Xem trọn bộ 4 tập video có chữ rất dễ theo dõi
526. Yết ra rị dược xoa.
Dịch: Quỷ sư tử độc.
Kệ:
Sư tử quỷ hống
bách quái kinh
Yêu ma võng lượng câu độn hình
Dũng kiện thành tựu nhiếp quần phẩm
Hoá ác vi từ khánh khang ninh.
Nghĩa là:
Quỷ sư tử hống
trăm thú sợ
Yêu ma Võng Lượng đều độn hình
Dũng kiện thành tựu nhiếp quần sinh
Hoá ác làm từ được bình an.
Giảng giải: "Quỷ sư tử hống trăm thú sợ": Quỷ sư tử cũng hống
lên, khi chúng hống lên, thì yêu ma quỷ quái đều sợ chúng.
"Yêu ma Võng Lượng đều độn hình": Khi nghe quỷ sư tử hống, thì
những quỷ khác cũng đều lão thật, như trong Chứng Đạo Ca có nói: "Sư tử hống,
nói không sợ, trăm thú nghe được đều đau đầu, voi lớn bỏ chạy mất oai nghi. Trời
rồng lắng nghe sinh vui mừng". Khi sư tử hống thì trăm loài thú đều sợ
hãi, đều độn hình bỏ chạy.
"Dũng kiện thành tựu nhiếp quần sinh": Đây là thuộc về phương
bắc Yết Ma bộ, Như Lai Thành Tựu đến giáo hoá chúng sinh quỷ sư tử độc.
"Hoá ác làm từ được bình an": Khiến cho chúng hoá ác làm từ,
tâm quỷ, tâm cang cường, đều biến hoá mà sinh ra tâm từ bi, cho nên ở đây nếu
có người bệnh, người có quỷ sư tử độc, thì đắc được sự bình an.
527. Ðát ra sô.
Dịch: Quỷ tất cả ác độc.
Kệ:
Nhất thiết ác độc
quỷ tối hung
Âm hiểm giảo trá hại vô cùng
Cao thắng diệu pháp trừ tội chướng
Liên hoa bộ chủ từ bi công.
Nghĩa là:
Quỷ tất cả ác độc
rất hung
Âm hiểm xảo trá hại vô cùng
Diệu pháp cao thắng trừ tội chướng
Liên Hoa bộ chủ đấng từ bi.
Giảng giải: "Quỷ tất cả ác độc rất hung": Đát Ra Sô, câu nầy
chỉ có ba chữ, mà có rất nhiều ý nghĩa, bao la vạn hữu. Vạn hữu tức là bao quát
hết thảy tất cả quỷ độc mà ở trước chưa đề cập đến, những loài quỷ nói không rõ
ràng, cũng đều bao quát ở trong nầy. Tất cả quỷ độc đây chẳng phải là một con
quỷ, mà là rất nhiều quỷ. Nhiều như hồng vệ binh, họ chuyên môn đánh đập người,
bắt bớ người, cướp lấy của cải, phá hoại.
"Âm hiểm xảo trá hại vô cùng": Tất cả quỷ ác độc nầy rất hung
dữ, ai cũng đều sợ chúng. Hồng vệ binh vừa mới nói, chứ chẳng phải nói họ là quỷ
ác độc, nhưng họ tạo tội nghiệp. Đây cũng là người chấp pháp, làm cho người phải
thọ quả báo, phải trả quả, sau đó những tư tưởng không bình thường nầy, tâm lý
không bình thường, hành vi không bình thường, trồng xuống những thứ nhân tất cả
ác độc. Vì đã trồng nhân ác độc, bèn làm quỷ ác độc. Cho nên quỷ ác độc vẫn đi
khắp nơi cướp bóc, vẫn là hành vi không giữ kỷ luật, thứ tư tưởng nầy bạn nghĩ
không đến, là âm hiểm xảo trá, rất xảo quyệt, khi nói những lời tốt, thì họ tuỳ
thời biến thành xảo trá, gian dối, giống như gió khó mà dò được, hại biết bao
nhiêu người không còn nhà để ở, không có việc để làm, không có thuốc thang để
chữa trị.
"Diệu pháp cao thắng trừ tội chướng": Nhưng tại thế giới nầy,
chẳng phải thường thường là ban đêm, có lúc sẽ đến ban ngày. Ban ngày thì phóng
quang minh, cát tường như ý, có một sự hy vọng. Cho nên thế giới chẳng phải thường
thường đen tối, vì đến cực điểm, thì lại lộ ra quang minh. Cát tường như ý là
gì? Tức là diệu pháp cao thắng. Vì chúng là cực độc, nên pháp là diệu pháp cao
thắng, hay trừ tất cả tội chướng.
"Liên hoa bộ chủ đấng từ bi": Diệu pháp cao thắng nầy ở tại
phương nào có thứ sức lực nầy? Tức là Liên Hoa bộ, tức là tây phương Phật A Di
Đà. Phật A Di Đà là từ bi nhất, nên hàng phục được quỷ độc ác nhất, nhiếp thọ
được chúng. Nhiếp thọ tức là dùng diệu pháp cao thắng, vừa cao, vừa thắng, vừa
diệu, vừa nhiều, cho nên quỷ độc cũng không có biện pháp. Phật A Di Đà vừa từ
bi, vừa công đạo, đại công vô tư.
528. Mạt ra thị.
Dịch: Quỷ gấu bi độc.
Kệ:
Hùng bi độc quỷ
thậm nan lường
Thế cường lực mãnh bất khả đương
Cát tường như ý ly trược cấu
Nam phương Bảo Sinh cứu tai ương.
Nghĩa là:
Quỷ gấu bi độc rất
khó lường
Thế lực mạnh không thể đương đầu
Cát tường như ý lìa dơ trược
Nam phương Bảo Sinh cứu tai ương.
Giảng giải: Mạt Ra Thị là câu Chú. Thế nào gọi là Chú? Chú
tức là lời không nói dối. Nếu bạn không nói dối, thì những lời bạn nói ra đều
là Chú, đều có sự linh cảm. Tất cả quỷ thần đều y giáo phụng hành, đây tức là
Chú, đây tức là chơn ngôn. Chơn ngôn tức là không nói lời giả. Những gì trong
Chú nầy nói, đều là chơn ngôn. Chơn ngôn phải niệm nhiều mấy lần, đây gọi là Yết
Ma. Niệm nhiều mấy niệm, càng nhiều thì càng có linh cảm, cho nên chúng ta bình
thường phải trì Chú. Ý nghĩa trì Chú, tức là niệm được thuần thục.
"Quỷ gấu bi độc rất khó lường":
Mạt Ra Thị là chỉ quỷ gấu bi độc. Gấu bi ở trong loài thú rất là lợi hại, có
lúc cọp cũng đánh không lại gấu bi. Bạn không thể đánh giá được sức mạnh của
nó.
"Thế lực mạnh không thể đương đầu":
Thế lực của chúng rất lớn, giống như bá vương đàn áp người, thế lực không thể
đương đầu. Đến lúc chúng làm gấu bi, thì cũng giống như bá vương, sức mạnh vô
cùng, cho nên nói không thể đương đầu.
"Cát tường như ý lìa dơ trược":
May có pháp nầy, khi tu pháp nầy thì sẽ được cát tường như ý, trừ khử sự dơ trược.
"Phương nam Bảo Sinh cứu tai
ương": Phương nam là Bảo Sinh bộ chủ. Năm bộ lớn quản lý năm đại ma quân của
thế giới. Năm bộ lớn là: Phương đông Kim Cang bộ, Phương nam Bảo Sinh bộ,
Phương tây Liên Hoa bộ, Phương bắc Yết Ma bộ, cũng là Thành Tựu bộ, Chính giữa
là Phật bộ. Quỷ gấu bi độc là do Bảo Sinh bộ Phật quản lý. Như chính trị trên
thế giới nầy có rất nhiều bộ môn, ví như bộ vệ sinh thì quản lý vệ sinh, bộ
phòng ốc thì quản lý phòng ốc, bộ giáo dục thì quản lý giáo dục, bộ tài chính
thì quản lý tài chính .v.v... Trên thế giới là "Tại thiên thành tượng, tại
địa thành hình", tất cả hết thảy trên thế giới đều có nhân quả, nó chẳng
phải kết quả mà không nhân.
Nếu lý luận tất
cả vạn sự vạn vật đều thông đạt vô ngại, minh bạch hết thảy vạn sự vạn vật, bất
cứ một sự kiện gì, cũng đều đang diễn nói pháp. Bất quá có sự diễn nói chánh
pháp, cũng có sự diễn nói tà pháp. Tà khí trong tà, thì diễn nói tà pháp; độc
khí trong độc, thì diễn nói pháp độc. Chánh thì diễn nói chánh pháp. Thế giới
là sự việc như vậy, bạn minh bạch được, thì tất cả đều không có vấn đề gì hết.
Nếu bạn không minh bạch, thì chỗ nào cũng đều chông gai, thấy gì cũng đều cảm
thấy có vấn đề. Bạn phải minh bạch pháp là như vậy, bất cứ biến đến chỗ nào, cũng
đều là pháp diễn biến. Như vậy như vậy, chẳng có gì kỳ quái, chẳng có gì không
tốt. Thế giới nầy là như thế. Tuy thế giới là như thế, nhưng chúng ta làm người
phải "Đừng làm các điều ác, hãy làm nhiều việc lành". Phải minh bạch
chân lý, phải trợ giúp người khác, đừng có cứ trợ giúp chính mình.
Do đó có câu: "Vô nội hư, bất
chiêu ngoại cảm", bên trong của bạn nếu không có tư dục tạp niệm, vọng tưởng
lăn xăn đều quét hết sạch sẽ, thì bên trong sẽ đầy dẫy chân thật, yêu ma quỷ
quái gì cũng đều không thể xâm phạm bạn được.
529. Phệ đế
sam.
Dịch: Chế
phục tất cả ác quỷ.
Kệ:
Phản phục vô
thường bạn loạn sinh
Ác độc tàn hại
chúng hàm linh
Oai đức nhiếp
phục ngoan cường loại
Thiên hạ âu ca
khánh khang bình.
Nghĩa là:
Kẻ tráo trở làm phản loạn sinh
Ác độc tàn hại
các hàm linh
Oai đức nhiếp
phục loại ngoan cường
Thiên hạ hát ca
hưởng thái bình.
Giảng giải: Tác dụng của câu Chú nầy
là pháp hàng phục, nhưng hàng phục không thể chỉ niệm một câu nầy, mà phải niệm
một đoạn. Đây là sự bắt đầu. Câu Chú nầy chẳng phải là dùng Chú gì để hàng phục,
mà là dùng oai đức và đức hạnh. Oai là có oai đáng sợ, đức là có đức đáng kính.
Oai đức từ đâu đến? Là từ chân tu thật hành mà đến, chân chánh tu phước tu huệ
mới đầy đủ oai đức, chẳng phải nói tôi giả trang làm ra một thứ oai đức, mà phải
có đức hạnh chân thật, thì người mới cung kính bạn. Có sự tôn nghiêm chân thật,
thì mới khiến cho chúng sinh kính phục.
"Kẻ tráo trở làm phản loạn
sinh": Loại chúng sinh nầy khi làm người, thì hay tráo trở, chẳng có sự
tin dùng, hôm nay như thế này, ngày mai lại như thế nọ. Khi hôm nay tốt, thì
tâm họ rất tốt. Khi ngày mai xấu, thì họ giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, việc
thập ác ngũ nghịch họ đều làm hết. Cũng có thể nói tốt cũng là họ, xấu cũng là
họ, tâm họ lúc này lúc nọ, cao thâm khó dò. Tánh tình của họ vì tráo trở, nên
có hành vi cực đoan. Họ khác với người, vốn là một việc tốt, mà họ làm xấu. Vốn
là một việc xấu, họ lại có thể làm giống như việc tốt, đây gọi là người trắc lượng
không thấu.
"Ác độc tàn hại các hàm
linh": Chúng rất âm hiểm, rất ác, khiến cho bạn phòng ngừa không được, nên
khi làm quỷ, thứ tập khí nầy vẫn không thay đổi, vẫn tàn hại người khác, khiến
người có đủ thứ bệnh đau, bạn bệnh càng lợi hại, thì chúng càng cao hứng, ngược
lại còn vỗ tay cười lớn.
"Oai đức nhiếp phục loại ngoan
cường": Thứ loại tư tưởng ác độc nầy, chẳng dễ gì giáo hoá chúng, nhưng
phương đông Kim Cang bộ, đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, dùng sức lực oai
đức cảm hoá của Ngài để nhiếp phục loại quỷ không giữ quy cũ nầy, tráo trở ác độc
tàn hại. Loại ngoan cường là chỉ người rất khó giáo hoá, rất khó thuyết phục,
chủ quan của họ rất cang cường, thậm chí họ trở mặt, đem người khác làm vật hi
sinh, để củng cố địa vị của họ.
"Thiên hạ hát ca hưởng thái
bình": Các nơi đều cùng cất tiếng hát ca, vì hàng phục được những phần tử
đảo loạn nầy, người phạm thượng phản nghịch, khiến cho thiên hạ thái bình, người
có bệnh thì cũng hết bệnh, mọi người rất vui vẻ.
530. Ta bệ
sam.
Dịch: Nối
liền ở trên.
Kệ:
Cải ác tùng thiện nhựt nhựt tân
Quy y chánh
pháp xuất mê tân
Ngũ bộ chư Phật
giai hoan hỉ
Vạn phương đồng
lễ Đại Oai Âm.
Nghĩa là:
Cải ác hướng thiện ngày ngày mới
Quy y chánh
pháp thoát bờ mê
Năm bộ chư Phật
đều hoan hỉ
Vạn phương đồng
lễ Oai Âm Phật.
Giải giải: Câu Chú nầy là « Tổng hợp
năm bộ ở trước », năm bộ hàng phục năm đại ma quân thế giới nầy, chư Phật đều
hoan hỉ. Tại sao các Ngài đều hoan hỉ? Vì các Ngài thấy thế giới chưa bị huỷ diệt,
chúng sinh có thể độ, cho nên các Ngài vui mừng.
"Cải ác hướng thiện ngày ngày mới":
Hết thảy ác ma, người ác, đều sửa lỗi làm mới. Ngày ngày mới là mỗi ngày tốt
hơn so với mỗi ngày, tức là gội rửa thân tâm ô nhiễm cho sạch sẽ, do đó có câu:
"Ngày mới, ngày ngày mới, lại ngày mới".
"Quy y chánh pháp thoát bờ
mê": Sao lại là tốt? Vì quy y chánh pháp, cứu người thoát khỏi đường mê biển
khổ trầm luân.
"Năm bộ chư Phật đều hoan hỉ":
Vì họ lìa khổ được vui, cho nên năm bộ chư Phật (Phương đông Kim Cang bộ,
phương nam Bảo Sinh bộ, phương tây Liên Hoa bộ, phương bắc Yết Ma bộ, chính giữa
Phật bộ) đều hoan hỉ.
"Vạn phương đồng lễ Oai Âm Phật":
Hết thảy mọi người vì không đảo loạn, đều cải ác hướng thiện, cho nên người tin
Phật rất nhiều, cùng nhau lễ bái Đại Oai Âm Vương Phật. Oai Âm tức là Oai Âm
Vương, là Phật Oai Âm Vương thành Phật đầu tiên. Bạn xem Kinh Pháp Hoa thì biết.
531. Tất đát
đa bát đát ra.
Dịch: Lọng
hoa.
Kệ:
Các chủng bảo cái hương hoa vân
Tiêu tai trừ
chướng lợi nhân quần
Ngũ phương ma
chúng giai củng phục
Vạn loại quỷ
quái tất tuân hành.
Nghĩa là:
Các thứ lọng hương hoa mây báu
Tiêu tai trừ
chướng lợi quần sinh
Năm phương ma
chướng đều kính phục
Vạn loài quỷ
quái đều tuân theo.
Giảng giải: Hôm nay giảng câu Tất Đát
Đa Bát Đát Ra, câu nầy là tâm Chú của Chú Lăng Nghiêm, cho nên có người thường
tụng trì hai câu Chú nầy. Tụng trì hai câu Chú nầy, thì sẽ có đủ thứ lọng báu,
trong đó chủ yếu là lập cái lọng báu lớn. Chúng ta hằng ngày hay trì tụng Chú
Lăng Nghiêm, tức là trợ giúp cho thế giới nầy, khiến cho tai nạn của thế giới nầy
giảm bới một chút, ma nghiệp cũng bớt một chút, cho nên Chú Lăng Nghiêm rất là
quan trọng.
"Các thứ lọng hương hoa mây
báu": Có đủ thứ lọng báu, cho nên nói các thứ lọng báu, còn có các thứ
hương hoa mây, chẳng phải một thứ. Thứ lọng hương hoa mây báu nầy, thường hộ
trì ở trên đầu của bạn. Cho nên dù có rất nhiều sự việc vấn đề, cũng sẽ không
có vấn đề, có tai nạn, thì cũng sẽ không phát sinh tai nạn.
"Tiêu tai trừ chướng lợi quần
sinh": Nó lợi ích hết thảy quần sinh thế giới nầy, cho nên chúng ta trì tụng
Chú Lăng Nghiêm, tức là trợ giúp thế giới, khiến cho thế giới chẳng có nhiều
tai nạn, không còn tai nạn, không có tai nạn xe cộ như: Tai nạn xe lửa, tai nạn
xe hơi, xe bus, máy bay, thậm chí bạo phát chiến tranh, những thứ tai nạn nầy
giải trừ trong vô hình. Lại tiêu trừ tai chướng của chúng sinh, tai chướng
không có, thì mọi người sẽ được bình an, đây tức là lợi ích quần sinh. Bạn có
thể hằng ngày tụng trì Chú Lăng Nghiêm không gián đoạn, thì nhất định sẽ có đại
cảm ứng, chỉ cần không gián đoạn, không gián đoạn tức là tam muội.
"Năm phương ma chúng đều kính phục":
Phật có năm bộ: Phương đông Kim Cang bộ, phương nam Bảo Sinh bộ, phương tây
Liên Hoa bộ, phương bắc Yết Ma bộ, chính giữa Phật bộ. Tất Đát Đa Bát Đát Ra là
pháp chính giữa Phật bộ, cho nên nhiếp phục được năm đại ma quân. Như không có
chư Phật năm phương, thì năm đại ma quân sẽ ngày ngày tung hoành tại thế giới nầy,
chúng tung hoành không kiêng nể. May mắn có chư Phật ở năm phương trấn phục
chúng trong sự yên lặng, cho nên chúng không dám công nhiên tung hoành.
"Vạn loài quỷ quái đều tuân
theo": Bất cứ yêu ma quỷ quái gì, thiên ma ngoại đạo, đều phải tuân theo sức
lực của Chú Lăng Nghiêm nầy. Bạn không tuân theo, thì sẽ bị tiêu diệt. Chú Lăng
Nghiêm có pháp tiêu diệt và đập tan ma quân. Cho nên nếu bạn hay tụng niệm Chú
Lăng Nghiêm, thì thiên ma ngoại đạo và tất cả quỷ quái đều sợ bạn, thuỷ chung
chúng muốn hàng phục bạn.
532. Ma ha bạc
xà lô.
Dịch: Khải Hoả Kim Cang Tạng Vương.
Kệ:
Kim Cang Lực Sĩ trấn yêu tà
Hộ đạo vệ sinh
bảo thanh khiết
Tăng thiện diệt
ác quy kính lễ
Đại Giác Thế
Tôn Phật Đà Gia.
Nghĩa là:
Kim Cang Lực Sĩ trấn yêu tà
Hộ đạo vệ sinh
giữ thanh khiết
Tăng thiện diệt
ác quy kính lễ
Đại Giác Thế
Tôn Phật Đà Gia.
Giảng giải: Ma Ha là đại, là Đại Kim
Cang Lực Sĩ, là Kim Cang giới khải hoả Kim Cang Tạng Vương, mang đến đây vô lượng
vô số Kim Cang, để làm gì?
"Kim Cang Lực Sĩ trấn yêu
tà": Kim Cang Lực Sĩ đến đây trấn tất cả tà ma ngoại đạo.
"Hộ đạo vệ sinh giữ thanh khiết":
Các Ngài bảo hộ người tu đạo. Vệ sinh là hộ vệ tất cả chúng sinh. Nếu thiên ma
ngoại đạo muốn làm phiền chúng sinh, thì các Ngài đều bảo hộ tất cả chúng sinh.
Giữ thanh khiết, thanh khiết ở đây chẳng phải giống như tra xét vệ sinh, phải
thanh khiết hoặc rửa cầu tiêu. Đây là chỉ thiên ma ngoại đạo tận hư không khắp
pháp giới, làm độc hại tất cả mọi người, đều quét hết cho sạch sẽ. Cho nên nói
là giữ thanh khiết, là chỉ vấn đề pháp giới, chẳng phải chỉ riêng vấn đề một
gia đình.
"Tăng thiện diệt ác quy kính lễ":
Hết thảy ác tà ma quỷ quái đều diệt, thì thiện tâm của chúng cũng đều sinh ra,
phát tâm bồ đề, quy y kính lễ Tam Bảo, từ đó cải ác hướng thiện, không còn tạo
ma nghiệp nữa.
"Đại Giác Thế Tôn Phật Đà
gia": Đây là chỉ quy y mười phương chư Phật. Đại Giác tức là đại trí huệ,
Thế Tôn tức là đấng thế, xuất thế. Phật Đà Gia, người Trung Quốc thích ngắn gọn,
nên chỉ nói một chữ Phật, không nói đầy đủ. Bổn lai Phật đầy đủ gọi là Phật Đà
Gia, tiếng Anh gọi là Buddhaya. Cho nên cái thấy nông cạn của tôi như thế nầy:
"Phật cũng không lớn, cũng không nhỏ. Cũng không nhiều, cũng không
ít". Hơn mười năm trước tôi đã từng giảng qua đề tài nầy. Các vị thấy
không lớn không nhỏ, đây tức là Phật. Phật cũng chẳng lớn so với người, cũng chẳng
nhỏ so với người, chẳng riêng gì lớn so với người, cũng chẳng lớn so với tất cả
chúng sinh, cũng chẳng nhỏ so với tất cả chúng sinh. Tất cả chúng sinh bao quát
phi tiềm động thực. Ý nghĩa của Chú, dù nói hết thuở kiếp vị lai cũng nói không
hết.
533. Sắc ni
sam.
Dịch: Nối liền ở trước, Khải Hoả Kim
Cang Tạng Vương.
Kệ:
Khải Hoả Kim
Cang Tạng Vương chúng
Hoá hung vi cát
ma thủ củng
Quán đảnh bảo
quang trừ ách nạn
Kiết giới thành
tựu quy Bất Động.
Nghĩa là:
Chúng Khải Hoả
Kim Cang Tạng Vương
Chuyển hung hoá cát ma chắp tay
Quán đảnh bảo quang trừ ách nạn
Kiết giới thành tựu quy Bất Động.
Giảng giải: Từ lúc đức Phật nói Chú Lăng Nghiêm về sau, nó chiếm một địa
vị quan trọng trong Phật giáo, từ xưa đến nay, xem thấy chú giải không nhiều lắm.
Vì Chú không thể nào dùng chú giải để giải thích, có một số quán đảnh sơ lược
thêm giải thích, nhưng cảm thấy nó rất hạn chế.
Hiện tại tôi dùng bốn câu kệ để hình dung sức
lực của Chú Lăng Nghiêm, đây chẳng phải nói là chú giải, chỉ có thể nói là hình
dung. Nghĩa lý của âm Chú thì vô lượng vô biên, bạn dùng phiến nói thì giải
thích không ra, cho nên dùng bốn câu kệ để hình dung, sự việc làm nầy chưa từng
có. Chú Lăng Nghiêm có 554 câu, mỗi một câu có bốn câu kệ, hiện tại đã có hơn
năm trăm bài kệ, cũng có thể nói là đây là không việc tìm việc làm, cũng có thể
nói hy vọng tương lai, có người do những bài kệ nầy, mà ngộ nhập cảnh giới Chú
Lăng Nghiêm không thể nghĩ bàn.
"Chúng Khải Hoả Kim Cang Tạng Vương": Trong giới hạn của Chú
Lăng Nghiêm, bất cứ bạn là thiên ma ngoại đạo, lị mị vọng lượng gì, cũng đều phải
giữ quy cụ, không thể cẩu thả được, bằng không sẽ bị trừng phạt. Phương đông là
thế giới của Phật Bất Động, thế giới Tịnh Lưu Ly, Khải Hoả Kim Cang là thuộc về
phương đông Kim Cang bộ, có Kim Cang Tạng Vương, Tạng Vương nầy có nhiều tới
tám vạn bốn ngàn, kỳ thật, chẳng dừng lại ở con số nầy, tóm lại, sức lực của
các Ngài rất lớn.
"Chuyển hung hoá cát ma chắp tay": Các Ngài hay khiến cho sự
việc lớn hoá thành nhỏ, sự việc nhỏ hoá thành không, chuyển hung ác hoá cát tường,
biến hoá thay đổi sự việc. Tại sao? Vì Ngài dùng pháp môn triết phục, cũng là
do đức hạnh của Ngài cảm hoá, khiến cho ma vương nhiếp thọ, chắp tay khuất phục.
"Quán đảnh bảo quang trừ ách nạn": Trừ diệt ách nạn của tất cả
nhân loại và và ách nạn của ma vương, tâm sân hận của ma vương rất nặng, rất khổ,
cho nên chúng đều lìa khổ được vui.
"Kiết giới thành tựu quy Bất Động": Hết thảy thiên ma ngoại đạo
đều quy y Tam Bảo và đức Phật Bất Động ở phương đông.
534. Ma ha bác lặc trượng kỳ lam.
Dịch: Nối liền ở trước, Khải Hoả Kim
Cang Tạng Vương.
Kệ:
Trí quang phổ
chiếu độ minh ngoan
Liên hoa loa tác hoá san tham
Vô sự bất biện thành Thánh pháp
Giai đại hoan hỉ phản bổn nguyên.
Nghĩa là:
Trí quang chiếu
khắp độ hàm linh
Liên hoa loa tác hoá san tham
Hết thảy mọi việc thành Thánh pháp
Đều đại hoan hỉ về nguồn cội.
Giảng giải: Câu Chú nầy nó ở trong cảnh giới lúc kiết giới, cho nên câu
kệ nói: "Trí quang chiếu khắp độ hàm linh", trí quang tức là trí huệ
quang, Bát Nhã trí huệ hay chiếu phá tất cả đen tối và chúng sinh ngu si ám độn
không linh, vì tâm họ chấp trước quá lớn, nên dùng đủ thứ sức cảm hoá để cảm
hoá họ, nhất là ma con, ma cháu, không dễ gì cảm hoá độ họ.
"Liên hoa loa tác hoá san tham": Tuy họ ngu si ám độn không
linh, nhưng dùng Chú Lăng Nghiêm liên hoa giới pháp bảo, bạn có trí huệ quang,
đại bảo liên hoa, bảo loa, bảo tác, kim cang tác, những pháp bảo nầy khiến cho
chúng sinh ngu si ám độn không linh cải ác hướng thiện, san tham cũng đều không
còn nữa.
"Hết thảy mọi việc thành Thánh pháp": Lúc đó, chẳng có việc gì
mà làm không được, thành tựu tất cả Thánh pháp.
"Đều đại hoan hỉ về nguồn cội": Tai nạn bệnh tật đều tiêu trừ,
ma vương cũng cải ác hướng thiện, ma vương cũng đều hoan hỉ, tất cả mọi người
cũng đều hoan hỉ, người tác pháp cũng hoan hỉ, mọi người đều trở về quê hương vốn
có của mình, đó là cảnh giới Thường lạc ngã tịnh tịch quang bất động, trở về
nhà của mình, không còn lang thang bên ngoài nữa.
535. Dạ ba đột đà.
Dịch: Răn bảo chúng lực sĩ.
Kệ:
Nãi chí hộ Chú lực
sĩ chúng
Vô thượng Phật bảo pháp trung vương
Cảnh sách sinh thiện diệt các ác
Thị cố thử xứ tối cát tường.
Nghĩa là:
Cho đến chúng lực
sĩ hộ Chú
Phật bảo vô thượng vua các pháp
Răn dạy sinh thiện diệt các ác
Cho nên nơi nầy cát tường nhất.
Giảng giải: "Cho đến chúng lực sĩ hộ Chú": Dạ Ba Đột Đà là
“Răn bảo chúng lực sĩ”. Các Ngài là hộ trì Chú Lăng Nghiêm, ủng hộ đàn tràng
Lăng Nghiêm, bảo hộ người tu hành tụng trì Chú Lăng Nghiêm, khiến cho họ không
có ma sự phát sinh.
"Phật bảo vô thượng vua các pháp": Câu Chú nầy cũng là Vô thượng
Phật bộ Phật bảo, là vua trong các pháp.
"Răn dạy sinh thiện diệt các
ác": Các Ngài răn dạy chúng sinh, khiến cho họ sinh tâm thiện, trồng căn
lành, thì sẽ diệt trừ tất cả các ác, cải ác hướng thiện.
"Cho nên nơi nầy cát tường nhất": Chú Lăng Nghiêm đã giảng đến
câu thứ 535, câu thứ 536 sẽ có cát tường hiện ra, cát tường tức là tiêu tai nạn,
tất cả tai nạn từ đây sẽ vô hình, vô tướng, cho nên nói "Nơi nầy cát tường
nhất", tận hư không khắp pháp giới mười phương ba đời tất cả chư Phật đến
đây, để hộ trì đạo tràng, ủng hộ chúng sinh cát tường như ý.
Bốn câu kệ nầy diễn tả một trong vạn phần của Chú Lăng Nghiêm, chỉ nói ý
nghĩa đại khái, cho nên các vị dễ dàng minh bạch ý nghĩa của Chú, có thể biết ý
nghĩa đại khái. Nếu mà nói tỉ mỉ, thì một câu Chú có ý nghĩa vô cùng vô lượng,
diệu không thể tả, vốn không có gì có thể giải thích nói, chẳng phải tâm người
có thể tưởng tượng đến được.
Tôi cũng không biết tại sao vào ngày 16
tháng 3, tôi lại chạy đến thế giới nầy. Sư phụ của tôi Ngài Thường Trí đại sư,
ra đời vào ngày 15 tháng 3, sư bá của tôi Ngài Thường Nhân đại sư, ra đời vào
ngày 17 tháng 3. Tôi xuất gia vào ngày 16 tháng 9, sư phụ của tôi thì xuất gia
vào ngày 15 tháng 9, còn sư bá của tôi thì xuất gia vào ngày 17 tháng 9. Sự việc
thế gian chẳng hiểu sao có sự kỳ lạ như thế, tôi cũng không nghĩ tôi sẽ giảng
Chú Lăng Nghiêm ở tại nước Mỹ, ở Trung Quốc có rất nhiều người yêu cầu tôi giảng
Chú Lăng Nghiêm, tôi đều nói: "Hãy đợi". Đại khái tôi có duyên với
các vị những người Mỹ tóc vàng mắt xanh.
536. Xá dụ xà na.
Dịch: Nối liền ở trước, răn bảo chúng lực
sĩ.
Kệ:
Nhất thiết lực sĩ
trấn quần tà
Kim Cang bảo vệ Tăng già gia
Hống chấn biến động tam thiên giới
Nhiếp phục ma ngoại tai hoạn hiết.
Nghĩa là:
Tất cả lực sĩ trấn
quần tà
Kim Cang bảo vệ chúng Tăng già
Hống chấn biến động ba ngàn cõi
Nhiếp phục ma ngoại hết tai hoạn.
Giảng giải: "Tất cả lực sĩ trấn quần tà": Tất cả lực sĩ đều trấn
phục quần tà, tức là trấn phục tất cả tà ma ác quỷ thần vương.
"Kim Cang bảo vệ chúng Tăng già": Phương đông Tiêu Tai Diên Thọ
Phật, có Kim Cang bộ hộ pháp, thuộc Tăng bảo. Các Ngài bảo vệ chúng tu hành xuất
gia.
"Hống chấn biến động ba ngàn cõi": Chấn hống kích thuộc về tiếng,
động dũng khởi thuộc về hình, oai lực chấn động khắp ba ngàn cõi.
"Nhiếp phục ma ngoại hết tai hoạn": Kim Cang lực sĩ dùng đại
oai thần lực của Ngài, nhiếp phục hết thảy tà ma ngoại đạo, khiến cho chúng
không dám đến thế giới nầy, để hoành hành bá đạo, thì tất cả tai hoạ, hoạn nạn,
tự nhiên sẽ không còn nữa.
537. Biện đát lệ noa.
Dịch: Nối liền ở trước, răn bảo chúng lực sĩ.
Kệ:
Triệu tập hộ pháp chúng thần vương
Tụ hội đàn tiền phó đạo tràng
Liên Hoa bộ chủ thí sắc lệnh
Tôn thắng tối diệu phóng hào quang.
Nghĩa là:
Triệu tập hộ pháp chúng thần vương
Tụ hội trước đàn phó đạo tràng
Liên Hoa bộ chủ ban sắc lệnh
Tôn thắng tối diệu phóng hào quang.
Giảng giải: Khi giảng giải Chú, thì phải nhận thức công dụng và oai thần
lực của Chú. Chú nầy do Phật Tỳ Lô Giá Na làm pháp chủ, chấp hành pháp lệnh,
còn Phật A Di Đà thì xá lệnh, là truyền đạt pháp lệnh, phải nhận thức rõ ràng,
không thể có tơ hào giả được, bằng không giảng ra thì không thật tại. Từ khi bắt
đầu, mỗi câu Chú tôi đều tả bốn câu kệ, đây chẳng phải là tán thán, trên thật tế
sự thật là như vậy, sức lực của nó là như thế. Nếu cho rằng là tán thán, thì chẳng
chân chánh nhận thức được Chú, vì tán thán thì sẽ có những chỗ chẳng tận, chẳng
thật, hoặc nói quá chỗ sự thật của Chú.
Các vị học Phật pháp phải nhận thức cho
rõ ràng, bằng không, sai một ly, đi ngàn dặm. Sai một chút thì cách xa chẳng nhập
với Chú, chẳng biết Chú như thế nào. Chú là chân ngôn, chẳng có chút hư nguỵ và
suy diễn nào, những gì nói ra đều là tinh thuần chân thật. Nghiên cứu Chú phải
biết nghĩa lý nầy, nếu nói những bài kệ mà tôi tả là tán thán, thì đó là chẳng
nhận thức rõ ràng. Chú không cần người tán thán, nếu bạn cho rằng là tán thán,
thì tri kiến của bạn không đúng.
Những bài kệ mà tôi tả, là công năng và sức
lực của Chú, nói ra sự hiệu dụng chân thật của Chú. Tôi tả những bài kệ, đều có
quan điểm và sự thấy pháp của tôi, tôi chân thật tả ra, từ trong tự tánh của
tôi chảy ra, cũng là sự kinh nghiệm và nhận thức tâm thần lãnh hội đối với Chú.
"Triệu tập hộ pháp chúng thần
vương": Phật Tỳ Lô Giá Na là chủ kiết giới, Ngài phát hiệu ban lệnh, triệu
tập hết thảy hộ pháp chúng thần vương, mọi người phải trịnh trọng, cung kính việc
của mình.
"Tụ hội trước đàn phó đạo tràng": Sáng sớm tụng niệm Chú Lăng
Nghiêm, phải tất cung tất kính, trịnh trọng việc của mình, không thể có tơ hào
cẩu thả, phải như đối với Phật trời, như lâm sư biểu, khi trì Chú thì nhất định
phải chí kính kiền thành, nhất định phải cung kính thành tâm. Nếu bạn không chí
kính kiền thành, thì sẽ không có sự cảm ứng, tu hành là như thế, bất cứ tu pháp
Đại Bi, hoặc pháp Lăng Nghiêm, nếu bạn không cung kính mà giải đãi, thì chẳng
có sự cảm ứng, tu hành sai một ly, đi ngàn dặm, sai một chút, thì bạn thuỷ
chung sẽ không tương ưng, không thể có sự cảm ứng đạo giao.
538. Tỳ đà gia.
Dịch: Phật đảnh quang tụ đại minh tâm Chú, không được vào trong chỗ ta
kiết giới.
Kệ:
Thành tựu vô thượng
đại oai thần
Quang minh biến chiếu tịnh tuyệt phân
Chánh Giác Thế Tôn chấp pháp lệnh
Kiết giới hộ giáo tối nghiêm sâm.
Nghĩa là:
Thành tựu vô thượng
đại oai thần
Quang minh chiếu khắp rất thanh tịnh
Chánh Giác Thế Tôn chấp pháp lệnh
Kiết giới hộ giáo rất trang nghiêm.
Giảng giải: "Thành tựu vô thượng đại oai thần": Câu nầy là nói
về Phật bộ Phật bảo, Phật thì phước huệ viên mãn, vạn đức trang nghiêm, có đủ đại
oai thần lực vô thượng.
"Quang minh chiếu khắp rất thanh tịnh": Quang minh của Ngài
chiếu khắp mọi nơi, đều khiến cho thanh tịnh, cát tường, không có sự dơ bẩn.
"Chánh Giác Thế Tôn chấp pháp lệnh": Tỳ Đà Gia còn dịch là
“Chánh Giác Tỳ Đà Giá Na Như Lai, Thế Tôn chấp trì pháp lệnh”.
"Kiết giới hộ giáo rất trang nghiêm": Đây là Phật đảnh quang tụ
đại minh tâm Chú, nơi Thần Chú kiết giới, đều phải nghiêm cẩn hộ trì chánh
giáo, cung kính Tam Bảo, nơi kiết giới thì rất trang nghiêm.
539. Bàn đàm ca lô di.
Dịch: Nối liền ở trước, Phật đảnh quang tụ đại minh tâm Chú, không được
vào trong chỗ ta kiết giới.
Kệ:
Đại quang minh pháp kiết giới thành
Đảnh lễ từ bi Chúng Trung Tôn
Sở tác giai biện tà quy chánh
Bồ đề đạo quả bất giảm tăng.
Nghĩa là:
Pháp đại quang minh kiết giới thành
Đảnh lễ Chúng Trung Tôn từ bi
Việc làm đã xong tà quy chánh
Đạo quả bồ đề không tăng giảm.
Giảng giải: Câu nầy là câu thứ 539 đệ thứ năm Chú Lăng Nghiêm, Chú Lăng
Nghiêm tổng cộng có 554 câu, còn khoảng hai tuần nữa là có thể giảng xong. Ý
nghĩa câu Chú nầy vẫn giống như ở trước "Tỳ Đà Gia Bàn Đàm Ca Lô Di",
cho nên nói nối liền ở trước, Phật đảnh quang tụ, không được vào trong chỗ ta
kiết giới.
"Pháp đại quang minh kiết giới thành": Làm pháp nầy, thì tất cả
yêu ma quỷ quái đều phải lão lão thật thật, không thể tác quái. Khi kiết giới nầy,
thì tận hư không khắp pháp giới phóng đại quang minh, vì phóng đại quang minh,
nên oai đức của Phật kiết thành giới nầy, ở trong giới nầy phải giữ quy cụ, ở
ngoài giới nầy thì không màng đến. Giới nầy có thể khoảng 12 đại do tuần (đại
do tuần là 80 dặm, trung do tuần là 60 dặm, tiểu do tuần là 40 dặm), 12 đại do
tuần là trong phạm vi khoảng 96 dặm vuông, trong phạm vi nầy, yêu ma quỷ quái đều
phải giữ quy cụ, vì chu vi đã kiết giới rồi.
"Đảnh lễ Chúng Trung Tôn từ bi": Đây là Tăng bảo đến tác pháp,
vì nguyện lực đương sơ của Phật rằng: "Nếu có Tăng bảo trì giới luật thanh
tịnh, làm một vị đệ tử Phật chân chánh, thì họ sẽ có quyền lợi nầy để tác pháp
kiết giới". Cho nên Chúng Trung Tôn tức là Tăng bảo.
"Việc làm đã xong tà quy chánh": Họ muốn làm gì đều có thể làm
được, cho nên "Tà quy chánh", tất cả tà ma quỷ quái ngoại đạo đều quy
y chánh pháp.
"Đạo quả bồ đề không tăng giảm": Họ tu hành đây là lập công lập
đức, cho nên họ có thể trợ giúp người, hàng phục thiên ma, chế các ngoại đạo,
còn có thể cứu độ tất cả chúng sinh, cho nên đạo quả bồ đề không tăng giảm,
không thể ngày càng giảm, chỉ có tăng thêm, cho nên đây cũng là phương pháp tu
hành lập công lập đức rất tốt.
540. Ðế thù.
Dịch: Trong phạm vi kiết giới mười hai do tuần, cấm tuyệt các việc ác, tất
cả tà ma ác quỷ thần vương, không thể tiến vào nhiễu hại.
Kệ:
Cấm phược chư ác mạc xương cuồng
Tà ma yêu quái quỷ thần vương
Nhất thiết quy mạng tuân pháp lệnh
Kiên cố trí kiếm trấn bát hoang.
Nghĩa là:
Cấm tuyệt các ác chớ ngông cuồng
Tà ma yêu quái quỷ thần vương
Tất cả quy mạng tuân pháp lệnh
Kiếm trí kiên cố trấn các cõi.
Giảng giải: "Cấm tuyệt các ác chớ ngông cuồng": Trong chỗ kiết
giới của tôi, tất cả yêu ma quỷ quái, các ác quỷ thần, đừng có phát cuồng,
không thể không giữ quy cụ, nhất định phải giữ quy cụ.
"Tà ma yêu quái quỷ thần vương": Đây cũng bao quát thiên ma
ngoại đạo, tất cả quỷ lị mị vọng lượng, quỷ thần vương đều bao quát hết thảy.
"Tất cả quy mạng tuân pháp lệnh":
Phương đông, phương tây, phương nam, phương bắc, chính giữa, tất cả yêu ma quỷ
quái đều phải tuân theo pháp lệnh của chư Phật.
"Kiếm trí kiên cố trấn các cõi": Bạn có kiếm trí huệ kiên cố,
thì sẽ phá được tất cả thiên ma ngoại đạo ngu si. Bát hoang tức là tận hư không
khắp pháp giới, chẳng có một nơi nào mà yêu ma quỷ quái, tà ma ngoại đạo, lị mị
vọng lượng, chẳng lão lão thật thật, dùng oai đức để nhiếp phục tất cả thiên ma
ngoại đạo, hết thảy tất cả ác quỷ, ngưu quỷ xà thần đều bị hàng phục.
Về sau bất cứ ai không có bệnh, hoặc không có tình hình đặc biệt, đều
nên hộ trì đạo tràng, nên đến dự các khoá lễ, vì đạo tràng là những khoá lễ đại
chúng, vấn đề nầy không để cho tôi nói ra, tôi nói thì đã quá chậm. Khoá lễ
sáng tối ở chánh điện, trong đạo tràng tùng lâm đại chúng nên tuân theo, bất cứ
vị nào nếu không có vấn đề sinh tử, không có việc gì khẩn cấp, đều phải nên
tham gia các khoá lễ và quá đường, đây là việc công. Trước kia tôi đã từng nói
qua: "Khi nào các vị nhìn thấy hoà thượng tân phương trượng không lên
chánh điện, cũng không quá đường, y cũng không có đau bệnh gì, thì các vị mọi
người đều có thể bãi công, đều có thể không lên chánh điện quá đường. Bằng
không thì bất cứ vị nào, đều phải theo chúng, trừ những người bị bệnh, theo đại
chúng ăn cơm không thể ăn quá nhanh, như vậy có thể mọi người ăn xong rồi lại
đi ăn".
Tôi phát hiện có lúc Tỳ Kheo đều có chỗ không giữ quy cụ, ở biện công đường
nói chuyện quá nhiều, khi cúng ngọ thì thiếu vắng, đây là hành vi vô ích nhất.
Tỳ Kheo mà không giữ quy cụ, Tỳ Kheo Ni cũng bắt chướt theo Tỳ Kheo, cũng là bảy
dài tám ngắn, cũng có một chút không chỉnh tề. Đến khi ăn cơm cũng không đến
cúng ngọ, đợi khi trong trai đường vắng người, thì mới vào ăn cơm, đây cũng
không thể được. Bất cứ vị nào, mọi người đều phải cùng nhau giữ trật tự cộng đồng,
xem sự trật tự của đạo tràng đặc biệt quan trọng, đừng có lơ là coi thường quy
cụ, nói: "Tôi muốn sao thì muốn", như vậy thì không thể được.
541. Bàn đàm ca lô di.
Dịch: Nối liền ở trước, trong phạm vi kiết giới mười hai do tuần, cấm
tuyệt các ác, tất cả tà ma ác quỷ thần vương, không thể tiến vào nhiễu hại.
Kệ:
Cấm phược các ác
ma quỷ thần
Mạc nhập giới nội nhiễu hại người
Pháp diên đàn khai Thánh hiền hội
Chuyển giáo diệu luân quán cổ kim.
Nghĩa là:
Cấm tuyệt các ác
ma quỷ thần
Đừng vào trong giới nhiễu hại người
Khai đàn pháp diên hội Thánh hiền
Chuyển bánh xe pháp thấu cổ kim.
Giảng giải: Chú Lăng Nghiêm giảng sắp xong, đã giảng xong 540 bài kệ rồi.
Bài kệ tức cũng nói về sức lực, tác dụng và công năng của Chú. Cho nên Chú Lăng
Nghiêm rất là quan trọng. Chúng ta một tuần giảng một lần, đã giảng bao nhiêu
tuần lễ rồi, tôi cũng không nhớ, hiện tại giảng đến câu thứ 541.
"Cấm tuyệt các ác ma quỷ thần": Bàn Đàm Ca Lô Di là nói “Cấm
tuyệt”, cấm tuyệt là ngăn cấm tuyệt đối. Các ác tức là bao quát tất cả thiên ma
ngoại đạo ba cõi, kiêm luôn tất cả tà thần ác quỷ trong đó. Trong phạm vi kiết
giới, thì mười phương ba đời tận hư không khắp pháp giới, vô tận vô tận Phật
Pháp Tăng Tam Bảo đều đến chỗ nầy, giám hộ đạo tràng nầy, đều đến chỗ thanh tịnh
nầy.
"Đừng vào trong giới nhiễu hại người": Cho nên chỗ kiết giới nầy,
mười phương Như Lai đều giáng lâm đạo tràng, không cho tất cả yêu ma quỷ quái,
tà thần ác quỷ, thiên ma ngoại đạo, vào trong chỗ kiết giới, cho nên nói
"Đừng vào trong giới nhiễu hại người". Đừng vào, tức là không cho họ
đi vào. Ai muốn vào thì trước hết bắt họ trói lại.
"Khai đàn pháp diên hội Thánh hiền":
Ai có quyền cai quản những việc nầy? Đây là Liên Hoa bộ chủ ban pháp lệnh nầy.
Câu Chú nầy cũng là "Phật mẫu giác đạo hoá Ta Bà". Đạo đều có chút
quan hệ liên quan với nhau, cho nên khó phân ra. Trong phạm vi kiết giới nầy,
Liên Hoa bộ chủ cai quản, chấp hành quyền lợi. Cho nên nói: "Liên Hoa bộ
chủ ban pháp lệnh".
"Chuyển bánh xe pháp thấu cổ kim": Chuyển tức là chuyển bánh
xe pháp. Giáo tức là giáo, hạnh, lý. Tại sao chuyển giáo? Vì muốn giáo hoá
chúng sinh, vì khiến cho chúng sinh bỏ mê về giác, bỏ tà về chánh. Cho nên từ
xưa đến bây giờ, đều đang chuyển bánh xe pháp, đều đang giáo hoá chúng sinh,
ngày đêm không ngừng nghỉ. Biên chép Kinh điển, ấn tống kinh điển, cũng là đang
chuyển bánh xe pháp. Phàm là có hoạt động liên quan đến Phật giáo, đều gọi là
chuyển bánh xe pháp. Bánh xe pháp thường chuyển, thì ngày đêm không ngừng nghỉ,
con mắt thịt của chúng ta nhìn không thấy được, chư Phật Bồ Tát cũng đang ở đó
chuyển bánh xe pháp, ở trong hư không chư Phật Bồ Tát đều đang chuyển bánh xe
pháp không ngừng nghỉ, cho nên từ xưa đến nay, đều vẫn đang chuyển bánh xe
pháp.
Sự kiết giới nầy, ai dùng thứ pháp nầy, thì người đó tức cũng là pháp chủ,
họ chi phối pháp nầy, khiến cho pháp hoạt động lại, có một sự cảm ứng đạo giao,
đây đều gọi là chuyển bánh xe pháp. Ai tụng Chú Lăng Nghiêm thì người đó cũng
đang ở đó chuyển bánh xe pháp. Cho nên mấy câu nầy: "Tỳ Đà Gia Bàn Đàm Ca
Lô Di, Đế Thù, Bàn Đàm Ca Lô Di, Bát Ra Tỳ Đà, Bàn Đàm Ca Lô Di", rất là
khẩn yếu, rất khẩn yếu, trong đó pháp hàng phục cũng có, pháp tiêu tai cũng có,
pháp tăng ích, pháp thành tựu, cũng đều có, trong mấy câu Chú nầy, bao quát
pháp nghĩa rất rộng lớn.
542. Bát ra tỳ đà.
Dịch: Câu Chú nầy có thể trói buộc các ác quỷ thần.
Kệ:
Trí huệ Chú lực
phược chúng ma
Phật mẫu giác đạo hoá Ta Bà
Liên Hoa pháp bộ thí pháp lệnh
Kinh vân tử giả biến thành hoạt.
Nghĩa là:
Trí huệ Chú lực
trói chúng ma
Phật mẫu giác đạo hoá Ta Bà
Liên Hoa pháp bộ ban pháp lệnh
Kinh rằng kẻ chết biến thành sống.
Giảng giải: "Trí huệ Chú lực trói chúng ma": Câu Chú nầy nói về
bạn phải có trí huệ, người dùng pháp nầy cũng phải có trí huệ, Chú nầy cũng có
trí huệ, thần Chú nầy cũng có trí huệ, cho nên nói: "Trí huệ Chú lực trói
chúng ma", nó có thể trói chúng ma lại.
"Phật mẫu giác đạo hoá Ta Bà": Câu Chú nầy lại chỉ Phật mẫu,
cũng có nói Chuẩn Đề Chú Phật Mẫu, đây đều là giác đạo, dùng phương pháp giác đạo
để giáo hoá tất cả chúng sinh cõi Ta Bà.
"Liên Hoa pháp bộ ban pháp lệnh":
Trong Liên Hoa bộ chủ, Ngài là pháp chủ.
"Kinh rằng kẻ chết biến thành sống": Trong Kinh Pháp Hoa nói,
người chết khiến cho biến thành sống. Cho nên pháp môn Chú Lăng Nghiêm nầy
không thể nghĩ bàn, chẳng phải một số phàm phu có thể hoàn toàn thấu hiểu được.
Tuy nói như thế, vẫn nói không ra sở dĩ nhiên của nó, vẫn chỉ là hình dung,
hình dung, một chút sức lực của nó mà thôi. Pháp nầy là trùng trùng vô tận, vô
tận trùng trùng.
543. Bàn đàm ca lô di.
Dịch: Chú nầy có thể trói buộc các ác quỷ
thần.
Kệ:
Lăng Nghiêm pháp hội viên mãn thành
Kiết giới đàn trung phục ác thần
Thật tế lý địa cứu kính lực
Hộ trì hành giả Phật giáo hưng.
Nghĩa là:
Pháp hội Lăng Nghiêm thành viên mãn
Trong đàn kiết giới phục ác thần
Thật tế lý địa sức cứu kính
Hộ trì hành giả hưng Phật giáo.
Giảng giải: Chú Lăng Nghiêm có 554 câu, 2620 chữ, còn có mười câu tâm
Chú cuối cùng. Chú Lăng Nghiêm vốn không cách gì có thể nói, ý của nó bao hàm
quá rộng, hiện tại bất quá là nói ra một trong vạn phần, lược nói bốn câu kệ, kệ
nầy rất bình thường và nông cạn, ai ai cũng đều dễ hiểu, hy vọng do bốn câu kệ
nầy, dẫn người vào chỗ thù thắng, từ cạn vào sâu, tương lai dẫn khởi mọi người
nghiên cứu Chú Lăng Nghiêm, biết sự lợi ích của sự tụng niệm Chú Lăng Nghiêm,
mà đắc được sự thọ dụng và pháp hỉ trong đó. Kệ mà tôi tả tuy rất bình thường,
nhưng cũng rất quan trọng, có sự trợ giúp rất lớn đối với việc nghiêm cứu Chú
Lăng Nghiêm, nếu tương lai không mất đi, đây sẽ là một tác phẩm hiển bày Chú
Lăng Nghiêm hoàn chỉnh, tác phẩm nầy đối với Phật giáo tương lai có hữu dụng
chăng? Hiện tại vẫn chưa biết, bây giờ lượt thuật bài kệ nầy như sau:
"Pháp hội Lăng Nghiêm thành viên mãn": Chú Lăng Nghiêm kiết giới
pháp hội nầy, hiện tại đã hoàn thành viên mãn, pháp hội kiên cố nầy đã thành tựu
viên mãn, Lăng Nghiêm dịch ra nghĩa là Cứu kính kiên cố.
"Trong đàn kiết giới phục ác thần": Ở trong đàn nầy, hết thảy
tất cả ngưu quỷ xà thần, thiên ma ngoại đạo, yêu ma quỷ quái, lị mị vọng lượng,
ác thần, bao quát đủ thứ thần không giữ quy cụ, nhưng khi chúng ta kiết giới nầy,
những vị không giữ quy cụ nầy, đều phải tuân theo quy cụ, đều phải giữ quy cụ.
"Thật tế lý địa sức cứu kính": Sức lực của Chú Lăng Nghiêm là
thật tế lý địa, sức lực lý tánh của Chú, là sức lực cứu kính, là đại oai thần lực
của Phật tối cao vô thượng, thứ sức lực kim cang bất hoại.
"Hộ trì hành giả hưng Phật giáo": Nếu bạn có thể thanh quy tịnh
giới, bạn giữ giới luật, chẳng phải đeo mặt nạ giả, chẳng phải ở đó cứ khởi những
vọng tưởng nghĩ lung tung, bạn chân thật giữ giới luật thanh tịnh, tin sức lực
của Chú, người tu hành như vậy. Tu hành như vậy, thì ở trong Phật giáo chẳng có
chút ích kỷ nào, ai không làm một cách chân thật, cứ đeo mặt nạ giả, thì đó là
tự gạt mình, gạt không được người khác, cho nên nhất định phải trong ngoài như
một, trong ngoài đều giống nhau, phải không có tơ hào giả nào hết, nói làm là
làm, tôi nói giữ giới thì giữ giới, tôi nói ngủ ngồi là ngủ ngồi, tôi nói giữ
giới không giữ tiền bạc là không giữ tiền bạc, tôi nói ăn ngày một bữa là ăn
ngày một bữa, không lén lút làm những việc người khác không thấy.
Bạn xem lão hoà thượng Hư Vân, ở trước mặt
người, hoặc khi ở một mình, đều giống nhau, bất cứ lúc nào cũng không tuỳ tiện,
cũng không phóng dật, cho nên nói: "Chỉ nhớ vô thường, đừng có phóng dật".
Tại sao không phóng dật? Vì bạn không biết lúc nào con quỷ vô thường sẽ tới,
cho nên không phóng dật. Có người chân thật tu hành, thì chánh pháp sẽ trụ thế,
chẳng có người chân thật tu hành, thì chánh pháp sẽ diệt. Cho nên "Hộ trì
hành giả hưng Phật giáo", bạn là người chân thật tu hành, thì Phật giáo mới
có thể hưng thịnh.
544. Ðác điệc tha.
Dịch: Tôi nay nói tâm Chú nầy, bèn tuyên nói sắc lệnh của Phật. Tất cả
chúng loại, ngưỡng sức lực Như Lai, nghe tụng Chú nầy, đều nên chắp tay cung
kính đảnh lễ. Các vị nương oai lực của Phật, đều đến hộ vệ, đi đứng nằm ngồi,
không nên xả lìa. Lại nghiêm phục tất cả bè đảng quyến thuộc, các vị lắng nghe,
đều trở về chỗ của mình, hướng vô thượng đạo, thẳng đến bồ đề.
Kệ:
Phật sắc nhất thiết
chư hữu tình
Các nghi kính lễ tuân phụng hành
Bất tương xả ly thời vệ hộ
Đồng đăng giác đạo pháp Vương Thành.
Nghĩa là:
Phật sắc lệnh tất
cả hữu tình
Đều nên kính lễ phụng hành theo
Không nên xả lìa khi hộ vệ
Cùng lên giác đạo thành Pháp Vương.
Giảng giải: "Phật sắc lệnh tất cả hữu tình": "Sắc lệnh tất
cả hữu tình" nầy, bao quát các hữu tình thiện, ác, có huyết, có khí, có
tri giác, đều gọi là hữu tình. Thực vật thì chẳng có tri giác, thực vật thì thuộc
về có tánh không tình, còn quỷ thì thuộc về có bóng không hình.
"Đều nên kính lễ phụng hành theo": Bất cứ thiện ác đều nên chiếu
theo Chú Lăng Nghiêm mà làm.
"Không nên xả lìa khi hộ vệ": Đừng xả lìa hành giả, đừng xả
lìa người thiện, đừng xả lìa người tu hành, lúc nào cũng đều hộ vệ họ.
"Cùng lên giác đạo thành Pháp Vương": Cùng nhau lên giác đạo,
đến thành Pháp Vương, đến chỗ ở của Phật.
545. Án.
Dịch: Tiếp tục ở trước, tôi nay nói tâm Chú nầy, bèn tuyên nói sắc lệnh
của Phật. Tất cả chúng loại, ngưỡng sức lực Như Lai, nghe tụng Chú nầy, đều nên
chắp tay cung kính đảnh lễ. Các vị nương oai lực của Phật, đều đến hộ vệ, đi đứng
nằm ngồi, không nên xả lìa. Lại nghiêm phục tất cả bè đảng quyến thuộc, các vị
lắng nghe, đều trở về chỗ của mình, hướng vô thượng đạo, thẳng đến bồ đề.
Kệ:
Hợp chưởng cung kính tổng trì vương
Dẫn sinh vô lượng thần diệu chương
Nhất thiết tà ma quy chánh giáo
Lị mị vọng lượng nan độn tàng.
Nghĩa là:
Chắp tay cung
kính vua tổng trì
Dẫn sinh vô lượng chương thần diệu
Tất cả tà ma quy chánh giáo
Lị mị vọng lượng khó ẩn trốn.
Giảng giải: "Chắp tay cung kính vua tổng trì": Chữ Án là câu
thứ 545 hội thứ năm, khi bạn tụng Chú nầy, thì tất cả Thiên Long bát bộ, Hộ
pháp thiện thần, ngưu quỷ xà thần, thiên ma ngoại đạo, đều phải phục tùng. Bạn
có thể niệm chữ Án, hoặc chữ Om cũng được. Khi bạn niệm Chú nầy, thì ai cũng đều
phải chắp tay cung kính. Cung kính gì? Cung kính vua tổng trì, cung kính Chú nầy,
là một hiệu lệnh của pháp giới.
"Dẫn sinh vô lượng chương thần diệu": Một khi niệm chữ Án, thì
sinh ra như dưới đây: Án còn là dẫn sinh nghĩa, dẫn sinh bao nhiêu? Dẫn sinh vô
tận vô biên thần diệu chương cú, ý nghĩa vô lượng, sức lực cũng vô lượng, oai
thần cũng vô lượng, tất cả tất cả đều là vô lượng.
"Tất cả tà ma quy chánh giáo": Bất cứ tà ma gì, đến lúc nầy
cũng đều phải lão lão thật thật, đều phải quy y chánh giáo, không thể nói dối,
không còn nhiễu loạn nữa, không thể không giữ quy cụ.
"Lị mị vọng lượng khó ẩn trốn": Quỷ thông, ma thông, yêu
thông, dù lớn cách mấy, cũng chạy không khỏi, ẩn trốn cũng không được, giống
như đèn sáng chiếu đến, bất cứ lị mị vọng lượng chạy đến đâu, thì chiếu đến đó,
không thể độn hình được.
546. A na lệ.
Dịch: Nối liền ở trước, tôi nay nói tâm Chú nầy, bèn tuyên nói sắc lệnh
của Phật. Tất cả chúng loại, ngưỡng sức lực Như Lai, nghe tụng Chú nầy, đều nên
chắp tay cung kính đảnh lễ. Các vị nương oai lực của Phật, đều đến hộ vệ, đi đứng
nằm ngồi, không nên xả lìa. Lại nghiêm phục tất cả bè đảng quyến thuộc, các vị
lắng nghe, đều trở về chỗ của mình, hướng vô thượng đạo, thẳng đến bồ đề.
Kệ:
Thụ cùng tam tế
diệu cao thiên
Tuấn cực vô thượng quảng vô biên
Nan diệt thuận giáo phú hữu nghĩa
Phật Pháp Tăng bảo thí lệnh quyền.
Nghĩa là:
Dọc cùng tam tế
cao ngất trời
Cực cao vô thượng rộng vô biên
Khó diệt thuận giáo giàu có nghĩa
Phật Pháp Tăng bảo ban lệnh quyền.
Giảng giải: A Na Lệ là câu thứ nhất của mười câu tâm Chú. Ý nghĩa câu
Chú nầy là nghĩa cao tột, trên thì cao môn quan, câu Chú ở dưới là Tỳ Xá Đề, tức
là mặt ngang, nghĩa ngang khắp, trên thì ngang môn quan. Đây là nói về sự thiết
lập hộ vệ trong trời đất, yêu ma quỷ quái không cách nào trốn chạy được, còn
chiều cao thì cũng chạy không khỏi sức lực của Chú nầy, còn chiều ngang khắp
cũng chạy không khỏi phạm vi của Chú nầy, cho nên Chú nầy có đại oai thần lực
như thế.
"Dọc cùng tam tế cao ngất trời": Tam tế tức là quá khứ, hiện tại,
vị lai. Cao ngất trời là từ hình dung, hình dung cao ngất trời, cao ngất trời
cũng là ý nghĩa biểu thị sự cao, cao tới tận trời xanh, không có gì cao hơn nó
được.
"Cực cao vô thượng rộng vô
biên": "Cực cao vô thượng", sự cao ở đây không có gì cao bằng.
"Rộng vô biên", ý nghĩa Chú nầy vốn là nghĩa rộng khắp, câu Chú nầy
tuy nói là nghĩa cao tột, nhưng cũng là nghĩa ngang khắp. Dưới câu Chú cũng là
ngang khắp, cũng là cao tột, cho nên hai cái hợp lại, thì tất cả yêu ma quỷ
quái không còn đường để chạy, vì cửa trong trời đất đều đóng lại, cho nên gọi
là "rộng vô biên".
"Khó diệt thuận giáo nghĩa giàu có": Thứ đạo lý nầy thì không
diệt, tất cả yêu ma quỷ quái, bàng môn tả đạo, đều phải thuận mà nghe lời, thuận
thọ sự giáo hoá, nếu bạn không thuận thọ sự giáo hoá, thì sẽ bị trừng phạt,
không thuận không được. Đây thật là một quyền lợi lớn.
"Phật Pháp Tăng bảo ban lệnh quyền": Ai có quyền lợi lớn nầy?
Phật Pháp Tăng bảo có quyền lợi nầy, có đại oai thần lực nầy. Quản lý hết thảy
tất cả thiên ma ngoại đạo, tất cả ngưu quỷ xà thần, tất cả lị mị vọng lượng, đều
quản lý hết.
Cho nên khi bạn tụng Chú Lăng Nghiêm nầy,
thì tất cả đều lão lão thật thật. Mỗi ngày bạn tụng niệm Chú Lăng Nghiêm, thì
ít nhất cũng được bảy đời làm viên ngoại, trưởng giả giàu có, quần áo thức ăn uống
không thiếu, tất cả hết thảy đều có đủ. Nếu nói về quả vị bậc Thánh hiền, bạn
tiếp tục tụng niệm Chú Lăng Nghiêm, tức là phát tâm đại bồ đề, không cần trải
qua ba đại A Tăng Kỳ kiếp mới đắc được pháp thân, cho nên nói "Diệu trạm tổng
trì đấng Bất Động, Chú Thủ Lăng Nghiêm hiếm có trong đời". Mấy câu nầy do
Ngài A Nan nói, có thể biết chúng ta tụng niệm Chú Lăng Nghiêm, còn giá trị hơn
bao nhiêu tiền bạc.
Bạn đừng cho rằng hiện tại bạn không có tiền,
nhưng bạn đã lập cơ sở tốt cho tương lai. Hằng ngày bạn đọc tụng Chú Lăng
Nghiêm, thì bạn có thể sẽ được bảy đời làm trưởng giả giàu có, có đại oai đức,
đại thế lực, hay khiến cho tất cả mọi người đến ủng hộ bạn, đến nghe theo bạn.
Bạn hay đọc tụng Chú Lăng Nghiêm thì sẽ có lợi ích lớn nầy, cho nên hiện tại hội
ấn tống Kinh Đài Loan, mấy người không biết chữ, hiện nay cũng học tụng niệm
Chú Lăng Nghiêm, cũng học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm.
Nhưng tôi nói với các vị, không thể thiếu nợ
tiền người ta. Nếu các vị thiếu nợ tiền người ta, người ta làm trưởng giả giàu
có, còn bạn thì phải đi làm công nhân, cho nên nhân quả thì không sai được. Bất
cứ người nào, không thể vô duyên cô cớ vay mượn tiền người ta mà không trả, bằng
không, tương lai phải làm trâu làm ngựa để trả nợ. Bạn đừng cho rằng: "Tôi
đã xuất gia rồi, có thể thọ người cúng dường". Thọ người cúng dường mà bạn
chẳng có đức hạnh, do đó có câu: "Trước cửa địa ngục Tăng đạo nhiều",
bạn không tu hành, thì tương lai chắc chắn sẽ đoạ địa ngục. Địa ngục đang đợi bạn,
một khi bạn xuống đó, thì địa ngục sẽ nói: "A Di Đà Phật, bạn trở lại rồi".
547. Tỳ xá đề.
Dịch: Nối liền ở trước.
Kệ:
Phật sắc chúng đẳng
vân lai tập
Đảnh lễ vệ hộ bất xả ly
Hoành khắp thập phương nhất thiết sát
Trực chí vô thượng đại bồ đề.
Nghĩa là:
Phật sắc lệnh đại
chúng vân tập
Đảnh lễ hộ vệ không xả lìa
Ngang khắp mười phương tất cả cõi
Thẳng đến đại bồ đề vô thượng.
Giảng giải: Chú còn gọi là chân
ngôn, tức là chẳng có một chút giả nào, còn gọi là Linh văn, là có sự linh cảm
nhất, có sự công hiệu nhất. Người trì Chú cần phải giữ giới luật, phải chú trọng
đức hạnh, cần phải không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không lợi
mình, không nói dối.
Pháp là tu hành, chẳng phải miệng nói. Nhưng
tại sao hiện tại phải nói? Vì người không minh bạch, cho nên phải nói, nghe
xong rồi thì phải chiếu theo pháp mà tu hành. Nhưng cũng chẳng phải nghe nói
pháp có đại linh cảm diệu dụng và sức lực, mới dụng công. Bạn tu pháp, nhưng
không giữ giới, thì sẽ thọ quả báo, chính bạn sẽ gặp sự cố phi tai hoành hoạ,
đây là hành không thông. Hiện tại người chỉ chú trọng sự linh nghiệm, có công lực
của sự tụng niệm Chú, nhưng chẳng chú trọng phẩm đức của chính mình, tức khiến
cho sự tụng niệm cũng chẳng còn công lực. Vốn linh cũng chẳng linh, thật cũng
chẳng thật. Nếu phẩm hạnh tốt, trì giới luật, thì khiến cho nói một câu, cũng sẽ
có sự linh cảm, do đó có câu: "Gọi trời trời không nghe, gọi đất đất không
linh", bạn tưởng như vậy đều sẽ thành công, nhưng "tưởng" nầy chẳng
phải là "vọng tưởng", mà là từ chân tâm tưởng ra, "Một niệm
không sinh toàn thể hiện", đây tức là chân tâm. "Sáu căn hốt động bị
mây che", một niệm không sinh, đó là chân tâm bắt đầu, nhưng chẳng phải
tôi tưởng như vậy thì như vậy, cho nên các vị phải đặc biệt rõ ràng chỗ nầy.
"Phật sắc lệnh đại chúng vân tập": Câu Chú Tỳ Xá Đề nầy, là nối
liền ở trước "A Na Lệ" đã nói, ý nghĩa là diệu cao, dọc cùng, cao tột.
Tỳ Xá Đề nghĩa là "Hoành khắp",
khi bạn niệm Chú nầy, thì tận ba ngàn đại thiên thế giới đều biết, đều huởng ứng.
Ai hưởng ứng? Tức là hết thảy tất cả chúng sinh, những chúng sinh nầy chẳng phải
nhân loại, mà là yêu ma quỷ quái, ngưu quỷ xà thần, tức thông linh, bạn nhìn chẳng
thấy được, có thiện, có ác, nhưng bất cứ là thiện hay là ác, đều phải hộ vệ, đều
phải cải ác hướng thiện. "Vân tập": Chẳng phải chỉ thiện thần đến,
cho đến ác thần, tà thần đều đến.
Khi ác thần tà thần đến, thấy bạn chẳng giữ
giới luật, người nam nghĩ tưởng người nữ, người nữ nghĩ tưởng người nam, như vậy
thì không được. Không giữ quy cụ, thì sẽ có vấn đề lớn phát sinh, họ thấy bạn tệ
như vậy, bị vọng tưởng chi phối mình, thì họ chẳng phục. Niệm câu Chú nầy là thế
Phật nói chuyện, đây là mệnh lệnh của Phật, cho nên nói: "Phật sắc lệnh đại
chúng vân tập", gọi hết thảy loài chúng sinh thông linh nầy, thông linh tức
là đầy đủ thần thông có linh cảm. Loài chúng sinh nầy chẳng ngu ngốc giống như
chúng ta, khi bạn động niệm họ, thì họ sẽ đến. Một khi niệm Chú nầy, thì họ sẽ
đến, dù thế giới cõi nước cách xa vô lượng nhiều như số cát sông Hằng, họ đều đến,
vân tập đến giống như những đám mây, cho nên nói nghĩa là hoành khắp.
"Đảnh lễ hộ vệ không xả lìa": Đến đây đều phải đảnh lễ, cải ác
hướng thiện. Đảnh lễ ai? Đảnh lễ người tu hành. Nếu bạn không giữ sáu đại tông
chỉ, thì họ không bạt tai bạn hai cái, không đá bạn hai cái, thì đó mới là lạ!
Vì bạn chẳng xứng đáng, cho nên vấn đề rắc rối của bạn sẽ đến, đừng cho rằng là
tốt đắc ý nói: "Tôi niệm Chú có sự linh cảm". Bạn không giữ quy cụ,
mượn giả làm thật để gạt người, làm việc giả, thì tương lai sẽ gặp phi tai
hoành hoạ, thậm chí phân thân nát cốt, đoạ vào địa ngục đều có phần, đây chẳng
phải là chuyện vui đùa. Trong Phật giáo là công đạo nhất, bình đẳng nhất, từ bi
nhất. Vị nào không giữ quy cụ, thì tương lai sẽ có vấn đề. Tại sao con người mỗi
ngày sinh bệnh? Đây nhất định khởi vọng tưởng về người nữ, hoặc người nữ khởi vọng
tưởng về người nam.
Nên biết người có thể hoằng Chú, chẳng phải Chú hoằng người; người có thể
dùng Chú, chẳng phải Chú dùng người; người có thể chi phối Chú, chẳng phải Chú
đến chi phối người. Nhưng bạn không đủ tư cách, thì sẽ thọ quả báo, sẽ gặp phi
tai hoành hoạ, như chết vì tai nạn xe hơi, hoặc bị lửa thiêu chết, nước dìm chết,
hoặc chết vì tai nạn máy bay. Có người không minh bạch nói: "Họ cũng trì
Chú, nhưng tại sao có những tai nạn nầy phát sinh"? Đây là vì họ không đủ
tư cách, cho rằng có sực lực của Chú, thì có thể làm bá vương, hoành hành không
kiêng nể gì. Chẳng phải! Chẳng phải họ niệm Chú không linh, thì không bảo hộ họ,
mà là vì họ không giữ giới luật. Cho nên Phật luôn khuyên bảo mọi người học giữ
giới luật, dụng công tu hành, giữ sáu đại tông chỉ. Sau này các vị còn có tâm
không giữ sáu đại tông chỉ, thì không thể học với tôi, các vị học với tôi, thì
nhất định phải sửa đổi tập khí mao bệnh nầy.
Những chúng sinh thông linh nầy có thần thông, thấy chúng sinh có đạo, họ
đều phải chắp tay cung kính đảnh lễ, nghe sự triệu tập. Bạn có đức hạnh, thì đi
đứng nằm ngồi, ngày đêm sáu thời đều không xả lìa, lúc nào họ cũng bảo hộ bạn.
"Ngang khắp mười phương tất cả cõi": Đây tức là ngang khắp,
câu ở trước là cao tột, tức khiến cho nơi cao nhất cũng có thể đến được. Khi bạn
niệm Chú nầy, thì trên trời, dưới đất, nơi cao nhất đều đến được. Ngang khắp tức
là ngang khắp mười phương, hết thảy hạt bụi, cõi nước, tinh cầu, mặt trăng, đều
bao quát trong đó, bất cứ thế giới nào, cũng đều bao quát trong đó, ngang khắp
tất cả cõi nước, hết thảy tất cả chúng sinh đều đến hộ vệ bạn, nghe sự triệu tập.
"Thẳng đến đại bồ đề vô thượng": Những chúng sinh nầy và người
tu hành, đều sẽ thành Phật, thành tựu quả vị vô thượng bồ đề. Bạn tu trì Chú nầy,
thì hộ pháp thiện thần, Thiên Long bát bộ, ác thần, ngưu quỷ xà thần, yêu ma quỷ
quái, tương lai đều sẽ thành Phật, cho nên nói thẳng đến vô thượng đại bồ đề,
thẳng đến quả vị đại bồ đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Hết thảy những người
ở trong Vạn Phật Thánh Thành, phải giữ quy cụ, chiếu cứ chính mình, nhất là những
người làm lãnh tụ, không thể gạt người, không thể khởi vọng tưởng nam nữ lung
tung.
548. Bệ ra.
Dịch : Nối liền ở trước.
Kệ :
Các tự ước thú
chư quyến thuộc
Tuần quy thủ cự lập công đồ
Hộ trì Tam Bảo hoằng Phật pháp
Nghiêm chỉnh oai nghi thiện căn thục.
Nghĩa là:
Tự mình hạn chế
các quyến thuộc
Tuân theo quy cụ lập công đức
Hộ trì Tam Bảo hoằng Phật pháp
Nghiêm chỉnh oai nghi thiện căn thục.
Giảng giải : Từ năm 1979 thì bắt đầu giảng
Chú Lăng Nghiêm, cho đến bây giờ là năm 1987. Người chân chánh tu đạo, thì gì
cũng chẳng có, thậm chí một sợi dây cũng không, do đó có câu : « Hạng nhất người
tu hành nhẹ như gió thoảng, hạng nhì người tu hành như gánh đồ đạc, hạng ba người
tu hành như chiếc xe chở đồ, thậm chí như chiếc thuyền, như máy bay ». Các vị
muốn làm người tu hành hạng thứ mấy ?
« Tự mình hạn chế các quyến thuộc » : Chú Lăng Nghiêm là Chú dài nhất
trong Phật giáo, chỉ cần Chú Lăng Nghiêm tồn tại trên thế gian một ngày, thì hết
thảy yêu ma quỷ quái không dám công nhiên xuất hiện, chúng đều ẩn trốn. Vì khi
bạn tụng Chú nầy, thì ba ngàn đại thiên thế giới, đều nghe được pháp âm nầy,
yêu ma quỷ quái mà nghe được pháp âm nầy, thì chúng đều phải giữ quy cụ, đều phải
lão thật. Khi nghe được pháp âm nầy, thì chúng đều « Tự mình hạn chế các quyến
thuộc », bảo quyến thuộc của chúng, tất cả đồ chúng, phải cẩn thận một chút, phải
giữ quy cụ. Nếu không giữ quy cụ, thì sẽ có chuyện rắc rối, cho nên không dám
phóng túng, không dám tuỳ tiện, vì có Chú Lăng Nghiêm nầy. Cho nên trên thế giới,
nếu không còn ai trì tụng Chú Lăng Nghiêm, thì yêu ma quỷ quái sẽ xuất hiện ăn
người, hại người, đủ thứ sự việc sẽ phát sinh. Tại sao hiện tại thế giới còn
chưa đến trình độ nầy ? Vì còn có người tụng niệm Chú Lăng Nghiêm.
« Tuân theo quy cụ lập công đức » : Chúng phải cẩn thận một chút, làm việc
phải làm chánh đáng, phải giữ quy cụ, không thể tuỳ tiện, phải lập công, hy vọng
chúng tương lai có sự tiến bộ.
« Hộ trì Tam Bảo hoằng Phật pháp » : Làm thế nào lập công đức ? Tức là hộ
trì Tam Bảo, hoằng Phật pháp, hộ trì Phật Pháp Tăng Tam Bảo. Cho nên chúng ta
người xuất gia, chỉ cần bạn có một phần tu hành, thì hộ pháp sẽ hộ trì bạn, bạn
có ba phần tu hành, thì hộ pháp sẽ cho bạn bảy phần cảm ứng gia bị. Nếu bạn
không tu hành, thì gì cũng chẳng có. Cho nên nhất định phải tu hành. Tu hành
thì tu cái gì ? Tức là tu thân, tu miệng, tu tâm. Thân không phạm giết hại, trộm
cắp, tà dâm, miệng thì không phạm nói dối, nói thêu dệt, nói hai lưỡi, chửi mắng,
tâm thì không tham, sân, si. Tâm cũng tức là ý, bên trong cũng không phạm tham
sân si. Chúng ta không phạm mười điều ác, là bao quát sáu đại tông chỉ của
chúng ta. Ngược lại với mười điều ác là mười điều thiện.
Chúng ta không tranh, không tranh là gì ? Không tranh tức là hoà bình, hoà
bình với nhau, là hoà hợp chúng. Hoà hợp chúng tức là không tranh. Lục hoà tức
là : Thân hoà đồng trụ, mọi người không đánh nhau, cùng ở với nhau. Khẩu hoà vô
tranh : Mọi người không tranh cãi với nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ý hoà đồng duyệt
: Ý hoà tức là mọi người đều hoan hỉ mà không phiền não. Lợi hoà đồng quân : Mọi
người cùng ăn, cùng uống, cùng ở, mọi người cúng những vật dùng hằng ngày, dù
người mới đến cũng có phần. Kiến hoà đồng giải : Ý kiến, cái thấy của mọi người
giống nhau, nhưng có khi chẳng giống nhau, không giống nhau đó là chúng ta đang
đi trên một con đường khác, mọi người đều phải đi trên con đường vô thượng bồ đề,
đều phải giác ngộ, đừng có mê hoặc.
Chúng ta nhất định
phải tinh tấn, nhất định phải tu hành. Giới hoà đồng tu : Giới gồm có năm giới,
tám giới, mười giới, mười giới trọng bốn mươi tám giới khinh, Tỳ Kheo hai trăm
năm mươi giới, Tỳ Kheo Ni ba trăm bốn mươi tám giới, chúng ta đều phải giữ giới
cùng tu với nhau, cùng nhau nghiên cứu, cùng nhau tu hành, không thể nói : «
Tôi cao hơn bạn, bạn thấp hơn tôi », hoặc là « Tôi là người giữ giới, bạn không
giữ giới ». Chúng ta mọi người đều như nhau, không có ai cao, cũng không có ai
thấp, ai cũng đều như nhau. Chúng ta không tranh như thế, tức là lục hoà đồng
trụ, cho nên chúng ta không tranh, tức cũng là hoà bình mọi người không tranh,
thì thế giới hoà bình. Do đó tông chỉ nầy của chúng ta nên đề nghị ra cho tất cả
mọi người trên thế giới đều làm theo, được như thế thì thế giới sẽ hoà bình.
Thứ hai là không tham : Không tham tức
là tặng nhường, tặng nhường tức là không tham. Nếu bạn giữ lễ thì sẽ không
tham, bạn cũng sẽ không tham tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ, đều
là phải giữ lễ, phải giữ tặng nhường. Người mà không tu hành, nhìn họ ăn uống
thì biết. Người có sự tu hành, ăn đồ ngon đều nhường cho người khác ăn, chính họ
không tham ăn vật ngon, trước hết cũng không đem lên mũi ngửi thử mùi vị như thế
nào, ngon hay là dở, không có. Từ chỗ nầy nhìn xem thử bạn có phải là người tu
hành hay chăng, người tu hành thậm chí ăn gì cũng không biết, hôm nay ăn gì vậy
? Không biết. Tại sao vậy ? Vì họ không chú ý đến vấn đề nầy, ăn no thì được rồi,
ăn gì không cần biết, đây là không tham. Không tham chủ yếu trước hết là không
tham ăn, cho nên về sau ai tham ăn trộm đồ ăn, thì hãy sớm hoàn tục đi, đừng ở
đây lãng phí thời gian. Biết rõ mà cố phạm, thì tội tăng gấp ba. Không tham ở
đây, tức là phải tặng nhường.
Không cầu tức
là liêm khiết, là thanh khiết. Liêm khiết thì không hướng ngoại truy cầu, lại
không giống với cái không tham, cái không tham ở đây là trong tâm bạn không
tham. Cầu ở đây là bạn muốn hướng ngoại truy cầu, thì ai nhìn cũng thấy bạn
mong cầu, nếu bạn không cầu thì sẽ liêm khiết, sẽ không tham ô. Người tham ô đều
có sự mong cầu, họ đều hy vọng người khác cho họ lễ vật, hối lộ, đây tức là
mong cầu.
Không ích kỷ tức công bằng, bạn muốn
công bằng thì không thì sẽ không ích kỷ, những gì mình không muốn, đừng bố thí
cho người khác, đây là không ích kỷ.
Không lợi mình tức là lợi ích người
khác, đối với người khác phải có lợi ích, phải trợ giúp người khác thì không lợi
mình.
Không nói dối tức là lão thật, tức là
mình làm việc gì cũng chân thật, một chút giả dối cũng không có.
Sáu đại tông chỉ rất đơn giản, những
điều hôm nay tôi nói, các vị hãy nói cho mỗi người trên thế giới. Nếu mỗi người
trên thế giới đều giữ sáu đại tông chỉ nầy, thì chiến tranh gì cũng chẳng có, vấn
đề gì cũng đều giải quyết được hết. Chúng ta ở trong Vạn Phật Thành, dạy các vị
đã nhiều năm, kêu các vị đừng tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không
lợi mình, không nói dối. Các vị hãy hồi quang phản chiếu, tự hỏi mình có chiếu
cố đến vần đề nầy mà làm chăng, nếu chưa thì hãy mau chiếu cố đến vấn đề nầy mà
làm. Nếu không chiếu cố đến vấn đề nầy mà làm, thì tôi nói cho các vị biết, thế
giới nầy sẽ rất nguy hiểm, không thể tồn tại lâu dài, đây là một đại pháp chuyển
đổi càn khôn, đây là một đại pháp cứu sinh mạng toàn thế giới, các vị đừng có
cho rằng rất đơn giản : Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không
lợi mình, không nói dối, thì cứu được thế giới sao ? Vâng, tôi dùng sáu đại
tông chỉ nầy cứu thế giới đó, đây là phương pháp cứu hết thảy sinh mạng. Cho
nên mỗi một nguyên thủ quốc gia, cần thấu hiểu triệt để sáu đại tông chỉ nầy, nếu
họ dùng phương pháp nầy để trị quốc, thì chắc chắn quốc gia đó sẽ cường thịnh,
chắc chắn sẽ tốt. Đáng tiếc thay người thời nay đều bỏ gần cầu xa, bỏ gốc cầu
ngọn, ở nơi nầy điên điên đảo đảo, cho nên làm cho đất nước loạn xà ngầu.
« Nghiêm chỉnh oai nghi thiện căn thục
» : Nghiêm chỉnh oai nghi tức là giữ giới luật, bạn phải giữ giới luật, thì căn
lành của bạn mới thành thục, tương lai bạn mới có thể thành Phật. Câu Chú Bệ Ra
nầy là « Biến nhất thiết xứ », khắp tất cả mọi nơi, ai cũng đều có thể dùng.
549. Bạc xà
ra.
Dịch : Tôi nay nói tâm Chú nầy, bèn
tuyên sắc lệnh của Phật, tất cả chúng loại, ngưỡng mong oai lực của Như Lai,
nghe tụng Chú nầy, thảy đều chắp tay đảnh lễ. Các vị nương oai lực của Phật, đều
đến hộ vệ, đi đứng nằm ngồi, đều không xả lìa. Lại nghiêm phục tất cả băng đảng
quyến thuộc, các vị hãy lắng nghe, đều trở về chỗ của mình, hướng về vô thượng
đạo, thẳng đến bồ đề.
Kệ :
Kim Cang nộ mục đẩu hùng oai
Phá tà hiển chánh
chấn pháp lôi
Thưởng thiện phạt
ác trừ ma ngoại
Công bình vô tư
phóng quang huy.
Nghĩa là:
Kim Cang trợn mắt rất oai hùng
Phá tà hiển
chánh chấn pháp âm
Thưởng thiện phạt
ác trừ ma ngoại
Công bằng vô tư
phóng quang minh.
Giảng giải : «
Kim Cang trợn mắt rất oai hùng » : « Bạt Xà Ra » tức là Kim Cang của Kim Cang bộ.
Kim Cang có bao nhiêu vị ? Kim Cang nhiều vô lượng vô biên, nói tám vạn bốn
ngàn, không những chỉ tám vạn bốn ngàn, mà e rằng hiện tại nhiều như số cát
sông Hằng. Vì hiện tại con người nhiều, Kim Cang lại ít thì quản không xuể số
lượng con người nhiều, cho nên con người nhiều thì Kim Cang cũng nhiều. Kim
Cang trợn mắt rất là oai phong, xa trông thấy trang nghiêm, thì tự nhiên sẽ khởi
kính, sợ hãi, không phạm giới luật, không làm việc xấu.
« Phá tà hiển
chánh chấn pháp âm » : Ngài Kim Cang làm gì ? Ngài phá tà, muốn bảo vệ chánh
pháp, chấn đại pháp âm, thổi loa pháp lớn,
đánh trống pháp lớn.
« Thưởng thiện
phạt ác trừ ma ngoại » : Thưởng tất cả người tu hành, đây là thiện. Trừng phạt
người không giữ giới luật, trừ khử ma vương và ngoại đạo.
« Công bằng vô
tư phóng quang minh » : Tại sao Ngài Kim Cang đều có vô lượng quang ? Quang
minh chiếu sáng, đến nơi nào thì đều phóng quang, vì các Ngài chánh trực vô tư,
cho nên phóng quang chiếu sáng, quang sáng giống như đèn chiếu sáng, khi chiếu
thì sáng như ban ngày.
Chúng ta nghe
được kệ của Chú Lăng Nghiêm, đến hiện tại là câu thứ 549, còn 5 câu nữa, sắp giảng
xong. Tại sao tôi hỏi các vị đã giảng bao lâu rồi ? Vì đây có thể nói là một bộ
đại Trước Tác, cũng có thể nói là từ xưa đến nay chưa từng có bộ trước tác nầy,
cũng có thể nói tương lai cũng không chắc chắn có. Hiện tại có thể nói là vô tiền,
tuy nhiên không thể nhất định bảo chứng tuyệt hậu, nhưng tôi tin rằng họ đều chẳng
có nhiều thời gian, giống như tôi đây cũng không ngại tả ra những câu kệ nông cạn
như vậy, khiến cho các vị mọi người thấu hiểu. Tôi tin rằng các vị mọi người
nghe xong rồi, đều trả về cho tôi, vì các vị đều chẳng thuộc lòng, tôi tin rằng
cũng chẳng có ai nhớ được những bài kệ nầy. Hôm nay có người nhớ, ngày mai lại
quên mất.
550. Ðà rị.
Dịch : Nối
liền ở trước.
Kệ :
Chú tâm thần lực nan tư nghì
Cải ác hướng
thiện phát bồ đề
Pháp giới hữu
tình đồng nhiếp thọ
Tổng trì vô lượng
hoá quần cơ.
Nghĩa là:
Thần lực tâm Chú không nghĩ bàn
Cải ác hướng
thiện phát bồ đề
Pháp giới hữu
tình đồng nhiếp thọ
Tổng trì vô lượng
hoá quần sinh.
Giảng giải : Giảng
pháp hội Chú Lăng Nghiêm nầy, các vị thấy rất là bình thường, rất là đơn giản,
trên thực tế, pháp hội nầy là kình thiên địa, khóc quỷ thần, ma vương đều ở đó
sợ hãi, ma vương sợ chúng ta minh bạch Chú Lăng Nghiêm nầy. Người minh bạch Chú
Lăng Nghiêm, thì ma vương không chỗ độn hình, đều không có chỗ nào để chạy, đều
không có chỗ nào để ẩn trốn.
« Thần lực tâm
Chú không nghĩ bàn » : Sức lực tâm Chú Chú Lăng Nghiêm nầy, cũng là không thể
nghĩ bàn. Thần tức không thể nghĩ bàn, tức cũng là không thể nghĩ bàn trong sự
không thể nghĩ bàn, nhưng thế giới cũng giống như một đại công xưởng hoá học, từ
có hoá không, từ không lại hoá có, có lúc từ thiện hoá thành ác, có khi từ ác
hoá thành thiện.
Ý nghĩa của Chú
là kêu bạn chuyên nhất thì linh, phân chia thì tán. Nếu bạn chuyên nhất muốn cải
ác hướng thiện, phát bồ đề tâm, thì sẽ khiến cho bất cứ những lỗi lầm gì lớn
trong quá khứ của bạn, cũng đều có thể chiết hợp, nghĩa là lấy công chuộc tội,
bạn lập công thì tội sẽ không còn, biến hoá trong công trình hoá học nầy. Bạn
thấy chúng ta có lúc tăng thêm một chút tài liệu ô nhiễm, thì con người biến
thành ô nhiễm. Có lúc bạn lại tu hành đắc được tài liệu thanh tịnh, lại hồi phục
sự thanh tịnh. Đây chẳng phải công xưởng hoá học thì là gì ?
« Cải ác hướng
thiện phát bồ đề » : Từng chút từng chút thanh lọc hết những cặn bã, chỉ còn lại
vàng ròng, bạn được như vậy tức là « Pháp giới hữu tình đồng nhiếp thọ », nguyện
lực của Phật là nhiếp khắp tất cả chúng sinh.
« Tổng trì vô
lượng hoá quần sinh » : Tổng Chú nầy của Phật là một đại tổng trì, tổng trì vô
lượng nghĩa, cũng là tổng trì vô lượng cơ, tổng trì vô lượng pháp môn, tổng trì
vô lượng trí huệ, tổng trì vô lượng tam muội, cho nên hay đắc được sức lực tổng
trì, để giáo hoá vô lượng chúng sinh.
Phải làm như thế
nào ? Thì bạn phải chuyên nhất, khi niệm Chú vì sao phải quán tưởng chữ Phạn ?
Là vì muốn bạn chuyên nhất. Tại sao con người tu đủ thứ tam muội mà chẳng thành
công ? Chẳng có chánh định chánh thọ ? Là vì chẳng có chuyên nhất. Do đó có câu
: « Chuyên nhất thì linh, phân chia thì tán », công phu của bạn sẽ có sự tinh tấn.
Chuyên nhất tức là chẳng có vọng tưởng, cũng chẳng nghĩ ác, tức là một lòng ăn
Chú nầy. Bạn khởi vọng tưởng : Tôi ăn cái nầy có dinh dưỡng, ăn cái kia không
có dinh dưỡng, đây gọi là không chuyên nhất. Người thật tu đạo, thì những tư tưởng
nầy đều không có, cũng chẳng nghĩ : « Tôi ăn hay không ăn, uống hay không uống
» ? Đều chẳng nghĩ gì hết, đây mới gọi là công phu. Khi công phu bạn thành một
khối rồi, thì những vọng tưởng nầy đều không còn nữa, cũng sẽ không nói : « Tôi
nghe được người nói chuyện, hoặc lỗ tai của tôi nghe được âm thanh gì, bên trong
có âm thanh gì, bên ngoài có âm thanh gì ». Đây đều là ma vương ngồi điện mới
như vậy, nếu ma vương không ngồi điện, thì gì cũng chẳng nghe, thấy như không
thấy, nghe như không nghe, chẳng có chuyện gì hết, đây đều là tà tri tà kiến,
công phu của bạn không thể thành tựu, tức cũng là vì có tà tri tà kiến.
Cho nên thế giới
là một đại công xưởng hoá học, hiện tại nghiên cứu khoa học, vật lý, hoá học, đều
là bộ phận nhỏ, con người chúng ta mới là thật là đại công xưởng hoá học, toàn
thế giới là một đại công xưởng hoá học. Bạn thấy hoá ra bao nhiêu là đồ vật,
thiên biến vạn hoá, nói về con người, thì mỗi người đều có hình dáng của họ, đều
có tư tưởng và hành vi khác nhau của họ. Bạn thấy có diệu hay không ? Đây đều
là cảnh giới không thể nghĩ bàn.
551. Bàn đà
bàn đà nể.
Dịch : Nối
liền ở trước.
Kệ :
Thụ cùng hoành biến tận bao la
Vi trần sát hải
thập phương hợp
Hoa tạng Tỳ Lô
đại đàn tràng
Phổ nhập thử giới
diễn Ma Ha.
Nghĩa là:
Dọc cùng ngang
khắp tận hư không
Biển cõi hạt bụi
trong mười phương
Hoa tạng Tỳ Lô
đại đàn tràng
Vào khắp cõi nầy
diễn Ma Ha.
Giảng giải : «
Dọc cùng ngang khắp tận hư không, Biển cõi hạt bụi trong mười phương » : Câu nầy
nghĩa là căn cứ sự kiết giới ở trước, sự kiết giới dọc cùng ngang khắp đều bao
quát trong đó, biển cõi hạt bui mười phương đều bao trùm, nghĩa là dọc cùng,
ngang khắp. Đại công xưởng hoá học nầy hợp lại ở đâu ?
« Hoa tạng Tỳ
Lô đại đàn tràng » : Bốn sanh, chín cõi, đồng như hoa tạng huyền môn, tám nạn
ba đường, cùng vào biển tánh Lỳ Lô, đây là pháp giới Hoa Tạng, Tỳ Lô tức là biến
nhất thiết xứ, khắp tất cả mọi nơi. Đàn tràng nầy là lớn mà không ở ngoài, nhỏ
mà không ở trong, bạn nói nó lớn, nó cũng chẳng lớn, bạn nói nó nhỏ, nó cũng chẳng
nhỏ, cho nên đàn tràng nầy « Khắp vào cõi nầy diễn Ma Ha », bất cứ ai cũng
không vượt ra khỏi đại công xưởng hoá học nầy, đều ở trong đây hoá duyên. Xem bạn
dùng tài liệu như thế nào, làm thế nào hoá ra đồ vật gì, hoặc hoá làm mèo, hoặc
hoá làm chó, nghĩ hoá thành một vị Phật cũng được, hoặc hoá làm Bồ Tát, Thanh
Văn, Duyên Giác, đều ở trong đây biến hoá ra. Nếu bạn hiểu đạo lý nầy, thì đừng
làm các việc ác, hãy làm các việc lành.
Người tu hành
nên hiểu biết với nhau, đừng có tranh luận, phải việc lớn thì hoá nhỏ, việc nhỏ
thì hoá thành không; việc hung hoá thành cát tường, việc cát tường hoá thành
như ý, đây là người tu hành đang làm việc ở trong đại công xưởng hoá học. Trong
công xưởng hoá học có đủ thứ màu sắc, hình tượng gì cũng đều có.
Người minh bạch
đạo lý, thì làm việc gì trên đời, đều không có phiền não gì hết, tất cả đều thuận
lợi (everything is OK). Phải đừng làm các việc ác, làm các việc lành, nhất định
ngừng ác làm lành. Việc ác lớn nhất là nóng giận, nếu người nào không có nóng
giận, thì trong công xưởng hoá học có một cơ sở tốt.
Thế giới là một
công xưởng hoá học lớn, thân người là một công xưởng hoá học nhỏ, hai cái này
không lìa nhau được. Nếu bạn minh bạch được thì sẽ không bị danh lợi, ân oán
ràng buộc, các vị phải chú ý điểm nầy. Giảng Chú Lăng Nghiêm, tức là giảng về
công xưởng hoá học, cho nên phải học cái nầy, đừng vì người, cái ta, thị phi,
ràng buộc. Trên thực tế, việc gì cũng đều chẳng có, phải thấy như không thấy,
nghe như không nghe, chẳng có chuyện gì hết, thế giới tức là một công xưởng hoá
học, nói về con người, thì mỗi người đều có hình dáng của mỗi người và tư tưởng
cũng đều khác nhau.
552. Bạt xà
ra bàn ni phấn.
Dịch : Nối
liền ở trước.
Kệ :
Kim Cang hộ trì chúng hành nhân
Thủ chấp bảo chử
trấn ma quân
Khai hiển thông
đạt chiết nhiếp lực
Đồng nhập vô lượng
Bát Nhã môn.
Nghĩa là:
Kim Cang hộ trì các hành giả
Tay cầm chày
báu trấn ma quân
Khai hiển thông
đạt chiết nhiếp lực
Đồng vào vô lượng
môn Bát Nhã.
Giảng giải :
Chú Lăng Nghiêm là tiết lộ ra bí mật trong trời đất, chúng ta giảng Chú Lăng
Nghiêm, quỷ thần đều đang ở đó nơm nớp lo sợ, cung điện ma vương chấn động, cho
nên ma vương đến nói, nói Chú Lăng Nghiêm giống như địa chấn, làm cho chúng
kinh hãi như vậy.
Giảng Chú Lăng
Nghiêm giống như địa chấn, trong lúc giảng Chú Lăng Nghiêm, ma chướng đến chỗ
chúng ta ở đây chẳng biết là bao nhiêu, có ma hiển lộ ra, nhìn thấy được chúng
đến, không biết là bao nhiêu mà nói, còn ở trong sự yên lặng, chúng muốn đấu với
tôi, cũng không biết là số bao nhiêu mà nói. Bất quá các vị đều đã thấy quen rồi,
cảm giác thấy quái không quái, cho nên đừng cho rằng là tự nhiên, nếu mà nói ra
những cảnh giới nầy cho các vị nghe, thì các vị nhất định sẽ không dám ở lại Vạn
Phật Thành nữa, đều muốn bỏ chạy hết, cho nên tôi cũng không dám nói cho các vị
nghe.
Tuy là như thế,
Chú Lăng sắp giảng xong, tương lai Phật pháp trên thế giới lại có thể kéo dài
thêm một thời gian, vì thế giới còn có người tụng niệm Chú Lăng Nghiêm, còn một
người tụng niệm Chú Lăng Nghiêm, thì năm phương ma cũng không dám công nhiên xuất
hiện. Nếu không còn người nào tụng niệm Chú Lăng Nghiêm nữa, thì tuỳ thời tuỳ
lúc đều là ma, ai ai cũng có thể nhìn thấy được.
Bây giờ tại sao
bạn nhìn không thấy ? Vì bạn hay tụng niệm Chú Lăng Nghiêm. Phía sau mấy câu
nói : « Toại tâm như ý », bạn cầu gì cũng đều toại tâm mãn nguyện, vì đây là
nguyện lực thuở xưa của Phật, nếu có người tụng trì Chú Lăng Nghiêm, thì Kim
Cang hộ pháp và tám vạn bốn ngàn Bồ Tát Kim Cang Tạng đều muốn đến hộ trì người
tu hành đó. Cho nên chúng ta ngày ngày tụng niệm Chú Lăng Nghiêm, tức là trợ
giúp thế giới nầy, đây là một biện pháp khiến cho chánh pháp trụ lâu ở đời.
Chúng ta phải học
thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm, hằng ngày tụng thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm, bạn
không cảm thấy được, chứ trong sự yên lặng, trí huệ của chúng ta ngày càng tăng
trưởng, trí huệ ngày càng cao, sẽ không còn ngu si, sẽ không còn điên đảo,
không còn làm những việc không nên làm, cũng sẽ giữ gìn giới luật. Do đó, Ngài
tôn giả A Nan nói : « Diệu trạm tổng trì đấng Bất Động, Chú Thủ Lăng Nghiêm hiếm
có trong đời, tiêu trừ ức kiếp tưởng điên đảo của con, không trải qua A Tăng Kỳ
kiếp mà chứng được pháp thân ». Cho nên các vị phải vào sâu tạng Kinh, thì trí
huệ sẽ như biển. Phải tụng Chú Lăng Nghiêm thì sẽ đắc được định Lăng Nghiêm
kiên cố. Bạn lại nghĩ muốn đắc được ngũ nhãn lục thông, thì hãy quán tâm Chú
Lăng Nghiêm bằng chữ Phạn ở phía sau, mỗi một chữ đều quán tưởng đắc được thành
tam muội, thì mỗi một chữ đều thành tam muội, vậy thì bạn sẽ đắc được Lăng
Nghiêm đại định, vua trong các tam muội.
Nếu người không
có căn lành, thì đừng nói đến tụng niệm, dù ba chữ « Chú Lăng Nghiêm » cũng
không nghe được, cũng không có cơ hội nghe được. Các vị bây giờ dùng máy vi
tính tính thử xem, dùng thần não của bạn tính thử xem, hiện tại trên thế giới nầy,
người tụng Chú Lăng Nghiêm nhiều, hay là người không biết tụng Chú Lăng Nghiêm
nhiều ? Người nghe được tên Chú Lăng Nghiêm nhiều ? Hay là người không nghe được
tên Chú Lăng Nghiêm nhiều ? Các vị mỗi người hãy tính thử xem, thì sẽ biết căn
tánh của nhân loại trên thế giới nầy sâu hay cạn. Cho nên các vị đừng xem mình
là người rất bình thường, bạn đã nghe được Phật pháp, đây đều là trong vô lượng
kiếp về trước đã từng gieo trồng căn lành, đắc được diệu pháp thâm sâu vô thượng,
các vị đừng để pháp môn nầy trôi qua.
« Kim Cang hộ
trì các hành giả » : Câu kệ nầy là được Kim Cang hộ trì các hành giả, bạn hay tụng
trì Chú Lăng Nghiêm, tức là hành giả, Bồ Tát Kim Cang Tạng sẽ hộ trì hành giả.
« Tay cầm chày
báu trấn ma quân » : Tuy Bồ Tát Kim Cang Tạng đến hộ trì bạn, bạn cũng đừng có
tâm ỷ lại, mà không tu hành, tuỳ tiện phạm giới, như vậy thì không được. Nếu bạn
phạm giới, thì Bồ Tát Kim Cang Tạng sẽ không bảo hộ bạn, lúc đó bạn tụng Chú sẽ
không linh, cho nên nhất định phải giữ giới luật, do đó bốn thứ thanh tịnh minh
hối là vì Chú Lăng Nghiêm mà nói.
Nhưng hiện tại
vì sao có những vị học giả tào lao và những vị giáo thọ bụi bặm không thừa nhận
Chú Lăng Nghiêm là do đức Phật nói ? Vì họ sợ Chú Lăng Nghiêm. Nếu họ thừa nhận
là Phật nói, thì họ đứng không vững. Vì họ đều không giữ giới luật, kêu họ thừa
nhận, thì họ không thừa nhận. Tại sao họ không thừa nhận ? Vì họ biết họ làm
không được, cho nên họ nói đó là giả, như vậy họ mới có thể tồn tại, có thể nhận
lầm mắt cá tưởng là hạt châu, ở đây bịt tai ăn cắp chuông, làm những việc giả.
Con mắt của các vị tức là cái nầy, không có cái kia. Đâu phải Chú Lăng Nghiêm
có gì đắc tội với họ ? mà họ nói Chú Lăng Nghiêm là giả, họ làm người rồi chẳng
tính gì nữa, người khác đã là giả, đã ở đó mặc quần áo của con người, ăn cơm của
con người, nhưng làm quyến thuộc của ma vương. Những vị học giả và giáo thọ bụi
bặm đó, nếu có bản lãnh thì kêu họ đến đàm luận với tôi, nhưng họ lại không dám
đến.
« Tay cầm chày
báu trấn ma quân » : Ma vương đang ở đó thổi gió, nhưng một khi chúng gặp hộ
pháp thì sợ.
« Khai hiển
thông đạt chiết nhiếp lực » : Mở đầu tức là rất hiển lộ, chẳng phải rất bí mật.
Chú Lăng Nghiêm tuy nói là pháp bí mật, có lúc dùng pháp nhiếp thọ, có hiệu quả
hiển lộ. « Thông đạt », có sự cảm thông, chẳng có cầu gì mà không ứng. « Chiết
nhiếp lực », Phật có lúc dùng pháp chiết phục, có lúc dùng pháp nhiếp thọ, dùng
thứ sức lực nầy để giáo hoá chúng sinh. Bất cứ là pháp chiết phục cũng tốt,
pháp nhiếp thọ cũng tốt, đâu chẳng phải muốn kêu bạn khai đại trí huệ.
« Đồng vào vô
lượng môn Bát Nhã » : Đây là giáo nghĩa « Kinh Pháp Hoa », « Kinh Lăng Nghiêm »
cũng là đạo lý như vậy, như vậy, đồng vào vô lượng môn Bát Nhã.
553. Hổ hồng
đô lô ung phấn.
Dịch : Nối
liền ở trước.
Kệ :
Giác ngộ nhất
thiết Thánh phàm lưu
Ngũ phương ngũ
bộ ngũ Phật do
Tăng ích thành
tựu tam căn nguyện
Toại tâm như ý
mãn sở cầu.
Nghĩa là:
Giác ngộ tất cả dòng Thánh phàm
Năm phương năm
bộ năm vị Phật
Tăng ích thành
tựu ba căn nguyện
Toại tâm như ý
mãn sở cầu.
Giảng giải : «
Giác ngộ tất cả dòng Thánh phàm » : Câu Chú nầy càng đơn giản, người tụng Chú
Lăng Nghiêm, tụng đến đây đều nên khai ngộ, đều nên giác ngộ, bất cứ bạn là Đẳng
Giác Bồ Tát, hoặc là hữu tình chúng sinh ngu si nhất và cây cỏ vô tình. Cho nên
nói dòng Thánh phàm, Thánh nhân niệm Chú Lăng Nghiêm, thì có pháp tăng ích,
phàm phu bình thường niệm Chú Lăng Nghiêm, thì sẽ có pháp thành tựu, có cảnh giới
không thể nghĩ bàn hiện ra.
« Năm phương
năm bộ năm vị Phật » : Năm phương tức là : Đông, tây, nam, bắc, giữa. Năm
phương có năm bộ. Năm bộ trấn năm đại ma quân ở thế gian : Phương đông Kim Cang
bộ, phương nam Bảo Sinh bộ, phương tây Liên Hoa bộ, phương bắc Yết Ma bộ, chính
giữa là Phật bộ, đây là năm bộ.
Năm vị Phật là
: Phương đông Phật A Súc làm giáo chủ, phương nam Phật Bảo Sinh làm giáo chủ,
phương tây Phật A Di Đà làm giáo chủ, phương bắc Phật Yết Ma làm giáo chủ,
chính giữa Phật Tỳ Lô Giá Na làm giáo chủ. Năm phương năm bộ năm vị Phật làm
giáo chủ. Thuở xưa đều do gieo trồng trí huệ mà sinh ra, cho nên các Ngài bất cứ
nghe được ai tụng Chú Lăng Nghiêm, thì các Ngài đều rất hoan hỉ, đều muốn ủng hộ
người đó. Nhưng nhất định phải giữ giới, nếu không giữ giới, thì không được.
Quan trọng nhất là bạn phải giữ giới luật, giữ giới luật mới được thân, miệng,
ý, ba nghiệp thanh tịnh. Nếu bạn không giữ giới luật, thì thân, miệng, ý, ba
nghiệp không thanh tịnh. Người mà thân, miệng, ý, ba nghiệp thanh tịnh, thì nhất
định là không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không lợi mình, không
nói dối. Nếu bạn không giữ giới luật, thì chắc chắn sẽ phạm sáu đại tông chỉ nầy.
Giữ giới luật
thì nhất định sáu tông chỉ nầy sẽ được viên mãn, cho nên bạn làm sao nhìn ra được
đâu là thật, hoặc là giả ? Thì hãy nhìn họ có giữ sáu đại tông chỉ nầy hay
không. Nếu họ không tranh, thì bất cứ lợi ích gì, họ cũng đều không tranh với
người, không vì chính họ, họ đều nhường mà không tranh, vì đại chúng theo đó mà
làm, cũng không tranh giành, hoặc đánh lộn với đại chúng. Họ càng không cầu,
không ích kỷ, không lợi mình, không nói dối. Bạn thấy vị nào thật làm được sáu
đại tông chỉ nầy, một chút cũng không phạm, thì người đó gọi Trời, Trời liền
đáp; gọi Đất, Đất liền dạ. Họ nói gì cũng đều có sự cảm ứng. Trừ khi họ không
nói, chứ họ nói gì, Thiên long bát bộ cũng đều phải nghe lời của họ. Nếu không
nghe, thì trái với nguyện lực của các Ngài. Cho nên các vị phải chú ý điểm nầy,
giữ giới luật là quan trọng nhất, bạn không giữ giới luật thì không phải là người
xuất gia.
Cho nên Nhật Bản
vốn chẳng có người xuất gia, vì họ không giữ giới luật. Chúng ta mọi người đối
với điểm nầy phải ghi nhớ thâm sâu, đừng có quên nó. Năm vị Phật đều do gieo trồng
hạt giống trí huệ mà thành tựu, đều nhờ khai mở trí huệ mà thành Phật, nếu ngu
si quá, thì không nói đến Phật. Phật là một người có đại trí huệ, cho nên chúng
ta mọi người đừng suốt ngày đến tối cứ nói chuyện điên đảo ngu si.
« Tăng ích
thành tựu ba căn nguyện » : Bất cứ ai cầu gì, nguyện gì, cũng đều có thể được
toại tâm mãn nguyện.
« Toại tâm như
ý mãn sở nguyện » : Bạn tụng Chú Lăng Nghiêm, trừ khi bạn không cầu, nếu có sở
cầu, thì chắc chắn sẽ có sự cảm ứng. Có người nói :
- « Hoà thượng
! Những lời Ngài vừa nói, tôi mới không tin, tôi vì muốn trúng cá ngựa, tụng niệm
Chú Lăng Nghiêm đã hơn mười năm, mà cũng không trúng cá ngựa ».
- Phật không
giúp bạn làm thứ lợi mình như thế. Bạn muốn trúng cá ngựa chẳng phải là ích kỷ
chăng ? Tư tưởng nầy với nghĩa lý trong Kinh chẳng hợp nhau. Bạn nghĩ : « A ! Nếu
như tôi đi làm trộm cướp, tôi cũng tụng niệm Chú Lăng Nghiêm, sau đó tôi đi cướp
lấy tiền bạc của người khác, như vậy chẳng phạm pháp chăng ! Đây là chuyện vô
lý !
554. Ta bà
ha.
Dịch : Nối
liền ở trước.
Kệ :
Công vô bất tập đức tương viên
Tội chướng tiêu
diệt thiện nghiệp toàn
Trực chí bồ đề thường đẩu tẩu
Cao đăng Chánh
Giác đại bảo liên.
Nghĩa là:
Công đức tích tập mới tròn đầy
Tội chướng tiêu
diệt nghiệp thiện đủ
Thẳng đến bồ đề
thường phấn chấn
Cao đăng Chánh
Giác ngự toà sen.
Giảng giải:
“Công đức tích tập mới tròn đầy » : Đây là nói chúng ta người tu đạo, khi bạn lập
công, do đó có câu : « Ba ngàn công đầy, tám trăm hạnh tròn », bạn nhất định phải
lập công bên ngoài, thì mới có thể thành tựu Thánh bên trong của bạn. Bạn chẳng
có công bên ngoài, thì bên trong của bạn chẳng được Thánh. Thánh tức là trí huệ,
do đó có câu : « Nội Thánh ngoại vương », nghĩa là : « Thánh bên trong vua bên
ngoài », đây là học thuyết của người xưa nói. Chúng ta lập công bên ngoài, đây
tức cũng là vua bên ngoài. Bên trong bạn tự tu, đây là khai mở trí huệ. Nếu như
bạn không có công bên ngoài, thì bên trong của bạn, cũng sẽ không sinh trí huệ,
cho nên trong ngoài nhân đều noi theo, không thể lệch một bên, không thể nói
tôi ngồi thiền thì được. Bạn ngồi thiền, nếu không có công đức chi trì bạn, thì
bạn ngồi cũng chỉ là khởi vọng tưởng, sẽ không có bất cứ sự thành tựu nào.
Trì Chú Lăng
Nghiêm cũng là lập công bên ngoài, vì khi chúng ta trì Chú Lăng Nghiêm, tức là
bổ xung thêm chánh khí trời đất, tức thanh lý sự ô nhiễm trong không khí trời đất.
Sự nhiễm ô nầy thanh lý tốt, đây cũng là công bên ngoài. Bạn có công bên ngoài
rồi, thì đức hạnh của mình làm sẽ viên mãn. Nếu bạn không có công bên ngoài,
thì đức hạnh của bạn sẽ không thể viên mãn. Nếu bạn cứ muốn tìm tiện nghi, nói
là tu đạo cũng đầu cơ thủ xảo, đây là không thể được. Sự việc ngoài thế giới đều
có thể đầu cơ, đều có thể thủ xảo, đều có thể không thành thật. Chỉ có sự tu đạo
là sự việc như vậy, bạn không thành thật thì không thể thành công, bạn không thể
thành tựu, cho nên bạn trì Chú Lăng Nghiêm, thì đức hạnh của bạn sẽ từ từ tròn
đầy.
« Tội chướng
tiêu diệt nghiệp thiện đủ » : Tội chướng của bạn tiêu diệt, thì nghiệp thiện mới
có thể đủ. Tội chướng của bạn không tiêu diệt, thì nghiệp thiện cũng không thể
đủ. Đây đều là pháp đối đãi. Tội nghiệp là gì ? Là ở bên ngoài, bạn nóng giận đối
với người khác, trợn mắt, đây đều là có tội nghiệp.
Phàm là người
có sự nóng giận, đều là có tội nghiệp. Chẳng có tội nghiệp, thì bạn chẳng có
nóng giận. Bạn có thấy Phật có khi nào la mắng ai chưa ? Có khi nào nóng giận với
người nào chưa ? Ngài chỉ quở trách thôi, chứ không có nóng giận. Ngài không
dùng sự nóng giận của A Tu La, trợn mắt đối với người khác, do đó có câu : «
Thiếu đức thì hay nóng giận ». Người có đức hạnh, thì sẽ không nóng giận, gặp cảnh
giới gì đến, đều xử lý tự nhiên, không có vấn đề gì hết. Cho nên tội chướng của
bạn tiêu diệt, thì nghiệp thiện mới đầy đủ.
« Thẳng đến bồ
đề thường phấn chấn » : Nếu bạn giữ vững tông chỉ, thì nhất định sẽ thành Phật,
thành Chánh Giác, thường phải tu hành hạnh đầu đà. Hạnh đầu đà có mười hai hạnh
đầu đà. « Phấn chấn » ở đây chẳng phải là nhảy nhót gọi là phấn chấn, chẳng phải
bạn ở đó nhảy múa, phải ở đó tu hành mười hai hạnh đầu đà, mới gọi là phấn chấn.
Các vị đều đã nghe qua mười hai hạnh đầu đà rồi, phải ngày ăn một bữa, không thể
sáng sớm đi trộm chút đồ ăn, đó chẳng gọi là hạnh đầu đà, cũng có thể gọi là hạnh
trộm đà, đi trộm cơm ăn.
« Cao đăng
Chánh Giác ngự toà sen » : Ngồi giống như Phật Thích Ca, « Từ trong nhục kế, vọt
ra trăm quang minh báu. Trong quang minh vọt ra, hoa sen báu ngàn cánh, có hoá
Như Lai, ngồi trong hoa sen báu », cũng được như vậy.
Hiện tại những
vị học giả tạo rác rến, những vị giáo thọ quét dọn nhà cầu của thế gian, nhất
là Phật giáo nhân sĩ Nhật Bản không giữ giới luật, nói « Kinh Lăng Nghiêm » là
giả, tức nhiên « Kinh Lăng Nghiêm » là giả, còn Chú Lăng Nghiêm cũng là giả
chăng ? Tôi tin rằng Chú Lăng Nghiêm chẳng phải là tiếng Trung, đây là tiếng Phạn,
là linh văn, đây chẳng phải là giả. « Kinh Lăng Nghiêm » là vì Chú Lăng Nghiêm
mà nói, đây là Phật Thích Ca Mâu Ni phát tâm đại từ bi, sai Bồ Tát Văn Thù đi cứu
Ngài A Nan. Ngài A Nan đối với chính mình có chút tự mãn, cho rằng everything
is OK, Ngài vượt qua tất cả cảnh giới, ai ngờ rằng gặp nữ Ma Đăng Già, thì bị
tà chú làm mê hoặc, lúc đó sắp phá giới thể. Bồ Tát Văn Thù dùng Chú Lăng
Nghiêm cứu Ngài trở về, Phật vì nhân duyên nầy mà nói « Kinh Lăng Nghiêm » và
Chú Lăng Nghiêm. « Kinh Lăng Nghiêm là dạy mọi người đoạn dục khử ái, dạy mọi
người không phạm dâm dục. Sự việc nầy hết thảy học giả làm không được, tại sao
họ suốt ngày đến tối ôm ấp vợ con ? Vì họ làm không được, nên không thể nói đây
là tốt, do đó họ phải nói là giả, tức là ăn không được nho, thì nói là chua,
cùng một đạo lý ấy.
Hết
Hồi hướng công đức
Trong các sự bố
thí, thì bố thí pháp là cao thượng nhất. Vì ấn tống Kinh điển bố thí cho mọi
người đọc, khiến cho họ hiểu rõ những lời đức Phật dạy, phát tâm tu học, thực
hành hạnh Bồ Tát, tự lợi lợi tha, tự độ độ tha, tích tụ căn lành công đức, hồi
hướng về quả Vô thượng bồ đề, cuối cùng sẽ chứng ngộ quả vị Phật. Nhờ giáo lý
Pháp bảo mà chúng ta tin, hiểu, thực hành, và chứng ngộ.
Xin hồi hướng
công đức pháp thí cao thượng nầy, đến pháp giới chúng sinh, thảy đều được lợi lạc,
căn lành tăng trưởng, tâm bồ đề kiên cố, luôn luôn an trụ ở trong chánh pháp,
tu hành chánh pháp, rốt ráo được thoát khỏi sinh tử luân hồi, đến được bờ giác
ngộ bên kia.
Đồng thời cầu
cho thế giới hoà bình, chúng sinh an lạc, chánh pháp thường tồn, trụ thế lâu
dài, lợi lạc hết thảy pháp giới chúng sinh.
Nam Mô Hộ Pháp
Vi Ðà Tôn Thiên Bồ Tát
KỆ HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC
Nguyện đem công đức nầy
Trang Nghiêm cõi Phật tịnh
Trên đền bốn ân
nặng
Dưới cứu ba đường
khổ
Nếu có ai thấy
nghe
Liền phát tâm bồ
đề
Khi bỏ báo thân
nầy
Sinh về cõi Cực
Lạc.
No comments:
Post a Comment