Kệ :
Quy y nhất thiết
tam thế Phật
Chí thành đảnh lễ
chư Thánh hiền
Bát vạn tứ thiên
Kim Cang Tạng
Hộ trì hành nhân
xuất mê duật.
Tạm dịch :
Quy y tất cả Phật
ba đời
Chí thành đảnh lễ
các Thánh hiền
Tám vạn bốn ngàn
Kim Cang Tạng
Hộ trì người hành
thoát đường mê.
Giảng giải: Ðây
là "Quy mạng tất cả Phật ba đời", cảm tạ chư Phật ba đời kiến lập đàn
tràng Lăng Nghiêm. Cho nên nói: ‘’Quy y tất cả Phật ba đời.’’ Chư Phật ba đời
là đời quá khứ, đời hiện tại, đời vị lai, nhiều vô lượng vô biên.
‘’Chí thành đảnh
lễ các Thánh hiền.’’ Không những quy mạng chư Phật, mà cũng quy y tất cả các Bồ
Tát và tám vạn bốn ngàn Kim Cang Tạng Bồ Tát, chí thành đảnh lễ hết thảy Thánh
hiền. Hộ trì Chú Lăng Nghiêm có tám vạn bốn ngàn Kim Cang Tạng Bồ Tát, thường
theo hai bên người hành trì.
‘’Hộ trì người
hành thoát đường mê.’’ Từ ngày đầu tiên phát tâm niệm Chú Lăng Nghiêm, thì các
Ngài bảo hộ bạn, theo bạn, chỉ cần bạn đừng phá giới, đừng phạm giới sát sinh,
giới trộm cắp, giới tà dâm, giới nói dối, và giới uống rượu, thường giữ năm giới
này, thì tám vạn bốn ngàn Kim Cang Tạng Bồ Tát thường hộ trì bạn. Nếu bạn phá
giới thì Ngài chẳng hộ trì bạn nữa. Cho nên người tin Phật, có lúc tai nạn đến,
bèn nói tôi tin Phật còn có tai nạn chăng ? Bạn phải biết, tuy bạn tin Phật,
nhưng không giữ giới luật, không y chiếu Phật pháp tu hành, đương nhiên sẽ có
nhiều tai nạn sẽ phát sinh. Vì tám vạn Kim Cang Tạng Bồ Tát không hộ trì bạn nữa.
Nếu y theo pháp tu hành giữ giới, tụng trì Chú Lăng Nghiêm, thì tám vạn bốn
ngàn Kim Cang Tạng Bồ Tát, thường hộ trì bạn, khiến cho bạn sớm ra khỏi sáu nẻo
luân hồi.
227. Mạn trà ra.
Kệ :
Học giả ấn chứng
thiết pháp đàn
Tốc thành tam muội
cứu đảo huyền
Phổ nhiếp chúng
sinh ly thống khổ
Lăng Nghiêm đại định
vĩnh hiện tiền.
Tạm dịch :
Giác giả ấn chứng
lập pháp đàn
Sớm thành tam muội
cứu đảo huyền
Nhiếp khắp chúng
sinh lìa thống khổ
Lăng Nghiêm đại định
hiện tiền mãi.
Giảng giải: Mạn
Trà La, vốn là đọc Mạn Ðát La, chữ Trà không nhất định phải đọc âm trà. Ở trước
Bồ Bà Na dịch là "Giác giả". Vị giác giả này ấn chứng đại định Lăng
Nghiêm, thiết lập Lăng Nghiêm đàn tràng. Mạn Trà La tức là "Một đàn
tràng". Ðàn tràng Chú Lăng Nghiêm niệm: "Án Á Hồng", thì theo niệm
bèn thành đàn tràng. Cho nên nói: ‘’Giác giả ấn chứng lập pháp đàn.’’ Thiết lập
pháp đàn để ấn chứng cho bạn.
‘’Sớm thành Tam
muội cứu đảo huyền.’’ Tụng Chú mà tụng được có chút cảm ứng, thì sẽ nhập được
Lăng Nghiêm đại định. Tam muội lại gọi là chánh định chánh thọ. Bạn đắc được
chánh định chánh thọ, đắc được tất cả thần thông diệu dụng, thì có thể đến thế
giới cứu đảo huyền, cứu độ tất cả chúng sinh thế gian.
‘’Nhiếp khắp
chúng sinh lìa thống khổ.’’ Phật Bồ Tát đều muốn chúng ta sớm lìa khổ được vui,
không có tất cả mọi thống khổ. Các Ngài dùng pháp môn nhiếp thọ để nhiếp thọ tất
cả chúng sinh.
‘’Lăng Nghiêm Ðại
định mãi hiện tiền.’’ Thường đắc được Lăng Nghiêm đại định kiên cố này, thì
thiên ma ngoại đạo không thể phá hoại được. Ðại định này luôn luôn hiện tiền,
thì người hành luôn luôn đều ở trong định.
228. Ô hồng.
Kệ :
Tái sắc nhất thiết
hộ pháp chúng
Phổ lệnh chư bộ
các thần đồng
Thường tuỳ hành
nhân sử giác ngộ
Đồng phó Long Hoa
hội quần hùng.
Tạm dịch :
Sắc lệnh tất cả
chúng Hộ Pháp
Khiến khắp các bộ
các thần đồng
Thường hộ người
hành sớm giác ngộ
Ðồng phó Long Hoa
hội quần hùng.
Giảng giải : Ở
trước chư Phật Bồ Tát phân phối hộ pháp, từ từ bảo hộ người tu hành. Vì Phật từ
bi, cho nên lại: ‘’Sắc lệnh tất cả chúng Hộ Pháp.’’ Ðặc biệt chú ý hộ trì người
hành. Chúng tức là tất cả đều bao quát trong đó.
‘’Khiến khắp các
bộ các thần đồng’’. Ra lệnh tất cả đồng nam đồng nữ của các bộ, tất cả Hộ Pháp.
‘’Thường hộ người
hành sớm giác ngộ.’’ Luôn luôn theo tất cả người tu hành, khiến cho họ giác ngộ,
ngày càng tiến bộ.
‘’Ðồng phó Long Hoa hội quần hùng.’’ Tương lai khi Bồ
Tát Di Lặc thành Phật, trong ba hội Long Hoa hội kiến rất nhiều đại anh hùng
thành đạo.
229. Ta tất đế.
Kệ :
Thành tựu chư
pháp chánh định tụ
Viên mãn tam đức
Diệu Giác Tôn
Tự độ độ tha Bồ
Tát hạnh
Đăng Niết Bàn sơn
Bát Nhã phong.
Tạm dịch :
Thành tựu các
pháp được chánh định
Tròn đầy ba đức đấng
Diệu Giác
Tự độ độ tha hạnh
Bồ Tát
Lên núi Niết Bàn
đỉnh Bát Nhã.
Giảng giải:
‘’Thành tựu các pháp được chánh định.’’ Sa Tất Ðế dịch là "Thành tựu các
pháp", thành tựu tất cả các pháp mà đắc được tam muội, chánh định chánh thọ.
‘’Viên mãn ba đức
đấng Diệu Giác.’’ Ba đức là pháp thân đức, Bát Nhã đức và giải thoát đức. Pháp
thân của chúng ta là biến nhất thiết xứ, Bát Nhã đức là công đức trí huệ, cũng
là biến nhất thiết xứ, giải thoát đức cũng biến nhất thiết xứ. Ba đức này đều
viên mãn thì chứng được Diệu Giác bồ đề, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cho
nên xưng là ‘’Đấng Diệu Giác.’’ Sau đó lại : ‘’Tự độ, độ tha, hạnh Bồ Tát.’’ Bồ
Tát đạo là tự độ độ tha, tự lợi lợi tha, đó là hạnh của tất cả Bồ Tát tu hành.
‘’Lên núi Niết
Bàn đỉnh Bát Nhã.’’ Lại nên núi Niết bàn. Núi Niết bàn tức là thường lạc ngã tịnh.
Lên đến đỉnh Bát Nhã cao nhất, đỉnh trí huệ cao nhất.
230. Bạt bà đô.
Kệ :
Bà Già Bà Đế Phật
Thế Tôn
Dã dịch viên mãn
cập tuỳ tâm
Thiện hỉ năng nhập
Lăng Nghiêm định
Vô lượng trí huệ thử trung sinh.
Tạm dịch :
Bà Già Bà Ðế Phật Thế Tôn
Cũng dịch viên mãn và tùy tâm
Thiện hỷ nhập được định Lăng Nghiêm
Vô lượng trí huệ từ đây sinh.
Giảng giải: Bạt Bà Ðô
tức là "Bà Già Bà Ðế", dịch là "Phật", "Thế Tôn",
cũng dịch “Viên mãn” và “Tùy tâm,’’ tùy tâm mãn nguyện, mong cầu gì thì được
cái đó. Bạn thấy niệm Chú Lăng Nghiêm diệu vô cùng chăng ! Cầu gì được nấy, cầu
lên trời thì không thể xuống đất, cầu con trai được con trai, cầu con gái được
con gái.
‘’Thiện hỷ nhập được định Lăng Nghiêm.’’ Tại sao Chú Lăng
Nghiêm có diệu dụng như thế ? Vì niệm Chú này, thì có thể nhập được định Lăng
Nghiêm. Ðại định Lăng Nghiêm là vô định vô bất định, chẳng có lúc nào mà không ở
trong định. Do đó, có câu: ‘’Na Già thường tại định, chẳng có lúc nào không ở
trong định.’’ Ðịnh Lăng Nghiêm là định kiên cố, thiên ma ngoại đạo không thể
phá hoại được.
‘’Vô lượng trí huệ từ đây sinh.’’ Nhập định để làm gì ? Nhập
định lại có việc hoan hỷ, lại có việc sợ hãi, đều là thấy cái chưa thấy, nghe
cái chưa nghe. Trong định được như như bất động, liễu liễu thường minh, không bị
cảnh giới chuyển, mà chuyển được tất cả cảnh giới, đó là chỗ diệu nhập định Lăng
Nghiêm. Không có định Lăng Nghiêm thì tùy cảnh giới chuyển, cái gì đến thì chạy
theo nó, bị vướng mắc vào cảnh giới. Có định Lăng Nghiêm này, thì không bị cảnh
giới chuyển :
"Mắt thấy sắc bên trong không dính mắc
Tai nghe âm thanh tâm chẳng biết".
"Thấy việc tỉnh việc vượt ba cõi
Thấy việc mê việc đọa trầm luân".
Ở trong định thường sinh vô lượng trí huệ, cho nên định hay
sinh huệ. Nếu bạn không nhập định, thì bạn không thể khai mở trí huệ.
231. Mạ mạ.
Kệ :
Ngưỡng kì Phật lực gia hộ trì
Ngã sở tác pháp lệnh viên thành
Tảo chứng bất thoái thường tinh tấn
Tuyển Thánh bạt hiền tốc đề danh.
Tạm dịch :
Ngưỡng mong Phật lực gia hộ trì
Các pháp con làm khiến viên thành
Sớm chứng bất thối thường tinh tấn
Tuyển Thánh chọn hiền sớm nêu danh.
Giảng giải: Ma Ma là "Tự mẫu", nghĩa là ngưỡng
mong oai lực của Phật gia bị chúng ta, khiến cho chúng ta đắc được thành tựu,
cho nên nói: ‘’Ngưỡng mong Phật lực gia hộ trì.’’ Ngưỡng mong Phật lực gia trì
bảo hộ.
‘’Các pháp con làm khiến viên thành.’’ Các pháp mà ta tu,
như tụng trì pháp Chú Lăng Nghiêm, pháp Bốn Mươi Hai Thủ Nhãn, và tu tất cả thiền
định, đều sớm được viên thành. Tóm lại,
Ma Ma là "Tất cả các pháp mà ta tu", sớm được thành tựu.
‘’Sớm chứng bất
thối thường tinh tấn.’’ Sớm chứng được bất thối chuyển Vô Thượng Chánh Đẳng
Chánh Giác. Bất thối chuyển có ba bất thối :
1. Vị bất thối,
không thối lùi về hàng nhị thừa, không thối lùi bồ đề tâm.
2. Hạnh bất thối,
vĩnh viễn tu hạnh Bồ Tát.
3. Niệm bất thối,
không phát tâm tiểu thừa.
Ðều hành Bồ Tát đạo,
hành pháp đại thừa, đó là ba bất thối. Sớm chứng được ba bất thối này, mới thường
được tinh tấn. Bằng không thì không thể thường tinh tấn được.
‘’Tuyển Thánh chọn
hiền sớm nêu danh.’’ Trong sự tu hành, Phật Bồ Tát cũng phải tuyển chọn, xem
chúng ta ai đủ trình độ, đáng được vào quả vị Bồ Tát, hoặc là quả vị Phật, sớm
nói với chúng ta, khiến cho chúng ta đắc được quả vị bất thối, khiến cho chúng
ta biết tu hành như thế nào.
232. Ấn thố na mạ
mạ toả.
Kệ :
Tụng trì mặc niệm
thiểu ý ngôn
Thị giáo lợi hỉ
hoá đại thiên
Sở tác chư pháp tất
cứu kính
Bất tăng bất giảm
đáo Niết Bàn.
Tạm dịch :
Tụng trì mặc niệm
bớt nói năng
Bày giáo lợi ích
độ mọi người
Chỗ tu các pháp đều
rốt ráo
Không tăng không
giảm đến Niết Bàn.
Giảng giải : Học
Chú trước hết phải chánh tâm thành ý, nếu tâm không chánh, thì học Chú gì cũng
đều là tà, tâm chánh học Chú mới có cảm ứng. Tâm chánh còn chưa đủ, còn phải
thành ý. Thành ý tức là niệm từ từ, tơ hào đều không cẩu thả, không thể phô diễn,
lơ là, mới có cảm ứng. Nếu bạn không chánh tâm thành ý, mà tồn tại tà tri tà kiến,
muốn đi hại người, tức là ma pháp, là pháp của ma vương thực hành, ma thì hại
người, không lợi người. Người chân chánh muốn tu pháp dưới bất cứ hình thức
nào, cũng không được hại người, phải tồn tại tâm lợi ích chúng sinh. Ðừng có tư
tưởng học Chú vì để hàng phục ma quỷ, hoặc là khởi tâm đối đãi với kẻ khác.
Trong Phật giáo
không có kẻ địch, không trả thù với bất cứ người nào. Tức là bất cứ ai đối với
mình có chỗ không tốt, cũng phải nhẫn nại, tu nhẫn nhục Ba la mật, không sinh
tâm báo thù, đó là chỗ cao siêu của Phật giáo. Các tôn giáo khác chẳng có tinh
thần như thế. Tuy Gia Tô Giáo nói ái địch, nhưng chỉ bất quá nói ngoài miệng mà
thôi. Họ thật ái địch chăng ? Họ cho rằng Phật giáo là kẻ địch của họ. Họ ái Phật
giáo chăng, tuyệt đối không. Họ mở miệng ra là ‘’ma quỷ’’, câm miệng cũng là
‘’ma quỷ.’’
Tông chỉ của Phật
giáo quan trọng hơn hết là, dù bạn là ma quỷ, tôi tuyệt đối cũng không hại bạn,
cũng nhiếp thọ bạn, mà không sinh một thứ pháp đối đãi, đó là giáo nghĩa đặc biệt
nhất của Phật giáo, đối với bất cứ chúng sinh nào, cũng đều có tâm từ bi, không
hại họ.
Chú Lăng Nghiêm
là kinh thiên địa, khốc quỷ thần, là linh văn hữu hiệu nhất, cho nên chúng ta học
được Chú Lăng Nghiêm, thì phải luôn luôn lúc nào cũng có tâm từ bi, khởi tâm động
niệm đều không đi hại người. Người khác đối với mình không tốt như thế nào,
cũng không ghét họ, cũng không hại họ.
Tâm lượng phải lớn
như ba ngàn đại thiên thế giới, đem tất cả sum la vạn tượng đều bao quát trong
đó, đó mới là bổn phận của Phật giáo đồ. Chúng ta nên nhớ đừng có hành vi phạm
thượng, làm loạn, có những thứ hành vi như thế rất là nguy hiểm.
Ấn Thố Na dịch là
"Tụng trì", lại dịch là "Mặc niệm", lại dịch là "Thiểu
ý ngôn". Tức là đừng nói nhiều lời, đừng khởi nhiều vọng tưởng. Chuyên nhất
thì linh, phân chia thì tán. Thế nào là chuyên nhất ? Tức là không sinh tâm hại
người, nếu tồn tâm hại người, tương lai rất là nguy hiểm. Do đó, có câu: ‘’Làm
nhiều điều bất nghĩa, thì đưa mình đến chỗ nguy,’’ hại người trở lại hại mình.
Giết cha người, thì người giết cha mình, giết anh người, thì người giết anh
mình, đó là nhân quả. Chúng ta là Phật giáo đồ, phải tránh nhân ác, nếu không
thì tương lai sẽ thọ lấy quả báo ác. Cho nên nói : ‘’Tụng trì mặc niệm bớt nói
năng - Thị giáo lợi hỷ hóa đại thiên.’’ Câu này lại dịch là "Thị
giáo", "Lợi hỷ", chỉ bày chúng sinh Phật giáo, khiến cho họ đắc
được lợi ích hoan hỷ. Do đó nhìn lại, chúng ta muốn lợi ích người, thì phải khẩn
trương lợi ích người. Có câu rằng :
‘’Tài bồi mảnh đất
trong tâm
Nuôi lớn bầu trời
bản tánh.’’
Thường lợi ích
người khác, lâu dần thì có đức hạnh. Chẳng phải cứ kêu người lợi ích cho mình,
còn mình thì chẳng lợi ích cho người, dưỡng thành một thứ tánh ỷ lại, cứ muốn
tìm tiện nghi. Thấy những người trên thế gian, chuyên tìm tiện nghi, kết quả đều
thất bại. Nếu bạn không tin, thì hãy nghiên cứu tỉ mỉ, bất cứ người nào thất bại,
đều là tham mà không biết chán, đi khắp nơi tìm tiện nghi, kết quả đều thất bại.
Bạn thường lợi ích người, khiến người hoan hỷ, thì bất cứ đến đâu, người ta đều
theo đó mà sửa đổi. Khổng Tử có nói :
‘’Lời nói phải
trung tín
Hành vi phải thuần
kính.’’
Nói ra lời gì, phải
thành thực có tín dụng, không thể trừng mắt cứ nói dối, giống như là lời thật,
nhưng thật ra cứ lường gạt người. Hành vi nhất định phải thành thật, thuần hậu,
tự hạ mình cung kính tất cả. Ðều phải tồn tâm khiêm cung hòa nhã, đừng có tư tưởng
cống cao ngã mạn, cảm thấy ai ai cũng không bằng mình, như thế thì không thể được.
Hết đệ thứ hai
KỆ HỒI HƯỚNG CÔNG
ĐỨC
Nguyện đem công đức
nầy
Trang Nghiêm cõi
Phật tịnh
Trên đền bốn ân nặng
Dưới cứu ba đường
khổ
Nếu có ai thấy
nghe
Liền phát tâm bồ
đề
Khi bỏ báo thân nầy
Sinh về cõi Cực Lạc.
No comments:
Post a Comment