày cho các ông rõ bổn nhân của ngũ ấm đều là vọng tưởng.
Cái gì là bổn nhân của ngũ ấm? Đó là vọng tưởng. Nếu quí vị quán chiếu thật sâu vào vọng tưởng quí vị sẽ thấy nó không có thực thể riêng biệt. Thực ra mẹ của vọng tưởng là năm uẩn. Từ năm uẩn mà có vọng tưởng. Nương nơi chơn mà vọng sanh khởi.
Trước đây tôi chẳng nói rồi đó sao? Ngọn núi ngũ uẩn đang đè bẹp quí vị. Lại có sáu tên giặc cướp trên núi đang chiêu tập lực lượng, binh mã, lương thực rồi đi khắp nơi phá nhà cướp của, chúng nó không chừa một việc gì mà không làm. Năm ngọn núi ngũ uẩn ấy che phủ tánh Như Lai tạng , nên tánh Như Lai tạng không hiển lộ ra được. Chỉ với năm ngọn núi ngũ uẩn che mờ chân tánh đã quá khổ rồi mà lại còn thêm sáu tên giặc cướp kết bè đảng rồi mặc sức đi phá nhà cướp của nữa. Tánh Như Lai tạng hoàn toàn bị che khuất dưới lũ cướp này. Nếu quí vị có thể hàng phục được sáu tên giặc cướp và ngũ ấm thì tánh Như Lai tạng của quí vị sẽ tự nhiên hiển bày.
KINH VĂN:
汝體先因,父母想生。汝心非想,則不能來,想中傳命。
Nhữ thể tiên nhân, phụ mẫu tưởng sinh. Nhữ tâm phi tưởng, tắc bất năng lai, tưởng trung truyền mệnh.
Việt dịch:
Thân thể của ông, trước là nhân cái tưởng của cha mẹ mà sanh ra. Tâm ông nếu không có một niệm tưởng nào, thì ông chẳng đến gá mạng vào nơi tưởng.
GIẢNG:
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nói với A-nan.
Thân thể của ông, trước là nhân cái tưởng của cha mẹ mà sanh ra.
Nguyên nhân ban đầu của thân thể ông là do cái tưởng của cha mẹ sanh ra. Bằng cánh nào mà ông có được cái thân hiện tiền? Cái thân ấy do đâu mà có? Có là do mọi thứ tưởng nơi cha mẹ ông. Trong kinh gọi là tưởng nhưng thực ra chính là tình. Nói rõ ràng hơn là một thứ xúc cảm. Vì loài noãn sanh do tưởng sanh ra, loài thai sanh do tình sanh ra. Ngài A-nan vốn được sanh từ bào thai, chẳng phải noãn sanh. Nên trong trường hợp này cái tưởng làm nhân để Ngài sanh ra chính là tình. Nói tóm lại. Tất cả những cái ấy đều là vọng tưởng. Nói ở mức độ sâu hơn, cái nhân ấy là tưởng và chi tiết hơn nữa thì gọi cái ấy là tình. Cái nhân ban đầu là tình của cha mẹ, nên họ cùng nhau thỏa mãn tình dục. Kết quả là đứa trẻ con được sanh ra, thế nên chẳng phải trẻ em được sanh ra từ tình hay sao?
Tâm ông nếu không có một niệm tưởng nào, thì ông chẳng đến gá mạng vào nơi tưởng.
Vì cha mẹ đã khởi cả tình lẫn tưởng nên mới có chuyện nam nữ. Tuy nhiên khi ông đang ở trong dạng thân trung ấm, nếu ông không khởi nên cái tình yêu mến mẹ và ghét cha, hoặc ghét mẹ và yêu thương cha, thì thân ông không thể hiện hữu được. Chính ông cũng vậy, mới ngay trong giai đoạn thân trung ấm thôi, mà ông đã có niệm tưởng về tình rồi.
Vì niệm tưởng về tình ấy, nên thân trung ấm của ông nhập vào thai người mẹ. Nếu ông không có niệm tưởng về tình ấy, thì ông không thể nhập thai và ông không thể có thân này. Đây là sự thực quá hiển nhiên, ông chẳng thể nào phủ nhận được điều ấy. Kinh văn xác định rằng, nếu ông không có tình tưởng, thì thân tuyệt đối không thể nào hiện hữu. Làm sao mà có thể ra đời được.
Sinh mạng của ông có được là do nơi tưởng.
Niệm tình tưởng ấy đã truyền sự sống đến cho quí vị. Nguyên nhân để quý vị có mạng sống là do các tình tưởng tương giao với nhau mà thành. Sinh mạng của ông có được là do nơi tưởng. Nghĩa là cái tưởng của ông khiến cho sanh mạng của ông được tương tục. Nếu ông không có niệm tưởng nào thì sự sinh tử sẽ chấm dứt. Khi tưởng ấm tiêu dung thì quý vị sẽ rời xa tất cả điên đảo mộng tưởng. Khi mọi vọng tưởng đều tiêu trừ rồi thì việc sanh tử nơi quí vị cũng chấm dứt luôn. Tại sao quí vị phải chịu trải qua sanh tử? Đơn giản là chỉ vì quí vị có quá nhiều vọng tưởng. Khi một niệm vọng tưởng dừng, thì niệm khác lại dấy lên giống như sóng, vọng tưởng sinh khởi kế tiếp nhau vô cùng tận, và nó khiến cho sinh mạng tương tục.
KINH VĂN:
如我先言,心想醋味,口中涎生,心想登高,足心酸起,懸崖不有,醋物未來。汝體必非,虛妄通倫。口水如何因談醋出?
Như ngã tiên ngôn, tâm tưởng thố vị, khẩu trung diên[111] sinh, tâm tưởng đăng cao, túc tâm toan khởi, huyền nhai bất hữu, thố vật vị lai, nhữ thể tất phi, hư vọng thông luân. Khẩu thủy như hà, nhân đàm thố xuất?
Việt dịch:
Như trước đây Như Lai đã nói, khi tâm tưởng đến vị chua, thì trong miệng tiết ra nước bọt, khi tâm tưởng đang leo cao thì lòng bàn chân cảm thấy rờn rợn, mà dốc cao chẳng có, vị chua cũng không thấy, thân thể của ông chẳngphải cùng loại với hư vọng, tại sao khi nghe nói đến vị chua thì nước bọt trong miệng tiết ra?
GIẢNG:
Triết lý được giảng giải trong kinh Thủ-lăng-nghiêm là vô cùng triệt để. Đó là điểm cao nhất của tất cả mọi thứ triết học, là chân lý tối thượng. Nhưng dĩ nhiên, chân lý tối thượng rốt ráo cũng chỉ là vọng tưởng. Kinh Thủ-lăng-nghiêm này chânthật khi mô tả mọi hiện tượng một cách thưch tế như vậy. Nhưng nguồn cội của hiện tượng ấy là đâu ? Là vọng tưởng. Nguyên lý về sự xuất phát của mọi hiện tượng lạ rốt ráo, nhưng nguồn gốc của những nguyên lý ấy cũng từ vọng tưởng. Nếu vọng tưởng sinh khởi thì nguyên lý ấy hiện hữu. Nếu không vọng tưởng thì nguyên lý ấy cũng không tốn tại.
A-Nan, như tôi đã nói trước. Ông có còn nhớ trước đây tôi đã nói với ông chuyện gì xẽ sảy ra khi tâm ông tưởng đến vị chua. Ông nghĩ: Ồ ! dấm ấy thật là chua ! Ồ ! Quả mận này thật là chua chỉ cần cắn một miếng là tê cả răng ! Ngay khi quý vị nghĩ về chuyện ấy, thì trong miệng tiết ra nước bọt. Miệng tiết ra nước bọt để tiêu hóa thức ăn. Lúc này không phải là đói mà quý vị nghĩ đến vị chua. Người Trung Hoa có thành ngữ “Uống dấm” là để cho những người hay ghen tức đố kỵ người khác làm tiết ra vị chua trong miệng quý vị.
Khi ông tưởng mình đang leo lên dốc cao, trong lònh bàn chân cảm thấy rờn rợn và trở lên yếu ớt. Quý vị có thể bị mất cân bằng và rơi từ bờ đá tới hẻm núi cả ngàn feet (1 foot = 0,3048 m). Quá nguy hiểm phải không.
Mà dốc cao cũng chẳng có, vị chua cũng không, núi cao thật ra không có ở đo, quý vị chỉ tưởng tượng đến nó mà thôi. Nhưng chỉ mới tưởng tượng thôi, mà bàn chân đã thấy rờ rợn lên rồi. Trên đã nói miệng tiết ra nước bọt khi nghĩ đến mận chua. Còn bây giờ chân cẳng đã có cảm giác rờn rợn khi nghĩ đến bờ dốc đá cao. Thế nào là lòng bàn chân quý vị có cảm giác rờn rợn ? Tôi sẽ kể cho quý vị nghe. Ðến đây có người sẽ nói: Hòa Thượng tôi cần phải giải thích điều này, con đã hiểu được rồi, con đã ngộ được đạo lý này rồi. Trước đây Hòa Thượng đã giảng về sự hỗ dụng của các giác quan. Trường hợp này chắc chắn bàn chân cảm thấy chua vì nó có thể ăn được.”
Phải chăng sự thực là như thế hay sao ? Tôi không tin vào sự ngộ giải của ông như trên. Chẳng có một đạo lý nào như thế. Tôi không chấp nhận đạo lý như vậy, vì nó chỉ là vọng tưởng. Bàn chân chẳng thể nào ăn được. Trong sáu căn hỗ dụng là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Hoàn toàn không có bàn chân. Ðó là lý do tại sao tôi tuyệt đối không thừa nhận kiến giải của ông, mà ông gọi là khai ngộ ấy.
Không có bờ đá dốc cao nào, cũng chẳng có trái me chua nào, nước bọt và bàn chân rờn rợn và yếu đi chính là do vọng tưởng. Nếu thân thể của quí vị không ra đời từ vọng tưởng hư dối, nếu thân xác ấy không kết bạn, không đồng loại với vọng tưởng thì tại sao nước trong miệng lại tiết ra khi nói đến vị chua? Nếu thân thể ấy không phải ra đời do vọng tưởng tình tưởng, thế tại sao dịch vị lại tiết ra trong miệng khi tôi nói đến vị chua? Vị chua chỉ là sự kiện được đề cập đến chứ nó không có thực. Nó chỉ là giả thuyết, tại sao lại tạo nên vị chua trong miệng ông? Có lẽ nào ông vẫn biện hộ rằng vị chua trong miệng ông và cảm giác rờn rợn ấy chẳng do từ vọng tưởng mà có chăng? Không! Vì nó hoàn toàn do vọng tưởng mà có.
KINH VĂN:
是故當知,汝現色身,名為堅固第一妄想。
Thị cố đương tri, nhữ hiện sắc thân, danh vi kiên cố đệ nhất vọng tưởng.
Việt dịch:
Vậy ông nên biết, sắc thân hiện nay của ông, được gọi là vọng tưởng kiên cố thứ nhất.
GIẢNG:
Vậy do những đạo lý được giảng ở trên ông nên biết, sắc thân hiện nay của ông, được gọi là vọng tưởng kiên cố thứ nhất.
Gọi là kiên cố cũng chỉ là cái tên. Thực ra cái tên ấy được tạo ra nhờ vào loại vọng tưởng thứ nhất đó là sắc ấm.
KINH VĂN:
即此所說,臨高想心,能令汝形,真受酸澁。
Tức thử sở thuyết, lâm cao tưởng tâm, năng linh nhữ hình, chân thọ toan sáp.
Việt dịch:
Như Lai đã nói trước đây, khi tâm ông tưởng đến một nơi cao là thân có cảm giác rờn rợn.
GIẢNG:
Như Lai đã nói trước đây, khi tâm ông tưởng đến một nơi cao là thân có cảm giác rờn rợn.
Ở chương vừa rồi đã có nói, chỉ cần nghĩ về một nơi cao là chân có cảm giác rờn rợn và tê nhức.
Hãy tưởng tượng chính mình đang đứng trên bờ dốc cao dựng đứng; chỉ cần nói và nghĩ về điều ấy thôi cũng đủ làm cho lòng bàn chân quí vị thấy rờn rợn và tê nhức rồi. Quí vị cảm thấy rất khó chịu như thể cẳng chân không nâng đỡ nổi cái thân và có cảm giác muốn té. Nếu quí vị đi trên bờ đá cao và nhìn xuống dưới vực sâu không đáy, thì lòng bàn chân của mình sẽ có cảm giác như tê cứng lại. Mặc dù quí vị không có nguy cơ bị té mà quí vị cũng có cảm giác như thể mình sắp bị rơi vậy. Cảm giác này sở dĩ xuất hiện trong mình là do vọng tưởng. Chẳng hạn như quí vị có thể đi bộ hàng vạn dặm trên đất bằng mà bàn chân không hề có cảm giác tê rần, rờn rợn do vọng tưởng. Nhưng nếu quí vị phải đi qua một cây cầu độc mộc bắt qua dòng sông nước chảy xiết ở phía dưới, thì quí vị sẽ bắt đầu suy nghĩ: “Ồ, nếu như ta bị rơi xuống đây thì coi như xong đời, ta sẽ chết đuối là chắc chắn.”
Mọi việc đều tốt đẹp cho đến khi trong tâm quí vị khởi lên cái tưởng như thế. Bây giờ bất thình lình bàn chân quí vị trở nên tê cứng không nhấc nổi bù một bước, kết quả là bị rơi. Chuyện đó chắc chắn sẽ xảy ra, vì quí vị đã phát khởi tưởng như vậy. Nếu trong tâm quí vị không khởi dậy tưởng tượng mà chỉ đi với đôi mắt nhắm nghiền, không cần biết đến điều gì hết khi bước qua chiếc cầu độc mộc, thì chẳng có điều gì xảy ra cả. Nên hãy dứt khoát lần sau sẽ cố gắng đi qua cầu với đôi mắt nhắm. Nhưng rồi quí vị cũng sẽ bị té như lần trước, vì quí vị không thấy đường đi. Nếu quí vị đi qua cầu với đôi mắt mở, quí vị sẽ khởi vọng tưởng về dòng nước cuồn cuộn phía dưới khiến mình sợ hãi. Nếu quí vị nhắm mắt đi qua cầu, chắc chắn là bị trượt và rơi xuống sông.
Cho nên mở mắt mà không vọng tưởng và đừng nhắm mắt để cố giết chết vọng tưởng theo cách ấy là hoàn toàn không có hiệu quả. Đây thật là vấn đề tiến thoái lưỡng nan. Nếu quí vị khởi vọng tưởng thì lòng bàn chân sẽ trở nên tê rợn. Nếu nhắm mắt quí vị sẽ rơi xuống vực sâu. Nhắm mắt không giải quyết được vấn đề. Do vậy, điều tối quan trọng là ở nơi đây, tốt nhất là không khởi vọng tưởng thì chẳng có việc gì xảy ra cả.
KINH VĂN:
由因受生,能動色體。汝今現前,順益違損,二現驅馳。名為虛明第二妄想。
Do nhân thọ sinh, năng động sắc thể. Nhữ kim hiện tiền, thuận ích vi tổn, nhị hiện khu trì. Danh vi hư minh đệ nhị vọng tưởng.
Việt dịch:
Do các thứ cảm thọ sanh khởi, nó tác động đến sắc thân. Nên hiện nay, hai thứ cảm thuận ích và vi tổn đang thúc bách thân ông. Đó là là vọng tưởng hư minh thứ hai.
GIẢNG:
Do các thứ cảm thọ sanh khởi, nó tác động đến sắc thân.
Do đó mà các thứ cảm thọ sanh khởi và tác động đến thân ông. Khi sinh ra quí vị bẩm thụ được sắc thân có hình và thể. Nên hiện tại ông theo đuổi những cảm thọ dễ chịu và khước từ những cảm giác khó chịu.
Nên hiện nay, hai thứ cảm thuận ích và vi tổn đang thúc bách thân ông.
Các ông thích những thứ thuận lợi cho mình (thuận ích) và không ưa những gì tổn hại cho mình (vi tổn ).
Đó là là vọng tưởng hư minh thứ hai. Hai thứ cảm thọ, hai thứ vọng tưởng ấy thúc bách nơi thân ông, là lớp vọng tưởng thứ nhì. Đặc điểm của nó là hư minh.
Hư nghĩa là không có thực, nên loại ánh sáng này không có thực. Đây là loại vọng tưởng thứ nhì.
KINH VĂN:
由汝念慮,使汝色身,身非念倫,汝身何因,隨念所使,種種取像,心生形取,與念相應?
Do nhữ niệm lự, sử nhữ sắc thân, thân phi niệm luân, nhữ thân hà nhân, tùy niệm sở sử, chủng chủng thủ tượng, tâm sinh hình thủ, dữ niệm tương ưng?
Việt dịch:
Do những ý nghĩ sai sử thân ông, nếu thân ông không cùng dạng với niệm tưởng, sao lại theo vọng tưởng nắm bắt mọi thứ hình tượng, sanh tâm chấp giữ, cùng niệm tưởng tương ưng?
GIẢNG:
Do những ý nghĩ sai sử thân ông.
Khi niệm tưởng sinh khởi, nó có thể sai sử thân ông. Những vọng tưởng này có thể điều khiển thân ông, nhưng thân ông thì không phải là tưởng. Nếu thân ông không cùng dạng với niệm tưởng. Nếu thân và tâm là hai vật thể khác biệt, thì làm sao mà nó lại biết lẫn nhau được?
Tại sao thân ông lại theo vọng tưởng và nắm bắt mọi thứ hình tượng?
Tại sao quí vị vừa khởi niệm thân liền theo niệm tưởng ấy mà hành động một cách tương ứng ngay liền?
Sanh tâm chấp giữ, cùng niệm tưởng tương ưng?
Một niệm sanh khởi thân liền tương ứng với hình tượng mà tâm vừa tưởng ra.
Tại sao thân của quí vị lại theo sự sai khiến của niệm tưởng. Ngay khi vừa khởi niệm thân ông liền muốn tương ứng ngay với vật tượng mà ông vừa tưởng ra. Tại sao hành động của thân lại hợp nhất với niệm tưởng? Tưởng là gì? Quí vị có thể có một niệm tưởng, hai niệm tưởng cho đến mười niệm tưởng, nhưng ở đây ý Kinh đề cập đến một niệm tưởng.
Trong Kinh Nhân vương hộ quốc Bát-nhã[112] nói có chín mươi sát-na[113] chỉ trong một niệm. Một sát-na là một thời gian cực kỳ ngắn, thế mà trong sát-na có chín trăm lần sanh tử, hay là chín trăm lần sinh diệt. Nên nói:
“Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện
Lục căn hốt động bị vân già.”
Nghĩa là: Một niệm không sanh khởi, thể tánh toàn chân hiển bày. Sáu căn vừa động, chân tánh liền bị mây mờ che phủ. Nếu quí vị giữ cho mình được nhất tâm, thì thể tánh chân thật sẽ hiển bày. Cái dụng lớn vô biên của chân tánh là Như Lai tạng . Đó là của báu vốn có trong nhà của quí vị. Đó là quê hương xán lạn rộng khắp, là mặt mũi từ khi cha mẹ chưa sanh ra, khi sáu căn chỉ vừa dấy khởi một niệm rất vi tế, thì thân tâm liền bị vây phủ bởi mây mù.
Nếu hành giả tu tập đạt đến mức không còn một niệm tưởng nhỏ nhít nào nữa, thì quỷ thần không thể nào đến gần người ấy được nữa. Nếu như một niệm không sinh, thì chẳng có niệm diệt đi. Nếu quí vị không thể ngăn ngừa đừng cho niệm sanh khởi, thì quí vị không thể nào ngăn cản được niệm ấy diệt đi. Đây là điểm rất quan trọng. Nếu quí vị hiểu được quy luật này, thì trong tâm quí vị không còn vọng tưởng, thể tánh toàn chân hiển bày. Nhưng khi sáu căn vừa động, tâm quí vị liền bị vây phủ bởi mây mù ngay.
KINH VĂN:
寤即想心,寐為諸夢,則汝想念,搖動妄情。名為融通第三妄想。
Ngộ tức tưởng tâm, mị vi chư mộng, tắc nhữ tưởng niệm, dao động vọng tình. Danh vi dung thông đệ tam vọng tưởng.
Việt dịch:
Khi thức là tưởng tâm, khi ngủ là chiêm bao, nên niệm tưởng lay động vọng tình của ông. Đó gọi là dung thông vọng tưởng thứ ba.
GIẢNG:
Khi thức là tưởng tâm.
Khi thức, thì tâm ông suy nghĩ.
Cách đây vài hôm, tôi đã giảng về Trang Công , người được sanh ra khi mẹ ông đang ngủ. Do đó mẹ ông không bằng lòng về ông và thương quí người con thứ hai là Cung Thúc Đoạn hơn, bà mẹ muốn người con thứ này lên ngôi kế vị vua cha. Nên bà ta nhiều lần xin vua Vũ truyền ngôi cho con thứ thay vì truyền cho con trưởng. Nhưng vua Vũ không chịu, nên Trang Công được kế vị cha. Khi Trang Công lên ngôi, bà mẹ xúi Cung Thúc Đoạn âm mưu một cuộc tạo phản, nhưng vẫn thất bại. Đó là chuyện Trang Công. Khi quí vị thức, thì tưởng ấm điều khiển.
Khi ngủ là chiêm bao. Khi quý vị ngủ thì chiêm bao. Tưởng ấm tạo nên chiêm bao. Trước đây chúng ta đã nghe nói đến cách tưởng ấm tạo nên nhận thức về sự vật sai lệch trong chiêm bao. Chẳng hạn khi quí vị đang ngủ, có người đang giặt áo quần hay giã gạo bần bên, quí vị nghe như có tiếng chuông trống đang hòa nhau.
Nên vọng tưởng lay động vọng tình của ông. Khi ông chiêm bao, tưởng ấm đã khiến ông nhận lầm chuông trống đang hòa nhau.
Đó gọi là dung thông vọng tưởng thứ ba.
Đây là lớp vọng tưởng thứ ba, tính chất của nó là dung thông.
Dung thông có nghĩa là cùng tác động lẫn nhau. Tưởng ấm vẫn hoạt động dù quí vị ngủ hay thức nên gọi tưởng ấm là “dung thông.” Có nghĩa hợp tác hỗ tương với nhau. Đây là vọng tưởng thứ ba và nó có liên quan với tưởng ấm.
KINH VĂN:
化理不住,運運密移。甲長髮生,氣銷容皺。日夜相代,曾無覺悟.
Hóa lí bất trụ, vận vận mật di. Giáp trường phát sinh, khí tiêu dung trứu. Nhật dạ tương đại, tằng vô giác ngộ.
Chuyển hóa không ngừng, xoay vần âm thầm dời đổi. Móng tay và tóc dài ra, khí lực suy tàn, da mặt nhăn nheo. Thay đổi ngày đêm, thế mà ông không hề thức tỉnh.
GIẢNG:
Tiến trình chuyển hóa không ngừng.
Ngày đêm tương tục với nhau. Đó là hành ấm , trôi chảy không ngừng như sóng gợn lăn tăn trên mặt nước. Khi niệm trước dừng, niệm sau liền sanh khởi. Khi niệm ấy qua đi, niệm kia liền đến. Nó sanh rồi diệt liên tục nhau.
Quá trình trao đổi và chuyển hóa này không bao giờ chấm dứt. Nó vận hành liên tục, không hề ngừng nghỉ.
Xoay vần âm thầm dời đổi. Âm thầm dời đổi rất vi tế.
Quí vị không thể nhận ra sự chuyển hóa ấy vì nó xảy ra rất là vi tế và rất âm thầm. Ngôi nhà đã được dọn đi mà quí vị không hề biết. Trông có vẻ khác lạ. Đó là sự chuyển hóa âm thầm.
Móng tay và tóc dài ra.
Trong hai ngày nếu quí vị không cắt móng tay. Sẽ thấy nó dài ra, một chút, sau ba ngày, nó dai hơn, sau bốn ngày dài hơn nữa. Mỗi ngày nó dài hơn ngày trước một chút. Nhưng quí vị có biết mỗi chút, mỗi giây nó dài ra bao nhiêu không?
Nếu trong một tháng quí vị không cắt tóc, nó sẽ dài ra chừng nữa inch.[114]
Nhưng một ngày tóc dài ra bao nhiêu phân?
Quí vị chẳng biết. Quí vị nói “Được rồi, tôi sẽ đo.” Nhưng liệu có chính xác không? Quí vị có thể dùng computer để đo rồi xem thử computer có biết được chăng?
Khí lực suy tàn.
Khí lực suy giảm hàng ngày, con người ai cũng sung mãn chân khí tiên thiên. Tuy nhiên về khi già, sinh lực ấy giảm dần, dù nó không mất hẳn nhưng trên đà xuống dốc.
Da mặt nhăn nheo.
Da quý vị trở nên bị nếp gấp như da gà, tóc trắng như lông hạc. Nét mặt của quý vị trở nên già cỗi, không thể nào trở lại thời thanh xuân được nữa. Thẩm mỹ hoàn toàn bất lực để có thể chuyển một ông lão tám mươi thành người hai mươi tuổi.
Thay đổi liên tục ngày đêm.
Sự chuyển biến liên tục ngày đêm, móng tay dài ra, tóc bạc, khí lực suy giảm, da nhăn. Nó còn chính xác hơn cả đồng hồ. Nếu quí vị không lên giây đồng hồ thì đồng hồ nó sẽ đứng máy. Nhưng nếu quý vị không lên giây” tiến trình chuyển hóa vật chất” ấy nó vẫn hoạt động như thường, trừ phi quí vị chết đi. Khi quí vị chết, tiến trình ấy mới dừng hẳn.
Thế mà ông không hề thức tỉnh.
Nó theo đuổi quý vị suốt ngày đêm. Từ khi thiếu niên đến tráng niên, cho đến tuổi già cả đến lúc chết. Chết rồi lại tái sinh, rồi lại phải chết quí vị trải qua vô số lần sanh tử như vậy mà không hề biết rõ được nguyên lý này, vẫn cứ bước đi một cách rất hồ đồ đến suốt đời suốt kiếp. Mê mờ lúc sinh ra cho đến luôn cả lúc ra đi. Đó là những chi tiết về loại vọng tưởng từ hành ấm phát sanh.
KINH VĂN:
阿難,此若非汝,云何體遷?如必是真,汝何無覺?
A-nan, thử nhược phi nhữ, vân hà thể thiên. Như tất thị chân, nhữ hà vô giác?
Việt dịch:
A-nan, nếu những thứ này chẳng phải là ông, tại sao thân ông lại biến đổi? Nếu chắc thật là ông, sao ông không biết?
GIẢNG:
A-nan nếu những thứ này chẳng phải là ông, thì tại sao thân ông lại biến đổi?
Thân thể quí vị đều trải qua các dạng biến chuyển này. Tóc móng dài ra, khí lực tổn giảm, da mặt nhăn nheo. Quí vị nói rằng móng tay chẳng phải là của mình. Thế tại sao nó vẫn tiếp tục dài ra? Quí vị nói tóc không phải là của mình. Thì tại sao nó vẫn tiếp tục dài ra trên đầu mình? Quí vị nói khí lực không phải là của mình. Tạo sao đôi khi quí vụ thấy yếu khi khí lực không đầy đủ? Nếu khuôn mặt không phải là quí vị thì làm sao nó lại trở nên nhăn nheo? Nếu quí vị cho rằng sự nhăn nheo ấy chẳng liên quan gì đến mình cả, thì tại sao da mặt của quí vị lại trở nên nhăn nheo? Tại sao những sự chuyển biến lại xảy ra trên người của quí vị? Nếu những sự chuyển biến này chẳng phải là nơi quí vị, thì làm sao thân thể của quí vị lại chịu sự thay đổi. Từ tuổi thành niên chuyển sang tuổi trung niên. Từ tuổi trung niên chuyển sang già lão. Từ già lão chuyển đến cái chết. Quí vị chẳng thể nào nói rằng những cái ấy chẳng phải là ta. Nếu nó không phải là mình thì quí vị chẳng có thực.
Nếu vọng tưởng chắc thật là ông, sao ông không biết?
Nếu cứ khăng khăng cho rằng vọng tưởng chắc thật là ông, sao ông không biết.
Tại sao quý vị không biết được nó? Tóc, móng mọc dài ra, nhưng quí vị không biết được điều đang xảy ra. Khí lực suy giảm, mà quí vị vẫn không nhận biết. Da mặt trở nên nhăn nheo, nhưng quí vị cũng không phát hiện được. Quí vị cũng chẳng biết được sự chuyển biến ấy diễn ra khi nào.
Đây là một phản luận hai đầu. Nếu quí vị nói rằng sự chuyển biến ấy thuộc về mình thì sai, nhưng nếu quí vị nói nó chẳng thuộc về mình cũng sai luôn. Thế thì nó là gì? Nó là vọng tưởng! Đó là căn gốc. Vọng tưởng đã tạo nên mọi sự chuyển biến.
KINH VĂN:
則汝諸行,念念不停。名為幽隱第四妄想。
Tắc nhữ chư hành, niệm niệm bất đình. Danh vi u ẩn đệ tứ vọng tưởng.
Việt dịch:
Ắt là hành ấm của ông tương tục không dừng trong mỗi niệm. Đó là vọng tưởng thứ tư, tính chất là vi tế và ẩn mật.
GIẢNG:
Ắt là hành ấm của ông tương tục không dừng trong mỗi niệm. Đó là vọng tưởng thứ tư, tính chất là vi tế và ẩn mật.
Hành ấm hoạt động liên tục, nhưng sự nhiễu động vi tế ấy không dễ gì nhận ra. Nó bí ẩn mà mờ mịt, quí vị khó nhận ra được. Đây là loại vọng tưởng thứ tư liên quan với hành ấm .
KINH VĂN:
又汝精明,湛不搖處,名恒常者,於身不出,見聞覺知。若實精真,不容習妄。
Hựu nhữ tinh minh, trạm bất dao xứ, danh hằng thường giả, ư thân bất xuất, kiến văn giác tri. Nhược thực tinh chân, bất dung tập vọng.
Việt dịch:
Lại chỗ tinh minh lóng lặng, không dao động của ông, gọi là là thường còn, thì nơi thân ông, chẳng ra ngoài sự thấy nghe, hiểu biết. Nếu nó thật sự là tính chân, thì đã không dung chứa tập khí vọng tưởng.
GIẢNG:
Lại chỗ tinh minh lóng lặng, không dao động của ông, gọi là là thường còn, thì nơi thân ông, chẳng ra ngoài sự thấy nghe, hiểu biết.
Cuối cùng nơi chỗ sáng suốt tinh thuần lặng yên không dao động ấy là thường, thì thân ông chẳng thoát ra khỏi sự thấy nghe, hiểu biết.
Lúc này, quí vị sẽ cảm thấy sáng suốt, tinh thuần, trong lặng, không diêu động. Nếu quí vị cho đây là trạng thái thường hằng, thì những việc thấy nghe hiểu biết lẽ ra có trong thân quí vị.
Nếu nó thật sự là tính chân, thì đã không dung chứa tập khí vọng tưởng.
Nếu nó thật sự tinh thuần, chân thật, thì nó đã không có các tập khí và vọng tưởng.
Tập khí và vọng tưởng lẽ ra đã không sanh khởi.
KINH VĂN:
何因汝等,曾於昔年,覩一奇物,經歷年歲,憶忘俱無;於後忽然,覆覩前異,記憶宛然曾不遺失?則此精了,湛不搖中,念念受熏,有何籌算?
Hà nhân nhữ đẳng, tằng ư tích niên, đổ nhất kì vật, kinh lịch niên tuế, ức vọng câu vô; ư hậu hốt nhiên, phúc đổ tiền dị, kí ức uyển nhiên, tằng bất di thất? Tắc thử tinh liễu, trạm bất dao trung, niệm niệm thọ huân, hữu hà trù toán?
Việt dịch:
Do đâu mà các ông, trong những năm trước đã từng thấy vật lạ, trải qua nhiều năm, chẳng để ý đến; rồi sau bỗng dưng, thấy lại vật lạ đó, liền nhớ rõ ràng, không hề thiếu sót? Vậy trong tính tinh minh đứng lặng, trọn không dao động ấy, đã chịu sự huân tập trong từng niệm, đâu có trù tính gì?
GIẢNG:
Do đâu mà các ông, trong những năm trước đã từng thấy vật lạ, trải qua nhiều năm, chẳng để ý đến;
Nhân đâu mà nó xảy ra, do ông từ trong quá khứ đã từng thấy vật lạ. Lâu rồi bỗng quên đi. Chẳng quên chẳng nhớ đến vật đó nữa.
Nguyên nhân của việc này là gì? Quí vị có thể thấy một vật kỳ quái, nhưng sau nhiều năm, quí vị chẳng nhớ chẳng quên gì đến vật ấy nữa cả. Nếu quí vị nói rằng mình đã quên việc ấy, có nghĩa là quí vị vẫn còn một vài hồi ức về sự kiện đã xảy ra. Nhưng mà ở đây chẳng có việc nhớ quên gì về sự việc đó nữa cả.
Rồi sau bỗng dưng, thấy lại vật lạ đó, liền nhớ rõ ràng, không hề thiếu sót. Nhưng rồi sau đó bỗng nhiên thấy lại vật lạ ấy, ông liền nhớ lại vật ấy một cách rõ ràng không sót một chi tiết nào cả.
Nếu quý vị bỗng dưng thấy lại vật ấy lần nữa, thì quí vị sẽ hồi tưởng lại làm sao mình biết được vật ấy, mình đã gặp vật này trong quá khứ và làm sao nó xuất hiện. Quí vị sẽ chẳng quên một chi tiết nào cả.
Làm sao mà ông có thể theo dõi được sự huân tập của từng niệm từng niệm ở trong tánh chất tinh thuần, sáng suốt không diêu động ấy.
Vậy trong tính tinh minh đứng lặng, trọn không dao động ấy, đã chịu sự huân tập trong từng niệm, đâu có trù tính gì?
Ở trong trạng thái trong suốt không diêu động ấy, có sự huân tập tiếp diễn liên tục trong từng niệm từng niệm, làm sao theo dõi được việc ấy? Làm sao người ta có thể hồi tưởng lại được mọi sự kiện? Giải thích như thế nào khi đã gạt bỏ hoàn toàn mọi vật ra khỏi tâm trí lại còn nhớ khi thấy lại nó? Trước khi thấy lại vật ấy, quí vị không gợi lại nó, nhưng một khi quí vị đã gặp nó, quí vị tự động nhớ đến nó liền. Làm sao mà chuyện ấy được tính toán kỹ lưỡng như vậy? Ai có thể lưu trữ điều này một cách chính xác? Ai theo dõi việc này? Điều này chứng tỏ cho dù quí vị có tạm thời quên nó, nhưng thức thứ tám vẫn nhớ. Đó là lý do tại sao khi quí vị thấy vật ấy lại, quí vị liền nhớ ngay. Đó chẳng phải là có người đã theo dõi mọi sự việc hay sao? Nó đã được lưu giữ trong thức thứ tám một cách tự nhiên.
KINH VĂN:
阿難當知,此湛非真,如急流水,望如恬靜,流急不見,非是無流。若非想元,寧受想習?
A-nan đương tri, thử trạm phi chân, như cấp lưu thủy, vọng như điềm tĩnh, lưu cấp bất kiến, phi thị vô lưu. Nhược phi tưởng nguyên, ninh thọ tưởng tập.
Việt dịch:
A-nan nên biết trạng thái trong lặng ấy là không thực, như dòng nước chảy nhanh, xa trông như đứng lặng, do chảy nhanh mà không thấy được, chứ không phải là nước không chảy. Nếu đây không phải là cội gốc của vọng tưởng, cớ sao lại bị huân tập bởi tập khí hư vọng?
GIẢNG:
A-nan nên biết trạng thái trong lặng ấy không thực.
Trạng thái yên tĩnh trong lặng, không diêu động đã được miêu tả ở trên không thực sự hoàn toàn tĩnh lặng. Tại sao không?
Như dòng nước chảy nhanh, xa trông như đứng lặng, do chảy nhanh mà không thấy được, chứ không phải là nước không chảy.
Như dòng nước chảy quá nhanh nên ở trên bề mặt thấy như yên lặng. Khi nhìn kỹ vào đó như thể không có sóng và nước chảy. Vì nước chảy quá nhanh nên không thấy được, chứ không phải là nước không chảy.
Vì không có sóng nên quí vị không thể thấy được nước đang trôi. Nhưng như thế không có nghĩa là không có sự trôi chảy. Nước vẫn chảy, nhưng quí vị không thấy vì không có sóng. Trước đây chúng ta đã học qua hành ấm . Nay chúng ta sẽ học về thức ấm .
Nếu đây không phải là cội gốc của vọng tưởng thì làm sao người ta bị huân tập bởi những tập khí hư vọng?
Nếu không có vọng tưởng trong thức ấm , thì sẽ chẳng có ai bị ảnh hưởng và huận tập bởi vọng tưởng và tập khí.
KINH VĂN:
非汝六根,互用合開,此之妄想,無時得滅。
Phi nhữ lục căn, hỗ dụng hợp khai, thử chi vọng tưởng, vô thời đắc diệt.
Việt dịch:
Nếu sáu căn của ông chưa được khai hợp, dùng thay lẫn nhau, thì cái vọng tưởng ấy không khi nào diệt trừ được.
GIẢNG:
Nếu sáu căn của ông chưa được khai hợp, dùng thay lẫn nhau.
Nếu ông chưa chứng đạt được trình độ công phu đến khả năng lục căn hỗ dụng thì sáu căn của ông chưa được khai hợp, dùng thay lẫn nhau, thì cái vọng tưởng ấy không khi nào diệt trừ được.
Trừ phi quí vị đạt đến mức sáu căn có thể hỗ dụng lẫn nhau, thì các vọng tưởng này sẽ được tiêu diệt.
KINH VĂN:
故汝現在,見聞覺知,中串習幾。則湛了內,罔象虛無,第五顛倒,細微精想.
Cố nhữ hiện tại, kiến văn giác tri, trung quán tập cơ. Tắc trạm liễu nội, võng tượng hư vô, đệ ngũ điên đảo, vi tế tinh tưởng.
Việt dịch:
Cho nên hiện nay, cái thấy nghe hiểu biết của ông đã xâu kết trong tập khí hư vọng. Ắt trong tính rỗng lặng trong suốt ấy, là cái vọng tưởng điên đảo vi tế, rỗng không huyễn hóa thứ năm
GIẢNG:
Cho nên hiện nay, cái thấy nghe hiểu biết của ông đã xâu kết trong tập khí hư vọng. Cho nên những khả năng thấy nghe hiểu biết của ông hiện nay đã xâu kết biết bao nhiêu tập khí hư vọng
Ắt trong tính rỗng lặng trong suốt ấy, là cái vọng tưởng điên đảo vi tế, rỗng không huyễn hóa thứ năm.
Sự hoạt động của sáu loại tánh biết: thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, giác đều kết lại với nhau qua những tập khí rất vi tế, như một xâu chuỗi hạt. Những tập khí này rất nhỏ nhiệm và khó phát hiện ra.
KINH VĂN:
阿難,是五受陰,五妄想成。
A-nan, thị ngũ thọ ấm, ngũ vọng tưởng thành.
Việt dịch:
A-nan, năm loại ấm này là do năm vọng tưởng tạo thành.
GIẢNG:
A-nan, năm loại ấm này: sắc ấm, thọ ấm , tưởng ấm , hành ấm , thức ấm là do năm vọng tưởng tạo thành. Do đó nên năm thứ vọng tưởng này cũng phát sanh.
KINH VĂN:
汝今欲知,因界淺深,唯色與空,是色邊際,唯觸及離是受邊際,唯記與忘是想邊際,唯滅與生是行邊際, 湛入合湛歸識邊際。
Nhữ kim dục tri, nhân giới thiển thâm, duy sắc dữ không, thị sắc biên tế, duy xúc cập li thị thọ biên tế, duy kí dữ vong thị tưởng biên tế, duy diệt dĩ sinh thị hành biên tế, trạm nhập hiệp trạm quy thức biên tế.
Việt dịch:
Nay ông muốn biết giới hạn sâu cạn, chỉ có sắc và không là biên giới của sắc ấm, xúc và ly là biên giới của thọ ấm, nhớ và quên là biên giới của tưởng ấm , diệt và sinh là biên giới của hành ấm , đứng lặng và hiệp với đứng lặng thuộc về biên giới của thức ấm .
GIẢNG:
Nay ông muốn biết giới hạn sâu cạn.
Ông nay muốn biết tầm mức sâu cạn từng lĩnh vực của năm ấm.
Quí vị cần phải biết phạm vi của từng ấm sâu hay cạn, nó giống như cái gì? Ở đâu là giới hạn của chúng? Tôi sẽ nói cho quí vị nghe bây giờ.
Chỉ có sắc và không là biên giới của sắc ấm
Sắc và không có quan hệ với nhau, và nơi đây là giới hạn của sắc ấm.
Xúc và ly là biên giới của thọ ấm .
Xúc và ly với đối tượng của sự xúc chạm là giới hạn của thọ ấm .
Nhớ và quên là biên giới của tưởng ấm .
Diệt và sinh là biên giới của hành ấm , đứng lặng và hiệp với đứng lặng (với minh giác) thuộc về biên giới của thức ấm . Từ đó lập nên giới hạn của thức thứ tám.
KINH VĂN:
此五陰元,重疊生起。生,因識有。滅從色除
Thử ngũ ấm nguyên, trùng điệp sinh khởi. Sinh, nhân thức hữu. Diệt, tòng sắc trừ.
Việt dịch:
Năm ấm này vốn sinh khởi trùng điệp. Sinh, do thức ấm mà có. Diệt, từ sắc ấm mà trừ.
GIẢNG:
Năm ấm này vốn sinh khởi trùng điệp.
Cội nguồn của năm ấm này sinh khởi trùng điệp. Ngũ ấm sanh khởi từng lớp hỗ tương tuần hoàn với nhau, cùng hỗ trợ cho nhau.
Sinh, do thức ấm mà có. Diệt, từ sắc ấm mà trừ.
Sự sinh khởi hoại diệt hoại diệt xảy ra như thế nào? Một khi sắc chất biến mất, thì ấm trở thành không, nó sinh khởi từ thức, và sự hoại diệt bắt nguồn từ khi hình sắc tiêu trừ.
KINH VĂN:
理則頓悟,乘悟併銷。事非頓除,因次第盡。
Lí tắc đốn ngộ, thừa ngộ tính tiêu. Sự phi đốn trừ, nhân thứ đệ tận.
Việt dịch:
Lý tức ngộ liền, nhân ngộ mà tiêu trừ sạch. Sự thì chẳng phải trừ được ngay, mà phải theo thứ lớp mới dứt được.
GIẢNG:
Lý tức ngộ liền, nhân ngộ mà tiêu trừ sạch.
Ông có thể đốn ngộ ngay phần lý. Khi ấy tất cả đều tiêu trừ cùng một lúc.
Quí vị đã hiểu được quy luật này rõ ràng rồi. Khi quí vị đã ngộ đạo rồi thì phương pháp tu tập mà quí vị đã áp dụng xưa nay đều được ngưng lại. Cả ý niệm về ngộ cũng tiêu mất luôn. Nếu quý vị hiểu được nguyên lý này, thì ngay cả khái niệm liên quan đến Ngộ cũng tiêu dung.
Sự thì chẳng phải trừ được ngay, mà phải theo thứ lớp mới dứt được.
Còn phần sự tướng thì chẳng thể trừ được ngay, mà phải theo từng thứ lớp.
Về mặt lý tánh (phương diện bản thể) thì quí đã được giác ngộ. Nhưng về mặt sự tướng (phương diện hiện tượng), việc chuyển hóa phải được thực hành lần lượt theo thứ tự. Nó cũng như việc thay áo quần, quí vị phải thay từng thứ lớp. Lớp thứ nhất, lớp thứ hai lớp thứ ba lớp thứ tư, rồi lớp thứ năm (41).
Về mặt sự tướng, quý vị phải chuyển hóa chúng dần dần theo từng thứ lớp. Hiểu được nguyên tắc này, quí vị vẫn phải cần công phu tu tập như ở giai đoạn thực hành, chỉ có công phu tu tập thực sự quí vị mới có thể vượt qua năm ấm.
KINH VĂN:
我已示汝劫波巾結。何所不明,再此詢問?
Ngã dĩ thị nhữ kiếp ba cân kết. Hà sở bất minh, tái thử tuân vấn?
Việt dịch:
Như Lai đã chỉ cho ông về những gút nơi khăn kiếp-ba-la. Có điều gì chưa hiểu rõ khiến ông lại hỏi?
GIẢNG:
Như Lai đã chỉ cho ông về những gút nơi khăn kiếp-ba-la[115], Như Lai đã buộc sáu nút nơi tấm khăn, có điều gì chưa hiểu rõ khiến ông lại hỏi? Tại sao ông vẫn chưa hiểu được điều ấy? Tại sao ông lại hỏi tôi chuyện ấy lần nữa?
KINH VĂN:
汝應將此,妄想根元,心得開通,傳示將來,末法之中,諸修行者,令識虛妄,深厭自生,知有涅槃,不戀三界 .
Nhữ ưng tương thử, vọng tưởng căn nguyên, tâm đắc khai thông, truyền thị tương lai, mạt pháp chi trung, chư tu hành giả, linh thức hư vọng, thâm yếm tự sinh, tri hữu niết-bàn, bất luyến tam giới.
Việt dịch:
Ông nên đem sự thông hiểu cội nguồn của vọng tưởng này, truyền dạy cho người tu hành đời sau trong thời mạt pháp, khiến cho họ nhận ra được hư vọng, tự thấy nhàm chán, biết có niết-bàn, để không luyến tiếc ba cõi.
GIẢNG:
A-nan, Ông nên đem sự thông hiểu cội nguồn của vọng tưởng này, truyền dạy cho người tu hành đời sau trong thời mạt pháp,
Ông cần phải tìm cầu và đạt được sự thông hiểu về cội gốc của vọng tưởng này, Khiến cho toàn thể chúng sinh hiểu được tường tận nguyên lý này, giúp cho họ nhận ra được sự hư vọng mà tự thấy nhàm chán. Khiến cho họ nhận ra được hư vọng, tự thấy nhàm chán, làm cho tất cả người tu hành nhận rõ sự hư vọng đều tự sanh ra trong chính mình. Dạy cho họ căn nguyên cùng mô dạng của nó, khiến cho chúng sanh trở nên chán ghét sự hư vọng ấy.
Biết có niết-bàn, để không luyến tiếc ba cõi. Dạy cho họ biết rõ niết-bàn để không còn luyến tiếc ba cõi. Khi chúng sanh nhận thức được rằng: Mình có khả năng chứng được niết-bàn, thì họ sẽ không còn chần chừ trong ba cõi này nữa. Họ sẽ không thấy muốn nán lại nơi ngôi nhà lửa nơi Tam giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới nữa.
“Tam giới vô an, du như hỏa trạch.”
Nghĩa là: ba cõi không nơi đâu là yên ổn, giống như ở trong nhà lửa.
Liên Trì Đại Sư là một Pháp sư lỗi lạc của Trung Hoa đã nói như vậy. Sau khi ngài xuất gia rồi, Ngài luôn luôn mong mỏi được về nhà để thăm vợ, và Ngài đã trở về nhà để thăm người vợ của mình.
Vợ của ngài là người rất thông minh, thế nên bà ta đã nghĩ cách giúp chồng tu tập: “Chồng mình đã xuất gia, nhưng không chịu tu tập vẫn còn lưu luyến chuyện tình ái mà không thể buông bỏ được.”
Chẳng còn cách nào tốt hơn, bà ta đào một cái hầm thật lớn ngay trước cửa nhà, rồi phủ lên đó một tấm thảm, trong hầm bà ta đốt lửa lên. Lần đó Đại Sư Liên Trì về nhà, ngài bước lên tấm thảm và rơi xuống hầm lửa đang cháy. Ngài la lên: “Bà làm gì mà làm hầm lửa ngay trước nhà như vậy?”
Người vợ đáp: “Nếu ông biết đó là hầm lửa sao ông vẫn muốn quay về?”
Nghe xong lời đó, ngài trở nên thức tỉnh, không bao giờ về nhà nữa. Điều ấy minh họa cho câu “Tam giới vô an, du như hỏa trạch.” Dục giới, sắc giới và Vô sắc giới không phải là nơi an lạc, nó giống như ngôi nhà lửa.
KINH VĂN:[116]
阿難,若復有人,遍滿十方,所有虛空,盈滿七寶,持以奉上,微塵諸佛,承事供養,心無虛度。於意云何,是人以此,施佛因緣,得福多不?
A-nan, nhược phục hữu nhân, biến mãn thập phương, sở hữu hư không, doanh mãn thất bảo, trì dĩ phụng thượng, vi trần chư Phật, thừa sự cúng dường, tâm vô hư độ. Ư ý vân hà, thị nhân dĩ thử, thí Phật nhân duyên, đắc phước đa phủ?
Việt dịch:
A-nan, ví như có người mang bảy thứ báu đầy trong hư không khắp cả mười phương, dâng lên chư Phật nhiều như số vi trần, với tâm cung kính cúng dường không hề xao lãng. Ý ông nghĩ sao, người này do nhân duyên cúng dường chư Phật như thế, được nhiều phước đức hay không?
GIẢNG:
A-nan, ví như có người mang bảy thứ báu đầy trong hư không khắp cả mười phương, dâng lên chư Phật nhiều như số vi trần, với tâm cung kính cúng dường không hề xao lãng.
Bảy thứ báu là vàng bạc, kim ngân, lưu ly, xa cừ, xích châu mã não ở khắp mọi nơi. Rồi người ấy rất cung kính dâng lên vô lượng chư Phật khắp mười phương và lễ bái cúng dường không lúc nào xao lãng.
Ý ông nghĩ sao, người này do nhân duyên cúng dường chư Phật như thế, được nhiều phước đức hay không?
Ông nghĩ sao? Người này đã đem bảy thứ châu báu với một số lượng khổng lồ cúng dường chư Phật. Bởi nhân duyên này, người ấy có được phước báu rộng lớn chăng?
KINH VĂN:
阿難答言:虛空無盡,珍寶無邊,昔有眾生施佛七錢,捨身猶獲轉輪王位。況復現前,虛空既窮。佛土充遍,皆施珍寶。窮劫思議,尚不能及。是福云何,更有邊際 ?
A-nan đáp ngôn hư không vô tận, trân bảo vô biên, tích hữu chúng sinh thí Phật thất tiền, xả thân do hoạch chuyển luân vương vị. Huống phục hiện tiền, hư không kí cùng, Phật độ sung biến, giai thí trân bảo. Cùng kiếp tư nghị, thượng bất năng cập. Thị phúc vân hà, cánh hữu biên tế?
Việt dịch:
A-nan đáp rằng, hư không chẳng có giới hạn, trân bảo cũng vô hạn, xưa có người cúng dường Phật bảy đồng tiền, đến khi xả thân, còn được vị Chuyển luân Thánh vương. Huống gì hiện tiền, hư không cùng tận, cõi Phật đã đầy khắp bảy thứ trân bảo cúng dường. Dù có suy nghĩ cùng tận đến vô số kiếp còn không thể biết được. Phước đức ấy làm sao có ngằn mé?
GIẢNG:
A-nan thưa: Hư không chẳng có giới hạn, trân bảo cũng vô hạn. xưa có người cúng dường Phật bảy đồng tiền, đến khi xả thân, còn được vị Chuyển luân Thánh vương.
Thuở xưa có người cúng dường Đức Phật bảy đồng tiền, nhờ vậy nên khi mạng chung, tái sanh được làm Chuyển Luân Thánh Vương .
Một vị Chuyển Luân Thánh Vương có một ngàn người con trai. Chẳng biết ông ta có bao nhiêu vợ. Chuyển Luân Thánh Vương có oai đức rất lớn. Ông ta có một cỗ xe có thể đưa ông ta đi khắp Bốn đại bộ châu[117] chỉ trong vài giờ. Cỗ xe ấy có lẽ còn đi nhanh hơn cả tên lửa trong thời hiện đại. Đó là một thứ bảo vật của ông ta.
Còn người này hiện đem bảy thứ báu đầy cả hư không cúng dường khắp vô số cõi Phật. Dù có suy nghĩ cùng tận đến vô số kiếp còn không thể biết được. Phước đức ấy làm sao còn có ngằn mé.
Huống gì hiện tiền, hư không cùng tận, cõi Phật đã đầy khắp bảy thứ trân bảo cúng dường. Dù có suy nghĩ cùng tận đến vô số kiếp còn không thể biết được. Phước đức ấy làm sao có ngằn mé.
Người dâng cúng cho Đức Phật bảy đồng tiền được hưởng quả báo làm Chuyển Luân Thánh Vương . Nay người đem dâng cúng không chỉ bảy đồng tiền mà gồm bảy thứ trân báu đầy khắp hư không pháp giới. Ngay dù trải qua cùng tận bất tư nghì hư không kiếp số, cũng không bao giờ tính đếm được phước đức của người ấy. Làm sao có thể nói được ngằn mé của phước đức ấy. Nó không có giới hạn.
KINH VĂN:
佛告阿難,諸佛如來,語無虛妄。若復有人.身具四重,十波羅夷,瞬息即經,此方他方,阿鼻地獄,乃至窮盡十方無間,靡不經歷。
Phật cáo A-nan, chư Phật Như Lai, ngữ vô hư vọng. Nhược phục hữu nhân, thân cụ tứ chủng, thập ba-la-di , thuấn tức tức kinh, thử phương tha phương, a-tì địa ngục, nãi chí cùng tận, thập phương vô gián, mĩ bất kinh lịch.
Việt dịch:
Đức Phật bảo A-nan, chư Phật Như Lai không nói lời hư vọng. Ví như có người phạm bốn tội lớn, mười tội ba-la-di , giây lát phải trải qua địa ngục A-tì ở phương này rồi phương khác, cho đến cùng tột vô số các địa ngục vô gián trong mười phương mà không nơi nào chẳng phải trải qua.
GIẢNG:
Đức Phật bảo A-nan, chư Phật Như Lai không nói lời hư vọng.
Ví như có người phạm bốn tội lớn, mười tội ba-la-di .
Bốn tội nặng là: giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối. Trong Kinh Thủ-lăng-nghiêm gọi là: “Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối ” (Bốn điều chỉ dạy về pháp thanh tịnh sáng suốt) mà quí vị đã được nghe từ trước.
Mười tội ba-la-di [118] là mười giới trọng của giới Bồ-tát. Tội ba-la-di nghĩa là “Khí - vứt bỏ” nghĩa là người phạm tội này xem như bị trôi ra khỏi biển Phật pháp. Mười tội này không thể chỉ sám hối mà thông được. Quí vị có thể nghiên cứu mười giới đầu tiên trong Bồ-tát giới.
Giây lát phải trải qua địa ngục A-tì ở phương này rồi phương khác, cho đến cùng tột vô số các địa ngục vô gián trong mười phương mà không nơi nào chẳng phải trải qua.
Thế nên chỉ trong nháy mắt lẽ ra phải trải qua địa ngục A-tì , ở phương này rồi phương khác. Trải qua cho hết cùng tột vô số các địa ngục vô gián trong suốt khắp thế giới, trong mười phương. Lẽ ra phải trải qua đau khổ vì tội chướng đã tạo trong mỗi địa ngục mà không sót một nơi nào cả.
KINH VĂN:
能以一念,將此法門.於末劫中.開示未學,是人罪障,應念銷滅。變其所受地獄苦因,成安樂國。
Năng dĩ nhất niệm, tương thử pháp môn, ư mạt kiếp trung, khai thị vị học, thị nhân tội chướng, ưng niệm tiêu diệt. Biến kì sở thọ địa ngục khổ nhân, thành an lạc quốc.
Việt dịch:
Nếu người này, dùng một niệm, đem pháp môn này khai thị cho người chưa học trong đời mạt pháp, thì những tội chướng của người ấy liền được tiêu diệt. Biến cái nhân phải chịu khổ địa ngục thành cõi nước an lạc.
GIẢNG:
Nếu người này, dùng một niệm, đem pháp môn này khai thị cho người chưa học trong đời mạt pháp. Nhưng nếu người này có thể chỉ trong một niệm đem pháp môn này Đại định Thủ-lăng-nghiêm truyền dạy cho những người chưa học trong đời mạt pháp, thì những tội chướng của người ấy liền được tiêu diệt, nhờ cảm ứng với niệm trên.
Nếu trong đời mạt pháp chỉ đem một niệm, trong một khoảnh khắc ngắn ngủ, truyền dạy pháp môn Thủ-lăng-nghiêm Đại Định cho những người chưa được học hỏi Phật Pháp, thì những tội chướng của người ấy liền được tiêu diệt một cách nhanh chóng.
Biến cái nhân phải chịu khổ địa ngục thành cõi nước an lạc.
Tất cả địa ngục lẽ ra người ấy phải chịu khổ thì đều biến thành cõi nước an lạc.
Tất cả các khổ nạn đúng ra anh ta phải chịu trong đủ các loại địa ngục sẽ biến thành nơi bình an vui thích. Anh ta không còn chịu món khổ nào nữa cả.
KINH VĂN:
得福超越,前之施人,百倍千倍,千萬億倍。如是乃至,算數譬喻,所不能及。
Đắc phước siêu việt, tiền chi thí nhân, bá bội thiên bội, thiên vạn ức bội. Như thị nãi chí, toán số thí dụ, sở bất năng cập.
Việt dịch:
Được phước đức vượt hơn người ấy thí cúng trước kia gấp trăm, ngàn, triệu, ức lần. Như thế cho đến toán số thí dụ cũng không thể diễn tả hết được.
GIẢNG:
Được phước đức vượt hơn người ấy thí cúng trước kia gấp trăm, ngàn, triệu, ức lần. Phước đức người ấy được hưởng vượt trội hơn hẳn phước đức của người bố thí cúng dường trước kia.
Phước đức của người giảng nói Kinh Thủ-lăng-nghiêm vượt trội hơn phước đức có được do bố thí, cúng dường bảy thứ báu đầy cõi hư không, khắp cả pháp giới lên chư Phật Như Lai nhiều như vi trần. Nếu quí vị có thể giảng nói Kinh Thủ-lăng-nghiêm cho những người chưa hiểu được Phật Pháp, thì phước đức ấy vượt trội hơn hẳn phước đức của người bố thí cúng dường gấp trăm, ngàn, triệu, ức lần. Như thế cho đến dùng tính toán thí dụ cũng không thể nào diễn tả cho được. Quí vị sẽ hưởng được phước báu nhiều hơn người kia, không có cách nào để diễn tả được phước ấy lớn đến chừng nào.
KINH VĂN:
阿難,若有眾生,能誦此經,能持此呪,如我廣說,窮劫不盡。依我教言,如教行道,直成菩提,無復魔業.
A-nan nhược hữu chúng sinh, năng tụng thử kinh, năng trì thử chú, như ngã quảng thuyết, cùng kiếp bất tận. Y ngã giáo ngôn, như giáo hành đạo, trực thành bồ-đề, vô phục ma nghiệp.
Việt dịch:
A-nan, nếu có chúng sanh biết tụng kinh, biết trì niệm thần chú này, dù Như Lai có nói đến cùng tận số kiếp cũng không hết được. Nếu theo lời chỉ dạy của Như Lai, y theo lời dạy mà tu hành, thì thẳng đến đạo bồ-đề, không bị các ma nghiệp.
GIẢNG:
A-nan, nếu có chúng sanh biết tụng kinh, biết trì niệm thần chú này.
Nếu có chúng sanh trong đời tương lai biết tụng kinh, trì niệm thần chú này, dù Như Lai có nói đến cùng tận số kiếp cũng không hết được lợi lạc to lớn của người ấy.
Nếu tôi nói thật chi tiết về phước báu của người trì tụng Kinh Thủ-lăng-nghiêm và người trì chúThủ-lăng-nghiêm. Dù trải qua bao nhiêu đại kiếp vẫn không nói xong hết được phước báu ấy.
Nếu theo lời chỉ dạy của Như Lai, y theo lời dạy mà tu hành, thì thẳng đến đạo bồ-đề, không bị các ma nghiệp.
Y theo lời chỉ dạy của Như Lai, tùy thuận tu tập giáo lý ấy sẽ thành tựu sự giác ngộ, không còn bị các ma nghiệp.
Theo phương pháp này mà tu hành, quí vị sẽ thành tựu quả vị bồ-đề ngay, không còn vướng phải ma nghiệp nào nữa.
KINH VĂN:
佛說此經已,比丘比丘尼,優婆塞優婆夷,一切世間,天人阿修羅,及諸他方,菩薩二乘,聖仙童子,并初發心大力鬼神,皆大歡喜,作禮而去.
Phật thuyết thử kinh dĩ, tỉ-khưu, tỉ-khưu-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, nhất thiết thế gian, thiên nhân a-tu-la , cập chư tha phương bồ-tát nhị thừa, thánh tiên chủng tử, tính sơ phát tâm đại lực quỷ thần, giai đại hoan hỉ, tác lễ nhi khứ.
Việt dịch:
Khi Đức Phật nói kinh này rồi, các vị tỷ-khưu, tỷ-khưu-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, các loài trời, người, a-tu-la trong thế gian. Cùng các vị Bồ-tát, hàng Nhị thừa, Thánh, Tiên, Đồng tử ở các cõi khác, cùng với loại Đại lực quỷ thần mới phát tâm, tất cả đều hoan hỷ đảnh lễ rồi lui ra.
GIẢNG:
Khi Đức Phật nói kinh này rồi, các vị tỷ-khưu, tỷ-khưu-ni, ưu-bà-tắc. Ưu-bà-tắc[119] là tiếng Phạn, nghĩa tiếng Hán là “cận sự nam.” Có nghĩa là người cư sĩ thân cận với Đức Phật.
Ưu-bà-di, các loài trời, người, a-tu-la trong thế gian.
Bây giờ quí vị đều đã hiểu được a-tu-la là gì rồi. Họ rất nóng tính và rất thích đánh nhau. Một vị đệ tử của tôi nói rằng: Con chó của ông ta là a-tu-la. Có thể chính ngay ông ta là a-tu-la cũng nên? Nhưng tôi tin rằng sau khi quí vị đã nghe Kinh Thủ-lăng-nghiêm rồi, quí vị sẽ trở thành Bồ-tát, không còn tập khí nóng nảy của a-tu-la nữa.
Cùng các vị Bồ-tát, hàng Nhị thừa và Duyên giác, Thánh, Tiên, Đồng tử (Đồng tử là các vị đồng chơn nhập đạo) ở các cõi khác. Cùng với loại Đại lực quỷ thần mới phát tâm. Tất cả đều hoan hỷ đảnh lễ rồi lui ra.
☸
☸
Nay chúng ta đã nghe giảng xong Kinh Thủ-lăng-nghiêm, bất luận quí vị là ai, là hàng Trời, người, a-tu-la , địa ngục, ngạ quỷ, Súc sanh, đều nên phải phát tâm bồ-đề. Đều phải nên phát tâm thực hành đạo Bồ-tát, chúng ta đều phải thành Bồ-tát. Đừng nên tiếp tục tạo những nhân khác để rồi tiếp tục thành chúng sanh khác. Chúng ta phải gieo nhân để trở thành Bồ-tát và Phật. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã thọ ký cho chúng ta từ lâu rồi. Ngài nói:
“Nếu có người chỉ cần niệm Nam-mô Phật dù chỉ một lần cũng sẽ thành tựu Phật quả.”
Không cần phải niệm nhiều lần, nếu chúng ta chỉ cần niệm Nam-mô Phật một lần thôi thì trong tương lai nhất định sẽ thành Phật, cho dù ta không biết đến điều ấy.
Sau khi nghe giảng bộ Kinh Thủ-lăng-nghiêm này rồi, chúng ta trở nên hiểu được Phật pháp rõ ràng hơn, có được vô lượng công đức bất khả tư nghì. Đó là lý do tại sao trong kinh nói rằng đem bảy thứ châu báu đầy cả hư không khắp mười phương cúng dường chư Phật cũng không lớn bằng giảng giải Kinh Thủ-lăng-nghiêm.
Bây giờ chúng ta đã nghe giảng xong Kinh Thủ-lăng-nghiêm, khổ nhọc của quí vị đã tiêu tan và sự lo lắng của tôi cũng vừa hết. Sao vậy? Vì chúng ta không còn phải chịu khó nhọc nữa. Trong tương lai khi quí vị thực hành đạo bồ-tát, quí vị cũng sẽ chịu rất nhiều khổ nhọc, nhưng quí vị sẽ nhận chịu một cách hoan hỷ bởi do tự nguyện lãnh chịu những khổ nhọc ấy, chứ không phải do áp lực của người khác.
Sau khi pháp hội này chấm dứt, chúng ta sẽ nghỉ hai tuần để lạy sám. Tôi sẽ tiếp tục giảng Phẩm Phổ môn để kỷ niệm ngày sinh của Bồ-tát Quán Thế Âm, nhằm ngày 19 tháng 9 âm lịch. Hôm nay là 1 tháng 8 âm lịch, còn một tháng 19 ngày nữa là đến ngày kỷ niệm. Lúc đó tôi sẽ giảng Phẩm Phổ môn, là chương thứ hai mươi bốn trong Kinh Pháp Hoa , bản tiếng Anh, và là chương thứ hai mươi lăm trong bản tiếng Hán. Đó là vì có một chương chưa dịch xong.
Sau khi giảng Phẩm Phổ môn xong, nếu quí vị thành tâm khát ngưỡng, tôi sẽ giảng Kinh Pháp Hoa , nếu quí vị muốn đến Phật giáo Giảng đường để nghiên cứu Phật pháp thì vẫn cứ đến. Hiện nay thầy Quả Tiền đang ở đó, quí vị có thể cùng Thầy nghiên cứu Phật pháp. Mọi người muốn nghiên cứu Phật pháp đều có thể đến đó bất cứ lúc nào. Nhưng tôi bận phải coi sóc một số việc khác. Tôi cũng đã dự tính mời thầy Quả Địa chịu khó hướng dẫn đại chúng nghiên cứu Phật pháp nhưng tôi chưa sắp xếp chương trình.
Thầy Quả Phác cũng phát tâm bồ-tát hướng dẫn đại chúng tham cứu sâu hơn Kinh Thủ-lăng-nghiêm, vì Thầy Quả Phác biết tiếng Hán và hiểu sâu được lý kinh. Do thầy biết tiếng Hán, Thầy sẽ dịch kinh sang tiếng Anh. Việc này vừa rất khó, vừa rất dễ. Nhờ thầy thông hiểu nên nó dễ, nếu thầy không thông hiểu thì sẽ rất khó.
Do vậy, chúng ta nên phát tâm bồ-tát và thực hành đạo bồ-tát. Tôi hy vọng mọi người đã nghe giảng kinh Thủ-lăng-nghiêm rồi đều sẽ phát tâm bồ-tát. Tôi nói lại một lần nữa: Bất kể quí vị là người, trời, a-tu-la , địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì quí vị đều phải phát tâm cầu giác ngộ. Đừng nên mê mờ nữa. Đức Phật là người đã giác ngộ. Bây giờ chúng ta đều nên hy vọng không bao lâu nữa chúng ta sẽ trở thành người giác ngộ.
☸
PHẦN CHÚ THÍCH
KHAI THỊ và THAM VẤN
Hòa thượng TUYÊN HÓA giảng kinh Thủ-lăng-nghiêm này vào năm 1968. Vài năm sau, ngài khai thêm pháp hội tham cứu về Năm mươi hiện tượng ấm ma trong Kinh Thủ-lăng-nghiêm tại Vạn Phật Thánh Thành và Kim Luân Thánh Tự . Trong suốt thời gian pháp hội, tứ chúng đều được tham dự. Hòa thượng giảng giải từng phần của Năm mươi hiện tượng ấm ma đồng thời chỉ dẫn từng chi tiết phương pháp để tu tập. Phần chú thích dưới đây được trích từ phần tham hỏi của các đệ tử và lời khai thị của Hòa thượng.
1. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG NĂM 1983
Tất cả mọi người đều thích tiền, họ nghĩ rằng:
“Thiên mệnh chi vị tiền, suất tánh chi vị tiền, tiền giả dã bất khả tu du li dã, khả ly phi tiền dã.[120]”
(Thiên mệnh gọi là tiền, thuận theo tánh gọi là tiền. Tiền không thể rời xa chỉ trong khoảnh khắc. Có thể rời được chẳng phải là tiền).
Phàm phu trong thế gian thường mắc phải vấn đề này, họ chẳng phóng xả được. Chẳng có gì tệ hại nếu chỉ một mình quí vị là người bị tiền đầu độc. Nhưng quí vị muốn đầu độc con và cháu mình, thế nên quí vị đã dành dụm tiền bạc lại cho con trai, con gái mình. Con của quí vị lại để dành tài sản lại cho con của nó, rồi lớp đó truyền gia sản lại cho con cái của họ nữa. Trao truyền tiền bạc lại cho con cháu trước sau như vậy cũng như bị đầu độc bởi một thứ không khí mà người ta không thể thở nổi. Điều này thật đáng sợ. Do vậy nên ở đây tôi nói với quí vị rằng tiền bạc có chứa chất độc ở trong ấy. Vậy mà quí vị vẫn chưa tin, vẫn muốn luôn có được nhiều tiền. Quí vị chưa bị nó làm hại nhưng sự độc hại đó sẽ ảnh hưởng đến con cháu nhiều đời sau.
Trước đây tôi đã nói rất nhiều lần. Người ta cho rằng dành dụm tiền bạc là việc tốt nhưng những người đang tu đạo không cần thiết phải giữ tiền, không cần phải để dành tiền bạc. Chúng ta không nên suy nghĩ: “Tiền bất khả tu du ly dã” mà phải nói lại câu đó là:
“Thiên mệnh chi vị pháp, suất tánh chi vị pháp. Pháp giả dã bất khả tu du ly dã, khả ly phi pháp dã.”
Pháp nghĩa là gì? Quí vị trả lời “Tôi biết rồi đó là pháp của Phật của pháp và của Tăng.” Thực ra quí vị chưa hiểu gì nhiều, nếu quí vị thực sự hiểu được, quí vị đã không đánh mất pháp của chính mình.
Rốt cục pháp là gì? pháp là khí chất sinh động của chúng ta. Trên nó thông cả thiên đường, dưới nó thấu cả địa ngục. Đến mức chư Phật Bồ-tát cũng đồng một thể ấy với chúng ta, vì khí chất sinh động ấy của chúng ta quán thôn tất cả. Khí này như hơi thở. Quán sát kỹ ta có thể nhận biết được nó. Bao trùm và điều động được khí ấy gọi là pháp.
Do vậy, chúng ta dứt khoát cần phải nuôi dưỡng khí chất này. Chúng ta không nên để thất tán mà phải tu tập nuôi dưỡng khí này. Nên nói:
“Tài bồi tâm thượng địa,
Hàm dưỡng tánh trung thiên.”
Nghĩa là: Vun trồng mảnh đất tâm, nuôi dưỡng chân tánh trong sáng như bầu trời.
Đây là nghĩa nuôi dưỡng khí chất của mình. Nếu quí vị muốn nuôi dưỡng khí chất của mình, thì đừng có rời pháp của mình. Tôi sẽ giảng cho quí vị nghe nhiều điều cần thiết và quan trọng của pháp môn để tu tập. Nếu quí vị lắng nghe thì rất tốt. Nếu quí vị không muốn nghe cũng tốt. Dù sao tôi vẫn cứ nói. Đó là gì? Nếu quí vị muốn nuôi dưỡng khí chất của mình thì đừng nói nhiều.
Đừng nên nói chuyện nhiều trong nhà bếp. Hôm nay quý vị nói ít hơn, chứ hai hôm trước, khi tôi đến nhà bếp và trai đường, nghe quý vị nói chuyện như trong chợ. Mọi người đều nói năng rất lớn tiếng, người thì bán cà rốt, người bán bắp cải, người bán khoai tây, người bán củ đậu. Họ nghĩ gì khi đang la hét lớn tiếng như vậy? Họ đã hoàn toàn quên Phật, Pháp, Tăng. Không cần thiết phải gây lên cảnh huyên náo trong nhà bếp. Đó là bổn phận của người tu hành nên tuân theo.
Sau đó tôi thấy phòng ngủ cũng như cái chợ vậy. Mọi người đang cãi nhau, đùa giỡn ầm ỹ khắp nơi. Chẳng ai biết họ đang nói gì nữa. Người mà không biết tự hạn chế lời nói của mình thì khó có khả năng tu tập. Nếu quí vị không hàm dưỡng tánh khí của mình thì quí vị sẽ không có pháp. Do vậy “Pháp bất khả tu du ly dã” (pháp không thể rời xa, dù chỉ trong chốc lát).
Quí vị rất dễ dãi và bất cẩn khi phí phạm pháp này và nói chuyện suốt ngày. Tôi không thích dính líu vào chuyện của người khác, nhưng chuyện này lại quá phổ biến. Nếu chuyện này tiếp diễn thì những người tranh cãi suốt ngày sẽ là người phạm tội nơi Vạn Phật Thành này.
Chẳng ngạc nhiên khi chư Phật chẳng còn muốn lưu lại nơi cõi này nữa, và chư vị Bồ-tát cũng tránh xa. Họ không muốn nghe những người này nói chuyện tầm phào và bàn tán chuyện thị phi. Tôi nói thế không có nghĩa là mọi người không được nói chuyện với nhau trong Vạn Phật Thành. Mọi người nên thảo luận về một đề tài quan trọng nào đó, nhưng không nên nói chuyện vẩn vơ suốt ngày.
Quí vị nói: “Ồ! Chẳng có chuyện gì ở đây cả tịch mịch lặng lẽ quá ta phải kiếm người tán chuyện chơi.”
Điều đó có thể hợp lý, nhưng sau khi quí vị tán phét với nhau, dù sao đi nữa, quí vị cũng đã đánh mất pháp đi rồi! Nếu quí vị mất pháp thì làm sao mà tu đạo?
2. HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA GIẢNG VÀO
THÁNG GIÊNG NĂM 1983
Ấm ma không chỉ giới hạn trong năm mươi thứ, nó có thể là 500, 5000, hay cả 500.000 loại. Mỗi loại có thể chia thành mười thứ. Nếu phân tích chi tiết, thì có thể đến hàng ngàn, hàng vạn loại. Nói tóm lại, ấm ma là gì? Căn bản chẳng gì khác hơn là một lượng âm khí xuất phát từ niệm tưởng âm của con người. Niệm tưởng âm là niệm tham sân si, niệm ấy làm sinh khởi các ấm: sắc ấm, thọ ấm tưởng, ấm, hành ấm và thức ấm . Từ trong mỗi niệm này các loại hiện tượng âm được sinh khởi. Các hiện tượng âm này tự nhiên xuất hiện khi công phu tu tập của quí vị đạt đến tầm mức nào đó. Nếu công phu của quí vị chưa đạt đến tầm mức ấy, thì quí vị sẽ không gặp những thứ ấm ma này, cho dù quí vị có muốn gặp đi nữa.
Ấm ma chỉ xuất hiện khi nỗ lực công phu của mình đạt đến mức độ ấy. Đừng bận tâm khi nó xuất hiện. Chẳng cần phải lo sợ bị ma gá vào.
Khi những hiện tượng âm xuất hiện, quí vị nên giữ tâm yên tĩnh, như thể những hiện tượng ấy không tồn tại vậy. Xem nó như là không thấy, nghe như không nghe, ngửi mà không biết mùi vị của nó. Nếu quí vị không tự ràng buộc mình vào sắc, thanh, hương, vị xúc, pháp thì ấm ma chẳng làm gì được quí vị. Nếu quí vị không tham, sân, si thì quí vị sẽ hàng phục được ấm ma. Nếu quí vị không mắc phải những sai lầm như tự tư, tự lợi, mong cầu, tham luyến, tranh dành... thì chẳng có ma nào hại được quí vị cả.
Nay chúng ta đang nghiên cứu về ấm ma. Chúng ta không sợ nó, chẳng có gì phải sợ cả. Lượng khí âm này như thế nào? Đây là một thí dụ thô thiển: khi nước sôi thì bốc lên hơi nước. Sự bốc hơi này biểu thị rằng nước đang sôi. Các loại ma mà quí vị sẽ gặp trong công phu chính là sự biến hóa hư huyễn sinh khởi từ âm khí và âm tưởng trong tự tánh của quí vị.
Nếu quí vị giữ được sự an nhiên bất động trong quá trình biến hóa hư giả này, thì chẳng có vấn đề gì cả. Ví dụ: Chẳng có gì lạ lùng khi nước sôi khiến bốc lên hơi nước cả. Sau khi bốc hơi xong là nước có thể dùng được.
Khi một người có biểu hiện ra ma khí, cũng giống như khi đem vàng ròng nung chảy, tất cả các kim loại sẽ bị chảy tan hết, chỉ nguyên vàng ròng còn lại. Tu đạo cũng như nung vàng vậy. Nên có câu nói: “Vàng ròng chẳng sợ gì lò sưởi.” Quí vị phải nung chất vàng ròng trong người và rèn cái thân Kim Cang bất hoại của quí vị.
Để đạt được thân kim cang bất hoại, trong từng niệm, từng niệm phải nỗ lực dụng công tu hành. Bất luận đạt được trình độ nào trong công phu tu tập cũng không được trở nên vui mừng hay sợ hãi. Đây là cách thức cơ bản, thiết yếu nhất cho người tu tập để giải trừ ma chướng.
3. HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA GIẢNG NGÀY 2
THÁNG 12 NĂM 1993.
Đệ tử (hỏi): Khi ngũ ấm đến lúc tiêu trừ, hành giả đã vượt qua được kiếp trược rồi. Quán sát cội gốc của sắc ấm, hành giả thấy vọng tưởng kiên cố là cội gốc của sắc ấm?
Hòa thượng: Hành giả vẫn còn nhiều vọng tưởng. Nó “kiên cố” là vì hành giả đã chấp trước quá sâu vào cảnh giới này.
Đệ tử: Có phải tất cả những vọng tưởng kiên cố đều là cội gốc của sắc ấm?
Hòa thượng: Là do khi hành giả đạt đến cảnh giới ấy có những hiện tượng ra sao? Nó có phải là cội gốc của sắc ấm hay không chẳng phải là vấn đề. Chẳng có cách nào để xác định được cội gốc của nó. Điều đó là hư vọng. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều y như vậy.
“Ngũ ấm phù vân vô khứ lai.
Tam độc thủy bào hư xuất một.[121]”
Năm ấm như mây nổi, chẳng có chỗ đến đi. Ba món độc (tham sân si) như bọt nước, mất còn như hư không. Nó đều không thực. Mọi cảnh giới đều là hư huyễn.
Đệ tử: Nó giống như giấc mộng, trong ấy chẳng có ý nghĩa gì cả?
Hòa thượng: Đúng vậy:
“Mộng lý minh minh hữu lục thú
Giác hậu không không vô đại thiên.”
Nghĩa là:
(Trong mơ rõ ràng qua sáu nẻo
Ngộ rồi mọi vật thảy đều không).[122]
4. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO NGÀY 2 - 12 - 1993
Đệ tử: Bạch Hòa thượng “Cảnh giới này gọi là tinh minh hòa lẫn vào tiền cảnh.” Câu này nên hiểu như thế nào?
Hòa thượng: Nghĩa là hành giả ấy quá lanh lợi. Anh ta có trí thông minh hư giả và trí thế gian. Đơn giản là anh ta quá thông minh lanh lẹ.
Đệ tử: Bạch Hòa thượng. “Tiền cảnh ” nghĩa như thế nào?
Hòa thượng: Nó liên quan đến cảnh giới đã được đề cập ở trước.
Đệ tử: Thưa, có phải cảnh giới này xuất hiện khi hành giả dụng công tu tập không?
Hòa thượng: Đó chính là cảnh giới mà hành giả đã đạt đến trước đây.
5. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO NGÀY 2 THÁNG 12
NĂM 1993
Hòa thượng: Ba hồn bảy phách (vía) của chúng ta giống như đứa trẻ con vậy. Nhưng mỗi thứ chỉ có một căn chớ không có nhiều. Do nó điều khiển thân thể ta, nên ta có thể nói năng hành động được. Nó được kết hợp lại với nhau, nên khi công phu tu tập của quí vị thành tựu rồi, thì nó trở thành cái được gọi là “Phật” (nghĩa là giác ngộ) trong đạo Phật, hoặc được gọi là Tiêntrong đạo Lão. Có người chỉ có mắt và có người chỉ có tai, thế nên họ giúp đỡ lẫn nhau. Đứa bé có tai để nghe sẽ giúp cho người chẳng có tai. Các giác quan của họ dung thông với nhau. Thế nên khi thành tựu được lục căn hỗ dụng, thì tai của quí vị có thể ăn và nói chuyện được. Có rất nhiều cảnh giới như thế này mà quí vị không thể tưởng tượng đến được.
Đệ tử: Bạch Hòa thượng. Hòa thượng đã kể rằng, có một người đệ tử đã từng lên trời chơi và bị ma vương bắt giữ. Anh ta la lên “Ta phải làm gì bây giờ? Ta không trở về được nữa” có phải hồn và phách của người ấy lên đó chăng?
Hòa thượng: Trong số ba hồn bảy vía có thể một, hai, ba hoặc bốn phách đã đi. Điều đó không chắc. Một khi nó đi đến đó, nó tập hợp lại với nhau, nó chẳng phải là bảy hay ba thực thể riêng biệt. Một khi nó đi, nó kết hợp lại thành một. Đó là điều rất kỳ diệu, nó là một khối linh khí.
Đệ tử: Có phải do trình độ công phu tu tập khác nhau mà người ta có thể xuất hồn nhiều hay ít.
Hòa thượng: Tốt nhất là không nên xuất hồn. Nếu cứ xuất hồn đi du ngoạn hoài, quí vị sẽ có nguy cơ bị ma gá vào. Khi hồn vía bị ma bắt giữ, người ta sẽ bị câm. Người chậm phát triển trí huệ và như thực vật là những dạng như đang đề cập ở trên, vì hồn vía của họ đã bị ma bắt giữ. Lúc đó đối với người ấy hồn là ma. Đối với người có tu tập, trở thành thần, đó là nhờ tánh dương. Còn nếu tu luyện nhiều hơn tí nữa, thì trở thành tiên. Nếu tu tập đến nơi rốt ráo thì sẽ thành Phật. Tất cả các cảnh giới của tu chứng này đều thành tựu được là nhờ sự đồng nhất của hồn và vía.
Đệ tử: Nếu một người “thực vật[123]” hay người bị hôn mê, người ấy đã bị mất một trong ba hồn bảy vía. Mặc dù thân thể còn nguyên vẹn, liệu hồn và vía ấy có rời anh ta để trở thành người khác không?
Hòa thượng: Nó không thể trở thành người khác được. Nó chỉ bị ma bắt (đi với ma). Nên người ấy có khi rất tỉnh táo, thông minh nhưng có khí rất mê độn.
Đệ tử: Điều gì sẽ xảy ra khi có người xuất hồn phách của mình để gặp chư Phật và chư Bồ-tát?
Hòa thượng: Nếu một người tu hành chân chính sẽ có các vị Hộ pháp vô hình âm thầm giúp đỡ quanh mình. Tôi vừa gặp khá nhiều hạng người kỳ quái này, họ rất thích xuất hồn khỏi xác. Do quí vị không gặp cảnh giới này, nên không thể nhận thức được, hoặc hiểu rõ được chúng. Chẳng hạn như những kinh nghiệm của những người đã từng làm xác đồng (medium) ở Đài Loan đã trải qua, đều là tác dụng của Năm mươi hiện tượng ấm ma .
Đệ tử: Họ có đạt đến trình độ tu tập đó chăng?
Hòa thượng: Họ đã tiến bộ trong tu tập và có được chút phước đức, cũng như mọi người khác. Một số học tập để trở thành người tốt và một số học tập rồi thành người ác, những người này đã học để trở thành kẻ ác, để làm quyến thuộc của Ma Vương.
6. HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA GIẢNG VÀO
THÁNG GIÊNG NĂM 1983
Hòa thượng: Trong khi chúng ta nghiên cứu Năm mươi hiện tượng ấm ma, mọi người đều được hoan nghênh khi phát biểu ý kiến. Chúng tôi muốn dùng trí tuệ của mọi người để nghiên cứu đạo lý này. Vào thời mạt pháp, mọi người tu tập đều rất muốn nhanh chóng có được kết quả.
Họ nghĩ rằng mình có thể đạt được một dịp may, giống như người đánh bạc mong thắng được ngay trong lần đặt cược đầu tiên. Thế nên có người đã chạy quanh đến rất nhiều nơi, họ học những phương pháp thực hành bí truyền, và nhiều pháp môn kỳ lạ khác. Họ nghe nơi này có điều gì hay, thì liền tìm đến. Họ nghe nơi kia có điều gì lạ, họ cũng chạy tới. Chạy đây đó khắp nơi, phí phạm thời giờ trên đường. Nhưng rốt cuộc, họ chẳng hiểu được gì cả. Chúng ta nên nhận thức rõ tình trạng này. Nếu không chúng ta dễ dàng rơi vào đường tẻ.
Cũng như trường hợp dùng chất độc tố kích thích. Đây là một vấn đề nghiêm trọng ở xã hội phương Tây hiện nay. Có thể nói rằng chất Hallucinogenic [124] là một loại hóa thân khác của ma vương. Ma xuất hiện với những hình thức mới lạ, qua độc tố kích thích khiến cho nhiều người nghiện ngập nó. Dù cho người ta không muốn dùng chất thuốc kích thích đó, nhưng ma lực kết hợp cùng với thói xấu của họ đã khiến họ bị câu thúc vào vòng nghiện ngập sa đọa. Hiện nay có rất nhiều tà sư (ác tri thức) đã dùng sự trợ lực của các độc dược này khiến họ thấy được hào quang và những hiện tượng kỳ quái khác. Các cảnh giới này xuất hiện là do chất độc được kích thích trong thân thể người ấy phát huy tác dụng.
7. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG 1983.
Chúng ta cần phải rất cẩn trọng trong mọi phương diện. Như câu nói:
“Sai chi ti hào, mậu chí thiên lý[125] ”
Chỉ sai trong đường tơ kẽ tóc, sẽ lầm đến ngàn dặm.
Chúng ta đang tiếp tục học Phật pháp. Được học nhưng kết cục là vẫn bị đọa vào địa ngục. Sao vậy? Vì chúng ta không thực sự thực hành theo giáo lý đã được học. Chúng ta không tự kiềm chế mình khỏi việc nói dối, trộm cắp, tà dâm, dùng chất độc tố gây nghiện và sát hại. Nếu quí vị không thể giữ được năm giới này thì làm sao mà nghĩ đến việc thành Phật.
Trước hết quí vị phải nhất định từ bỏ việc sát hại. Điều ấy không chỉ có nghĩa là ăn chay thôi.
Quí vị có thể nói:
“Tôi ăn nhưng không tự tay mình giết hại các sinh vật mà!”
Điều ấy không có nghĩa là quý vị không phạm giới sát. Giữ giới sát còn có nghĩa là không ấp ủ những oán hận người khác trong lòng mình. Điều này không phải dễ. Như tôi đã nói từ trước:
“Tôi cũng có một sự thúc giục mạnh mẽ phải sát hại, nhưng tôi muốn dừng lại. Tôi muốn phóng sinh hơn là giết hại sinh vật. Nếu tôi muốn sát hại sinh vật, tất cả những sợi lông trên thân thể tôi sẽ biến thành phi tiễn, dao nhọn, thương giáo, xiên nhọn đâm vào mọi người cho đến chết, những sợi lông của tôi độc ác biết bao! Động lực giết hại sinh vật đến như thế nên tôi nhận thức rằng sát hại chúng sanh cũng giống như giết các vị Bồ-tát, A-la-hán , phá hòa hợp Tăng và làm thân Phật chảy máu. Đó là lý do mà tôi không bao giờ sát hại chúng sanh.”
Giới không trộm cắp là khi lấy một vật gì bằng cách không chính đáng, hoặc lấy vật của người khác, không thuộc của mình, không biết chủ nhân là ai, đều được xem như trộm cắp. Nếu quí vị lấy một vật từ một nơi nào đó mà không ai biết là quí vị đã ăn cắp. Nhân, duyên, phương pháp và nghiệp của trộm cắp được giảng giải rất kỹ trong kinh Phạm Võng. Nhân duyên, phương pháp và nghiệp của việc sát hại cũng được giảng giải rất kỹ trong kinh này.
Không tà dâm cũng giống như vậy. Bao gồm luôn cả việc không có một niệm tưởng dâm dục nào ở trong tâm và trọng tự tánh của mình.
Để giữ giới vọng ngữ, quí vị không được nói dối trong bất kỳ tình huống nào.
Không được dùng những chất độc tố gây nghiện. Chất kích thích từ rượu khiến cho quí vị không thể hoạt động một cách bình thường, nó cũng gây cho quí vị đánh mất trí tuệ. Một khi có sự việc gì xảy ra, quí vị xử sự như kẻ ngu si.
Đây là năm giới: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng chất độc tố gây nghiện. Người Phật tử nên chú tâm giữ gìn năm giới này, và tránh sự vi phạm dù chỉ những lỗi nhỏ nhất. Chỉ như vậy, quý vị mới đủ tư cách được gọi là Phật tử. Một số trong quý vị đôi khi cũng có tư tưởng sát hại, trộm cắp, tà dâm, lừa gạt người và thỉnh thoảng cũng dùng chất kích thích. Quý vị tham đắm vào rất nhiều thứ. Tham ăn cũng tương tợ dùng thuốc kích thích. Nếu quý vị tham ăn uống, ăn đến mập phì ra, thì cũng giống như quý vị đã dùng chất kích thích. Chúng ta là những người học Phật nên thường xuyên tự mình quán xét điểm này. Chúng ta phải rất chú tâm, không nên phạm một sai lầm dù rất nhỏ.
Mặt khác, chúng ta không nên quá cứng ngắc. Chúng ta nên áp dụng giới luật một cách rất linh động.
Quý vị thường nói: “Thế là ta có được chỗ để phương tiện rồi. Ta có thể sát hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối và dùng chất kích thích.”
Đó chẳng phải là nghĩa linh động. Nghĩa là chúng ta không nên tự trói mình trong năm giới quá chặt đến nỗi ta không còn cựa quậy đâu được nữa cả. Khi ta thọ năm giới, ta phải quán xét kỹ lưỡng điều này. Có người ở Canada đã dùng tên tôi để lừa bịp đệ tử của họ. Nói dối rằng tôi đã ấn chứng cho họ. Người tạo tội đại vọng ngữ như vậy chắc chắn sẽ rơi vào địa ngụcbạt thiệt.[126]
No comments:
Post a Comment