PHƯƠNG TIỆN TRÌ CHÚ
Trì tức là thọ
trì, thọ nơi tâm, trì nơi thân. ‘’Trì‘’ cũng giống như dùng tay cầm vật gì. Trì
niệm thần Chú thì đừng quên nó, đừng thiếu nó, phải niệm từ từ, thời thời phút
phút tụng trì Chú này.
Trì Chú nên có một đàn tràng, gọi là
Chú đàn, cũng giống như truyền giới, cần có giới đàn. Chú đàn phải thanh tịnh,
không cho người vào hỗn tạp, chỉ có người trì Chú, tu pháp ở trong đó. Nghi kiến
lập đàn là phương tiện trước khi trì Chú, kiến lập đàn vốn có quy củ nhất định,
trong Kinh Lăng Nghiêm có nói đến, đây là vì người tụng Kinh hành đạo, cầu hiện
chứng mà thiết lập. Hiện chứng là đời này đắc được lợi ích của Chú. Nếu
"truy tố" phát tâm tán trì. "Truy" là người xuất gia ;
"tố" là người tại gia, tán trì tức là không có đàn tràng, như vậy phải
chuyên nhất tâm ý kiền thành cung kính. Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói : ‘’Nếu
có chúng sinh, tâm khởi tán loạn, thì chẳng phải là Tam Ma Ðịa (định lực). Tâm
nhớ miệng trì là Kim Cang Vương, thường tùy tùng theo các người thiện nam, hà
huống người quyết định phát đại tâm bồ đề.’’ ‘’Tán tâm trì Chú không ở trong định,
thì có tám vạn bốn ngàn Kim Cang Vương hộ pháp thường theo bạn, hà huống quyết
định phát đại tâm bồ đề !‘’ Trong Kinh lại nói : ‘’Nếu không làm đàn, không nhập
đạo tràng, cũng không hành đạo, tụng trì Chú này, vẫn đồng công đức nhập đạo
tràng không khác. Cho đến đọc tụng biên chép Chú này, có ở trong người, thì ở
đâu cũng yên nhà cửa vườn tược, tích nghiệp như thế không lâu sẽ ngộ vô sinh nhẫn.’’
Chỉ nói đơn giản chỗ chính yếu. Trì
Chú phải "ba mật" tương ưng mới đắc được cảm ứng. Ba mật tức là : Miệng
tụng thần Chú, tâm tưởng chữ Phạn, tay kết ấn tướng, cũng gọi là ba đàn. Tại
sao gọi là thần Chú ? Vì diệu không thể tả. Tâm tưởng chữ Phạn, là quán tưởng mặt
sau tâm Chú của mỗi chữ Phạn. Ba mật tương ưng tức là phương tiện trước khi trì
Chú.
Thứ nhất là ‘’Chú ngữ đàn.’’ Trì Chú
thì tự nhiên kết thành đàn, đây là nói mỗi ngày, hoặc mỗi lần trước tiên niệm
Chú Lăng Nghiêm một biến, sau đó trì tâm Chú một trăm lẻ tám biến. Tâm Chú tức
là : ‘’Ðát điệt tha. Án a na lệ tì xá đề, bệ ra bạt xa ra đà rị, bàn đà bàn đà
nể, bạt xà ra bàng ni, phấn hổ hồng đô lô ung, phấn ta bà ha.’’ Tâm Chú này diệu
không thể tả. Nếu trên thế gian không còn ai niệm Chú Lăng Nghiêm, thì tất cả
yêu ma quỷ quái đều xuất hiện ra đời. Tâm Chú này có hai câu : ‘’A na lệ, tì xá
đề.’’ Một câu nghĩa là "dọc cùng tam tế", một câu nghĩa là "ngang
khắp mười phương". Một khi niệm hai câu Chú này, thì thiên ma ngoại đạo
không có chỗ đào thoát. Chúng sẽ lão lão thực thực nghe vẫy kêu. Chỉ sức lực của
hai câu Chú này, thật không thể nghĩ bàn. Nếu sáng sớm bạn tụng niệm Chú Lăng
Nghiêm một lần, sau đó tụng tâm Chú 108 lần, thì sẽ được phước báu vô lượng vô
biên. Cho nên nói, nếu bạn trì tụng Chú Lăng Nghiêm, thì đời sau sẽ đắc được
giàu sang phú quý bảy đời. Ðây là nói bạn muốn cầu phước báu trời người, nếu
không muốn cầu, thì đương nhiên không cần. Nếu bạn muốn cầu quả báo xuất thế,
thì sẽ đạt được mục đích. Ðây là ‘’Chú ngữ đàn.’’
Thứ hai là :
‘’Tâm tưởng đàn.’’ Nghĩa là khi tụng tâm Chú, thì quán tưởng từng chữ Phạn.
Nói đến chữ Phạn, có lúc sự tình không
nhất định minh bạch, nếu minh bạch thì nhuệ khí cảm thấy đã đủ rồi. Nếu không
minh bạch, thì cảm thấy có chút ý nghĩa trong đó. Không minh bạch thì ví như ăn
thức ăn, chưa ăn thì cảm thấy ngon, ăn rồi thì nếm qua : chua, ngọt, đắng, cay,
tâm tham ăn đã dừng lại, cảm thấy chẳng còn ngon nữa. Tu hành cũng như thế.
Nếu bạn không biết ý nghĩa của Chú, ý
nghĩa chữ Phạn, thì cảm thấy diệu không thể tả. Tâm niệm luôn luôn nghĩ muốn biết,
nếu bạn biết rồi thì không chú ý. Quán tưởng chữ Phạn cũng lại như thế, vì chữ
Phạn chúng ta chưa học qua, nên không biết ý nghĩa của nó, không giống như chữ
Tàu. Ðây là chữ‘’đại‘’ kia là hai chữ ‘’Bồ Tát.‘’ Quán tưởng chữ Phạn sẽ đắc được
ngũ nhãn lục thông, phải quán tưởng từng chữ rõ ràng, mở mắt nhắm mắt đều thấy
rõ ràng, lâu dần thì chỗ diệu dụng sẽ phát sinh, có thể khiến cho bạn khai mở
ngũ nhãn lục thông, thông nhân đạt quả, là vì chúng ta không minh bạch chữ Phạn,
thì có một sức lực thần diệu.
Quán tưởng chữ Phạn cũng là phương
pháp khóa tâm lại, chế tâm tại một chỗ, đừng cho khởi vọng tưởng, ấn nhập từng
chữ Phạn vào trong tâm, bất cứ mở hoặc nhắm mắt đều rõ ràng. Như thế lâu dần sẽ
đắc được tam muội.
Thứ ba là : ‘’Thủ ấn đàn.’’ Thủ ấn
cũng gọi là thủ quyết. Một số cho rằng Kháp quyết niệm Chú tức là Sáp quyết. Ðã
minh bạch Chú ngữ đàn và quán tưởng đàn rồi, thì Thủ ấn đàn cũng phải minh bạch.
Trong quyển Nhứt Tự Phật Ðảnh Luân Vương Niệm Tụng Nghi Quy cũng nói rõ : ‘’Bạch
tản cái Phật đỉnh ấn‘’, dùng hai ngón cái, mỗi ngón bắt lấy đầu ngón thứ tư, chạm
nhau, hai đầu ngón cong như hình cái lọng,
hai ngón giữa cong một chút chạm nhau, hai ngón út dựng thẳng chạm nhau tức
thành đại bạch tản cái Phật đỉnh luân vương. (Xem hình ở dưới).
Kháp quyết niệm Chú, tức là bạn phải
tập trung tinh thần, bạn làm động tác này, thì không nên khởi vọng tưởng gì
khác. Chẳng phải ý nghĩa gì khác, chẳng phải nói một khi Kháp quyết thì linh. Nếu
bạn không có vọng tưởng gì khác, không Kháp quyết cũng là ba mật tương ưng. Nên
biết chân lý, tại sao phải có ba mật tương ưng ? Vì Chú ngữ đàn, quán tưởng
đàn, thủ ấn đàn, đều muốn bạn đừng khởi bất cứ vọng tưởng gì. Cho nên chuyên nhất
thì linh, phân chia thì tán loạn.
Lại có Thủ ấn Kim Cang quyền, Kim Cang
chưởng, Kim Cang phược. Không giống ‘’Bạch tản cái Phật đỉnh ấn’’ rất phức tạp.
Hai bàn tay nắm lại, gọi là Kim Cang chưởng, nhưng đừng trợn mắt, bằng không
thì thành Kim Cang trợn mắt. Mười ngón tay bắt chéo với nhau ngửa lên, gọi là
thủ ấn Kim Cang chưởng, úp xuống gọi là thủ ấn Kim Cang phược. (Xem hình ở dưới)
Hết thảy pháp Tam muội đều do Kim Cang quyền, Kim Cang chưởng, Kim Cang phược
sinh ra. Khi bạn niệm Chú thì ba đàn tương ưng. Ba thủ ấn này muốn kết ấn nào
cũng được, đều thành ‘’Lăng Nghiêm vương đại bạch tản cái Phật đỉnh tâm Chú ấn.’’
Sau đó quán tưởng tụng niệm Chú này, thì ba mật sẽ tương ưng. Ðược như thế thì
sẽ đắc được thân, miệng, ý, tam luân không thể nghĩ bàn của mười phương chư Phật.
Bất cứ sở cầu thế gian, xuất thế gian, không có gì mà chẳng được như ý, nhưng tốt
nhất vẫn là vô sở cầu. Vì có sở cầu thì có tâm tham, có tâm tham thì chẳng đắc
được cảm ứng hiện thời, không thể được vô lượng công đức. Nếu vô sở cầu thì
công đức mới lớn.
Nếu bạn không thể bắt ấn, thì trong bộ mật
có ba bài Chú, tùy ý niệm cũng thành đàn. Thứ nhất là Pháp Giới Chân Ngôn :
"Án phạ nhật la đà đổ một.’’ Niệm rồi thì pháp giới đều thanh tịnh. Thứ
hai là Thanh Tịnh Chân Ngôn : ‘’Án lam sa ha.’’ Thứ ba là khi Phóng Diệm Khẩu
thì niệm Ba Ðàn Chân Ngôn : ‘’Án hạ hồng.’’ Ba đàn tức là Phật, Pháp, Tăng.
Chữ
"Án" là trên đỉnh Tỳ Lô làm Phật đàn.
Chữ "Hạ"
là trong miệng Di Ðà làm Pháp đàn.
Chữ "Hồng"
là trong tâm A Súc làm Tăng đàn.
Ba câu Chú này mỗi
câu niệm bảy biến, thì ba mật cũng tương ưng. Trước khi niệm Chú, niệm ba bài
Chú này cũng rất tốt.
No comments:
Post a Comment